Giáo án Ngữ văn 8 Trường THCS Hương Toàn

I/. Mục tiêu cần đạt:

 1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được:

 - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình.

 2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, cảm nhận chất thơ của truyện ngắn Thanh Tịnh.

 3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học.

II/. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập.

 2. Học sinh: xem trước SGK, soạn bài, giấy + bút lông (theo nhóm).

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS ( 4’)

 3. Bài mới:

 Giới thiệu: (Dựa vào nội dung và nghệ thuật để dẫn vào bài).

 

doc245 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Trường THCS Hương Toàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2010 Tiết 1,2: Văn bản TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh - I/. Mục tiêu cần đạt: 1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được: - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình. 2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, cảm nhận chất thơ của truyện ngắn Thanh Tịnh. 3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập. 2. Học sinh: xem trước SGK, soạn bài, giấy + bút lông (theo nhóm). III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS ( 4’) 3. Bài mới: Giới thiệu: (Dựa vào nội dung và nghệ thuật để dẫn vào bài). TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 24’ 15’ 2’ 10’ 10’ 7’ 5’ 10’ Hoạt động 1: HDHS đọc tìm hiểu chung: - Gọi h/s đọc chú thích (*) sách giáo khoa. H: Em hãy tự giới thiệu vài nét về tác giả? - Gv giới thiệu ảnh chân dung của nhà văn. H: Có gì đáng chú ý về những tác phẩm của ông? H: Văn bản “Tôi đi học” có xuất xứ như thế nào? -> Giảng giải: đây là văn bản văn xuôi trữ tình, ngôn ngữ đậm chất thơ, có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. H: Xác định thể loại của văn bản? -Gv hướng dẫn h/s cách đọc văn bản: chậm rãi, tha thiết, giọng tự thuật, Gv đọc mẫu. - Gọi h/s đọc tiếp theo. Nhận xét, uốn nắn việc đọc của h/s. H: Qua văn bản hãy xác định phương thức biểu đạt mà t/giả đã sử dụng? -Gọi h/s đọc chú thích, lưu ý 2, 6, 7 . Hoạt động 2:HDHS đọc- hiểu văn bản: H: Qua văn bản, theo em, những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? H: Tâm trạng nhân vật tôi lúc này như thế nào? - GV chốt. (Hết tiết 1) -Gv chia lớp ra 4 nhóm, cho h/s thảo luận nhóm theo yêu cầu trên phiếu học tập trong thời gian 5’. N1: Chi tiết nào cho thấy nhân vật tôi rất hồi hộp, bỡ ngỡ khi cùng mẹ đến trường (đoạn trên con đường làng). N2: Khi đứng trước ngôi trường cảm giác của “tôi” như thế nào? N3: Khi nghe gọi tên vào lớp , cảm giác của “tôi” như thế nào? N4: Vào trong lớp học thì tôi có tâm trạng gì? - Tổ chức trình bày kết quả thảo luận. -Gv nhận xét, uốn nắn lần lượt từng nội dung của mỗi nhóm để đi đến kiến thức cần ghi. H: Trước tâm trạng như thế của các em nhỏ mới đi học, người lớn có những thái độ, cử chỉ gì đối với chúng? H: Qua đó em hãy nêu nhận xét của mình về tình cảm và trách nhiệm của họ? H: Vậy bản thân em nên làm gì để xứng đáng với tình cảm của cha mẹ, thầy cô ? Hoạt động 3: HDHS tổng kết bài học: H: Văn bản kể lại nội dung gì? H: Nêu tác dụng của việc kết hợp 3 phương thức biểu đạt. H: Trong văn bản tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nó có tác dụng gì trong văn bản? Hoạt động 4: HDHS luyện tập: Hướng dẫn h/s nêu cảm nghĩ của mình về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản ‘Tôi đi học”. -HS đọc chú thích. - HS giới thiệu. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS giới thiệu xuất xứ. - HS lắng nghe. - HS xác định. -HS lắng nghe. -HS đọc, nhận xét cách đọc. - HS dựa vào các dấu hiệu của phương thức biểu đạt để xác định. - HS tìm hiểu từ khó. -HS phát hiện chi tiết. -HS phân tích. -HS lắng nghe. -HS chia nhóm, cử thư ký của nhóm và tập trung thảo luận theo yêu cầu trong 5’, - Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS tiếp thu và ghi chép. - HS phát hiện, phân tích. -HS nhận xét. - HS nêu ý kiến của bản thân. - HS khái quát. - HS phân tích. - HS phân tích. - HS lắng nghe hướng dẫn. I. Đọc,tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Thanh Tịnh (1911 - 1988),quê ở thành phố Huế. - Các tác phẩm của ông đậm chất trữ tình. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. b. Thể loại: Truyện ngắn. c. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Khơi nguồn nỗi nhớ: - Thời gian: cuối thu. -Cảnh thiên nhiên: mây bàng bạc, lá rụng nhiều. -Cảnh sinh hoạt:mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ. -> Tâm trạng: nao nức, mơn mam, tưng bừng, rộn rã. 2. Tâm trạng hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi”: a. Trên đường làng: - Con đường, cảnh vật vốn quen, lần này tự nhiên thấy lạ. - Cảm thấy trang trọng trong bộ áo và quyển vở mới. b. Đứng trước ngôi trường: - Cảm thấy ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường. - Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ. c. Nghe goị tên vào lớp: - Oà khóc nức nở. d. Trong lớp học: - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người và người bạn kế bên. - Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin. 3. Thái độ của người lớn: - Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em. - Ông đốc: từ tốn, bao dung. - Thầy giáo: vui tính, giàu tình thương. => Mọi người đều quan tâm nuôi dạy các em trưởng thành. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp giữa kể, miêu tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. - Kết hợp miêu tả với so sánh tạo chất thơ cho văn bản. 2. Nội dung: Tâm trạng bỡ ngỡ, cảm xúc hồi hộp của nhân vật tôi trong lần đến trường đầu tiên. IV. Dặn dò: (2’)- Học bài. - Bài tập: Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của mình về buổi tựu trường. - Chuẩn bị bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 18/08/2010 Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ I/. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2.Về kỹ năng: -Nhận diện, phân tích được từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. - Biết so sánh nghĩa của từ ngữ về cấp độ khái quát. 3.Về thái độ: HS có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Kiểm tra bài soạn của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’): Tiết học đầu tiên của phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 8 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn mức độ rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ. TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 5’ 10’ 5’ 3’ 10’ 2’ Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp: H: Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, thử nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ về chúng? H: Nghĩa của chúng có mqhệ gì? (gợi ý) -Giảng giải: mqhệ này ta không xét nữa mà ta sẽ tìm hiểu mqhệ khác, đó là mqhệ bao hàm (từ này có nghĩa bao hàm nghĩa của từ kia). Đó là phạm vi khát quát về nghĩa của từ: phạm vi: rộng - vừa - hẹp. => Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Gv treo bảng phụ có nội dung sơ đồ trong SGK. H: Nghĩa của từ ngữ động vật rộng/hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? tại sao? H: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “ Voi, hươu” ? - Diễn giải: Qua ví dụ trên ta thấy phạm vi nghĩa từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá; phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của từ voi, hươu, ta gọi chúng “động vật, thú” là từ ngữ có nghĩa rộng. H: Vậy theo em, từ ngữ nghĩa rộng là gì? H: Theo em, nghĩa của từ “thú, chim, cá” có mqhệ như thế nào đối với nghĩa của từ “động vật”? -Diễn giải: Ta gọi các từ thú, chim, cá là từ ngữ có nghĩa hẹp so với từ động vật. H: Từ ngữ nghĩa hẹp là gì? => giáo viên chốt ý. H: Trong sơ đồ còn từ ngữ nghĩa hẹp nào? H: Nêu nhận xét của từng bậc từ ngữ trong sơ đồ về phạm vi nghĩa? rút ra lưu ý cho h/s. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: HDHS làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc bài tập. -Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm cá nhân. - Gọi HS đọc kết quả, nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Xác định yêu cầu của bài? - Yêu cầu HS làm cá nhân. -Yêu cầu HS đọc bài tập. -Bài tập yêu cầu làm gì? -Tổ chức thi làm nhanh giữa các nhóm.( 5 nhóm) -Tổ chức phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Xác định yêu cầu của bài? - Yêu cầu HS làm cá nhân. -HS nêu lại khái niệm: . đồng nghĩa: có nghĩa giống nhau/gần giống nhau. Vd: lợn = heo . trái nghĩa: có nghĩa trái ngược nhau (xét trên một cơ sở chung) Vd: mập ><ốm - HS phân tích mối quan hệ bình đẳng về nghĩa (đồng nghĩa/trái nghĩa). -HS lắng nghe. - HS quan sát sơ đồ. - HS so sánh( nghĩa của từ động vật rộng hơn). - HS so sánh. -HS lắng nghe. -HS nêu lên cách hiểu của bản thân về vấn đề. - HS so sánh . - HS lắng nghe. - HS trình bày cách hiểu của mình. - HS phát hiện. - HS nhận xét (có từ có nghĩa rộng so với từ này nhưng hẹp hơn so với từ khác). - HS đọc. - HS đọc. -HS nêu yêu cầu. - HS làm cá nhân. - HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - HS đọc. - HS xác định. - HS làm cá nhân. - HS đọc. - HS xác định yêu cầu. - HS thi làm nhanh. - HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - HS đọc. - HS xác định. - HS làm cá nhân. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 1. Từ ngữ nghĩa rộng: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. 2. Từ ngữ nghĩa hẹp: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Ghi nhớ: (SGK) II. Luyện tập: BT1: BT2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng: a: chất đốt b. nghệ thuật c. món ăn d. nhìn e. đánh. BT3: Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm: a. xe cộ: xe đạp, xe gắn máy, xe tải... b. kim loại: nhôm, sắt, chì, bạc... c. hoa quả: nhãn, bơ, hồng, sấu... d. họ hàng: cô, dì, cậu mợ, chú... e. mang: xách, khiêng, gánh, cõng... BT4: Loại bỏ các từ không thuộc phạm vi nghĩa: a. thuốc lào. b. thủ quỹ c. bút điện d. hoa tai IV. Củng cố: 4’ GV nêu câu hỏi về từ ngữ nghĩa rộng và hẹp để củng cố bài học. V. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Làm bài tập số 5 - SGK, trang 11. - Chuẩn bị bài: “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”. VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: Ngày soạn: 22/08/2010 Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I/. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 2.Về kỹ năng: - Xác định được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 3.Về thái độ: HS có ý thức đúng khi tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK. 2. Học sinh: SGK, học bài, làm bài tập. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra bài soạn của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài(1’): Khi trình bày nội dung một văn bản, muốn tránh được việc trình bày lạc đề, không phục vụ tốt cho mục đích của bài văn, ta cần biết về chủ đề của văn bản và tính thống nhất của nó. TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 6’ 7’ 10’ 13’ Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về chủ đề của văn bản: -Yêu cầu h/s xem lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, trang 5. H: Tác giả nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu? H: Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác gì trong lòng tác giả? => Đó chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học. H: Nêu chủ đề của văn bản “Tôi đi học? => Chủ đề là đối tượng, vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả đặt ra trong văn bản. H: Nêu chủ đề của bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh. - Chuyển ý sang mục II. H: Căn cứ nào cho em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? -Chia HS ra làm 2 nhóm, thời gian 5’, thi đua tìm từ với yêu cầu sau: H: Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. H: Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề? H: Chủ đề được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hoạt động 2: HDHS luyện tập: -Gọi HS đọc yêu cầu B/tập 1,2,3. -GV chia lớp ra 4 nhóm, chia nhiệm vụ: Bt1: nhóm 1 câu a. nhóm 2 câu b, c. Bt2: nhóm 3. Bt3: nhóm 4. thời gian: 5’. -Gv hướng dẫn HS làm bài tập căn cứ trên kết quả hoạt động của từng nhóm. - HS xem lại văn bản. - HS trả lời( kỷ niệm buổi đi học đầu tiên trong đời). - HS trả lời (cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên). - HS nêu chủ đề( kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên). - HS lắng nghe. - HS xác định(tình yêu quê hương và gia đình dạt dào trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân trong thời đánh Mỹ). - HS phân tích cơ sở: tựa bài, các từ ngữ, câu văn nói đến việc đi học được lập lại nhiều lần - HS chia nhóm, thi đua tìm từ. - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc. - HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. l. - Cử đại diện trình bày kết quả. - HS khác nhóm nhận xét bài làm của bạn. I. Chủ đề của văn bản: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Văn bản “Rừng cọ quê tôi”. a. Thứ tự trình bày: - Miêu tả dáng cọ, sự gắn bọ giữa rừng cọ với nhau, sự gắn bó của cọ với tuổi thơ của tác giả, công dụng của cọ, tình cảm của người sông Thao với rừng cọ.- Trình tự trên khó thay đổi vì các phần được sắp xếp hợp lý, thể hiện ý rành mạch liên tục. b. Chủ đề văn bản: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi. c. Các từ ngữ được lập lại nhiều lần: rừng cọ, lá cọ, dáng cọ, sự gắn bó của cọ đối với nhân vật tôi, công dụng của cọ. 2. Bài tập 2: Bỏ ý b & d vì xa chủ đề, làm cho văn bản không đảm bảo tính thống nhất. 3. Bài tập 3: Bỏ ý c & g vì lạc đề. IV. Củng cố: 3’ H: Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề? V. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Hoàn thiện các bài tập. - Xem trước văn bản: “Trong lòng mẹ”. V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………. \ Ngày soạn: 23/08/2010 \Tiết 5,6: Văn bản : TRONG LÒNG MẸ (Trích “Những ngày thơ ấu”) - Nguyên Hồng I/. Mục tiêu cần đạt: 1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được: - Tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần và tình yêu mãnh liệt đối với mẹ của bé Hồng. - Bước đầu làm quen với thể văn hồi kí qua tài kể chuyện và xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyên Hồng 2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình. 3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tập truyện “Những ngày thơ ấu”. 2. Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (05’) H: Văn bản “ Tôi đi học” đã tái hiện dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học như thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài(1’): (Dựa trên tình cảm của Hồng đối với mẹ để dẫn vào bài). TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 5’ 15’ 17’ 2’ 13’ 10’ 5’ 10’ Hoạt động 1: HDHS đọc tìm hiểu chung -Gọi h/s đọc chú thích (*) trang 19. H: Giới thiệu đôi nét về tác giả? -Giảng giải: Do hoàn cảnh của mình, Nguyên Hồng sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi với những người nghèo khổ. Ông được xem là nhà văn của những người lao động nghèo cùng khổ - một lớp người “dưới đáy” xã hội. Nhân vật chính trong tác phẩm của ông đều bộc lộ tình cảm sâu sắc, mãnh liệt. -Hướng dẫn HS cách đọc văn bản (lưu ý giọng điệu nhân vật khi đối thoại giữa cô, tôi, mẹ). -Gv đọc mẫu, gọi HS đọc theo. H: Nhận xét cách đọc của bạn? -Gv uốn nắn, sửa chữa. H: Văn bản thuộc thể loại gì? Em hiểu như thế nào về thể loại trên? - GV bổ sung: Hồi ký là tác phẩm văn học thuộc phương thức tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình. Tác giả thành nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ nhất số ít) và trực tiếp biểu lộ cảm nghĩ về những ngày thơ ấu. H: Văn bản có xuất xứ như thế nào? H: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì? * Chuyển ý dựa trên bố cục. Hoạt động 2:HDHS đọc- hiểu văn bản: -Hướng h/s chú ý vào phần đầu của văn bản. H: Ban đầu, người cô có thái độ như thế nào? H: Chi tiết nào tiếp theo cho thấy người cô tỏ ra quan tâm Hồng. H: Giọng điệu của từ “thăm em bé” của người cô có ý nghĩa gì? H: Thấy Hồng rớt nước mắt, người cô có thay đổi không? Nêu dẫn chứng? H: Qua đó em có nhận xét gì về người cô này? -> Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo tình ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến. (Củng cố nội dung tiết 1) Hết tiết 1 -Hướng h/s vào hoạt động nhóm. Chia lớp 4 nhóm, nêu yêu cầu, giới hạn thời gian 4’, hướng dẫn h/s hoạt động. N1,2: Tìm chi tiết chứng tỏ tình cảm của Hồng đối với mẹ khi nói chuyện với cô. N3,4: Hồng thể hiện tình cảm ra sao khi gặp lại mẹ? -Gv gọi đại diện nhóm 1&3 trình bày, gọi nhóm 2&4 bổ sung. -Gv nhận xét, uốn nắn và rút ra nội dung. Có thể qua các gợi ý sau: - Hồng đã nghĩ gì về mẹ khi cô hỏi có muốn vào Thanh Hoá không? - Nghe cô xúc phạm mẹ, Hồng làm gì? Tại sao? - Biết nguyên nhân mẹ khổ vì cổ tục, Hồng có tâm trạng gì? - Khi gặp người ngồi trên xe giống mẹ, Hồng đã làm gì? - Tạo sao Hồng khóc khi được mẹ dìu lên ngồi cạnh? - Tìm từ ngữ miêu tả cảm giác sung sướng của Hồng khi ở trong lòng mẹ. H: Vì sao Hồng lại có tình cảm đó đối với mẹ (hay mẹ Hồng là người như thế nào)? H: Để diễn tả tình cảm của Hồng đối với mẹ như thế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? nêu dẫn chứng. H: Yếu tố nào tạo chất trữ tình của văn bản? H: Truyện giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm gì trong cuộc sống? H: Ngoài ra, thái độ của người viết như thế nào đối với nữ giới trong xã hội xưa? - HS đọc theo yêu cầu. - HS giới thiệu - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc văn bản - HS nhận xét . - HS lắng nghe. - HS xác định thể loại và nêu hiểu biết của bản thân. - HS lắng nghe. - HS nêu vị trí của đ/trích trong v/bản. - HS xác định. - HS xác định bố cục văn bản. - Hồng và cô nói chuyện. - Hồng và mẹ gặp nhau. - HS quan sát phần được hướng dẫn. - HS xác định. - HS xác định. - HS phân tích. - HS phân tích( vẫn thản nhiên và tiếp kể chuyện mẹ Hồng với vẻ thích thú). - HS thảo luận để đưa ra nhận xét thống nhất. - HS thảo luận nhóm, cử thư ký viết lên giấy kết quả thảo luận được; đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. -> nhớ đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. -> khóc, vì thương mẹ, giận cô, ghét những cổ tục. - căm tức. - vội vã, bối rối chạy theo. - vì dỗi hờn, vì hạnh phúc. - HS liệt kê những từ miêu tả + biểu cảm. - HS dựa trên tình cảm của Hồng để nhận xét, rút ra ý kiến đúng. - HS lắng nghe, rút ra bài học. - HS xác định biện pháp so sánh: + giá như những cổ tục... là 1 mảnh gỗ.. cho kì nát vụn mới thôi. + gặp mẹ như người bộ hành trên sa mạc gặp nước và bóng râm. - HS xác định. -> bày tỏ sự bênh vực quyền lợi của họ. I. Đọc,tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định. - Ngòi bút của ông luôn hướng về những người nghèo. - Được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). 2. Văn bản: a. Đọc: b. Thể loại: Hồi ký (tự truyện). b. Vị trí đoạn trích: Văn bản trích từ chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. d. Bố cục: 2 phần. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật người cô: - Lúc đầu: tỏ vẻ thân mật, cười hỏi. - Sau đó giọng vẫn ngọt, vỗ vai nhưng giọng điệu đầy mỉa mai châm chọc. - Cuối cùng: lạnh lùng trước nỗi đau của cháu, thản nhiên thích thú khi kể chuyện về sự đói rách, túng thiếu của mẹ Hồng. => Là người có bản chất độc ác, thâm hiểm. 2. Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng đối với mẹ: a. Khi nói chuyện với người cô: - Luôn nhớ đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. - Cười để trả lời cô vì không muốn tình yêu kính mẹ bị xúc phạm. - Khóc vì đau đớn phẫn uất trước sự mỉa mai, nhục mạ của cô về mẹ. - Căm tức những cổ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ. b. Khi gặp lại mẹ: - Vội vã, bối rối chạy đuổi theo mẹ. - Khóc nức nở khi ngồi bên mẹ. - Vô cùng sung sướng khi được ngồi trong lòng mẹ.. 3. Chất trữ tình của văn bản: a. Cách thể hiện: + Kết hợp kể và bộc lộ cảm xúc. + Dùng hình ảnh thể hiện tâm trạng, phép so sánh giàu sức gợi cảm. + Lời văn chân thành. b. Tình huống và nội dung câu chuyện: + Hoàn cảnh đáng thương của Hồng. + Hình ảnh người mẹ chịu nhiều cay đắng. + Lòng yêu thương mẹ của Hồng. c. Cảm xúc chân thành của Hồng. III. Tổng kết: 4. Củng cố: 4’ H: Có ý kiến cho rằng “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. Em hiểu gì về nhận định trên? - Là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. - Nhà văn dành cho họ tấm lòng chan chứa yêu thương, thái độ trân trọng. 5. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Tóm tắt đoạn trích - Chuẩn bị bài: “Trường từ vựng”. V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: Ngày soạn: 25/08/2010 Tiết 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là trường từ vựng. - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. - Nhận biết các từ cùng trường từ vựng trong văn bản. - Biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng trường từ vựng. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. 2. Học sinh: xem trước SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài ở nhà. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) H: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ! (trích “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng). H: Tại sao nói tác giả Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng? 3. Bài mới: Giới thiệu: (Dựa trên nét nghĩa chung của một số từ để dẫn). TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 18’ 16’ H: Em hiểu như thế nào về khái niệm của từ vựng? -> Giảng giải: từ vựng là toàn bộ các từ vị hoặc các từ của một ngôn ngữ. Gọi h/s đọc mục 1I trang 21 - SGK, chú ý từ in đậm. H: Những từ in đậm có nét chung nào về nghĩa? -> khi tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, ta gọi đó là trường từ vựng. Gv chia lớp ra 2 đội thi tìm trường từ vựng cho các nét nghĩa chung: - Các bộ phận của mũi. - Các đặc điểm của mũi. - Các bệnh về mũi. H: nhận xét về từ loại cho các từ trong tập hợp em đã tìm? Hướng dẫn h/s tìm hiểu nghĩa của từ “ngọt” trong các ngữ cảnh khác nhau. Gọi h/s đọc đoạn trích “Lão Hạc” trong ví dụ ở SGK, trang 22. H: Các từ in đậm dùng cho đối tượng nào? -> chuyển từ trường “người” sang “vật”. Gọi h/s cho ví dụ thêm. - Gv uốn nắn, sửa chữa. Gọi h/s đọc yêu cầu của 4 bài tập. Chia nhóm và nhiệm vụ thực hiện, giới hạn thời gian. -> trình bày theo cách hiểu của mình. -> trình bày yêu cầu của bài tập 1. -> chỉ bộ phận của gương mặt người. -> h/s hào hứng tham gia tìm ra trường từ vựng. -> là danh từ, động từ, tính từ. -> đọc và phân tích ví dụ trong SGK. -> đọc ví dụ. -> con chó của Lão Hạc. -> bé mèo của chị. -> chú chó thông minh. -> h/s nêu yêu cầu của bài tập SGK, trang 23. -> hoạt động nhóm để giải quyết bài tập Gv phân công. I. Thế nào là trường từ vựng: 1. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất nét chung về nghĩa. Ví dụ: - mắt nét nghĩa chung - gò má chỉ bộ phận - miệng trên gương

File đính kèm:

  • docngu van 8 tron bo.doc
Giáo án liên quan