Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. Chuẩn bị:

- Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh )

- học sinh : giấy trong .

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

? Làm bài tập 4 - SGK

III. Tiến trình bài giảng:

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 53 Ngày dạy lớp………./……/2007 Tiếng Việt dấu ngoặc kép A. Mục tiêu cần đạt: - HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép - HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. B. Chuẩn bị: - Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh ) - học sinh : giấy trong . C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. ? Làm bài tập 4 - SGK III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Y/c học sinh đọc ví dụ ? ở ví dụ a, b, c, d dấu ngoặc kép dùng để làm gì. - Hướng dẫn học sinh lần lượt phân tích. * Đánh dấu lời dẫn trực tiếp * đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai * Đánh dấu tên tác phẩm ? vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì. ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép. - Hs thảo luận theo nhóm. * Các cách khác nhau dẫn lời trực tiếp. ? Hãy đặt dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết) * a) Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp. * b) Báo trước lời dẫn trực tiếp. * c) Báo trước lời dẫn trực tiếp. - Yêu cầu học sinh giải thích - Y/c học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào giấy trong . - Gv chiếu bài của học sinh lên máy , gọi học sinh nhận xét, giáo viên chốt. I. Công dụng 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét - VDa đánh dấu câu nói của Găng-đi (lời dẫn trực tiếp) - VDb: Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt ẩn dụ: dải lụa - chỉ chiếc cầu - VDc: đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai - VDd: đánh dấu tên của các vở kịch - tên tác phẩm. 3. Kết luận - HS đọc ghi nhớ SGK II. Luyện tập BT 1: - VDa: Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão. - VDb: Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai - VDc: Từ ngữ được dẫn trực tiếp - VDd: Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai - Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ 2 câu thơ của 1 ví dụ BT 2: a) .......cười bảo: ''cá tươi......tươi'' b) ... chú Tiến Lê: ''Cháu ... '' c) ... bảo hắn: ''Đây ... là'' BT 3: a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn t văn lời dẫn gián tiếp. BT 4: - HS tự viết - HS nhận xét, sửa lỗi. IV. Củng cố:(2') - Công dụng của dấu ngoặc kép V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 5, học ghi nhớ. - Xem trước ''Ôn luyện về dấu câu'' - HS lập dàn ý: Thuyết minh chiếc phích nước (tập nói trước ở nhà) Tuần 14 Tiết 53 Ngày dạy lớp………./……/2007 Tập làm văn luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. - Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, hăng hái phát biểu B. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị ví dụ nói mẫu phần MB - HS: Dàn ý đề: thuyết minh cái phích nước. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(2') KT phần chuẩn bị lập dàn ý ở nhà của học sinh III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - GV viết đề bài lên bảng ? Đây là kiểu bài gì. ? Đối tượng thuyết minh ? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước. ? Dựa vào những ý đó lập dàn ý. ? Phần MB viết như thế nào. ? Thân bài em trình bày những ý nào. ? ở phần TB ta sử dụng những phương pháp nào. ( phân tích và giải thích) ? phần kết bài , càn nêu những ý nào - GV chia tổ cho các em tập nói - GV nói mẫu - Lưu ý khi nói: - GV gọi học sinh nhận xét - GV đánh giá, uốn nắn I. Lập dàn ý: - Đề bài: thuyết minh cái phích nước - Kiểu bài: thuyết minh - Đối tượng: Cái phích nước - cấu tạo + vỏ + ruột + Chất liệu, mầu sắc... - Công dụng: giữ nhiệt - Cách bảo quản - Dàn ý: 1. MB: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình. 2. TB: + Cấu tạo: - Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa - Màu sắc: trắng, xanh, đỏ... - Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc - Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt + Công dụng: giứ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống. + Cách bảo quản. 3. Kết luận: - vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam . - Bảo quản ra sao. II. Luyện nói: 1. Nói trong nhóm - HS nói theo tổ - Từng em nói một 2. Nói trước lớp - Hs chú ý - 4 đại diện của tổ lên nói từng phần MB, 2 em : TB; 1 em nói toàn bài - Phát âm to, rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ cho đúng. Ví dụ: Kính thưa thầy cô Các bạn thân mến - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ... - Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta. IV. Củng cố:(2') - Chốt lại những đặc điểm lưu ý về bài văn thuyết minh - Đánh giá hiệu quả của cách trình bày, rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Chuẩn bị các đề trong SGK , quan sát các vật dụng trong gia đình như cái quạt, cái bàn là,... để giờ sau viết bài văn thuyết minh. Tuần 14 Tiết 55-56 Ngày dạy lớp………./……/2007 Viết bài tập làm văn số 3 văn thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: - Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết. B. Chuẩn bị: - Ra đề kiểm tra có biểu điểm, đáp án C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(6') - kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh III. Tiến trình kiểm tra : 1. GV chép đề bài lên bảng: Thuyết minh cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc quạt để bàn. 2. HS làm bài trong 2 tiết 3. GV thu bài IV. Củng cố:(') - GV nhận xét giờ làm bài V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Tiếp tục lập dàn ý các đề bài còn lại - Chuẩn bị thuyết minh về một thể loại văn học - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt chuẩn bị tuần sau kiểm tra đáp án - biểu điểm I. Yêu cầu về nội dung: 1. Kiểu bài: Văn thuyết minh 2. Đối tượng thuyết minh: Chiếc quạt để bàn. - Dàn ý cụ thể: a) Mở bài: Giới thiệu quạt để bàn là vật dụng dùng để tạo cho không khí lưu thông thoáng mát. b) Thân bài: * Cấu tạo: - Vỏ quạt,- lồng quạt,- cánh quạt,- ruột quạt gồm: mô tơ điện có trục gắn cánh quạt với nút tuốc năng,- đế quạt có nút điều chỉnh tốc độ, đèn, hẹn giờ, công tắc tắt mở * Sử dụng: Nên sử dụng tuốc năng để quạt quay đi, quay lại * Bảo quản: - Thường xuyên lau sạch bụi bẩn để thông gió, tránh gây cháy - Châm dầu vào các bạc đạn, tránh khô dầu, mòn vẹt trục c) Kết bài: Quạt là vật dụng cần thiết trong sinh hoạt khi trời nắng nóng. II. Yêu cầu hình thức: - Bài viết có đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB - Thuyết minh trôi chảy, mạch lạc có liên kết các đoạn, đúng chính tả III. Biểu điểm: - Điểm giỏi (8, 9, 10): Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc quạt để bàn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Điểm khá: (7) đã thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn song còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm TB: Cũng đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý từ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý - Điểm dưới TB: Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc