A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự ra tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
- Học sinh thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
- Bảng phụ.
- Một số tài liệu nói về sự gia tăng dân số.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
*Ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu tác hại của khói thuốc lá? Từ đó em rút ra được bài học gì?
*Bài mới
Giới thiệu bài: Văn bản “Bài toán dân số” là một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”. Mượn câu chuyện về một bài toán cổ, tác giả đã lên tiếng báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới, nhất là ở các dân tộc chậm phát triển.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 49 Bài toán dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm2008
Tiết 49
Bài toán dân số
Tác giả: Thái An
a. mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự ra tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
- Học sinh thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Bảng phụ.
- Một số tài liệu nói về sự gia tăng dân số.
c. tổ chức các hoạt động dạy và học
*ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu tác hại của khói thuốc lá? Từ đó em rút ra được bài học gì?
*Bài mới
Giới thiệu bài: Văn bản “Bài toán dân số” là một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”. Mượn câu chuyện về một bài toán cổ, tác giả đã lên tiếng báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới, nhất là ở các dân tộc chậm phát triển.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
I. Đọc – Hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc: Rõ ràng, mạch lạc. Chú ý những câu có dấu cảm, những con số, nhữnh từ phiên âm.
- Gọi HS đọc => Nhận xét.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
? Giải thích các chú thích 1, 2, 3, 4?
( GV giải thích thêm:
- Theo Thiên Chúa: Ađam và Êva là cặp đầu tiên trên trái đất...
- “Tồn tại hay không tồn tại” là câu nói của Hăm lét trong vở bi kịch “ Hăm lét” của Sê xpia.
? Theo em văn bản này có thể coi là văn bản nhật dụng không? Vì sao?
( VB này đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại là vấn đề gia tăng dân số thế giới và hiểm hoạ của nó).
? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
? Hãy cho biết bố cục của văn bản?
? Nêu nội dung của từng phần?
1. Đọc
2. Hiểu chú thích
a. Tác giả - Tác phẩm
( SGK trang 131).
b. Giải nghĩa từ khó : SGK
3. Bố cục, thể loại
- Là văn bản nhật dụng.
- PTBĐ: Thuyết minh + Lập luận + Biểu cảm.
- Bố cục: Ba phần
+ Mở bài: Từ đầu... “sáng mắt ra”.
+ Thân bài: Tiếp ... “ô thứ 31 của bàn cờ”.
+ Kết bài: Phần còn lại.
- HS đọc phần đầu của văn bản.
? Phần đầu của văn bản có nội dung gì?
? Bài toán dân số được đặt ra từ bao giờ?
( Từ thời cổ đại)
? Bài toán dân số , theo tác giả thực chất là vấn đề gì?
( Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình).
? Em hiểu thế nào vè dân số và kế hoạch hoá gia đình?
( Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu. Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội. Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình, tức là vấn đề sinh sản).
? Nghe xong câu chuyện, tác giả có thái độ gì? ( Sáng mắt ra).
? Em hiểu “sáng mắt ra” là như thế nào?
( Là vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây thế mà nghe xong bài toán cổ tác giả bỗng thấy vấn đề ấydường như đã được đặt ra từ thời cổ đại).
? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
( Nhẹ nhàng, giản dị tạo sự bất ngờ, hấp dẫn , lôi cuốn sự chú ý của người đọc).
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Phần mở bài :
Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- HS theo dõi phần thân bài.
? Nêu nhiệm vụ của phần thân bài?
( Tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng).
? Phần thân bài bao gồm mấy ý lớn?
( Gồm ba ý lớn, mỗi đoạn là một ý:
- ý 1: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toàn cổ.
- ý 2: Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh.
- ý 3: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người).
? Hãy kể tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
( - Có một bàn cờ gồm 64 ô.
- Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi.
- Tổng số thóc thu được có thể phủ kín bề mặt trái đất).
? Từ bài toán cổ khiến tác giả so sánh với vấn đề gì?
( Câu chuyện bài toán cổ là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số).
? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này?
( Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ là con số khủng khiếp).
? Tác giả bàn về dân số từ một bài toán cổ có tác dụng gì?
( Gây hứng thú, dễ hiểu).
? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong kinh thánh?
(- Lúc đầu trái đất chỉ có hai người: Ađam và Êva.
- Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ.
- So với bài toán cổ con số này đã xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ).
? Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì?
? Phần tiếp theo, tác giả đưa ra nhiều con số thống kê về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích gì?
? Theo sự thống kê, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào?
( Các nước châu Phi, châu á, trong đó có Việt Nam).
? Bằng những hiểu biết của mình về các châu lục đó, em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số từ các châu lục này?
( đông dân nhất, tốc độ gia tăng dân số lớn nhất).
? Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hoá, giáo dục ở các nước này?
? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội?
? Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần thân bài?
( - lí lẽ giản dị, chứng cớ đầy đủ.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích).
- HS đọc phần kết bài.
? Nội dung chính của phần này?
? Em hiểu như thế nào về lời nói của tác giả: “ Đừng để cho... càng tốt’?
? Tại sao tác giả lại cho rằng đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”?
( Muốn sống con người cần có đất đai. đất đai không sinh ra, con người ngày một nhiều hơn...)
? Qua đó em có nhận xét gì về quan điểm và thái độ của tác giả về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
( Tác giả là người có trách nhiệm và trân trọng cuộc sống của con người).
2. Phần thân bài
- Tác giả nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ cóvài hạt thóc tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là con số khủng khiếp.
- Từ bài toán cố tác giả dẫn dắt cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên trái đất.
- Vấn đề gia tăng dân số bắt nguồn từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ.
(Vấn đề hạn chế dân số là sinh đẻ có kế hoạch).
- Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
3. Phần kết bài
- Tác giả kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Đó là con đường tồn tại của chính loài người.
? Hãy khái quát lại nội dung bài học?
? Nhận xét gì về phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng trong bài?
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- HS đọc ghi nhớ
Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/ tr 132
III. Luyện tập
-GV hướng dẫn HS đọc thêm (SGK trang 132).
? Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là gì?
( Đẩy mạnh giáo dục).
=> Dân số phát triển nhanh ảnh hưởng đến chỗ ở, môi trường, giáo dục -> Đói nghèo, lạc hậu.
* Củng cố - Đánh giá.
- Văn bản đã đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là những nước nghèo nàn, lạc hậu?
* Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài
- Làm bài tập 3 phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài “ Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”.
File đính kèm:
- Tiet 49bai toan dan so.doc