Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 49 Tuần 13 Bài toán dân số

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức:

- Biết đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng

- Hiểu được sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Thấy được sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2 Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài dạy

- Tích hợp với phần Tập làm văn vận dụng kiến thức đã học ở bài “Phương pháp thuyết minh” để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- biết cách vận dụng nghệ thuật lập luận vào việc viết bài văn thuyết minh.

b. Kĩ năng sống

Rèn kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, ra quyết định

3. Thái độ:

- Có ý thức nhận thức đúng đắn về tác hại của việc gia tăng dân số

- Biết và dám mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ và thái độ của bản thân.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.

- HS: Soạn bài, học bài cũ

C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, học theo nhóm, minh họa, viết sáng tạo

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời.

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 49 Tuần 13 Bài toán dân số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết: 49 Tuần 13 Bài toán dân số A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: - Biết đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng - Hiểu được sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. - Thấy được sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2 Kĩ năng: a. Kĩ năng bài dạy - Tích hợp với phần Tập làm văn vận dụng kiến thức đã học ở bài “Phương pháp thuyết minh” để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - biết cách vận dụng nghệ thuật lập luận vào việc viết bài văn thuyết minh. b. Kĩ năng sống Rèn kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, ra quyết định 3. Thái độ: - Có ý thức nhận thức đúng đắn về tác hại của việc gia tăng dân số - Biết và dám mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ và thái độ của bản thân. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ. - HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, học theo nhóm, minh họa, viết sáng tạo… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời... D. Tiến trình bài dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Câu 1: Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1/ Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức tạo lập văn bản nào? Lập luận và thuyết minh. B. Thuyết minh và tự sự. C. Tự sự và biểu cảm. D. Biểu cảm và thuyết minh.. 2/ Nhận định nào nói lên quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trên phương diện xã hội? Là “một tội ác”. B. Là “quyền của anh”. C. Là “một biểu tượng cho cử chỉ quí trọng”. D. Là một loại “ôn dịch”. Câu 2: Gọi thuốc lá là một loại “ôn dịch” có thỏa đáng không? Vì sao? Câu 3: Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học văn bản ( Trình bày bằng một đoạn văn từ 5- 6 dòng) Đáp án- Biểu điểm Câu 1: Mỗi câu đúng 1 điểm- (Tổng 2 điểm) 1- A 2- D Câu 2: Là cách gọi thỏa đáng Vì : - Thuốc lá cũng là một thứ bệnh dễ lây lan - Thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng con người còn mạnh hơn cả AIDS. Câu 3: Nêu được các ý sau: + Thuốc lá là một loại ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, lối sống của con người, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội, là nguyên nhân dẫn đến phạm pháp. + Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa ôn dịch này. 3. bài mới: Tình trạng gia tăng dân số đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của cácnước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước chậm phát triển. Vậy làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ dân số, hiểm hoạ của loài người? Làm thế nào để mọi người thấy được tốc độ gia tăng chóng mặt của dân số? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò ? Tác giả của văn bản là ai ? Nêu xuất xứ của văn bản HS: Trích từ báo giáo dục và thời đại, tên đầy đủ là: “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” GV: Hướng dẫn HS đọc: rõ ràng, chú ý câu cảm thán, các con số và các từ phiên âm GV: đọc mẫu từ đầu ...mát sáng ra 1 HS đọc phần còn lại GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó- chú ý chú thích 3. ? Hãy xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản HS: lập luận kết hợp với thuyết minh- tự sự. ? Mục đích của văn bản HS: Bàn về vấn đề dân số. ? Hình thức của văn bản HS: Kể chuyện, lập luận bằng tư liệu thống kê, so sánh, kèm theo thái độ đánh giá. ? Xác định bố cục và nội dung của văn bản HS: 3 phần - Phần 1: Từ đầu " sáng mắt ra Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa đường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. - Phần 2: tiếp " ô 31 ( 34) của bàn cờ Chứng minh, giải thích vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. + Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: Mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số hạt thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp. + So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong ô bàn cờ ban đầu chỉ là 2 người, thế mà năm 1995 đã lên tới 5,36 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy + Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con ( lớn hơn 2 rất nhiều) vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. - Phần 3: còn lại Kêu gọi ( khuyến cáo): Loài người cần hạn chế sựu bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. HS: theo dõi phần mở bài ? Em nắm đựơc những thông tin gì qua phần này (Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là gì?) HS: Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ? Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình - Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, toàn cầu - Kế hoạch hóa gia đình là vấn đề sinh sản của mỗi gia đình. Nó gắn liền với vấn đề dân số-> Đây là vấn đề được toàn cầu quan tâm ? Qua VB điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra” - Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại-> Câu chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước, qua một thoáng liên tưởng tác giả bỗng thấy vấn đề đó dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại ? Nhận xét về cách nêu vấn đề? Tác dụng của nó GV : Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, hấp dẫn, dễ thuyết phục, cách tạo tình huống độc đáo ( Nêu câu chuyện-> Người đọc cuốn theo) ? Mượn câu chuyện về một bài toán cổ tác giả muốn đạt tới mục đích gì HS: Lên tiếng báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số nhất là các nước chậm phát triển. GV: đó là hiểm hoạ cần phải báo động và là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. ? Để làm sáng tỏ chủ đề chính đã nêu tác giả lập luận bằng những ý nào HS: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài toán cổ ( Kể câu chuyện kén rể của một nhà thông thái là một bài toán cổ) ? Có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào - Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất - Đặt hai hạt thóc vào ô thứ hai - Các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi - Cuối cùng ô thứ 64-> Tổng số hạt thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất. ? Tác giả đã nhận xét gì về câu chuyện - Một con số kinh khủng biết nhường nào. ? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này HS: Con số tăng dần theo cấp số nhân tương ứng với số người sinh ra trên trái đất theo cấp độ này không phải là con số bình thường mà là một con số khủng khiếp. ? Bàn về dân số từ bài toán cổ có tác dụng gì GV: Gây hứng thú, dế hiểu với người đọc, thấy rõ được sự bùng nổ dân số rât ghê gớm. ? ở đây tác giả đã sử dụng phương pháp nào để thuyết minh? Tác dụng của nó HS: Đưa ra tư liệu cụ thể dược tính toán theo quan niệm kinh thánh + Lúc đầu trên trái đất chỉ có hai người (Như số thóc ban đầu) + Đến năm 1995 dân số là 5,63 tỉ người- so với bài toán cổ con số này xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ. -> Tính toán đúng theo tình hình thực tế: Nếu mỗi gia đình chỉ có 2 con ( đã trừ tỉ lệ tử vong) -> người đọc thấy rõ được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên trái đất. ? Các con số được đưa ra có tác động ntn đến người đọc HS: Gây lòng tin, dễ hiểu,có sức thuyết phục cao ? Vấn đề dân số còn được tác giả nhìn nhận từ góc độ nào nữa HS: ? Tác giả thuyết minh việc tăng dân số từ khả năng sinh con của người phụ nữ để đạt mục đích gì HS: Cắt nghĩa được sự gia tăng dân số từ năng lực sinh sản TN của người phụ nữ. + Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số + Cho thấy nguồn gốc của vấn đề hạn chế dân số là sinh đẻ có kế hoạch ? Theo thông kê của hội nghị Cai- rô các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc châu lục nào HS: Châu Phi, châu á - Đưa ra số liệu thống kê cụ thể của hội nghị Cai- rô (Ai Cập) về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước và ở cả Việt Nam là rất cao như ở Việt Nam 3,7% , nhiều như Ru-an- đa là 8,1%-> Số đó lớn hơn 2 rất nhiều_> Số lượng tác giả tính trên là còn ít so với thực tế - Tác giả nhận xét: Chỉ tiêu đề ra mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến hai con là rất khó khăn - Tác giả dự đoán: Nếu vẫn theo cách tính của bài toán cổ và theo tỉ lệ sinh thực tế thì tới năm 2015 dân số thế giới sẽ là 7 tỉ người và đang bước sang ô thứ 31 của bàn cờ -> Bằng phép thống kê để thuyết minh tác giả đã cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số trên thế giới ? Các nước được kể tên trong văn bản nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu á - Các nước châu Phi: Nê- pan, Ru- an- đa, Tan- đa- ni- a, Ma- đa- gat- xca - Các nước châu á: ấn Độ, Việt Nam ? Thực trạng kinh tế văn hoá ở các châu lục này như thế nào HS: Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển lại có tỉ lệ và mức tăng dân số cao -> Tác giả đưa ra như vậy để khẳng định sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển ? Từ đó em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội HS: Dân số tăng nhanh kìm hãm sự phát triển là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu, xã hội kém phát triển. GV: Ngược lại khi KT –XH giáo dục kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ dân số. ? Hai yếu tố đó có mối quan hệ với nhau như thế nào HS: Tác động qua lại, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. ? Em học tập được gì từ cách lập luận của tác giả ở phần TB HS: Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, vận dụng các phương pháp thuyết minh, thống kê, so sánh, phân tích, ví dụ, số liệu.. H: Theo dõi phần cuối của văn bản. ? Em hiểu câu “ đừng để....càng tốt” HS: Thông báo nguy cơ tiềm ẩn: Nếu con người sinh tồn mà sinh sôi theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một lúc sẽ không còn đất sống. + Muốn còn đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân sô trên toàn cầu ? Tại sao tác giả lại cho rằng : “đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của con người” HS: Muốn sống con người cần có đất đai, đất đai không sinh sản được còn con người thì... -> phải sinh đẻ có kế hoạch. ? Qua đó em hiểu gì về thái độ của tác giả về dân số kế hoạch hóa gia đình HS: Nhận thức rõ vấn đề và hiểm hoạ của nó. + Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người. ? Vấn đề dân số ở địa bàn em sinh sống như thế nào? ý kiến của em HS tự liên hệ,phát biểu dựa trên qua điểm của tác phẩm ? Văn bản đem đến cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số ? Văn bản có ý nghĩa gì ? HS: ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả HS: ? Nêu kết luận chung sau khi học văn bản ? Đọc mục ghi nhớ SGK/ T 132 GV: Hướng dẫn H luyện tập ? Đọc thêm ? Liên hệ với phần đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao Vì: - Sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo - Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra và nguy cơ của sự gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo và hạnh phúc - Đảy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. -> Điều đó cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn. ? Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nhân loại , nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu Thảo luận nhóm - Dân số phát triển nhanh quá sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện: Chỗ ở, việc làm, giáo dục...và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hâụ.. - Nhất là đối với các nước nghèo nàn, lạc hậu. Vì nghèo nàn , lạc hậu hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nàn lạc hậu ? Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số trên thế giới đã nêu trong phần đọc thêm hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9- 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam Gợi ý: - Dựa vào dân số Việt Nam trong thời điểm hiện tại, sau đó làm các phép toán - Đem số dân vào thời điểm 30/9/2003 do đồng hồ dân số thế giới cung cấp trừ đi số dân của thế giới năm 2000. Lấy hiệu của phép trừ trên chia cho số dân của Việt Nam. Kết quả cho biết từ năm 2000 đến tháng 9/ 2003 số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay. - Hs tự liên hệ tìm lời giải đáp Nội dung A/ Giới thiệu chung 1. Tác giả -Thái An 2. Tác phẩm Báo Giáo dụcvà Thời đại số 28-1995 B/ Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu-> sáng mắt ra -> Nêu vấn đề - Phần 2: tiếp " ô 31 của bàn cờ -> Chứng minh, giải thích vấn đề dân số - Phần 3: còn lại -> Lời kêu gọi... 3. Phân tích 3.1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình -Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. -> Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, hấp dẫn, dễ thuyết phục. - Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng về tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. 3.2. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Được nhìn nhận từ bài toán cổ -> Số thóc có thể phủ kín bề mặt trái đất-> so sánh-> Con số kinh khủng -> Gây hứng thú, dễ hiểu với người đọc, thấy rõ được sự bùng nổ dân số rất ghê gớm. - Nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người: + Khả năng sinh sản của người phụ nữ rất cao (Châu Phi, châu á). + Những nước kém phát triển dân số tăng nhanh ảnh hướng tới tương lai của dân tộc và nhân loại. -> Sự gia tăng dân số kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và lạc hậu -> Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, vận dụng các phương pháp thuyết minh, thống kê, so sánh, phân tích, ví dụ, số liệu.. 3.3. Lời kêu gọi của tác giả. - Giải pháp: Không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự gia tăng và bùng nổ dân số. -> Đó là con đường tồn tại của chính loài người. 4. Tổng kết 4.1. Nội dung- ý nghĩa *ND:- Hiện tượng gia tăng dân số vô cùng nhanh chóng trên thế giới và Việt Nam ảnh hưởng đến tương lai dân tộc và nhân loại - Cần tự giác hạn chế sinh đẻ *ý nghĩa: Vb đã nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại : Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại 4.2. Nghệ thuật - Từ câu chuyện một bài toán cổ gợi suy ngẫm - Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, vận dụng các phương pháp thuyết minh, thống kê, so sánh, phân tích, ví dụ, số liệu.. 4.3 Ghi nhớ: SGK/ T132 C.Luyện tập 1/ Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số - Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số 2/ Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu - Dân số phát triển nhanh quá sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện-> đói nghèo, bệnh tật, lạc hâụ.. - Nhất là đối với các nước nghèo nàn, lạc hậu. Vì nghèo nàn , lạc hậu hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục khôngphát triển lại tạo nên nghèo nàn, lạc hậu 3/ Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số trên thế giới đã nêu trong phần đọc thêm hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9- 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam 4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. - Nội dung - Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, trả lời lại các câu hỏi trong SGK - Sưu tầm thêm các số liệu, các thông tin về vấn đề gia tăng dân số... * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài saui: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết 50 Tuần 13 Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 2. Kĩ năng. a. Kĩ năng bài học - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Sửa lỗi vầ dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. b. Kĩ năng sống KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác... 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ c. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình, trò chơi… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... D. Tiến trình 1. ổn định: Ngày giảng Lớp sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép cho VD minh họa và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. - Yêu cầu: Nêu được quan hệ nguyên nhân, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích.. + Cho VD đúng, chỉ được ra quan hệ ý nghĩa của VD đó GV nhận xét, cho điểm 3. bài mới: GV:Trong các văn bản viết các em thường thấy xuất hiện dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Vậy người ta sử dụng chúng để làm gì? Công dụng của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay Hoạt động của Thầy và Trò GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK. ? Đọc to, rõ VD trên bảng ? Dấu ngoặc đơn trong những ví dụ đó được dùng để làm gì HS: a. giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ( Những người bản xứ”-> giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích có tác dụng nhấn mạnh. b. Dùng để thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh-> giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. c. Dùng để bổ sung thông tin về năm sinh (701), năm mất(762) của Lí Bạch và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên). ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao HS: Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phân cung cấp thông tin thêm, chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản. ? Như vậy dấu ngoặc đơn có công dụng như thế nào ? Đọc ghi nhớ SGK/ T134. GV: Lưu ý thêm: Có khi dấu ngoặc đơn còn được sử dụng với dấu (?) để tỏ ý hoài nghi; dấu ( !) tỏ ý mỉa mai; dấu(?!) vừa tỏ ý mỉa mai vừa tỏ ý hoài nghi ? Đọc to, rõ ví dụ mục II- SGK /T 135 ? Trong VD a, dấu hai chấm được dùng để làm gì HS: Dùng để đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại( của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn) ? Trong VD b, dấu hai chấm dùng để làm gì HS: Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người kia). ? Dấu hai chấm trong VD c dùng để làm gì HS: Dùng để giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học. ? Có thể bỏ phần trong dấu hai chấm được không HS: Không, vì sẽ mất đi một phần nghĩa cơ bản, câu không hoàn chỉnh về nghĩa.) ? Dấu hai chấm có công dụng gì ? Đọc ghi nhớ SGK/ T135. Gv chốt kiến thức GV: Hướng dẫn H làm bài tập Bài tập 1: Hoạt động cá nhân; ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các trường hợp sau - HS lên bảng làm - HS ở dưới nhận xét " nhận xét chốt đúng sai... - GV nhận xét Bài tập 2: Hoạt động cá nhân; ? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau - HS lên bảng làm - HS ở dưới nhận xét " nhận xét chốt đúng sai... - GV nhận xét Bài tập 3: Hoạt động nhóm ( 4 nhóm) ? Có thể bỏ dấu hai chấm trong các trường hợp sau được không ? Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì Đại diện nhóm trình bày kết quả G: Nhận xét, bổ sung... Bài tập 4: Hoạt động cá nhân ? Quan sát các câu sau và trả lời các câu hỏi ? Có thể thay dấu chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? Nếu viết là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao Bài tập 5: ? Đọc đoạn văn chép của bạn học sinh ? Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao ? Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không ? Dựa vào văn bản “Bài toán dân số” hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế gia tăng dân số trong đó có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Hình thức: + Viết một đoạn văn 5-6 câu + Có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Nội dung: + Gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và lạc hậu. + Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình + Phải làm tốt kế hoạch hoá gia đình để hạn chế gia tăng dân số. Nội dung I. Dấu ngoặc đơn 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T134 Dấu ngoặc đơn dùng để a. Giải thích “Họ” là người bản xứ b. Thuyết minh một loài động vật mà tên nó dùng để gọi tên một con kênh. c. Bổ sung thông tin về năm sinh và mất của Lí Bạch và Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên. -> Dấu ngoặc đơn dùng để: + Giải thích + Thuyết minh + Bổ sung thêm. 2. Ghi nhớ: SGK/ T134. II. Dấu hai chấm. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T135 - Dấu hai chấm a. Đánh dấu lời đối thoại b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp c. Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả. -> Dấu 2 chấm: + Đứng trước lời đối thoại + Lời dẫn trực tiếp + Giải thích. 2. Ghi nhớ: SGK/ T135. III.. Luyện tập Bài tập 1/ T136: a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. b. Đánh dấu phần thuyết minh " người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. c. + Vị trí 1: Đánh dấu phần bổ sung... + Vị trí 2: Đánh dấu phần thuyết minh. Bài tập 2/ T136: a. Đánh dấu phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá. b. Đánh dấu lời đối thoại và phân thuyết minh nội dung mà Dế choắt khuyên Dế mèn. c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào? Bài tập 3/ T136 + Được, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu 2 chấm không được nhấn mạnh bằng. + MĐ: Đánh dấu phần thuyết minh Tiếng Việt có nhiều nét đặc sắc, đẹp, hay... Bài tập 4/ T137 - Được, vì khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi. Nhưng phần trong ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. - Không thể vì trong câu này vế “Động khô và động nước “ không thể coi là thuộc phần chú thích Bài tập 5/ T137 - Sai, vì dấu ngoặc đơn cũng như ngoặc kép bao giờ cũng dùng thành cặp - Không phải là bộ phận của câu -> là một câu. Bài tập 6/ T137 4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Công dụng của dấu ngoặc đơn, hai chấm - Hệ thống các dạng bài tập 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết 51 Tuần 13 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: - Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cỏch làm bài văn thuyết minh - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng. a. Kĩ năng bài học - Xác định yêu cầu của đề văn thuyết minh - Quan sát nắm bắt đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng … của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý và lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyêt minh. b. Kĩ năng sống - KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác...3. 3. Thái độ: - Tích

File đính kèm:

  • docTiet 49- 52.doc