A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Tích hợp với văn bản đã học, với Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu ghép trong giao tiếp, trong nói và viết hàng ngày.
B. Chuần bị:
1. Giáo viên: soạn bài đầy đủ chu đáo. tham khảo các tài liệu nâng cao, nghiên cứu kỹ SGK.
2. Học sinh: Soạn bài đầy đủ theo hệ thống câu hỏi trước khi lên lớp.
C. Các hoạt động dạy học:
- Bước 1- Bài cũ: Thế nào là nó giảm, nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ ?
Bước 2- Bài mới:
Hoạt động 1: I. Đặc điểm của câu ghép:
(Hoạt động động lập: GV nêu câu hỏi - HS độc lập suy nghĩ trả lời)
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5169 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 43 Bài 11- Câu ghép (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Hồ Đức Bang Giáo viên trường THCS Quỳnh Long - Quỳnh Lưu
Dạy lớp: 8A Tiết 4 thứ 5 ngày 09/11/2006 Trường THCS Quỳnh Văn - Quỳnh Lưu
Ngữ văn: Tiết 43 Bài 11 câu ghép (tiết 1)
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Tích hợp với văn bản đã học, với Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu ghép trong giao tiếp, trong nói và viết hàng ngày.
B. Chuần bị:
1. Giáo viên: soạn bài đầy đủ chu đáo. tham khảo các tài liệu nâng cao, nghiên cứu kỹ SGK.
2. Học sinh: Soạn bài đầy đủ theo hệ thống câu hỏi trước khi lên lớp.
C. Các hoạt động dạy học:
Bước 1- Bài cũ: Thế nào là nó giảm, nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ ?
Bước 2- Bài mới:
Hoạt động 1: I. Đặc điểm của câu ghép:
(Hoạt động động lập: GV nêu câu hỏi - HS độc lập suy nghĩ trả lời)
- GV dùng bảng phụ, gọi HS đọc câu in đậm và trả lời câu hỏi.
?Tìm các cụm C - V trong những câu in đậm ?
(Câu a, b HS suy nghĩ, trình bày độc lập)
- Gv ghi, HS trả lời.
(?Các em hãy phân tích cấu tạo của những câu có hai cụm C - V? )
(Câu c. gọi một HS lên bảng làm)
?Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định các kiểu câu trong các câu trên.
(GV dùng bìa đính bảng - HS hoạt động độc lập)
?So sánh mối quan hệ giữa 3 cụm C-V ở câu c.
?Vậy, thế nào là câu ghép ?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
?Sau khi nắm được khái niệm về câu ghép, em hãy cho một vài ví dụ ?
GV Câu ghép, các vế được nối với nhau như thế nào, chúng ta tìm hiểu hoạt động 2.
1. Xét ví dụ:
a) Tôi // quên thế nào được những cảm giác C V C 1
trong sáng ấy // nảy nở trong lòng tôi như mấy
V 1 C 2
cành hoa tươi // mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. V 2
b) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu TN
và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm nắm tay tôi
C V
dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
c) Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi,
C 1 V 1
vì chính lòng tôi // đang có sự đổi thay lớn :
C 2 V 2
hôm nay tôi // đi học.
TN C 3 V 3
2. Xác định kiểu cấu tạo câu:
Kiểu cấu tạo câu
Câu
Kiểu câu
Câu có 1 cụm C - V
b
Câu đơn
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
a
Câu đơn mở rộng
Các cụm C-V không bao chứa nhau
c
Câu ghép
-> 3 cụm C-V này không bao chứa nhau.
Gv chốt: Như vậy, câu c. là câu ghép.
* GV chốt lại: Câu ghép là có:
- Có hai hay nhiều cụm C -V.
- Các cụm C-V không bao chứa nhau.
- Mỗi cụm C-V được gọi là một vế.
* Ghi nhớ: (SGK) Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
* Ví dụ: (HS lấy ví dụ)
GV thuyết: Các câu còn lại trong đoạn văn tìm hiểu bài, các em về nhà tiếp tục tìm các câu ghép khác.
Hoạt động 2: II. Cách nối các vế câu:
(Hoạt động động lập: GV nêu câu hỏi - HS độc lập suy nghĩ trả lời)
* GV các em xem lại VD c. mục I. GV dùng bảng phụ
? Em hãy xác định C-V trong các ví dụ
? Các vế nối với nhau bằng cách nào ?
(Các từ này thuộc thể loại nào ?)
(Như vậy, trường hợp thứ hai trong dùng từ nối là dùng từ loại nào ?)
? Nhận xét vị trí của câu có dùng cặp quan hệ từ?
? Nếu bỏ đi một quan hệ từ thì sao?
?Ta có thể đảo vị trí các vế được không ?
? Qua 3 ví dụ, ta có thể nối bằng cách nào?
? Em hãy cho ví dụ về câu ghép có sử dụng quan hệ từ?
* Xem lại VD c. mục I,
(HS hoạt động độc lập)
Xác định C-V trong hai ví dụ a và b.
? Vế 2 nối với vế 3 bằng cách nào ?
? So sánh cách nối này với cách nối dùng quan hệ từ ?
? Như vậy, ta có mấy cách nối các vế câu ?
? Em hãy lấy ví dụ ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ
* Xét ví dụ: (dùng bảng phụ)
a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự đổi thay lớn...
-> Câu trên nối với nhau bằng các từ: vì (quan hệ từ)
b. Tuy nhà Nam nghèo nhưng Nam học giỏi.
> Dùng các cặp quan hệ từ: vì - nên; tuy - nhưng; nếu - thì ...
c. Cô tôi chưa nói dứt câu, cổ họng tôi đã ứ khóc không ra tiếng.
-> nối bằng cặp phó từ: chưa ... đã
* Lưu ý:
- Các quan hệ từ đứng ở đầu mỗi vế câu.
- Có thể bớt hoặc thêm quan hệ từ vào trước vế câu.
- Có thể đảo trật tự các vế câu.
=> Dùng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ; cặp phó từ hay một cặp đại từ(chỉ từ) hô ứng.
(Học sinh lấy ví dụ - Gv phân tích)
* Xét ví dụ: (dùng bảng phụ)
a. ... chính lòng tôi đang có sự đổi thay lớn : hôm nay tôi đi học.
-> nối bằng dấu hai chấm (:)
b. Tre già, măng mọc.
-> nối bằng dấu phẩy (,)
=> Không dùng từ nối: dùng dấu hai chấm hoặc dấu phẩy.
(HS tự trình bày) dùng từ nối còn có ý chỉ quan hệ giữa các vế câu như: nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ hay tăng tiến... Còn không dùng từ nối nó thể hiện bình đẳng các vế, hay liệt kê sự việc...
(Gv thuyết: Có khi người ta còn thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy).
Gv chốt: Như vậy có hai cách nối các vế trong câu ghép. Đó là dùng từ quan hệ để nối và không dùng từ nối.
(Học sinh lấy ví dụ - Gv phân tích)
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: III. Luyện tập:
(Hoạt động theo nhóm: GV hướng dẫn - HS thực hiện)
Bài tập 1: Giúp HS tìm và phát hiện câu ghép và chỉ ra cách nối trong câu ghép.
(Hoạt động độc lập: GV hướng dẫn học sinh làm câu a và c, các câu còn lại về nhà làm)
a) - U van Dần, u lạy Dần (nối bằng dấu phẩy)
Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. (nối bằng dấu phẩy)
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dân chứ! (nối bằng dấu phẩy)
Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)
Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
b) - Cô tôi không dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cọc thuỷ tin, đầu mẩu gỗ, (thì) tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn mới thôi. (nối bằng dấu phẩy, có thể thay bằng từ thì)
c) Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. (nối bằng dấu hai chấm)
d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì)
Bài tập 2: Giúp HS tạo câu ghép với các cặp quan hệ từ cho trước.
(Hoạt động nhóm, mỗi nhóm làm một câu. Gv dùng bìa cứng cho 4 nhóm làm )
Vì(bởi vì)trời mưa to nên(cho nên) đường rất trơn. -> quan hệ nguyên nhân
Nếu(hễ, giá) Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. -> quan hệ điều kiện
Tuy(mặc dù) nhà ở khá xa nhưng Nga vẫn đi học đúng giờ. -> quan hệ nhượng bộ
Không những(không chỉ, chẳng những)Vân học giỏi mà còn rất khéo tay. -> quan hệ tăng tiến.
=> Gv chốt nâng cao về ý nghĩa quan hệ trong vế câu, sẽ học ở tiết sau)
Bài tập 3: Giúp HS biết chuyển đổi vế trong câu ghép và thêm hoặc bớt quan hệ từ.
(HS hoạt động độc lập)
Đường rất trơn vì trời mưa to.
Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học.
Nga đi học rất đúng giờ tuy nhà ở khá xa.
Vân học giỏi mà rất khéo tay.
=> Chuyển đổi câu ghép theo hai cách: bớt quan hệ từ và đảo trật tự các vế câu. Có khi phải đổi vị trí một vài từ. (việc thay đổi vế câu còn phụ thuộc vào ý nghĩa và mục đích nói)
Bài tập 4: Giúp HS biết dùng các cặp từ hô ứng để tạo câu ghép.
(Hoạt động độc lập: Gv hướng dẫn - HS làm)
Nó vừa có tiền đã tiêu hết.
Em lấy cái gì ở đâu là cất vào đó.
Chị Dậu càng nhún nhường cai lệ càng lấn tới.
GV cho ví dụ tham khảo:
- Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông.
Người làm sao chiêm bao làm vậy.
Bài tập 5: Gv hướng dẫn Hs làm ở nhà.
(Hoạt động độc lập)
Bằng hiểu biết về văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, và thực tế cuộc sống em hãy viết đoạn văn có sử dụng câu ghép.
Bước 3: Cũng cố, dặn dò:
- Các em cần lưu ý cách dùng các cặp quan hệ từ trong giao tiếp.
- Về nhà học thuộc bài, nắm nội dung và chuẩn bị bài Từ ghép tiết sau. Làm bài tập 5.
D. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an du thi giao vien gioi 20062008.doc