Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85 Đi đường_ ngắm trăng

A/ Mục tiêu cần đạt.

 Giúp HS nắm được: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, Dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẵn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với trăng.

 -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

 - Rèn kĩ năng phân tích bài thơ theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

B/ Chuẩn bị.

GV: Tranh ảnh về Bác, Tài liệu tham khảo.

HS: SGK, SGV.

C/ Tiến trình bài dạy

 1. Ổn định tổ chức lớp.

 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85 Đi đường_ ngắm trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 85 Văn bản: ĐI đường_ Ngắm trăng. (Hồ Chí Minh.) A/ Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, Dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẵn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với trăng. -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng. - Rèn kĩ năng phân tích bài thơ theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B/ Chuẩn bị. GV: Tranh ảnh về Bác, Tài liệu tham khảo. HS: SGK, SGV. C/ Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về tác giả, tác phẩm. - Yêu cầu h/s đọc thông tin sgk. ? Hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ? - Gọi HS đọc, nhận xét nhịp thơ? Hoạt động 2. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về phân tích bài thơ Ngắm trăng. - Yêu cầu đọc, hướng dẫn cách đọc, nhận xét, bổ sung - Hướng dẫn hS trả lời câu hỏi. ? Hoàn cảnh Bác viết bài thơ này? (Học sinh yếu) ? Bài thơ viết theo thể thơ gì? ? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này? ? Người xưa ngắm trăng thường có những gì? ? Họ thường ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? ? Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? ? Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác có tâm trạng như thế nào? ? Vì sao có tâm trạng đó? Sau phút xúc động bối rối nhà thơ đã quyết định điều gì? ? Em có suy nghĩ gì về những quyết định đó? - Yêu cầu đọc hai câu cuối. ? Hãy chỉ ra nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ cuối? Tác dụng của nó? ? Có ý kiến cho rằng “Ngắm trăng là cuộc vượt ngục về tinh thần” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? G/v giảng: Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người. Phép đối và nhân hoá được sử dụng thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự bằng trí tưởng tượng cùng chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm đến với nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hoà với nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là yình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ yêu trăng và say trăng từ lâu. ? Hình ảnh song sắt gợi cho ta suy nghĩ gì? - G/v giảng: Hình ảnh cái song sắt sừng sững ngăn cáchgiữa người tù và trăng vừa có nghĩa đen và có nghĩa tượng trưng. Sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng. Hoạt động 3. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về phân tích bài thơ Đi đường. - Yêu cầu đọc, hướng dẫn cách đọc, nhận xét, bổ sung - Hướng dẫn hS trả lời câu hỏi. ? Hoàn cảnh Bác viết bài thơ này? (Học sinh yếu) ? Bài thơ viết theo thể thơ gì? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ? - Đọc câu 1(Khai đề). ? Nhận xét gì về phiên bản và bản dịch thơ? ? Nhà thơ suy ngẫm điều gì? Nhờ đâu ta biết được điều đó? ? Câu thơ không chỉ có nghĩa đen nỗi gian truân của việc đi bộ trên đường núi vậy còn có nghĩa gì nữa? Hãy tìm trong thơ Đường có những câu thơ nào nói đến điều đó? - Đọc câu thơ 2 ? Câu thơ thứ hai nói lên điều gì? Phân tích từ “trùng san”? ? Bài học rút ra từ đây là gì? - G/v trích câu : Muốn biết bơi không thể chỉ học bơi trên cạn mà nhất định phải nhảy xuống nước. - Đọc câu thơ 3 ? Câu thơ thứ hai nói lên điều gì? ? Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? Có nhà thơ nào đã sử dụng nghệ thuật này? - G/v gợi ý: Trong bài Sau phút chia li của Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn lối điệp vòng tròn: “ Cùng trong lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu’ ? Tác giả muốn khái quát điều gì qua câu thơ trên? - Đọc câu thơ 4 ? Câu thơ thứ hai nói lên điều gì? ? Tâm trạng người tù khi đứng trên đỉnh núi như thế nào? Vì sao có tâm trạng ấy? Hoạt động 4. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về nội dung, nghệ thuật bài thơ. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk Đọc thông tin Trả lời, nhận xét. Đọc và trả lời câu hỏi. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe. Trả lời, nhận xét, bổ sung Trả lời, nhận xét, bổ sung. Thảo luận theo nhóm, cử đại diện hs trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc Trả lời, nhận xét, bổ sung. Thảo luận theo nhóm, cử đại diện hs trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Đọc và trả lời câu hỏi. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc Lắng nghe. Trả lời, nhận xét, bổ sung Thảo luận theo nhóm, cử đại diện hs trả lời, nhận xét, bổ sung Trong bài Hành lộ nan của Lí Bạch có “Hành lộ nan, Hành lộ nan” Đọc Lắng ngheTrả lời, nhận xét, bổ sung Lắng nghe Đọc Trả lời, nhận xét, bổ sung Trả lời, nhận xét, bổ sung Lắng nghe Trả lời, nhận xét, bổ sung Đọc Trả lời, nhận xét, bổ sung I /Đọc tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2.Tác giả, tác phẩm (sgk). a. Bài Ngắm trăng. b. Bài Đi đường. II/ Đọc và tìm hiểu hai bài thơ. A. Bài Ngắm trăng - Đọc - Phân tích: 1. Hai câu đầu. “Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?” - Bác ngắm trăng trong điều kiện: Trong nhà tù thân bị tù đày. - Dù bối rối nhưng nhà thơ vẫn hướng ra song cửa nhà giam để ngắm trăng. *Sống trong tù ngục thiếu đủ thứ nhưng nhà thơ vẫn vượt lên, vẫn tràn đầy cảm hứng trước cáI đẹp. 2. Hai câu cuối. “Nhân hướng song tiền, khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích, khán thi gia.” - Nghệ thuật: Nhân hoá, phép đối. * Bác chủ động vượt lên hoàn cảnh để ngắm trăng. Song sắt của nhà tù chỉ giam được thể xác còn không thể giam được tâm hồn Bác. - Tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái tự chủ ung dung. B. Bài Đi đường. - Đọc - Phân tích: 1. Câu đầu (Khai đề) “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” (Đi đường mới biết gian lao) - Suy ngẫm, thấm thía được đúc rút từ chuyến đi: Hết đèo cao này lại đến đèo cao, núi cao khác, khổ sở gian nan vô cùng vất vã. - Nghĩa thứ hai: Cuộc đời khó khăn, đường đời khó khăn. 2. Câu 2(Thừa) “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” - Nghĩa đen: Phải vượt qua rất nhiều núi, hết dãy núi này đến dãy núi khác, liên miên bất tận. - Nghĩa rộng: Gian truân này tiếp đến gian truân khác mà con người cách mạng muốn thành công không thể không vượt qua. - Bài học: Cần nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ mà vượt qua nó. 3.Câu ba (Chuyển ) “Trùng san đăng đáo cao phong hậu” - Nghệ thuật: Lối điệp vòng tròn, bắc cầu. - Quy luật: Lúc khó khăn nhất, hiểm nghèo, gian truân, vất vả nhất thì chính là lúc đích đến đang chờ. Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. 4.Câu thơ 4 (Hợp). “Vạn lí dư đồ cố miện gian.” - Niềm vui sướng khi được đứng trên ngọn núi cao phóng tầm mắt ra xa quan sắt, với tư thế tự do, làm chủ. - Đó là hình ảnh người chiến sĩ cách mạngtrên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh. III/Tổng kết. Nội dung(sgk) Nghệ thuật(sgk) D/ Củng cố dặn dò. - Nắm được: + Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ. + Nội dung của bài thơ và nghệ thuật tiêu biểu . Chuẩn bị: Câu cảm thán ẹ ú é Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 86 Tiếng Việt Câu cảm thán A/ Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được, hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. HS: SGK, SBT C. Tiến trình dạy học. 1. Ôn định tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến ?. 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về đặc điểm hình thức và chức năng câu - Gv treo ví dụ ghi bảng phụ. ? Xây dựng trong đoạn văn câu nào là câu cảm thán? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? ? Những lưu ý khi đọc và khi viết câu cảm thán? ? Chức năng của câu cảm thán? ? Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Đọc ghi nhớ Nêu yêu cầu. Hoạt động 1. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về bài tập 1, 2, 3 Gv hướng dẫn hs hoạt động nhóm. ? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? - Nêu yêu cầu bài tập 3. - 1 em đọc - Hs trả lời - Hs trả lời theo chỉ định - Hs trả lời - 1 em đọc ghi nhớ - Nhóm 1: a - Nhóm 2: b - Nhóm 3: c Hs trả lời - Hs nêu và đặt câu. I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Câu cảm thán: Hỡi ơi! Lão Hạc ! Than ôi ! - Đặc điểm hình thức: Có những từ cảm thán như “Hỡi ơi” và “Than ôi” - Khi đọc câu cảm thán phải đọc với giọng diễn cảm. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Chức năng : Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người nói (người viết). 3. Bài học: Ghi nhớ (SGK) II/ Luyện tập 1. Bài tập 1 Tìm câu cảm thán. a. Than ôi - Lo thay - Nguy thay b. Hỡi cảnh … ơi! c. Chao ôi … thôi. 2. Bài tập 2: Tất cả các câu đều biểu lộ cảm xúc. a. Lời than thở của người dân dưới chế độ phong kiến. b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân duyên do chiến tranh. c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sồng. d. Sự ân hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương của Dế chũi. 3. Bài tập 3: Đặt câu cảm thán - Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh. D/ Củng cố dặn dò. - Nắm được: + Các đặc điểm và chức năng của câu cảm thán. + Làm bài tập 4, 5. - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 5 ẹ ú é Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 87, 88 Tập làm văn VIếT BàI TậP LàM VĂN Số 5 A. Mục đích cần đạt: - Tổng kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh. B. Tiến trình hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chúc lớp. 2. Đề ra: Giới thiệu 1 loài hoa mà em yêu thích. 3. Học sinh làm bài. 4. Đáp án + Biểu điểm a. Mở bài: - Giới thiệu cụ thể 1 loài hoa mà em yêu thích. b. Thân bài - Thuyết minh đặc điểm, cấu tạo của hoa. + Thân + Cành + Lá + Hoa - Công dụng của hoa - Chủng loại c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về loài hoa. 5. Thu bài. 6. Nhận xét HS làm bài. - Thu bài - Nhận xét giờ viết bài. C. Tổng kết – dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Câu Trần Thuật ẹ ú é Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 89: Tiếng Việt CÂU TRầN THUậT A. Mục đích cần đạt: Giúp học sinh. - Hiểu rõ đặ điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu tràn thuật với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu trần thuật. - Biết sử dụng câu tràn thuật phù hợp. B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. HS: SGK, SBT C. Tiến trình hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. 3. Bài mới. G/v giới thiệu bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Hướng dẫn h/s nắm nội dung về đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật - Gv treo bảng phụ- ghi ví dụ. ? Trong những câu trên câu nào là câu trần thuật? ? Những câu đó dùng để làm gì? (Học sinh yếu) ? Đặc điểm hình thức? ? Chức năng của câu trần thuật? -Yêu cầu trả lời ? Đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật? ? Ngoài chức năng chình dùng để kể câu trần thuật còn dùng để làm gì? ? Trong các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến … kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao? Hoạt động II. Hướng dẫn HS làm bài tập sgk. - Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm. - Chia nhóm để HS thảo luận. - Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung, chốt bảng. - G/v kết luận. - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. - Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sgk. - Gọi hs trả lời, nhận xét cách làm. - G/v kết luận. - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. - Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sgk. - Gọi hs trả lời, nhận xét cách làm. - G/v kết luận. - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. - Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sgk. - Gọi hs trả lời, nhận xét cách làm. Đọc thông tin sgk Quan sát, đọc. Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Đọc thông tin sgk Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Đọc thông tin sgk Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe. I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ 2. Nhận xét * Câu trần thuật: - Đặc điểm hình thức: Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng như các kiểu câu cầu khiến, cảm thán. - Chức năng a. Câu 1, 2 trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc - Câu 3: Yêu cầu chúng ta phảI ghi nhớ công ơn các anh hùng dân tộc. b. Câu 1: kể , câu 2: thông báo. c. Dùng để miêu tả hình thức của 1 nguời đàn ông. d. Câu 2 dùng để nhận định Câu 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 1 không phải là câu tràn thuật 3. Bài học: Ghi nhớ ( SGK) * Ví dụ: + Cảm ơn(em) xin cảm ơn cô. + Chúc mừng: (Anh)xin chúc mừng em + Mời: (Cháu) mời bà xơi cơm ạ. - Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. II. Luyện tập Bài tập 1. Xác định các kiểu câu. - Tất cả các câu đều là câu trần thuật. a. Câu 1 dùng để kể, câu 2, 3 bộc lộ tình cảm. b. Câu 1 dùng để kể, câu 3, 4 bộc lộ tình cảm. Bài tập 2: Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa của bài thơ “ Ngắm trăng” là câu nghi vấn. Giống kiểu câu trong nguyên tắc. Câu thứ hai trong phần dịch thơ là câu trần thuật. * Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một việc gì đó. Bài tập 3. * Xác định kiểu câu: a) Câu cầu khiến. b) Câu nghi vấn. c) Câu trần thuật Cả ba câu đều dùng để cầu khiến. Bài tập 4. - Cảm ơn: Em xin cảm ơn. - Chúc mừng: Anh xin chúc mừng em. - Cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là sự thật. - Xin lỗi: Em xin lỗi cô. Tất cả các câu đều trần thuật dùng để cầu khiến, yêu cầu người khác thực hiện một hoạt động. D/ Củng cố dặn dò. - Nắm được: + Các đặc điểm và chức năng của câu trần thuật. + Làm bài tập 4, 5. - Chuẩn bị: Chiếu dời đô. ẹ ú é

File đính kèm:

  • docNgu van 8 3 cot Tuan 21.doc
Giáo án liên quan