A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nhận thức được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi đối với môi trường sống, đối với trái đất của chúng ta; thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của bao ni lông và việc lam fthiết thực để giảm thiểu tác hại đó.
- GD ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống trong sạch, ý thức tuyên truyền vận động mọi người có hiểu biết và có hành động cụ thể để hưởng ứng Ngày Trái Đất bảo vệ môi trường.
- RLKN: đọc và phân tích văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
B.Chuẩn bị.
- Thầy: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Trò: chuẩn bị bài.
C. Tiến ttrình giờ học.
1. ổn định tổ chức: 8A ./32; 8B ./35; 8C ./33; 8D ./31.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các tác giả, tác phẩm truyện kí đẫ được học và ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động I. Khởi động.
Trấi Đất “ Ngôi nhà chung của thế giới” ngày càng bj nhiều hiểm hoạ đe doạ. Một trong những hiểm hoạ khôn lường ấy lại do chính con người gây ra. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu là Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Tác giả của bức thông điệp này muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Phân tích vă bản này chúng ta sễ biết.
Hoạt động II. Đọc- Hiểu văn bản
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 11 Tiết 39 Thông tin về ngày trái đất năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
===========================================================
Tuần 11.
Tiết 39. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Ngày soạn:28/10/08
Ngày giảng:3/11:8A,B
6/11:8C,D.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nhận thức được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi đối với môi trường sống, đối với trái đất của chúng ta; thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của bao ni lông và việc lam fthiết thực để giảm thiểu tác hại đó.
- GD ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống trong sạch, ý thức tuyên truyền vận động mọi người có hiểu biết và có hành động cụ thể để hưởng ứng Ngày Trái Đất bảo vệ môi trường.
- RLKN: đọc và phân tích văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
B.Chuẩn bị.
- Thầy: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Trò: chuẩn bị bài.
C. Tiến ttrình giờ học.
1. ổn định tổ chức: 8A…../32; 8B…../35; 8C…../33; 8D…../31.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các tác giả, tác phẩm truyện kí đẫ được học và ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động I. Khởi động.
Trấi Đất “ Ngôi nhà chung của thế giới” ngày càng bj nhiều hiểm hoạ đe doạ. Một trong những hiểm hoạ khôn lường ấy lại do chính con người gây ra. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu là Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Tác giả của bức thông điệp này muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Phân tích vă bản này chúng ta sễ biết.
Hoạt động II. Đọc- Hiểu văn bản
? Dựa vào chú thích * nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
GV: hướng dẫn học sinh đọc. Học sinh đọc, gv nhận xét.
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích Dặc biệt chú thích 2,3.
? Văn bản có thể chia mấy phần? Giới hạn và nội dung của tong phần?
? Xác định thể loại của văn bản?
? Nêu ngày được coi là Ngày Trái Đất?
? Có bao nhiêu nước tham gia? Năm 2000 VN tham gia với chủ đề gì?
? Mục đích của Ngày trái đất là gì? Vì sao có nhiều nước tham gia?
? ở VN bao ni lông được sử dụng với số lượng như thế nào?
? Có điều đáng báo động về việc sử dụng và thu gom bao ni lông ở VN?
HS:Liên hệ với việc vứt bao ni lông nơi em ở.Có điều gì giống và khác với sự phản ánh trong bài.
? Vì sao bao ni lông có thể gây nguy hại cho môi trường?
? Văn bản thống kê mức độ gây hại của bao ni lông như thế nào? Việc thống kê ở đây có gì đặc biệt gây ấn tượng cho người đọc?
? Ngoài những tác hại đó em thấy nó còn có những tác hại nào?(HS trả lời)
? Nhận xét của em về cách thuyết minh ở đây?
? Trước hiểm hoạ của việc sử dụng bao ni lông bừa bãi, người ta kêu gọi phảI làm gì? theo em lời kêu gọi có thiết thực không? Có thực hiện được không?
? Nếu kết thúc bài viết ở chỗ nêu 4 việc cần làm có được không? Theo em ý nghĩa của đoạn kết là gì?
Hoạt động III. Tổng kết.
? Nêu nội dung chính của văn bản?
? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
HS: đọc ghi nhớ SGK
I. Tác giả- tác phẩm.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích.
III. Bố cục, thể loại và PTBĐ.
1. Bố cục. Chia 3 phần:
- P1:Từ đầu……Một ngày không ding bao ni lông.
- P2: tiếp……đối với môi trường.
- P3: còn lại.
2. Thể loại: Văn bản thuyết minh.
3. PTBĐ:
IV. Phân tích.
1. Thông báo về Ngày Trái Đất.
- Ngày 22/4 hàng năm: Ngày tráI đất mang chủ đề bảo vệ môi trường.
- Có 141 nước tham gia.
- Năm 2000 VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”
=> Thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi truờng.
2. Tác hại của việc ding bao ni lông và những biện pháp hạn chế.
- ở VN bao ni lông được sử dụng với số lượng lớn: mỗi ngày thải ra hàng triệu bao.
=> mới chỉ thu gom một phần nhỏ số lượng bao ni lông. Phần lớn vẫn được vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
- Bao ni lông gây hại cho môi trường vì đặc tính không phân huỷ của nó.Tuỳ từng loại , chúng có thể tồn tại từ 20=>5000 năm.
+ Lẫn vào đất, gây cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn.
+ Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải , gây lụt lội, gây ra muỗi nhiều, lây truyền dịch bệnh.
+ Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
+ Làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não, là nguyên nhân gây lên ung thư
+ Khí đốt => gây ra chất đi-ô-xin =>gây ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu…
=> Kết hợp liệt kê tác hại của việc ding bao ni lông và phân tích cơ sở thực tiễn và khoa học của những tác hại đó =>dễ hiểu, dễ nhớ.
- Biện pháp hạn chế tác hại:
+ Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao ni lông để dùng lại.
+ Không sử dụng bao ni lông khi không cần thiết.
+ Sử dụng các đựng bằng giấy, nhất là khi đựng thực phẩm.
+ Tuyên truyền cho mọi người tác hại của việc sử dụng bao ni lông, tìm giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và không thải bỏ bừa bãi.
3. Lời kêu gọi.
- Quan tâm đến trái đất hơn.
- Bảo vệ Trái Đất trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gia tăng.
- Một ngày không sử dụng bao ni lông.
V. Tổng kết.
1. Nội dung.
Chủ đề của Ngày Trái Đất năm 2000 được thể hiện cụ thể trong lời kêu gọi Một Ngày Không Dùng Bao Ni Lông. Tác giả thuyết minh, phân tích đầy đủ thuyết phục về nguy hại của bao ni lông và kêu gọi làm 4 việc để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông, mà cụ thể nhất là hưởng ứng Ngày Trái Đất năm 2000: Một Ngày Không Dùng Bao Ni Lông
2. Ngệ thuật.
Văn bản ngắn gọn, mạch lạc, tập trung vào nêu tác hại theo mức độ tăng cấp và đưa ra các yêu cầu hành động phù hợp, thiết thực. Kết thúc một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa Ngày Trái Đất bảo vệ môI trường và một việc làm rất cụ thể.
Hoạt động IV. Củng cố- Hướng dẫn về nhà.
Tác hại của việc sử dụng bao ni lông.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
===============================================================
Tiết 40. Nói giảm nói tránh.
Ngày soạn:29/10/08
Ngày giảng:4/11:8A,B
7/11:8C,D
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm. nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- RLKN phân tích tác dụng của nói giảm, nói tránh trong văn thơ.
- GDHS có ý thức sử dụng nói giảm, nói tránh tron ggiao tiếp khi cần thiết.
B. Chuẩn bị.
- Thầy: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Trò: chuẩn bị bài .
C. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức: 8A…../32; 8B…../35; 8C…../33; 8D…../31.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nói qua? Cho ví dụ.
Học sinh lên bảng làm bài tập4
3. Bài mới.
Hoạt động I. Khởi động. Trong cuộc sống cũng như trong văn học, có những từ thể hiện sự nhã nhặn, tránh nói thật khi không cần thiết. Đó là biện pháp nghệ thuật gì? vhúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động II. Hình thành khái niệm mới.
HS: tìm hiểu yêu cầu bài tập sgk
? Các từ in đậm trong đoạn tríchcó nghĩa gì
? Các từ in đậm là từ gì? ( đồng nghĩa)
? Tại sao người ta dùng cách nói này?
Thể hiện thái độ gì của người nói?
? Tại sao ở đây tác giả dùng từ “ bầu sữa”?
? Trong hai cách nói, cách nói nào nhẹ nhàng ,tế nhị với người nghe?
GV: Cách nói như trên gọi là nói giảm nói tránh.
? Em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng?
HS: đọc ghi nhớ /sgk
GV:Nói giảm nói tránh có thể theo nhiều cách:- Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt( Chết: quy tiên, từ trần)
- Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa:ác ý- thiếu thiện chí.
- Nói vòng:anh còn kém lắm- anh cần phảI cố gắng hơn nữa.
- Nói trống ( tỉnh lược): Anh ấy bị trương nặng thế thì không sống được đâu- anh ấy thế thì thì không được bao lâu nữa đâu)
* Trong văn học: Cậu Vàng đi đời- tránh cảm giác ghê sợ, thể hiện sự xót xa của lão Hạc….
Hoạt động III. Luyện tập.
? Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.
? Xác định câu sử dụng nói giảm nói tránh trong mỗi cặp câu?
? Đặt 5 câu.
? Trường hợp nào không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh?
I. Nói giảm nói tránh và tácdụng của nói giảm nói tránh.
1. Bài tập /sgk.
2. Nhận xét.
a.
- đi gặp cụ Các Mác….
- đi…
- chẳng còn.
=> nói đến cái chết
=> giảm nhẹ, tránh sự đau buồn.
Thể hiện sự tôn kính, kính trọng.
b.
- Bầu sữa: tránh sự thô tục.
c. Cách nói thứ 2 có tính chất nhẹ ngàng hơn đối với người tiếp nhận.
3. Ghi nhớ/ sgk.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
a. đi nghỉ.
b.chia tay nhau.
c. khiếm thị
d.có tuổi.
e. đi bước nữa
Bài tập 2. a2, b2, c1, d1, e2
Bài tập 3.
- Căn phòng của anh không được gọn gàng lắm.
- Học lực của cháu dạo này không được tốt
- Bữa cơm hôm nay chị nấu không bằng mọi hôm.
- Anh ta có chiều cao hơi khiêm tốn.
- Dạo này tớ they cậu hơi ham chiểu ngang.
- Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
Bài tập 4.
- Góp ý chân thành với bạn bè về những khuyết điểm của họ.
- Khi đưa ra nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó trong cuộc sống của chung tất cả mọi người, hoặc đánh giá sự vật, sự việc khi đưa ra biện pháp giải quyết rất cần có sự đánh giá đúng đắn( ùn tắc giao thông, rác nơi công cộng)
- Khi đưa ra nhận xét về kẻ thù của dân tộc
Hoạt động IV. Củng cố- Hướng dẫn về nhà.
Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng?
Sử dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp cho phù hợp.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
File đính kèm:
- t11Thongtinvengaytraidatnam2000.doc