A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng bao ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giả thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Tích hợp văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- Đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH bức thiết.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Soạn bài các thông tin, tư liệu về môi trường đang bị ô nhiễm trên trái đất,những bức tranh về hậu quả của việc ko bảo vệ mtrường.
- HS : học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ? Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nhật dụng nào ?
- VD : Sài Gòn tôi yêu .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Nguồn ô nhiễm môi trường quan trọng nhất là rác thải , bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt . Trách nhiệm xử lí rác thải công ngiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp , các cơ quan nhà nước . Rác thải sing hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu qủa . Chính vì vậy , năm 2000 lần đầu tiên VN tham gia '' Ngày Trái đất '' dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường , 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực , phù hợp với hoàn cảnh VN , gần gũi với mọi người mà có ý nghĩa to lớn đó là : Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS biết đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH; Nắm được bố cục và kiểu văn bản của bài văn.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 10 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy: 22/10/2012
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng bao ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giả thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Tích hợp văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- Đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH bức thiết.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Soạn bài các thông tin, tư liệu về môi trường đang bị ô nhiễm trên trái đất,những bức tranh về hậu quả của việc ko bảo vệ mtrường.
- HS : học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ? Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nhật dụng nào ?
- VD : Sài Gòn tôi yêu ....
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Nguồn ô nhiễm môi trường quan trọng nhất là rác thải , bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt . Trách nhiệm xử lí rác thải công ngiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp , các cơ quan nhà nước . Rác thải sing hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu qủa . Chính vì vậy , năm 2000 lần đầu tiên VN tham gia '' Ngày Trái đất '' dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường , 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực , phù hợp với hoàn cảnh VN , gần gũi với mọi người mà có ý nghĩa to lớn đó là : Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS biết đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH; Nắm được bố cục và kiểu văn bản của bài văn.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV hướng dẫn đọc giọng : Rõ ràng, nhấn mạnh lời kêu gọi.
GV đọc mẫu -> gọi HS đọc
* Kiểm tra từ khó ở HS.
GV nhấn mạnh : Nhựa + bao ni lông : Không tự phân huỷ, có thể tồn tại từ 20 năm – 5000 năm. Túi ni lông sử dụng từ hạt polietilen, polipropilen và nhựa tái chế.
I. Tìm hiểu chung:
1.Đọc
Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
2. Hoàn cảnh ra đời:
Ngày 22/04/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.
- Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung của từng phần.
-Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn?
Bố cục 3 phần :
+ Từ đầu ... không sử dụng bao bì ni lông: Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp . Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 .
+ Tiếp theo ... nghiêm trọng đối với môi trường : Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông .
+ Còn lại : Lời kêu gọi động viên mọi người .
3.Bố cuc :
- Văn bản gồm ba phần hợp lí, chặt chẽ (đi từ nguyên nhân ra đời bức thông điệp đến phân tích tác hại, từ đó nêu ra giải pháp và cuối cùng là lời kêu gọi).
Hãy cho biết văn bản này thuộc kiểu văn bản gì , đề cập đến vấn đề gì ?
Đây là kiểu văn bản nhật dụng thuyết minh về một vấn đề khoa học tự nhiên .
Kiểu văn bản: nhật dụng
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy đựoc đây là một văn bản gồm 3 phần hợp lí ,chặt chẽ: Mở đầu là lời thông báo về ngày trái đất, tiếp đến là phân tích những tác hại của việc dùng bao ni lông từ đó nêu ra giải pháp và cuối cùng là lời kêu .
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não.
Thời gian: 25 phút.
Chuyển ý vào mục II
Theo dõi phần mở bài, cho biết : Những sự kiện nào được thông báo?
Hãy nhận xét về cách trình bày các sự kiện đó?
Thuyết trình: Đây là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22- 4 -2000, nhân ngày đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất với một mục đích là bảo vệ môi trường trên toàn cầu
- Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề BVMT.
- Có 141 nước về dự.
- Năm 2000, VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Thông báo về ngày trái đất:
- Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề BVMT.
- Có 141 nước về dự.
- Năm 2000, VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”
-> Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể, lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng.
Từ đó, em thu nhận được những nội dung quan trọng nào trong phần mở đầu văn bản?
- Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất.
- VN cùng hành động để tỏ rõ sự quan tâm này.
-> Cấp thiết
GV chuyển ý sang mục 2
Tình hình việc sử dụng bao ni lông ở VN hiện nay? Có gì đáng báo động về việc sử dụng và thu gom bao ni lon ở VN hiện nay?
- Mỗi ngày sử dụng hàng triệu bao nilon
-Thu gom một phần nhỏ số lượng phần lớn là vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, sông ngòi, ao hồ...
2. Tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông:
a. Tác hại:
Theo các nhà khoa học, vì sao việc sử dụng bao ni lông lại gây hại đến môi trường?
Vì đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc, tuỳ từng loại ni lon nhưng nó có thể tồn tại từ 20 -> 5000 năm nếu không bị thiêu huỷ( như đốt chẳng hạn)
Từ đó, những phương diện gây hại nào của bao bì ni lông được thuyết minh?
Có thể gây hại đến môi trường, sức khoẻ con người bởi đặc tính không phân huỷ của Plaxtic.
-Đối với môi trường thiên nhiên?
* Đối với môi trường:
- Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, gây xói mòn.
- Làm tắc cống rãnh gây ngập úng, phát sinh muỗi gây dịch bệnh.
- Chết sinh vật biển.
- Đối với con người?
* Đối với sức khoẻ con người
- Ô nhiễm thực phẩm -> gây hại cho não, ung thư phổi.
- Khí đốt gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ung thư... và gây dị tật cho trẻ sơ sinh...
Tại sao người viết lại dùng các từ, cụm từ: “ Đặc biệt”, nguy hiểm nhất”?
HS trả lời
Hãy xác định rõ phương pháp thuyết minh của đoạn văn này?
Các phương pháp thuyết minh.
-> Liệt kê, phân tích, kết hợp liệt kê và phân tích
Sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích các tác hại của việc sử dụng bao ni lông có tác tác dụng gì?
GV đọc các thông tin về ô nhiễm môi trường hiện nay cho học sinh biết.
=> Khoa học, chính xác, thuyết phục.
Tác hại của việc dùng bao bì ni lông ?
HS trả lời
Tính không phân hủy của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Dẫn dắt: Để khắc phục được tình trạng ấy người viết đã nêu ra vấn đề gì?
Có cách nào để tránh được những hiểm hoạ ấy?
MR : Hằng năm có 10.000 con chim thú chết do nuốt phải túi ni lông 90 con thú chết do ăn phải hộp nhựa đựng thức ăn của khách tham quan vứt bừa bãi ở vườn quốc gia Côbê...
Liên hệ GD : Không xả rác bừa bãi làm mất mĩ quan, gây ô nhiễm môi trường.
b. Biện pháp hạn chế:
- Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao ni lông để dùng lại.
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông: khi không cần thiết, sử dụng túi đựng bằng giấy, lá.
- Tuyên truyền cho mọi người biết.
Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Chuyển ý sang mục 3
Người viết đã đưa ra những kiến nghị nào?
-Nhiệm vụ chung là gì?
- Hành động cụ thể là gì? Thuyết phục không?
HS trả lời
3. Kiến nghị :
- Nhiệm vụ : Bảo vệ trái đất thoát khỏi ô nhiễm bằng hoạt động cụ thể “Một ... lông”
Cuối văn bản tác giả sử dụng kiểu câu gì? Tác dụng?
HS trả lời
-> Câu cầu khiến : Kêu gọi tha thiết, động viên
=> Thuyết phục.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: Giúp HS nắm được những hình thức đã sử dụng trong văn bản để thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,…
Thời gian: 5 phút
Em có nhận xét gì về hình thức văn bản?
HS trả lời
III. Tổng kết :
1.Hình thức:
- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục.
Hãy nêu ý nghĩa văn bản?
HS trả lời
2. Ý nghĩa văn bản:
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bỉ ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
b. Bài sắp học: Chuẩn bị trả bài kiểm tra Văn.
Tiết 38
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy: 23/10/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I- Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân trong bài kiểm tra truyện kí hiện đại.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra này.
- Cũng cố thêm kiến thức về truyện kí hiện đại.
II- Chuẩn bị: Bài kiểm tra văn học đã chấm, bảng bìa
III- Các hoạt động dạy hoc:
A- ổn định:
B- Bài cũ: Không.
C- Trả bài:
1- Giáo viên ghi câu bài tập trắc nghiệm lên bảng bìa, giáo viên treo bảng bìa gọi 1 HS TB lên khoanh tròn đáp án đúng, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý.
2- Phần tự luận: 01 câu
Phân tích nhân vật chị Dậu để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
* Nhận xét:
1- Ưu điểm:
- Phần câu hỏi trắc nghiệm các em nắm khá chắc, có khoảng 90% số học sinh đúng yêu cầu.
- Phần tự luận: Các em đã biết cách phân tích nhân vật chị Dậu để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
- Một số em làm bài đạt điểm cao như: …
2- Khuyết điểm:
- Nhiều em viết chữ khó đọc
- Một số em kỹ năng cảm thụ thơ còn quá hạn chế.
- Một số em làm bài yếu như:…
D- Giáo viên ghi điểm vào sổ:
E- Biện pháp khắc phục khuyết điểm:
Các em bị điểm kém về nhà làm lại câu tự luận
Hướng dẫn tự học:
Soạn bài : Câu ghép.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng được 0,25đ riêng câu 9 1 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
A
B
D
D
D
D
A
1a, 2b, 3c, 4d
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ)
Tình huống truyện mở ra thật hấp dẫn đã thể hiện xung đột căng thẳng giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Đó là tình huống gia đình chị Dậu bị đồn nén đến bước đường cùng trong cơn khốn quẫn nhất: chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái dứt ruột nhưng vẫn còn thiếu xuất sưu của Hợi, người em chồng đã mất từ năm ngoái. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh trói. Nhờ có bà lão hàng xóm tốt bụng, chị Dậu mới cứu được chồng.
Tình huống vừa mở ra, xung đột đã nổi lên: Trong cảnh này, lực lượng của giai cấp thống trị gồm tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng độc ác , tàn nhẫn không còn chút tính người. Đây là bọn tay sai rất đắc lực của các quan phủ thời trước cách mạng tháng Tám. Trước cảnh anh Dậu vừa thoát chết, nằm rũ rượi, hắn không chút động lòng, luôn miệng quát, thét.
Đối lập với bộ mặt tàn ác, không chút tình người của tên cai lệ là hình ảnh đẹp khỏe của chị Dậu- người phụ nữ nông dân nghèo khổ đang trong cơn quẫn bách bị dồn đến bước đường cùng- với những phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng đang bộc lộ:
+ Tấm lòng của người vợ đối với chồng đang đau ốm;
+ Diễn biến thái độ của chị Dậu đối với tên cai lệ: từ chỗ van xin để rồi cuối cùng quật ngã cả hai tên tay sai mạt hạng, hung ác mà hèn mạt
Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai trở nên nhỏ bé, hèn hạ bấy nhiêu. Đó là sức mạnh của lòng căm hờn sôi sục,của sự uất ức cao độ bị dồn nén đến bước đường cùng. Đó còn là sức mạnh của cả tình thương yêu chồng con vô bờ bến.
Phan Văn Rơi
Tiết 39
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy: 26/10/2012
CÂU GHÉP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối vế câu trong câu ghép.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: giáo án, bảng phụ
HS: chuẩn bị bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Thế nào là nói quá? Nêu tác dụng? Cho ví dụ? Làm bài tập 5?
(Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.)
- Ở lớp 6, 7 các em đã học các loại câu gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Từ việc kiểm tra bài cũà Câu ghép.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
Mục tiêu: Giúp cho HS nắm đựoc đặc điểm của câu ghép là câu do 2 cụm C-V trở lên tạo thành,biết lấy ví dụ.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gọi học sinh đọc đoạn trích mục I.SGK?
Tìm các cụm C- V trong những câu in đậm?
Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C- V?
Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu trong SGK?
I. Đặc điểm của câu ghép:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Kiểu câu
Câu có một cụm C -V
2
Câu đơn
Câu có hai hoặc
nhiều cụm C - V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
1
Câu đơn MRTP
Các cụm C-V không bao chứa nhau
3
Câu ghép
GV nhấn mạnh:
-Câu có một kết cấu C-V -> câu đơn.
-Câu có hai cụm C-V trở lên, cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn ,câu có hai C-V trở lên không bao chứa nhau -> câu ghép.
Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên hãy cho biết câu ghép có đặc điểm gì?
HS trình bày
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
GV lấy VD để HS phân biệt câu ghép với câu mở rộng thành phần:
VD: Rừng /bị phá // khiến ai ai / cũng đau lòng.
cn vn cn vn
CN VN
Câu có cụm C –V mở rộng chủ ngữ và vị ngữ.
Hoạt động 3: Cách nối các vế câu ghép
Mục tiêu: Giúp cho HS nắm dựơc cách nối các vế của câu ghép,biết lấy VD ở mỗi cách.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút
Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I ?
Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
HS phát hiện
II. Cách nối các vế câu:
Tìm thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép?
Mọi người// đi hết cả còn tôi// ở lại.
Vì em// không học bài nên em// bị điểm kém.
Tôi//càng nói, nó //càng khóc.
Nước sông// dâng lên bao nhiêu, đồi núi// dâng lên bấy nhiêu.
( Nó ở đấy, tôi ở đây.)
Chồng tôi// đau ốm, ông// không được phép hành hạ.
Bây giơ, cụ// ngồi xuống phản này chơi, tôi// đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình// ăn khoai, uống nước chè,rồi hút thuốc lào ...
Tôi// im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi// càng thắt lại, khoé mắt tôi //đã cay cay.
Vậy có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Cho ví dụ?
HS trả lời
Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:
+Dùng từ nối ( quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau );
+Không dùng từ nối: theo cách này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Quan hệ từ:
Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.( VD: của, nhưng, bằng, về…; nếu …. thì..)
Phó từ:
- Là những từ chuyên đi kèm động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa nào đó. Phó từ còn gọi là phụ từ.
- Các loại phó từ:
+ chỉ mức độ: đã, đang, sẽ ...
+ chỉ mức độ: rất, hơi, khá...
+ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng...
+ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ; đi, nào
+ chỉ sự hoàn thành: xong, rồi; chỉ kết quả: được mất, ra....
Đại từ:
Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. ( VD: tôi tao , tớ….; bao nhiêu… bấy nhiêu; ai, gì…)
Chỉ từ
- Khái niệm: Chỉ từ là từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian ( nọ, ấy, kia, này, nãy, nay, nọ, đấy, đây, đó... )
- Khả năng kết hợp: Kết hợp với dt.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Làm phụ ngữ cho dt trong cụm dt
+ Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: HS biết tìm đựơc những câu ghép trong các văn bản đã học ,biết đặt câu với các từ nối cho trước,chuyển đổi câu ghép được theo yêu cầu.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút
III. Luyện tập:
BT 1
- Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Lên bảng thực hiện bài tập .
- HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
Bài 1:
a) - U van dần, u lạy dần! -> nối bằng dấu phẩy.
Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. à nối bằng dấu phẩy
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! à nối bằng dấu phẩy
Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. à nối bằng dấu phẩy
Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy à nối bằng dấu phẩy.
b) . Cô tôi chưa nói dứt câu, cổ họng tôi đã ứ khóc không ra tiếng.
-> nối bằng cặp phó từ: chưa ... đã; bằng dấu phẩy
-Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi /là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ , tôi /quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
=>Nối bằng dấu phẩy.
c) Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay àNối bằng hai dấu chấm.
d) Hắn/ làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão/ lương thiện quá.
=>Nối bằng quan hệ từ bởi vì.
BT 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Lên bảng thực hiện BT
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2: Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây:
a.Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
b.Nếu trời mưa to thì tôi sẽ nghỉ học.
c.Tuy nhà ở xa nhưng nó vẫn đi học đúng giờ.
d.Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay.
BT 3:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Lên bảng thực hiện BT
- Nhận xét bổ sung.
/ Bài 3:
Chuyển những câu ghép ở bài 2 thành những câu ghép mới bằng 1 trong 2 cách sau:
a.Bỏ bớt 1 quan hệ từ hoặc đảo lại trật tự các vế câu:
-Trời mưa to nên đường rất trơn.
-đường rất trơn vì trời mưa to.
+Trời mưa to thì tôi sẽ nghỉ học.
+Tôi sẽ nghỉ học nếu trời mưa to.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
b. Bài sắp học: “Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm”
Tiết 40
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy: 26/10/2012
LUYỆN NÓI:KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm
- Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: giáo án.
- HS: chuẩn bị bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Ôn tập ngôi kể
Mục tiêu: Giúp cho HS nhớ lại một số kiến thúc về ngôi kể và tác dụng của ngôi kể(ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba); Vai trò của các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp,Trình bày bằng miệng.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất?
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất? Hãy kể một số tác phẩm đã học sử dụng hai ngôi kể này?
HS trả lời
I/ củng cố kiến thức:
1 Ngôi kể:
- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, trực tiếp kể những gì mình trải qua chứng kiến và nói được suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
VD: Bài học đường đời đầu tiên, Trong lòng mẹ, Tôi đi học.
Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào?
Tác dụng của ngôi kể thứ ba? Hãy kể một số tác phẩm đã học sử dụng hai ngôi kể này?
Có văn bản nào được sử dụng cả hai ngôi kể không? Vì sao có sự thay đổi ngôi kể?
GV: “Hai cây phong”: tôi và chúng tôi; “Lặng lẽ Sa Pa”: ngôi thứ ba; nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn trần thuật vào nhật ông già họa sĩ, mặc dù không dùng ngôi thứ nhất ( để họa sĩ xưng “tôi” khi kể chuyện, trừ một đoạn nhỏ, tác giả chuyển điểm nhìn sang nhân vật cô kĩ sư ).
HS trả lời
- Kể theo ngôi thứ ba: người kể dấu mình, Kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
VD: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.
- Việc thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt truyện, nhân vật và hấp dẫn người đọc.
Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
HS trả lời
2.Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
Kết hợp các yếu tố này tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc.
Yêu cầu của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện.
HS trả lời
3. Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm: rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn.
Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Giúp HS xác định được ngôi kể, lập dàn ý cho các câu chuyện được kể, dựa vào dàn ý có thể lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ có yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp.
Phương pháp: Thảo luận theo bàn, thuyết trình, vấn đáp…
Thời gian: 35 phút
Theo dõi đoạn trích ở phần 2.
Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn?
- Sự việc: cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu.
- Nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà Lý trưởng.
- Ngôi kể thứ ba .
II/ Luyện nói:
Kể lại đoạn văn (trích Tức nước vỡ bờ) theo lời của chị Dậu ( ngôi thứ nhất).
Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn?
- Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô: van xin, nín nhịn, cháu van ông…
- Bị ức hiếp, phẫn nộ: chồng tôi đau yếu…
- Căm thù, vùng lên: mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng?
- Các yếu tố miêu tả.
+ Chị Dậu xám mặt…
+ Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện… người đàn bà lực điền… ngã chỏng quèo… nham nhảm thét…
+ … anh chàng hầu cận ông Lý… chị chòng con mọn… ngã nhào ra thềm…
- Tác dụng: nêu bật sức mạnh của lòng căm thù đã khiến: người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện.
+ Chị chàng con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận ông Lý.
Hãy đóng vai chị Dậu kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất?
Muốn kể lại theo ngôi kể thứ nhất cần phải thay đổi những gì?
- Thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất '' tôi '' .
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp .
- Lựa chọn chi tiết miêu tả và biểu cảm cho sát hợp với ngôi kể thứ nhất .
Học sinh lên nói.
* Đóng vai chị Dậu.
Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất chạy tới đỡ tay người nhà lý trưởng, van xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh lại, xin ông tha cho!.
Nhưng '' tha này , tha này '' vừa nói tên người nhà lý trưởng vừa đấm vào ngực tôi vừa hùng hổ sấn tới định trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn, tôi dằn giọng:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!.
Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới chỗ chồng tôi. Tôi nghiến răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem, tiện tay, tôi túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, nhưng miệng vẫn thét trói như một thằng điên…
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
Ôn kiến thức về ngôi kể
Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm.
b. Bài sắp học: “Ôn dịch thuốc lá”
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định nội dung văn bản
- Xác định nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
File đính kèm:
- Tuần 10.doc