I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiến, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2.Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến các sự việc trong đoạn trích
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tình cách mỗi nhân vật (Đôn-ki Hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Biết đánh giá đúng ưu, nhược điểm của nhân vật qua đặc điểm.
II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.
V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (3’):
* Bài cũ: Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm?
* TL:
- Nghệ thuật:
+ Đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo.
+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 26 Đánh nhau với cối xay gió (trích tiểu thuyết đôn-ki-hô-tê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2012
Ngày giảng: 8A: 9/10, 8B: 10/10/2013
TIẾT 26 - Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)
- Xéc-van-tét-
I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiến, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2.Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến các sự việc trong đoạn trích
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tình cách mỗi nhân vật (Đôn-ki Hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Biết đánh giá đúng ưu, nhược điểm của nhân vật qua đặc điểm.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.
V. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (3’):
* Bài cũ: Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm?
* TL:
- Nghệ thuật:
+ Đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo.
+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.
+ Trí tưởng tượng bay bổng.
- Nội dung:
Trên 1 thế gian lạnh lùng và đói khát, không có chỗ cho ấm no, niềm vui và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ.=> Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh
*Bài mới: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Khởi động
H: Khi xem hay đọc quá nhiều truyện hoang tưởng sẽ khiến người ta mắc bệnh gì?
- Mắc bệnh hoang tưởng.
*GV dùng lời văn dẫn vào bài:
Ở tiết ngữ văn trước, qua văn bản “Cô bé bán diêm”, các em đã được làm quen với nhà văn An- đec- xen và câu chuyện giàu hình ảnh, màu sắc nhưng cũng tràn đầy thương cảm đối với số phận nghèo khổ trên đất nước Đan Mạch. Hôm nay cô cùng các em sẽ làm quen với một nhà văn nước ngoài khác. Ông đã đưa chúng ta đến với đất nước Tây Ban Nha thế kỉ thứ 17 qua những nhân vật rất điển hình liên quan đến những câu chuyện dẫn con người đến với bệnh hoang tưởng:
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Học sinh đôi nét về nhà văn Xéc –van- téc, thấy được nghệ thuật
xây dựng cặp nhân vật tương phản bất hủ: Hiệp sĩ Đôn ki- hô -tê và giám mã
Xan- trô -pan xa, đánh giá được về nhân vật Đôn ki -hô- tê.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý các câu đối thoại.
+ Lời của Đôn Ki- hô- tê: Vừa tự tin, ngây thơ xen lẫn hài hước.
+ Lời của Xan- chô- pan- xa: Thật thà, chất phác.
GV đọc mẫu, gọi 2, 3 HS đọc nối tiếp.
GV nhận xét, uấn nắn cách đọc của HS
GV: Định hướng.
H: Trình bày những hiểu biết của mình về t/g Xéc-van-tét?
HS trình bày
GV khái quát, ghi bảng.
GV mở rộng: M. Xec- van- tet (1547 – 1616) là một nhà văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình quí tộc nhỏ và sa sút ở thị trấn he-na-re, gần thủ đô man-dít của TBN, cuộc đời ông đã trải qua rất nhiều khổ đau thời tuổi trẻ: Bị bắt đi lính, bị thương phải về quê tĩnh dưỡng, trên đường về đã bị bọn cướp biển bắt giam, bị tù đày ở An- giê- ri...
H: Đoạn trích đánh nhau với cối xay gió được trích từ tác phẩm nào?
HSTL.
GV chốt.
GV tóm tắt TT Đôn-ki-hô-tê: Câu chuyện kể về một lão quí tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa, người gây gò, cao lênh khênh, 50 tuổi. Vì quá ham mê truyện hiệp sĩ nên đầu óc mụ mẫm, lúc nào cũng muốn trở thành hiệp sĩ để đi lang thang diệt trừ yêu quáI, lập lại trật tự và công lí. Lão lục lại những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên, đem đánh bóng, sửa chữa lại để vũ trang cho mình. Lão phong cho con ngựa gầy còm của mình là chiến mã Rô-xi-nan-tê, còn lão là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xức Mạn-cha. Là một hiệp sĩ thì cần có một người tình xinh đẹp, lão nhờ đến một người phụ nữ nông dân mà lão thầm yêu hồi trẻ và ban cho chi ta cái tên nàng công nương Đuyn-xi-ni-a. Trước khi ra đi lão đã tiến hành làm lễ thụ phong: Quán trọ thành lâu đài, hai ả gái điếm thành hai công nương, gã chủ quán và cuốn sổ chi tiêu thành lãnh chúa và cuốn kinh thánh. Lần ra đi thứ nhất kết thúc bằng cuộc giao đấu giữa Đôn-ki Hô-tê và những người lái buôn vì họ không chịu thừa nhận Đuyn-xi-nê a là người đẹp nhất trần gian khi mắt họ chưa nhifnt hấy nàng. Đôn-ki Hô-tê bị đánh nhừ tử , may có một bác nông dân đưa cùng làng đư về gia đình, ……..
H: xác định chú thích quan trọng? Vì sao? Giải nghĩa các chú thích đó?
HSTL nhóm đôi 3’-> báo cáo -> chất vấn.
GV n/x, chốt
GV: Định hướng.
H: Dựa vào nội dung, ta có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
HSTL nhóm 3’ ghi ra bảng nhóm. 1 nhóm báo cáo, nhóm khác theo dõi, hỏi lại, bổ sung.
GV khái quát, đưa ra BP đã ghi rõ NDBC.
-> 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> Không cân sức.
+ P2: Nói rồi -> Toạc nửa vai.
+ P3: Vừa bàn tán -> hết.
H: Em hãy liệt kê 5 sự việc chính trong văn bản này đã thể hiện rõ tính cách của 2 nv?
HS : TL nhóm đôi (2’). 1 nhóm báo cáo, cả lớp theo dõi hỏi lại, bổ sung
GV: Khái quát bằng bảng phụ ghi 5 sự việc:
1. Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về những chiếc cối xay gió.
2. Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió.
3. Quan điểm và cách ứng xử của mỗi người
4. Khi bị đau đớn.
5. Chuyện ăn, ngủ.
HSH: Các sự việc trên được sắp xếp theo trình tự nào?
- Trình tự thời gian.
H: XĐ phương thức biểu đạt chính của văn bản?
( Tự sự…
HS: Chú ý vào phần chú thích sao trong sgk – t78
H: Tìm những chi tiết, hình ảnh giới thiệu về nguồn gốc xuất thân, dáng vẻ bên ngoài của Đôn-ki-hô-tê?
HS: Tìm, trả lời
GV: chắt lọc, ghi bảng
GVphân tích rõ: Lão Ki- ha- đa (tên thật của ĐKHT) vốn là một quý tộc nghèo, vì đọc nhiều sách kiếm hiệp -> muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ -> Đổi tên thành ĐKHT, đặt tên ngựa, đặt tên cho tình nương...
Một hiệp sĩ đã ngoài 50 tuổi, da dẻ sắt seo, ngồi trên con ngựa còm, người thì gầy gò, cao lênh khênh, đầu đội nón, tay cầm giáo dài...
H: Chính vì quá say mê truyện kiếm hiệp như vậy nên lão đã nuôi lí tưởng gì?
HS: Trả lời
GV: chốt
- Lí tưởng: làm hiệp sĩ để trừ gian ác, giúp người lương thiện.
GV: Để thực hiện lí tưởng sống của mình ĐKHT đã tru du khắp nơi, lập niều chiến công và trong đoạn trích này ta sẽ gặp một chiến tích của lão ta.
H: Khi nhìn thấy cối xay gió ĐKHT nảy ra ý định gì?
- Hành động: Xông vào đánh cối xay gió
GV: Cối xay gió là loại cối xay hoạt động bằng sức gió thổi quay các cánh quạt, tại các nước Châu Âu rất phổ biến loại cối xay này.
H: Vì sao ĐKHT lại muốn đánh nhau với cối xay gió?
- Tưởng là kẻ thù khổng lồ dị dạng.
GV: Lúc đầu ĐKHT cho rằng đây là tên không lồ dị dạng nhưng sau đó lại cho rằng đấy là phép thuật của phù thủy Phơ-e-xtoon them chí lão cho đây là một vận may, một cuộc chiến chính đáng nhằm quét sạch lũ tàn ác ra khỏi mặt đất mặc dù lão biết rằng đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức, thế rồi đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ qua lời can gián của Xan-chô, phóng ngựa vừa quát mắng lũ quỉ khổng lồ, vừa tâm niệm nguyện cầu người tình lí tưởng giúp sức cho mình trong lúc nguy nan.
*H: Nhìn vào SGK em hãy thuật lại ngắn gọn trận giao chiến giưa ĐkHT và những chiếc cối xay gió?
HS: Thuật lại
GV: Chốt.
*Trận giao chiến:
+ Khiên che kín thân
+ Lăm lăm ngọn giáo
+ Thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất
+ Đâm giáo vào cánh quạt.
H: Kết quả của trận giao chiến?
HSTL nhóm đôi 2’. 1 nhóm báo cáo, cả lớp theo dõi nhận xét, hỏi lại, bổ sung.
GV chốt.
H: Khi Xan-chô không tham chiến ĐKHT đã hành động ntn?
+ Một mình một ngựa xông lên đánh cối xay gió.
H: Khi cả người và ngựa bị trọng thương ĐKHT đã có hành động và suy nghĩ gì?
+ Bẻ cành cây, sửa lại giáo chuẩn bị cho cuộc chiến đấu sắp tới.
+ Đau cũng không kêu rên
+ Cả đêm không ngủ nghĩ đến người yêu
+ Không lấy việc ăn uống làm thích thú
*H: Em có nhận xét gì về giọng điệu kể, miêu tả của tg? Qua mục đích sống và hành động trên cho thấy Đôn –ki-hô-tê là người ntn?
HS: Thảo luận nhóm lớn 2’. 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, phát biểu, bổ sung.
- Giọng điệu hài hước, phê phán khi miêu tả HĐ, cử chỉ của ĐKHT.
H: Vì sao Đôn-ki-hô-tê lại mê muội và hoang tưởng như vậy?
HS: Thảo luận nhóm 4/4’. Báo cáo.
GV: n/x, chốt:
- Do lão ngốn quá nhiều truyện hiệp sĩ cũ kĩ, lỗi thời nên khi nhìn, nghe, quan sát thực tế ông ta đều lập tức liên tưởng đến những nhân vật, sự việc, câu chuyện trong các sách kiếm hiệp dẫn đến đầu óc mê muội, hoang tưởng mặc dù mục đích và hành động của ĐKHT rất đúng đắn, dũng cảm. Nếu những lí tưởng cao đẹp đó, những hành động dũng cảm ấy, nếu gắn với 1 cái đầu thông minh, tỉnh táo thì quả là rất hữu ích cho đời. Nhưng đằng này nó lại gắn với một cái đầu mê muội, ảo tưởng dẫn đến hậu quả thật thảm hại
GV bình: Có thể nói rằng hình tượng ĐKHT của Xéc-van-tét đã đóng góp cho nền văn học TBN và văn học thế giới một hình tượng phản hiệp sĩ – nhại hiệp sĩ bất hủ, ở con người đó là sự kết hợp hòa quyện giữa một đầu óc mê muội, hoang tưởng trái ngược đến mức điên rồ, là lão già mê truyện kiếm hiệp đến dở người. Trận đấu với cối xay gió mới chỉ là một trong rất nhiều chiến công lừng lẫy của ngài hiệp sĩ không hợp thời xứ Man-cha. Nhưng ngay cả lúc điên rồ nhất vẫn thể hiện rõ đó là con người cao thượng, trong sạch, sống hết mình vì lí tưởng hiệp sĩ thời trung cổ. Chỉ tiếc là thời đại hiệp sĩ đã qua từ lâu, ĐKHT bơ vơ trong thời đại của mình và trở thành trò cười cho thiên hạ.
GV: chuyển ý:
H: Dưới ngòi bút độc đáo của tác giả, hình ảnh Xan- chô- pan- xa hiện lên như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm đôi 2’ -> báo cáo, nhận xét.
GV: chắt lọc, ghi bảng.
GV: Trái ngược với ĐKHT, XCPX là người xuất thân trong một gia đình nông dân, dáng người béo lùn, cưỡi con lừa thấp lè tè. Nhận làm giám mã cho ĐKHT với hi vọng sau này sẽ “công thành danh toại”, bác sẽ được ông chủ cho làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo.
Tác phong của bác rất đủng đỉnh, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi 2 ngăn đựng đầy thức ăn ngon. Từ hoàn cảnh, dáng vẻ đến hành lí mang theo đều trái ngược so với ĐKHT.
H: Khi ĐKHT chuẩn bị đánh nhau với cối xay gió, XCPX có hành động nào? vì sao?
- Can ngăn ĐKHT: Đó là những chiếc cối xay gió.
GV: Trước khi vào trận đấu kì quặc, XCPX đã nhìn thấy rõ kẻ thù của “Hiệp sĩ ĐKHT”, chứng tỏ đầu óc bác này không đến nỗi mê muội. Bác còn giải thích rõ cho chủ của mình: “Cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong...”
H: Nhưng ĐKHT cứ thúc ngựa xông lên, mặc kệ những lời can ngăn của XCPX. Vậy khi ngăn cản chủ mà không được, XCPX đã làm gì?
- Bỏ mặc chủ, không theo chủ đến chỗ đánh nhau.
GV: Định hướng
HSH: Em đánh giá ntn về hành động trên của XCPX?
- Vừa đúng vừa không đúng.
+ Đúng: Vì biết đó ko phải là những tên k. lồ; biết là chủ mình nhầm lẫn, gàn dở.
+ Sai: Vì không quyết tâm ngăn cản triệt để, khiến chủ bị thua 1 cách thảm hại; bỏ mặc chủ trong lúc giao chiến.)
H: Khi thấy ĐKHT bị thương, XCPX đã có hành động gì?
- Thúc lừa đến cứu chủ, nâng, đỡ ĐKHT lên ngựa.
H: XCPX có những sở thích ntn?
*H: Qua phân tích, em thấy nhân vật XCPX là người ntn?
HS: Mời hs trả lời, gv khái quát.
GV: Tỉnh táo trong hành động và suy nghĩ khi thấy cối xay gió, thực tế và thực dụng trước mọi quan điểm như: đau đớn là kêu ngay, đói khát là phải nghĩ đến ăn uống, mệt là phải ngủ. Thích được hưởng quyền lợi, thu chiến lợi phẩm, muốn làm thống đốc vài hòn đảo, thích hành động theo sở thích và nhu cầu cá nhân...
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả
M. Xec- van- tet(1547 – 1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê.
b. Tác phẩm
VB: “ Đánh nhau với cối xay gió” trích trong cuốn tiểu thuyết bất hủ Đôn-ki-hô-tê của ông.
c. Từ khó
1-2-6-7-9-10-12
II, Bố cục
- P1: Thầy trò Đôn Ki- hô- tê trước trận chiến đấu
- P2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
- P3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê.
- Quý tộc nghèo, say mê truyện hiệp sĩ.
- Ngoại hình: Gầy gò, cao lênh khênh.
- Trang phục:
+ Đầu đội mũ sắt
+ Mặc áo giáp sắt. Han gỉ.
+ Vai mang giáo dài
- Cưỡi ngựa còm.
*Kết quả:
+ Giáo gẫy tan tành.
+ Người và ngựa lăn ra xa.
+ ĐKHT nằm im không cựa quậy.
+ Ngựa: toạc nửa vai.
- Đôn-ki-hô-tê có nguồn gốc rõ ràng, dáng vẻ không bình thường nhưng đầu óc mê muội, hoang tưởng như luôn sống với khát vọng và lí tưởng cao đẹp. Là người dũng cảm, cao thượng, trong sạch và sống hết mình vì lí tưởng.
2. Giám mã Xan-chô Pan xa.
- Xuất thân: Nông dân.
- Hình dáng: Béo, lùn.
- Cưỡi con lừa thấp lè tè.
- Làm giám mã cho ĐKHT.
- Thích ăn uống, thích ngủ, ham ngủ và chỉ nghĩ đến mình.
- Là người tỉnh táo, thực tế nhưng lí tưởng lại thấp hèn, thực dụng và tầm thường.
*HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết (5’)
- Mục tiêu: Khái quát được giá trị nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
*H: Nhận xét gì về nghệ thuật xây dung tính cách NV của tác giả?
HS: Thực hiện cá nhân trả lời
GV: Tương phản, đối lập
H: Qua nghệ thuật đó thể hiện nội dung gì?
HSTL
GV khái quát cả hai phần và rút ra ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
GV chốt kiến thức
H: Qua phần ghi nhớ hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
Kể câu chuyện về sự thất bại của DDKHT đánh nhau với cối xay gió, đã chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu, hõa huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội
IV. Ghi nhớ
- Nội dung
- Nghệ thuật
4. Củng cố (1’).
GV: Nêu câu hỏi hệ thống kiến thức để khái quát bài.
- Xuất thân, ngoại hình, trang phục của ĐKHT?
- Lí tưởng của ĐKHT?
- Trận giao chiến giữa ĐKHT và những chiếc cối xay gió và kết quả của nó?
5. Hướng dẫn học tập (1’)
- Đọc lại nội dung đoạn trích. Lập bảng so sánh nhân vật ĐKHT và XCPX
So sánh
Đôn –ki-hô-tê
Xan-chô-pan-xa
Ngoại hình
Cao lênh khênh
Gầy gò
Béo, lùn
Mục đích sống
làm hiệp sĩ để trừ gian ác, giúp người lương thiện.
Hưởng thụ
Hành động
Đánh nhau với cối xay gió.
Khi đau không rên la
Can ngăn không cho chủ đánh nhau, khi đau là rên la
Tính cách
Mê muội, hoang đường nhưng có khát vọng và lí tưởng cao đẹp
tỉnh táo, thực tế nhưng lí tưởng lại thấp hèn, thực dụng và tầm thường.
- Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Soạn bài tình thái từ độc các đoạn cho trong Sgk mục I và dự kiến câu trả lời
File đính kèm:
- Tiet 26.doc