Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73 Nhớ rừng ( thế lữ )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

* Tích hợp: cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam yêu nước những năm 30 của thế kỷ XX.

B.CHUẨN BỊ:

1. GV: soạn bài, cuốn " Thi nhân Việt Nam".

2. HS: học bài cũ, soạn bài mới

C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra:

? Đọc thuộc lòng bài thơ " Ông đồ" của Vũ Đình Liên và phân tích hình ảnh ông đồ thời tàn.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài:

 Ở Việt Nam vào khoảng 1930- 1945 đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc Cách mạng trong thơ ca: " một thời đại trong thơ ca" ( Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn với những nhà thơ nổi tiếng có tên tuổi :Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.

Trong thơ ca lãng mạn không đi sâu vào tình tự riêng mà gây được tác động mạnh trước hết phải kể đến bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73 Nhớ rừng ( thế lữ ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 18/1/2008 Giảng:21/1/2008 Tiết 73 Nhớ rừng ( Thế Lữ ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. 2. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. * Tích hợp: cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam yêu nước những năm 30 của thế kỷ XX. B.Chuẩn bị: 1. GV: soạn bài, cuốn " Thi nhân Việt Nam". 2. HS: học bài cũ, soạn bài mới C. Hoạt động dạy- học 1. ổn định 2. Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ " Ông đồ" của Vũ Đình Liên và phân tích hình ảnh ông đồ thời tàn. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: ở Việt Nam vào khoảng 1930- 1945 đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc Cách mạng trong thơ ca: " một thời đại trong thơ ca" ( Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn với những nhà thơ nổi tiếng có tên tuổi :Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu... Trong thơ ca lãng mạn không đi sâu vào tình tự riêng mà gây được tác động mạnh trước hết phải kể đến bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Phương pháp Nội dung GV nêu hướng dẫn đọc Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tại sao nhà thơ lại chọn bút danh là Thế Lữ? -Ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn ngụ ý: ông tự nhận là người lữ khách trên trần thế,chỉ biết đi tìm cái Đẹp: Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi Tuy tuyên bố như vậy nhưng Thế Lữ vẫn còn mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Bài thơ ra đời trong tình hình lịch sử đất nước và tình hình diễn biến văn học như thế nào? Từ "cả" có nghĩa là gì? Tìm từ đồng nghĩa với từ "hổ"? Tìm từ đồng nghĩa với từ "rừng"? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Hãy chỉ ra những điểm mới của bài thơ này so với những bài thơ đã học chẳng hạn thơ Đường luật? - Không hạn định lượng câu, chữ, đoạn - Mỗi dòng thường 8 chữ - Nhịp thơ thay đổi tươngđối tự do theo mạch cảm xúc: 5/3, 3/5, 3/3/2, 3/2/3, 4/2/2,4/4. - Vần thơ không cố định: vần chân, vần liền. - Giọng thơ ào ạt phóng khoáng Bài thơ có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn? Tuy bài thơ tự nó chia làm 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc và tâm trạngcủa nhân vật trữ tình được dặt trong thế đối lập nào? GV gọi HS đọc 8 câu thơ đầu Tâm trạng của con hổ được diễn tả qua những câu thơ nào? Hai câu thơ đầu có gì đặc biệt về âm điệu? - Câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc tạo âm hưởng giận dữ, uất hận - Còn ở câu thứ hai thì có 7 tiếng là thanh bằng như một tiếng thở dài ngao ngán, bất lực. Nghệ thuật dùng từ được thể hiện rõ ở những từ ngữ nào? Em hiểu "gậm" là gì? ( " gậm" nghĩa là dùng răng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút, một cách chậm chạp kiên trì. Động từ này đã diễn tả một hành động bứt phá của con hổ.) Qua động từ "gậm"em hiểu được tâm trạng như thế nào của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú? Trong cũi sắt, nỗi hờn căm của con hổ thành " khối căm hờn". Tại sao tác giả không dùng "mối " căm hờn mà lại dùng là "khối" căm hờn? Tư thế "nằm dài" đã nói lên tình thế gì của con hổ? Ngôi xưng "ta" thể hiện tâm trạng gì của con hổ? ? Hai câu thơ đầu giúp ta hiểu gì về tâm trạng của con hổ nơi vườn bách thú? Vì sao con hổ lại uất ức và căm hờn đến như vậy? Gọi HS đọc đoạn 4 Từ trên đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù. Cảnh vườn bách thú hiện lên trước mắt hổ như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ và cách ngắt nhịp của các câu thơ trên? Cảnh vật vườn bách thú qua cảm nhận của con hổ như thế nào? Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của con hổ nơi vườn bách thú? I. Đọc - tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả - Nguyễn Thứ Lễ ( 1907- 1989)quê ở Phù đổng, Từ Sơn, Hà bắc - Thế Lữ đã góp phần đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. Thế Lữ không bàn về Thơ mới,không bênh vực, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên, bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài Thơ mới hay b.Bài thơ * Xuất xứ: - Đất nước Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp - Phong trào đấu tranh giữa Thơ mới và thơ cũ đang diễn ra gay gắt *. Giải nghĩa từ: - Cả: lớn - Hổ: hùm, hầm, cọp,ông ba mươi, chúa sơn lâm, ông kễnh... - Rừng: ngàn, lâm 3. Thể thơ: Thể thơ mới 8 chữ 4. Bốcục: 5 đoạn a. Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. b. Đoạn 2+ 3: Nỗi nhớ da diết của con hổ về quá khứ oai hùng nơi rứng thẳm. c. Đoạn 4: Trở về thực tại càng chán chường uất hận. d. Đoạn 5: Sự khao khát được trở về giấc mộng ngàn. Thực tại ở chốn rừng xanh và quá khứ ở vườn bách thú. II.Đọc- hiểu văn bản 1.Cảnh con hổ ở vườn bách thú * Khổ 1: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua NT: - Thanh điệu: + câu1: 5/8 tiếng là thanh T tạo âm hưởng giận dữ, uất hận + câu 2:7/8 tiếng là thanh B như một tiếng thở dài ngao ngán. - Dùng từ: + gậm: sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do. + Khối căm hờn: nỗi căm giận chồng chất đã kết tụ lại thành từng khối từng tảng. + Nằm dài: sự buông xuôi bất lực - Ngôi nhân xưng "ta " thể hiện sự kiêu hãnh tự hào về giá trị đích thực của mình. Hai câu thơ đầu là tâm trạng uất ức, bất lực của con hổ nơi vườn bách thú. Vì từ chỗ là chúa tể cả muôn loài đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm nay bị nhốt chặt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn; ngang bầy với bọn gấu dở hơi, báo vô tư lự. * Khổ 4: - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng Giải nước đen giả suối chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém Dăm vừng là hiền lành không bí hiểm Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả âm u Giọng giễu nhại của những câu thơ trên với một loạt các từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn dồn dập ở 2 câu đầu , giọng kéo dài chán chường ở những câu tiếp theo. Đó là cảnh tầm thường, giả dối, tù hãm. Đây không phải là thiên nhiên tự nhiên mà là thiên nhiên nhân tạo, thu nhỏ được sắp xếp bởi bàn tay của con người. Con hổ ngao ngán, chán ghét cao độ cảnh vườn bách thú 4. Củng cố và hướng dẫn Gọi HS học thuộc lòng bài thơ và soạn bài tiếp

File đính kèm:

  • docT73NHO RUNG.doc