Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 65: ông đồ - (vũ đình liên) (tự học có hướng dẫn)

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

2. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

B. ChuÈn bÞ:

 G: Soạn bài + giáo án.

 H: Đọc, chuÈn bị bài.

C. Khởi động:

 1.Kiểm tra bài cu: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”

 của Tản Đà.

 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài :VĐLiên, một thi sĩ tiêu biểu cho dòng thơ LM của TM, 2 niềm cảm xúc chính trong thơ ông là lòng thương người và tình hoài cổ, bài thơ này thể hiện cảm xúc đó của nhà thơ.

C. Tiến trình hoạt động:

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 65: ông đồ - (vũ đình liên) (tự học có hướng dẫn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 65: ÔNG ĐỒ - (Vũ Đình Liên) (Tự học có hướng dẫn) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. B. ChuÈn bÞ: G: Soạn bài + giáo án. H: Đọc, chuÈn bị bài. C. Khởi động: 1.Kiểm tra bài cu: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài :VĐLiên, một thi sĩ tiêu biểu cho dòng thơ LM của TM, 2 niềm cảm xúc chính trong thơ ông là lòng thương người và tình hoài cổ, bài thơ này thể hiện cảm xúc đó của nhà thơ. C. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung ?1: Nêu những hiểu biết của em về tác giả. Nêu xuất sứ của bài thơ, H: Trả lời cá nhân G: Giải thích “ Ông đồ” -> Người dạy chữ nho xưa. -Vai trò, vị trí. -Gắn liền với phong tục, truyền thống văn hóa Tết VN. -Bài thơ và ý kiến của t/g “Ông đồ chính là cái di …thời tàn” -Thể thơ ngũ ngôn nhưng khác với Tĩnh dạ tứ & Tụng giá hoàn kinh sư. G: Hướng dẫn H đọc bài. Đọc mẫu 1 đoạn ?2: Phương thức biểu đạt của bài thơ ?(Biểu cảm + mtả, tự sự) ?3: Bài thơ có bố cục như thế nào? H: Trả lời cá nhân HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. H: Đọc lại khổ 1-2: ?4:Ý chính của khổ 1 là gì ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với Mỗi năm…nở. Điều này có ý nghĩa như thế nào ? àHoa đào là dấu hiệu củamùa xuân và Tết cổ truyền dân tộc ; ông đồ có mặt giữa mùa xuân, niềm vui và hạnh phúc ?5: Sự lặp lại của t/gian, con người, sự việc có ý nghĩa gì ? àsự lặp lại đều đặn, như vòng tuần hòan của th/gian, gợi lên một điều gì đó quen thuộc, thân thương ?6: Cảnh tượng ở khổ 1 gợi lên như thế nào ? à Ông đồ xuất hiện là mùa xuân đã về, niềm vui đến với mọi nhà, mực tàu giấy đỏ của ông hòa vào niềm vui chung đó. ?7: Hình ảnh ông đồ ở khổ 2 như thế nào?Thái độ của mọi người đối với ông mang ý nghĩa gì ? à Ông đồ được bao vây bởi nhiều người ngưỡng mộ tài năng, tấm tắc ngợi khen tàiàNiềm vui trí tuệ hòa cùng với mọi ngườièNét đẹp văn hóa dân tộc. ?8: Hai khổ thơ đầu cho thấy ông đồ trong lòng mọi người như thế nào ? Qua đó, có thể thấy cảm xúc của tác giả ra sao? à Cuộc sống cần có những niềm vui tinh thần và trí tuệ như vậy, dẫu phải ra phố viết thuê nhưng dù sao giữa ông và người xung quanh vẫn còn có chung một niềm vui, một giá trị văn hóa thiêng liêng ; Tình cảm quý trọngông đồ, quý trọng nếp sống văn hóa dân tộc. H: Khổ 3-4 ?9: Khổ 3 mang ý nghĩa gì ?Biện pháp tu từ ở đây có tác dụng gì ? G: Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận lấy những những nét bút tung hoàng nên buồn bã, nhợt nhạt đi. Mực mài sẵn đã lâu không được động bút vào đã đọng thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt. Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy của mực, của nghiên, của bút và của ông đồ. àNỗi buồn của ông đồ vắng khách; phép nhân hóa tăng giá trị biểu cảm của nỗi buồn cô đơn lạc lõng, hiu hắt. ?10: Khổ 4 cho thấy hình ảnh ông đồ như thế nào ?cảnh tượng nào được gợi lên từ lời thơ “Lá vàng …bay. Ngoài …bụi bay” H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’ G: Lá vàng rơi mà lại rơi trên giấy dành để viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách và bỏ mặc không có nhu cầu nhặt lá vàng. Mưa bụi, mưa xuân nhè nhẹ, phân phất li ti chứ không phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm lạnh lùng buốt giá. àÔng đồ đã bị lãng quên, âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi ngườiàcon người già nua, cô đơn tội nghiệp àCảnh tượng thê lương, ảm đạm như cơn mưa trong lòng người-buồn thương cho một lớp người đã trở nên lạc lõng, lỗi thời trong XH hiện tại. ?11: “Ông đồ vẫn ngồi đấy” gợi cho em suy nghĩ gì ? àBuồn thương cho những gì đã từng là giá trị văn hóa tinh thần nay đã trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng ;sự phối hợp giữa các dòng thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần khiến nỗi buồn trơ nên dàn trải, ngân vang. ?12: So sánh hình ảnh ông đồ ở K. 1-2 và K.3-4? Được diễn tả như thế nào ? -Vẫn có hoa đào tươi đẹp rực rỡ, phố xá đông vui tấp nập nhưng Ông đồ đã kkhông còn được ưa chuộng, ông đã bị cuộc đời lạnh lùng từ bỏ, lãng quên. H: Đọc khổ 5 ?13: Có gì giống và khác giữa 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở K. 5 so với K. 1? Điều đó có ý nghĩa gì ? Cảm xúc của tác giả ở đây là gì ? àÔng đồ già đã trở thành ông đồ xưa, và đến lúc ông không còn xuất hiện. Th/nhiên vẫn còn tươi đẹp nhưng cuộc sống và con người đã khác xưa, ông đã trở thành cái di tích tiều tụy và đáng thương của một thời tàn. àXót xa thương cảm ?14 :Sau câu “Những người …bây giờ ?”em thấy được nỗi lòng gì của nhà thơ ? àHồn: Những con người tài hoa ;những nhà Nho xưa giờ đã dần biến mất, cũng là một thời đại đã qua đi, những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng không còn như trước ?15: Bài thơ có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết: ?16 : Bài thơ khiến em đồng cảm với nhà thơ những điều gì ? Yếu tố nào của bài thơ có sức cảm hóa lòng người ? àNhớ thương một lớp người tàn tạ ; cảnh cũ người xưa đã phôi pha theo t/gian. -Niềm cảm thương chân thành ;lời thơ giản dị, hàm súc, có sức gợi liên tưởng ;nhạc điệu âm vang của lời thơ ?17: Từ bài thơ có thể hiểu thêm gì về đặc điểm thơ LM Việt Nam? àNhân đạo và nỗi niềm hoài cổ HĐ 4:Hướng dẫn luyện tập Đọc diễn cảm bài thơ. I. T ác giả - tác phẩm. 1. Tác giả: 1913 - 1996, quê gốc Hải Dương. 2. Tác phẩm: Viết 1936 là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. -Bài thơ đăng báo Tinh Hoa năm 1936. -Bài thơ là nỗi niềm hoài cổ da diết của tác giả. -Thể thơ ngũ ngôn 3.Bố cục: - Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa. - Khổ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ thời suy tàn. - Khổ 5: Nỗi niềm tác giả. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hình ảnh ông đồ theo thời gian: a. Ông đồ thời đắc ý(Khổ1-2) -Mỗi năm … … người qua. àÔng đồ xuất hiện khi Tết đến xuân về - Bao nhiêu người … Hoa tay … … àÔng đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng được ngưỡng mộ của mọi người. èLà hình ảnh thân quen, tượng trưng cho một phong tục văn hóa tốt đẹp. b. Ông đồ thời suy tàn(K3-4): -Nhưng mỗi …vắng nay đâu … …giấy đỏ buồn … nghiên sầu àCảnh tượng vắng vẻ thê lương. -Ông đồ…ngồi đấy… không ai hay… lá vàng …mưa bụi bay. àChi tiết gợi tả. àCảnh vật cũng buồn như lòng người. Ông đồ vẫn còn nhưng lẻ loi trơ trọi và lạc lõng với dòng đời xung quanh. èÔng đã bị cuộc đời lãng quên. 2. Nỗi niềm của nhà thơ : -Năm nay… Không thấy …xưa Những người muôn năm cũ. . Hồn ở đâu…? àNỗi niềm thương tiếc khắc khoải. àHình ảnh OĐ đã đi vào quá khứ, vắng bóng trong cuộc sống sôi động. èNỗi niềm hoài cổ, luyến tiếc trước một nét đẹp văn hóa dân tộc đã bị lãng quên. 3. Giá trị nghệ thuật đắc sắc: -Thể thơ ngũ ngôn tạo hiệu quả nghệ thuật cao. -Kết cấu giản dị chặt chẽ đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề. -Ngôn ngữ trong sáng bình dị, hàm súc, dư ba. III. Tổng kết: *Ghi nhớ: SGK tr10. * Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ. * Dặn do: Học thuộc bài thơ, tìm hiểu hình ảnh ông đồ trong qua khứ và hịên tại ? Soạn bài:Chuẩn bị “ Hai chữ nước nhà” * Rút kinh nghiệm: Tiết 66 : HDĐT: Hai chữ nước nhà (Trích) Trần Tuấn Khải A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận được nội dung trữ tình trong đoạn trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. - Tìm hiểu sức hấp dẫn NT của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết. B. Chuẩn bị G: - Tư liệu lịch sử về Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi - ảnh chân dung tác giả. H: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Phân tích cái “ ngông ” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (các câu 3…6)? - Phân tích hình ảnh cuối bài thơ? 2. Bài mới:(Giới thiệu): Trong giai đoạn đầu của TKXX cùng với các chiến sĩ CM yêu nước PBC, PCT, nha thơ yêu nước Trần Tuấn Khải cũng để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mà ông mượn câu chuyện cảm động về lời dặn của ộng Nguyễn Phi Khanh dặn con trai mình khi tiễn cha bị giặc Minh bắt về TQ để giãi bày tâm sự yêu nước thương nòi, kích động tinh thần yêu nước của ND ta hồi đầu TKXX. D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. ?1: Dựa vào CT, nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Và thể thơ ? G: (Mở rộng): Sở trường của Trần Tuấn Khải khai thác lịch sử. + “Hai chữ nươc nhà” có sức gợi cảm mạnh mẽ và được tiếp nhận nồng nhiệt của thế hệ thanh niên đương thời – Thể thơ song thất lục bát) G: (Hướng dẫn đọc) khi nuối tiếc, tự hào, khi căm phẫn, thiết tha. H: Đọc bài thơ. ?2: Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ này? H: trả lời cá nhân. ( - Đây là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt trong bối cảnh nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và tràn đầy nỗi cảm xúc xót xaà giọng thơ lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán. - Cách ngắt nhịp và những thanh trắc nằm ở giữa câu 2 và 7, kết hợp với âm điệu của thơ làm cho nhạc tính của tong khổ thơ trở nên phong phú hơn, thích hợp để diễn tả tiếng lòng sầu thảm hay là những nỗi giận giữ, oán thán.) ?3: Đoạn thơ có thể chia ba đoạn. Hãy tìm hiểu ý chính của từng phần? H: Trả lời cá nhân. G: ( ý chính và cảm xúc bao trùm của đoạn thơ: - Là lời nhắc nhở con - Khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.) HĐ 2: Hướng dẫn phân tích H: Đọc lại 8 câu đầu. ?4: Cuộc chia li diễn ra trong bối cảnh không gian ntn? Em có nhận xét gì về từ ngữ? (cũ mòn, ước lệ) (- Biên ải là nơi tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lịa của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùngđể rồi chia li vĩnh viễn với TQ, quê hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng ngườià Dù từ ngữ có sáo mòn, ước lệ nhưng nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài- Đó cũng là không khí của thời Nguyên Phi Khanh, Nguyễn Trãi và thời những năm 20 của TKXX cũng giống như vậy) ?5: Không gian ấy phản ánh trạng nào của con người? Hãy phân tích hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai cha con? H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’ (- 8 câu tiếp theo là máu và lệ: “Hạt máu nóng...con nhớ lời cha khuyên”. Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha cho tròn đạo hiếu nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nướcà Đối với hai cha con, nước mất, nhà tan, cha con li biệt , cho nên máu và lệ hòa quyện, là chân thật tận đáy lòng không có gì là sáo mòn cả.) ?6: Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn? H: Trả lời cá nhân. ( Trong bối cảnh không gian, tâm trạng như vậy lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối, thiêng liêng và coa sức mạnh truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người đọc phải khắc cốt ghi xương.) * Tiết 2: H: Đọc 20 câu thơ tiếp theo. ?7: Tâm sự yêu nước của tác giả bộc lộ qua những tình cảm nào? H: Phát hiện, trả lời cá nhân (Tự hào, đau xót, căm uất, sầu thảm trước một đất nước có truyền thống anh hùng nay đang rơi vào thảm hoạ xâm lăng). ?8: Tại sao sau khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử oai hùng của dân tộc? H: Trao đổi, thống nhất. (DT ta vốn có lịch sử hào hùng, người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng DT ở người conà Tác giả nhập vai người trong cuộc, một nạn nhân vong quốc đang đI vào chỗ chết để miêu tả tình hình đất nước và kể về tội ác của quân XL vơí tâm trạng vò xé, đau đớn và bất lực, vì thất bại, vì bị bắt của người cha. ?9: Nỗi đau xót được diễn tả ở những lời thơ nào? Bằng BPNT gì? ý nghĩa của các BPNT này? H: Phát hiện, trình bày. (Những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, hình ảnh diễn tả cảm xúc mạnhà cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất, một nỗi đau thiêng liêng cao cả vượt lên trên số phận, trở thành nỗi đau non nước……) ?9: Giọng điệu của đoạn thơ này ntn? H: Trả lời cá nhân (lâm li, thống thiết, xen lẫn phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than xót xa, cay đắng ® Sở trường của TTK ® có sức rung động lớn với những tâm hồn đồng diệu giai đoạn đó.) H: Đọc 8 câu cuối. ?10: ND của 8 câu cuối? (thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông) ?11: Người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông để nhằm mục đích gì? H: Trả lời cá nhân. ( Hun đúc, kích thích ý chí gánh vác của con ngườià Lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm”Giang sơn gánh vác sau này cậy con”) ?12: Tại sao tác giả lấy "Hai chữ nước nhà" lên dầu đề bài thơ? Nó vốn gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ ntn? H: Trao đổi, thống nhất. (“Nước” và “nhà” là hai khái niệm riêng, nhưng ở đây, trong hoàn cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyên Trãi( cũng là hoàn cảnh chung của Thời đại những năm 20 của TKXX) Hai khái niệm đó lại có mối tương quan không thể tách rờià Nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa.) ?13: Qua đoạn trích, em cảm nhận điều quý giá nào trong tấm lòng nhà thơ? H: Trả lời cá nhân (Tất cả những điều mà Nguyễn Phi Khanh muốn nhắc nhở con tựu trung chỉ là: Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha thế là vẹn cả đôi đường.) HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết. ?14: Khái quát giá trị nội dung của đoạn trích? ?15: Sức hấp dẫn của bài thơ là ở chỗ nào? HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập. H: Đọc yêu cầu BT I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Là một hồn thơ yêu nước - Thành công về khai thác đề tài lịch sử. 2. Tác phẩm - Trích trong tập “ Bút quan hoài I ” (1924) 2. Đọc, tìm hiểu từ khó. 3. Bố cục : 3 phần - 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. - 20 câu tiếp theo: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc. - 8 câu cuối: Thế bất lực người cha và lời trao gửi cho con. II. Phân tích 1. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước - Bối cảnh không gian : nơi biên giới ảm đạm heo hút (ải Bắc, mây sầu, gió thảm…) - Hoàn cảnh éo le : cha bị giải sang Tàu, con muốn đi theo, cha dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nước… - Tâm trạng NV : Tình nhà, nghĩa nước, sâu đậm, da diết đến tột cùng, đau đớn xót xa. - Lời khuyên – lời trăng trối thiêng liêng, xúc động. 2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan. - Niềm tự hào về dòng giống DT anh hùng - Khẳng định chủ quyềnà Khích lệ dòng máu DT anh hùng ở người con. - Nỗi đau mất nước lên đến tột độ (lời cảm thán) ® nỗi đau thiêng liêng, cao cả (vượt lên số phận cá nhân) ® cảm xúc chân thành ® xúc động è Giọng thơ lâm li, thống thiết, xen lẫn phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than xót xa, cay đắng 3. Nỗi lòng người cha dành cho con - Mong con thay mình nối chí cứu nước - Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông III. Tổng kết 1.ND : - Là lời nhắc nhở con : Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha. - Khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 2. Nghệ thuật - Thể thơ thích hợp - Giọng điệu trữ tình thống thiết IV. Luyện tập - Từ ngữ mang tính chất ước lệ, sáo mòn : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, Hồng Lạc, vong quốc… - Sức truyền cảm : cảm xúc chân thành, mãnh liệt vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của NV lịch sử, vừa khích lệ lòng yêu nước của mọi người. * Củng cố: Nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của VB. * Dặn dò: - Học thuộc lòng một đoạn - Ôn tập kĩ, chuẩn bị KT học kì I - Chuẩn bị : “ Làm thơ bảy chữ ” * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 67 : Trả bài kiểm tra tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt - Ôn tập lại những kiến thức đã học - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm - Hướng khắc phục những lỗi còn mắc B. Chuẩn bị G: - Chấm bài, chỉ rõ những lỗi sai của từng bài của HS - Một số lỗi cơ bản H: Đọc kĩ những lời nhận xét của G, sửa những sai xót. C. Khởi động: D. Tiến trình các hoạt động dạy và học I. Nhận xét, đánh giá chung: - Nhìn chung nắm được các kiến thức về từ vựng - Đã biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành. - Trình bày nhìn chung hài hòa, sạch đẹp, tuy nhiên một số bài chữ viết còn xấu. - Một số chưa nắm chắc về câu ghép (các vế câu không bao nhau) - Một số chưa nắm được cách trình bày đoạn diễn dịch, thay đổi câu chủ đề (thêm, bớt), chưa biết liên kết ý. II. Đáp án Bài 1 : 1.Các từ ngữ cùng trường từ vựng về người : bà lão, thằng Dần, chị dậu, chồng, thầy em, chị, cái Sứu, anh dậu, cai lệ, Lí trưởng. 2.A ; 3.A ; 4. D ; 5. B Bài 2 : Đoạn văn - Hình thức : + Đoạn diễn dịch + Độ dài : 5 – 7 câu + Có 1 câu ghép (gạch chân) - Nội dung : + Số phận đau thương của người nông dân trong XH cũ qua NV lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên. + Tình cảnh khổ cực của lão Hạc : nghèo, không đủ tiền cưới vợ cho con, phải bán kỷ vật của con trai để lại, sống cô đơn lúc tuổi già. + Bị đẩy vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết đau đớn, dữ dội. + Có sử dụng câu ghép hợp lý. III. Kết quả: Đat: Trong đó: G = K= TB= Y= G: Đọc bài đạt kết quả tốt: IV. Trả bài - HS tự chữa - HS trao đổi bài cho nhau, đọc cùng sửa chữa để rút kinh nghiệm. * Dặn dò: Ôn tập kĩ – Soạn bài học kì II. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 68+69 : Kiểm tra tổng hợp học kỳ I A. Mục tiêu cần đạt Nhằm đánh giá : - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn. - Năng lực vận dụng phương thức TM hoặc tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và các kỹ năng làm văn nói chung để viết được một bài văn. B. Chuẩn bị G : Đề bài, đáp án. H : Ôn luyện theo đề cương hướng dẫn ôn tập. C. Khởi động 1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của H 2. Bài mới: D. Tiến trình các hoạt động dạy và học G: phát đề bài, H làm bài. Đề bài trong sổ lưu đề * Dặn dò - Thu bài chấm - Nhận xét giờ làm bài của học sinh - Chuẩn bị bài tiếp theo Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết70 +71: Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : có 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ. B. Chuẩn bị G: - Lập bảng bằng , trắc theo hai mô hình - Bài mẫu H: - Chuẩn bị tốt BT ở phần I. - Sáng tác hai bài thơ( một thất ngôn tưa tuyệt, một thất ngôn bát cú à Nhận xét luật bằng trắc. C. Khởi động 1. Bài cũ : - Kiểm tra chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới : D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Nhận diện luật thơ. ?1: Đọc và chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc qua bài thơ do em sưu tầm? H: Đọc bài thơ “ Tối ” của Đoàn Văn Cừ. ?2: Chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa cho đúng? H: Sửa: Bỏ dấu phẩy, sửa chữ “ xanh” thành chữ hiệp vần với chữ “che” ở trên. * Tiết 2: ?3: Đề tài bài thơ? (Chuyện thằng Cuội ở cung trăng ® 2 câu tiếp : phát triển đề tài) ?4: Muốn phát triển đề tài đó phải biết gì về Cuội? (Phải biết các chuyện về chú Cuội: nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, thỏ ngọc…) G: (Lưu ý) ở hai câu thơ này, chữ “mặt” không đúng luật bằng - trắc. Tùy sáng kiến của H , sửa lại cho đúng. H: Đọc đề và làm tiếp BT G: (Gợi ý): - Chú ý luật bằng trắc. - Về nội dung: Hai câu đầu vẽ ra cảnh mùa hè thì hai câu tiếp phảI nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chuyện chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn gặp năm sau… G: Gọi HS đọc H: khác nhận xét: Ưu, nhược, cách sửa I. Nhận diện luật thơ 1. Câu thơ 7 chữ - Ngắt nhịp 4/3 (phần nhiều) hoặc 3/4. - Vần : có thể trắc bằng, phần nhiều là bằng,vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và câu 4, có khi cả tiếng cuối câu 1. - Luật bằng trắc : theo 2 mô hình * B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B * T T B B T T B B B T T T B B B B T T B T T T T B B T B B 2. Chỉ ra chỗ sai luật - Sai nhịp : dấu phẩy sau “ ngọn đêm mờ” - Sai vần : ánh xanh xanh ® xanh lè II. Tập làm thơ 1. Làm tiếp hai câu cuối - Hai câu tiếp phải theo luật sau : B B T T T B B T T B B T T B - Nguyên văn : + Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng - Nếu nhấn mạnh việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng bị chê cười: + Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khắp nhân gian vẫn gọi thằng. - Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có cát bụi: + Cung trăng chỉ toàn đất cùng Đá. Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. - Hoặc lo cho chị Hằng: + Cõi trần gian ai cũng chường mặt nó. Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. 2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn - Hai câu tiếp về bằng trắc phải là : T T B B B T T B B T T T B B - Có thể là : Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê III. Đọc thơ 7 chữ tự làm ở nhà * Củng cố: - Nhắc lại luật lamt hơ 7 chữ, những điểm cần lưu ý khi sáng tác. * Dặn dò - Đọc phần đọc thêm - Tuần sau bắt đầu HKII - Soạn : Nhớ rừng * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 72 : Trả bài kiểm tra học kỳ I A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Tự đánh giá bài làm, rút ra được những ưu, khuyết điểm về kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm bài. B. Chuẩn bị G: Chấm kĩ, chính xác bài của HS -Một số lỗi cơ bản C. Khởi động D. Tiến trình các hoạt động dạy và học I. Đề (Nhắc lại) - Yêu cầu của đề II. Nhận xét - Ưu : + Nắm được kiến thức tiếng Việt, ND, NT của tác phẩm + Nắm được phương pháp làm bài tự sự kết hợp miêu tả - Nhược : + Đa số chưa kết hợp yếu tố biểu cảm trong bài tự sự + Một số còn mắc lỗi về diễn đạt III. Đáp án 1. Phần TN : 1.D ; 2. D ; 3. A ; 4. C 2. Phần tự luận : - Câu 1 : a. Giải nghĩa : - Hào kiệt : có chí khí, tài giỏi hơn người. - Phong lưu : phong thái ung dung, đàng hoàng b. Phân tích hai câu thơ : - NT : Điệp từ “ vẫn ”, giọng đùa vui. - ND : Thái độ coi thường gian khổ, vượt lên hoàn cảnh, coi ngục tù là chặng nghỉ chân. - Câu 2 (Đề 1) a. MB : Hoàn cảnh chứng kiến câu chuyện b. TB : - Câu chuyện lão Hạc bán chó (kết hợp miêu tả), tâm trạng đau xót. - Thái độ của ông Giáo, của “ tôi ” : Cảm thông, xót xa với lão Hạc, với người nông dân. c. KB : - Cảm nghĩ về số phận của người nông dân trong XH cũ IV. Kết quả: 8A: Đạt: G = K= TB = Y= 8C: Đạt: G = K= TB = Y= V. Trả bài, HS chữa bài:

File đính kèm:

  • docBai 1718.doc