A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
- Việc vận dụng kết quả quan sỏt, tỡm hiểu về một số tỏc phẩm cựng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
2. Kĩ năng
- Quan sát đặc điểm hỡnh thức của một thể loại văn học .
- Tỡm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó .
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ
- Thấy được tác dụng của thuyết minh từ đó yêu thích thể loại.
- HS có ý thức XD bài tích cực, chủ động.
B. CHUẨN BỊ
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 - Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học trường THCS Bình Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22 /12/ 2013
Ngữ văn: Tiết 61
Thuyết minh một thể loại văn học
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
Việc vận dụng kết quả quan sỏt, tỡm hiểu về một số tỏc phẩm cựng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
2. Kĩ năng
- Quan sỏt đặc điểm hỡnh thức của một thể loại văn học .
- Tỡm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
- Hiểu và cảm thụ được giỏ trị nghệ thuật của thể loại văn học đú .
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học cú độ dài 300 chữ.
3. Thái độ
- Thấy được tác dụng của thuyết minh từ đó yêu thích thể loại.
- HS có ý thức XD bài tích cực, chủ động.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu SGK, SGV, nghiên cứu thêm các tài liệu khác có liên quan, máy chiếu.
2. Học sinh : - Soạn bài, thu thập thêm thông tin, đọc thêm các tài liệu khác.
C. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu bố cục của bài văn thuyết minh?
GV gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi sau đó nhận xét
=> Một bài văn thuyết minh có bố cục 3 phần:
- MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- TB: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng.
- KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
3. Giới thiệu bài mới
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
? Thể loại văn học là gì?
Một khái niệm dùng để chỉ một dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định qua lịch sử, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm.
? Vậy thuyết minh về một thể loại văn học là gì?
Làm rõ cho người đọc người nghe hiểu về đặc trưng một thể laoij văn học cụ thể nào đó trên các phương diện khái niệm, đặc điểm, chức năng nghệ thuật...
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về bài "Thuyết minh về một thể loại văn học".
Hoạt động của giáo viện
Định hướng hoạt động của học sinh
GV: 3 thể loại chính của văn học Việt Nam: Tự sự, trữ tình, kịch.
* Trong tự sự: Truyện, kí, trong truyện kí lại có các thể loại nhỏ.
- Truyện: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn...
- Kí: Hồi kí, kí sự, phóng sự, bút kí...
* Trong trữ tình: Thơ trữ tình, tùy bút trữ tình
- Trong thơ trữ tình: Thơ thất ngôn bát cú; thơ 7,8 chữ; thơ thất ngôn tứ tuyệt; thơ ngũ ngôn...
Đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú".
Gv: Chiếu hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn lên bảng
? Mỗi bài thơ có mấy dòng? mỗi dòng có mấy câu?
? Số dòng số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?
GV: Tiếng có thanh huyền, thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B; tiếng có thanh hỏi, ngã, nặng, sắc là tiếng trắc, kí hiệu là T.
? Hày ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó?
? Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng?
GV: Nếu dòng trên đối với dòng dưới thường gọi là đối nhau, và nếu cùng thanh hoặc bằng trắc gọi là niêm.
GV: Thơ thất ngôn bát cú phải tuân thủ nguyên tắc về vần: Vần là bộ phận của tiếng không kể đến thanh điệu và phụ âm đầu (nếu có), hiệp vần là sự giống nhau về vần giữa các tiếng (ví dụ vần on trong bài thơ trên).
- Vần bằng: Thanh huyền và thanh ngang.
- Vần trắc: thanh hỏi, ngã, nặng, sắc.
? Hãy cho biết hai bài thơ trên có tiếng nào hiệp vần với nhau, tiếng hiệp vần ấy là vần bằng hay trắc?
? Nhận xét cách ngắt nhịp của các câu thơ trong hai bài thơ?
? Mỗi bài thơ thất ngôn bát cú có mấy phần?
GV: Đề: Mở đề và bắt đầu mở ý
Thực: miêu tả cụ thể về sự việc
Luận: Bàn luận nhận xét về đề tài
Kết: Khép lại bài thơ bằng những kết luận.
? Nghệ thuật đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
? Hãy nêu yêu cầu chung của một dàn ý cho bài văn thuyết minh? Có mấy phần? Nội dung mỗi phần?
? Vậy mở bài cho đề này giới thiệu vấn đề gì?
GV: Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, một thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường (618- 907) được các nhà thơ rất yêu thích. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thơ theo thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
? Thân bài trình bày ý chính nào?
? Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của thể thơ này?
? Kết bài trình bày ý gì?
GV: Từ việc tìm hiểu các đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và sự hiểu biết của em, em hãy cho biết: Muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học chúng ta cần làm gì?
1. Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Lập dàn ý
GV: "Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ.. tập trung mô tả một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội"
- GV hướng dẫn hs chỉ ra đặc điểm này trong ba truyện ngắn Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
GV:- Truyện ngắn Tôi đi học: Ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời nhân vật Tôi
- Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: Giôn xi bị ốm nặng chờ chết, cụ Bơ- men lặng lẽ vẽ " Chiếc lá cuối cùng" trong một đêm mưa tuyết để cứu sống cô gái và cụ đã ra đi.
- Truyện ngắn Lão Hạc: Ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng.
GV: - Truyện tuy ngắn, dung lượng tuy không nhiều nhưng không phải vì thế mà ý nghĩa xã hội của truyện ngắn không lớn. Có những truyện độ dài không lớn nhưng ý nghĩa xã hội lại hết sức sâu sắc.
? Nêu ý nghĩa của 3 truyện ngắn để thấy rõ hơn vấn đề này.
2. GV hướng dẫn học sinh viết thành bài hoàn chỉnh.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Quan sát
a. Số câu, số tiếng
- Mỗi bài có 8 câu
- Mỗi câu có 7 tiếng
=> Bắt buộc, không được thêm bớt.
b. Quan hệ bằng trắc
HS làm vào vở
=> Các tiếng 2,4,6 của các cặp câu 1-2/3-4/5-6/7-8 luôn trái ngược nhau về thanh điệu-> "Đối" ( ví dụ: Trai đối với lẫy)
=> Các tiếng 2,4,6 của các cặp câu 1-8/2-3/4-5/6-7 trùng nhau về thanh điệu-> "Niêm" (ví dụ: Lẫy niêm với búa)
c. Vần
=> Các tiếng cuối của các câu 1,2,4,6 hiệp vần với nhau.
- Nằm ở cuối câu là vần bằng.
d. Ngắt nhịp
- Nhịp phổ biến là 4/3 , ngoài ra có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/2/3
e. Bố cục
=> 4 phần, ứng với mỗi cặp câu Đề - Thực - Luận - Kết.
g. Nghệ thuật đối: Hai câu thực và hai câu luận phải đối với nhau.
2. Lập dàn bài
( Câu hỏi phần bài cũ GV nhắc lại).
a.Mở bài
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất
n ngôn bát cú.
b. Thân bài: Trình bày cụ thể về đặc điểm của thể thơ:
- Số câu số chữ trong mỗi bài.
- Quy định bằng trắc.
- Cách gieo vần của thể thơ.
- Cách ngắt nhịp.
- Bố cục.
- Nghệ thuật đối.
* Ưu điểm: Bài thơ có vẻ đẹp hài hòa cân đối ( số câu, số chữ, bố cục) âm thanh nhạc điệu trầm bổng ( vần, luật bằng trắc).
* Hạn chế: Vì niêm luật chặt chẽ nên việc diễn tả cảm xúc gò bó, ràng buộc không tự do như thể thơ khác.
c. Kết bài: Vai trò của thể thơ Thất ngôn bát cú từ xưa tới nay, nêu cảm nghĩ của mình về thể thơ.
-> Đây là thể thơ quan trọng có nhiều tác phẩm có giá trị được làm theo thể thơ này, và cho đến nay nó vẫn được ưa chuộng.
* Ghi nhớ: SGK trang 154
II. Luyện tập
- Thể loại: Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Đối tượng: Truyện ngắn
- Nội dung: Các đặc điểm chính của truyện ngắn.
- Phương pháp: Nêu định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân loại, phân tích, so sánh...
Lập dàn ý
* Mở bài: Nêu định nghĩa truyện ngắn
Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, mỗi thể loại được các nhà văn ưa chuộng dùng trong sáng tác văn học của mình.
* Thân bài: Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn.
+ Đặc điểm chung về số lượng: số trang viết ít, không dài.
Chỉ ra đặc điểm này trong ba truyện ngắn Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện, vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường đó chỉ là một hoặc ba nhân vật với vài ba sự kiện nhỏ.
Phân tích Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng để thấy rõ hơn và cụ thể hơn về điều này.
+ Hình thức: Cốt truyện, không gian và thời gian, nhân vật, kết cấu,
+ Nội dung : ý nghĩa của truyện ngắn.
* Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:
- Về vẻ đẹp, về sức hấp dẫn của truyện ngắn.
- Giá trị nhân văn sâu sắc. Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương trong giai đoạn hiện nay.
- Học sinh làm vào vở.
4. Hướng dẫn về nhà
- Viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh về đề bài trong bài tập.
- Soạn bài hướng dẫn đọc thêm: " Muốn làm thằng Cuội".
***************************
File đính kèm:
- tiet 61 ngu van 8 giao an gioi huyen.doc