A. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Thấy rõ tài năng của nhà văn trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki hô tê và Xan chô Pan xa với sự tương phản về m,ọi mặt, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật; từ đó rút ra bài học thực tiễn.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25- 26: đánh nhau với cối xay gió (trích “đôn ki - hô - tê” của xec – van - tec), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25- 26:
Đánh nhau với cối xay gió
(Trích “Đôn Ki - hô - tê” của Xec – Van - Tec)
A. Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy rõ tài năng của nhà văn trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki hô tê và Xan chô Pan xa với sự tương phản về m,ọi mặt, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật; từ đó rút ra bài học thực tiễn.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
B. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
- Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm”
- Kể về nguyên nhân, ý nghĩa của cái chết của cô bé bán diêm.
HĐ 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
- Yêu cầu đọc: Phân biệt lời thoại của các nhân vật, chú ý những câu đối thoại được đặt trong “ ” thể hiện tính chất hai nhân vật.- 3 HS đọc.
GV: Nếu tóm tắt thì cần chú ý những sự việc chính nào?
HS : Sự việc chính: Đôn Ki hô tê liều mình đánh nhau với cối xay gió và thảm bại. Hai thầy trò tiếp tục lên đường.
- GV:Xác định 3 phần theo diễn biến: trước, trong, sau khi Đôn Ki hô tê đánh nhau với cối xay gió.
-GV: Giải thích lại các từ: giám mã, hiệp sĩ, pháp sư, hiệp sĩ giang hồ.
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản.
-GV: Liệt kê 5 sự việc chủ yếu qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và giám mã được bộc lộ?
GV:- Phân tích ở mỗi sự việc, cách nhìn nhận và hành động của hai nhân vật khác nhau như thế nào?
GV:- Qua 5 sự việc đó, em thấy 2 nhân vật bộc lộ tính cách gì?
- ở mỗi nhân vật có những nét hay và dở nào?
HS :
+ Đôn Ki hô tê:
- Là một quý tộc nghèo, tuổi trạc 50, say mê truyện kiếm hiệp.
- Đặc điểm thường trực trong mọi suy nghĩ và cảm nhận của Đôn Ki hô tê là bất kì sự việc nào cũng liên tưởng đến những nhân vật và sự việc trong truyện kiếm hiệp, mơ trở thành hiệp sĩ cứu khốn phò nguy.
- Đầu óc quay cuồng, mê muội, đầy ắp sự điên rồ, bỏ ngoài tai sự thật hiển nhiên. Không tỉnh ngộ trước thất bại vẫn mê muộn điên rồ
đáng cười, đáng trách.
- Đôn Ki hô tê có lí tưởng chiến đấu cao quý và kiên định: diệt bọn khổng lồ gây tội ác, yêu ma quỷ quái, bảo vệ dân lànhđó là lí tưởng chiến đấu của mọi hiệp sĩ chân chínhđáng khen.
- Chiến đấu kiên cường, dũng cảm, một mình dám đương đầu với lực lượng đông gấp bội, không tiếc mạng sốngđáng trân trọng.
- mê muội quá hoá điên rồ, còm cõi, không ăn, không ngủ, bị đau đớn về thể xác không rên la.
àĐáng thương:
GV: Ngay cả lúc điên rồ nhất Đôn Ki hô tê vẫn thể hiện một con người cao thượng, trong sạch, sống hết mình để thực hiện lí tưởng. Sáng tạo ra hình tượng Đôn Ki hô tê, Xec van tec đã đóng góp cho văn học Tây ban nha và văn học thế giới một hình tượng “phản hiệp sĩ” bất hủ.
-GV: Phân tích nét tương phản, đối lập của Đôn Ki hô tê với Xan chô Pan xa?
HS :- Hoàn toàn đối lập với Đôn Ki hô tê trên mọi phương diện.
- GV:Theo em, cách xây dựng hai nhân vật vừa song song lại vừa đối lập như trên có tác dụng gì?
HS :* Cách xây dựng nhân vật vừa song song vừa đối lập:
- Làm nổi bật cả hai nhân vật.
- Mỗi nhân vật bổ sung cho nhau, có điểm chung, thống nhấtcặp nhân vật bất hủ vừa buồn cười, vừa đáng thương, đáng trách lại đánh yêu.
HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết.
- GV:Em rút ra được những bài học bổ ích và thiết thực gì từ tác phẩm này?
- GV:Thành công nhất trong đoạn trích này của tác giả theo em là gì?
HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú giải từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Đôn Ki hô tê:
- Đôn Ki hô tê có lí tưởng chiến đấu cao quý và kiên định: của mọi hiệp sĩ chân chínhđáng khen.
- Chiến đấu kiên cường, dũng cảm, không tiếc mạng sốngđáng trân trọng.
- Mê muội quá hoá điên rồ, còm cõi, không ăn, không ngủ, bị đau đớn về thể xác không rên la.
àĐáng thương:
2. Nhân vật Xan chô Pan xa:
- Đầu óc thực tế đến thực dụng, tỉnh táo, khôn ngoan, vô tâm, thực thà.
- Cũng ham thích danh vọng hão huyền
( đi theo Đôn Ki hô tê vì lời hứa cho làm “chúa đảo” phần nào có điểm điên rồ, hoang tưởng như chủ của mình).
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK.
Tiết 27:
Tình thái từ.
A. Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là tình thái từ.
Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là trợ từ? Thế nào là thán từ?
- Chữa bài tập 5, 6.
HĐ 2: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ.Quan sát các từ in đậm trong các ví dụ.Nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
HS :Đọc
a. Mẹ đi làm rồi à?tạo câu nghi vấn.
b. Con nín đi!tạo câu cầu khiến.
c. Thương thay cũng một kiếp người.bộc lộ cảm xúc.
d. Em chào cô ạ!tỏ sắc thái lễ phép.
GV:- Từ việc phân tích các ví dụ trên, cho biết tình thái từ có những chức năng nào?
GV:- Tìm thêm các tình thái từ thường gặp?
HĐ 3: Cách sử dụng tình thái từ.
GV:- Các tình thái từ chỉ sắc thái tình cảm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào?
a. Bạn chưa về à? (thân mật, ngang vai)
b. Thầy mệt ạ? (lễ phép, dưới – trên)
c. Bạn giúp tôi nhé! (Thân mật, ngang vai)
d. Bác giúp cháu với ạ! (Lễ phép, dưới – trên)
GV:- Khi giao tiếp cần chú ý điều gì khi sử dụng tình thái từ?
HS: Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Chú ý quan hệ tuổi tác, vai, thứ bậc xã hội, tình cảm.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Tìm tình thái từ, những từ không phải là tình thái từ thuộc từ loại nào?
Bài 1:
- Tình thái từ:
b. nào giục giã
c. chứ khen đồng tình
e. với cầu khiến
i. kia
- Không phải tình thái từ:
a. nàođại từ chỉ định
d. chứ quan hệ từ
g. với quan hệ từ
h. kia đại từ chỉ định
Bài 2: Giải thích ý nghĩa tình thái từ.
a. chứ để hỏi điều muốn hỏi ít nhiều khẳng định, quan tâm
b. chứ để nhấn mạnh điều vừa khẳng định, không thể khác được
c. ư để hỏi với thái độ phân vân, nghi ngờ, thất vọng
d. nhỉ bộc lộ sự thân mật
e. nhé để dặn dò, thái độ âu yếm, thân mật, gần gũi
g. vậy thái độ miễn cưỡng
h. cơ mà để thuyết phục
Bài 3: Đặt câu có sử dụng tình thái từ.
Nó là học sinh giỏi cơ mà. (khẳng định)
Em mách mẹ đấy. (cảnh báo)
Con làm còn ngon hơn anh ấy chứ lị.(dứt khoát, khẳng định)
Con chỉ nói mẹ biết thôi.
Con thích cái cặp màu hồng cơ.
Con đi vậy.
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Làm hoàn thiện các bài tập.
I. Chức năng của tình thái từ:
1. Ví dụ:
Chức năng :
àtạo câu nghi vấn
àtạo câu cầu khiến.
àbộc lộ cảm xúc.
àtỏ sắc thái lễ phép
2. Ghi nhớ:
II. Cách sử dụng tình thái từ:
1. Ví dụ:
2. Chú ý:
Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Chú ý quan hệ tuổi tác, vai, thứ bậc xã hội, tình cảm.
III. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Tiết 28:
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
A. Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đoạn văn tự sự.
Rèn kĩ năng viết đoạn theo những yêu cầu cho trước.
B. Các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
Đọc bài tập: Viết đoạn văn miêu tả, biểu cảm kể lại cuộc gặp gỡ của em với người thân.
HĐ 2: Hướng dẫn quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
GV:- Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
- Yếu tố cần thiết xây dựng đoạn văn tự sự : sự việc + nhân vật
- GV:Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm sự việc dễ hiểu, hấp dẫn, nhân vật gần gũi, sinh động bổ trợ cho sự việc và nhân vật
-GV: Cho các sự việc và nhân vật (3 sự việc và nhân vật: sgk)
Xác định từng bước xây dựng đoạn văn.
* Chú ý sự việc và nhân vật là chính.
a. Cầm lọ hoa bị vấp ngãvỡ lọ hoathu dọn mảnh vỡcố dính lạibố mẹ về.
a.Chẳng may em đánh vỡ lọ hoa
- Sự việc, nhân vật: Em vô tình vấp ngã, lọ hoa trên tay vỡ tan, mảnh văng ra.
- Miêu tả: Lọ hoa đẹp (tưởng tượng miêu tả chi tiết: hình dáng, hoa văn, xuất xứ…)
- Biểu cảm : bàng hoàng thẫn thờ nhìn những mảnh vỡ lo sợ.
b.Trên đường đi học, chỉ còn 5 phút trống vào lớp (miêu tả dùng xe cộ) thấy bà cụ (miêu tả) định sang đường lại xin được đưa bà cụ sang đườngqua đường nhắc bà cụ đi cẩn thậnrảo bước tới trường (biểu cảm tâm trạng)
c.Nhận món quà bất ngờ. Sinh nhật em lần thứ (miêu tả không khí gia đình, biểu cảm tâm trạng), kể sự việc: mọi người tặng quà (miêu tả món quà). Nhận được món quà bất ngờ của một người bạn từ xa gửi về (miêu tả món quà), tâm trạng khi nhận được món quà.
- GV: Có mấy bước xậy dựng đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Mục đích: rèn kỹ năng viết đoạn dựa vào sự việc nhân vật đã cho.
HS viết theo các bước đã xác định
Bài 2:
GV:Trong đoạn văn của Nam Cao:
- Yếu tố miêu tả biểu cảm ở chỗ nào?
- Tác dụng của các yếu tố đó là gì?
-GV: Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố đó chưa?
HĐ4: Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành các bài tập
I.Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.Bài tập xây dựng đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả và biểu cảm
2. Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm:
- Lựa chọn sự việc chính.
- Lựa chọn ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể (câu chuỵên bắt đầu như thế nào, diễn ra như thế nào, kết thúc ra sao)
- Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự.
- Viết thành đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm hoàn chỉnh.
II. Luyện tập:
Bài 1: Đóng vai ông giáo viết đoạn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Bài 2:
- Đoạn văn của Nam Cao.
+ Yếu tố miêu tả: cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau… chảy ra, cái đầu, cái miệng… hu hu khóc.
+ Biểu cảm: bây giờ… cho laoc Hạc, tôi muốn ôm choàng… oà lên khóc.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp Nam Cao khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh lão hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài, quằn quại đau đớn về tinh thần, nhân vật hiện lên vụ thể, sinh động gợi nỗi xót xa thương cảm ở người đọc. Biểu lộ sự cảm thương sâu sắc của tác giả trước nỗi đau đớn của nhân vật.
File đính kèm:
- tuan 7.doc