A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ, khẩu khí hào hùng của tác giả.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên:
+ Giáo án
* Học sinh:
+ Soạn bài.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Giáo viên giới thiệu bài mới:
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 15 tiết 57- Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 1/12
Tuần 15.
Tiết57 vào nhà ngục quảng đông cảm tác
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ, khẩu khí hào hùng của tác giả.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên:
+ Giáo án
* Học sinh:
+ Soạn bài.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Giáo viên giới thiệu bài mới:
Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- HS đọc và tóm tắt phần tác giả, tác phẩm.
- GV giới thiệu về tác giả PBC.
- GV cho HS tìm hiểu thể thơ Đường.
- HS đọc tác phẩm
- HS đọc phần chú thích * và giải thích thêm một số từ
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- HS đọc lại 2 câu đầu và giải thích “hào kiệt”, “phong lưu”
? Quan niệm “Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí ntn của PBC?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ?
- HS đọc tiếp 2 câu thực.
? ở 2 câu này tác giả nói về cuộc đời sóng gió của mình nhằm mục đích gì? Em có nhận xét gì về giọng điệt của 2 câu thơ?
? Đây có phải là lời than thở của PBC hay không? Vì sao?
? Em hãy chỉ ra luật đối trong 2 câu thơ này
? Ngoài nghĩa người có tội ở trong sgk giải thích, em hiểu PBC nói có tội ở đây là tội gì?
? Tóm lại, em hiểu ý 2 câu thơ trên ntn?
- HS thảo luận, GV kết luận ghi bảng
- HS đọc tiếp 2 câu 5-6
? Hai câu này có ý nghĩa gì? Những từ nào làm em chú ý nhất?
? Giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật có gì thay đổi so với 2 câu thực? Sự thay đổi đó có tác dụng gì đến việc diễn tả tâm trạng?
? Phép đối có được sử dụng tiếp hay không? Nhận xét?
? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt?
- HS đọc 2 câu kết(Đây là câu thơ làm nổi bật chủ đề)
? Em hiểu ntn về nội dung hai câu kết?
? Trong hai câu kết có từ nào được lặp lại? Cách lặp như thế có tác dụng gì?
? Hai câu thơ cuối đã giúp em hiểu thêm về PBC ntn?
Nội dung ghi bảng
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả, tác phẩm
2. Tìm hiểu thể thơ Đường
II. Tìm hiểu văn bản
Hai câu đề
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù
à Khẳng định khí phách hào hùng, tư thế ung dung cao đẹp.
2. Hai câu thực
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu
à Đối ý tỏ rõ sự bất công vô lí qua cặp từ “đã”, “lại”- cách nói bóng gió pha chút ngạo nghễ, mỉa mai.
à Giọng điệu trầm bổng diễn tả một nỗi đau cố nén biểu hiện tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách.
3. Hai câu luận
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
à Đối, khí phách hiên ngang của người anh hùng.
4. Hai câu kết
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
à Điệp từ “còn” khẳng định tinh thần lạc quan, quyết tâm theo đuôi sự nghiệp cách mạng, tấm lòng yêu nước.
* Ghi nhớ: sgk/142
Hoạt động 3: Luyện tập
Đọc diễn cảm lại toàn bộ bài thơ
? Em có nhận xét chung gì về bài thơ?
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại phần ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại, học thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn”
* Rút kinh nghiệm..................................................................
Tiết 58 đập đá ở côn lôn
Phan Chu Trinh
A. Mục tiêu cần đạt: giống bài trước
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị giáo án
+ Dùng bảng phụ
* Học sinh:
+ Đọc trước bài
+ Soạn bài
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đong cảm tác”, cho biết một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Hãy nhận xét về nội dung và giọng điệu của bài thơ.
3. Bài mới
Giáo viên giới thiệu bài mới:
Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu thêm về Phan Châu Trinh và Côn Đảo
- HS trình bày một số hiểu biết của mình về Côn Đảo
- GV nhấn mạnh và mở rộng thêm về tác giả.
- Giải thích từ khó.
Hoạt động2: Đọc- tìm hiểu văn bản
- HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Em hãy nhắc lại niêm luật về thể thơ đó?
? HS đọc 2 câu đầu, hai câu đề đã giới thiệu cho ta hiểu điều gì?
? Nhận xét về thế đứng của người tù, những từ ngữ nào đã biểu lộ phong cách ấy?
? Qua các từ ngữ phân tích, em hiểu ntn về hai câu thơ đó?
? Em có biết những câu thơ nào nói lên chí làm trai không?
- HS đọc 2 câu thực.
? Em hãy hình dung công việc đập đá tiếp tục được tả cụ thể ntn?
? Những hình ảnh và hành động đập đá của người tù được tả có gây cho em cảm giác nặng nhọc, vất vả hay không? Vì sao?
? Phân tích nghệ thuật thể hiện ở 2 câu thơ này, nêu tác dụng?
- HS đọc tiếp 2 câu luận.
? Phép đối được tiếp tục sử dụng trong 2 câu thơ này ntn?
? Tác giả muốn nói gì qua phép đối này?
- HS đọc hai câu kết.
? Em hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ này ntn? Cách kết thúc bài thơ này có giống với bài “cảm tác” không?
( HS thảo luận- trình bày ý kiến)
? Em hãy đọc lại bài thơ và nhận xét chung về giọng điệu và nội dung của bài thơ.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
Nội dung ghi bảng
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
SGK
II. Đọc- tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho vỡ núi non
à Tư thế hiên ngang lẫm liệt của người tù nơi khó khăn, gian khổ.
2. Hai câu thực
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
àĐối: đối hành động, đối hình ảnh, đối xứng
à Hành động mạnh mẽ, phi thường bất chấp mọi trở lực trên đường đời cách mạng.
3. Hai câu luận
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi bền dạ sắc son
à Đối.
à Tấm lòng sắc son không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.
4. Hai câu kết
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
à Phép liên tưởng thú vị, khẳng định khí phách kiên trung, lạc quan trước hoài bão lớn lao “cứu nước”.
* Ghi nhớ: Sgk tr.135
Hoạt động 3: Luyện tập
Hãy nêu cảm nhận của em qua 2 bài thơ vừa học
Cả 2 bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ lỡ bước vào vùng tù đày-Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của họ biểu hiện ở khí phách ngangtàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng. Vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ.
- Đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài “Ôn luyện về dấu câu”
* Rút kinh nghiệm..................................................................
NS: 6/12
Tiết 59 ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị giáo án
* Học sinh:
+ Soạn bài.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Giáo viên giới thiệu bài mới:
Dấu câu
Dấu chấm
Dấu chấm hỏi
Dấu chấm than
Dấu phẩy
Dấu chấm lửng
Dấu chấm phẩy
Dấu chấm ngang
Dấu gạch nối
Dấu ngoặc đơn
Dấu hai chấm
Dấu ngoặc kép
Công dung
Dùng để kết thúc câu trần thuật.
Dùng để kết thúc câu nghi vấn
Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán
Dùng để phân tách các thành phần và các bộ phận của câu
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giảm nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Nối các tiếng trong một từ phiên âm.
- Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san…được dẫn.
GV lưu ý:
- Ngoài tác dụng nêu trên các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy) còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết.
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ là một quy định về chính tả (viết ngắn hơn dấu gạch ngang).
Hoạt động 2: Các lỗi thường gặp về dấu câu
- GV cho HS đọc vd4/sgk
- GV ghi lên bảng
? Vd1 thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
- HS đọc vd2
? Dùng dấu chấm sau từ này đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì?
- HS chú ý vd3
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức. Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp.
- HS xét vd4
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và dấu chấm ở cuối câu 2 đã đúng chưa? Vì sao? ở những vị trí đó nên dùng dấu gì?
? Qua 4 vd trên em hãy cho biết các lỗi nào thường gặp khi sử dụng dấu câu?
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc.
à Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2. Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.
à Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này
à Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
4. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này ntn và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
à Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: HS chép đoạn văn vào vở và điền dấu thích hợp
(,), (.), (.), (,), (: ), (-), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (: ), (-), (?), (?), (?), (!)
Bài tập 2 Phát hiện lỗi dấu câu và thay vào dấu câu thích hợp
a)…mới về?...mẹ dặn là anh…chiều nay.
b) …sản xuất…có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
c) năm tháng, nhưng…
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại các dấu câu đã học và công dụng của nó.
- Khi sử dụng dấu câu ta phải tránh những lỗi nào?
- Nắm vững các dấu câu. Xem trước bài “thuyết minh về thể loại”
Rút kinh nghiệm..................................................................
Tiết 57 Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Kiểm tra những kiến thức Tiếng Việt đã học của học sinh .
- Trọng tâm là những kiến thức từ đầu đến nay
- Có ý thức tích hợp với các kiến thức về văn và Tập làm văn
- Rèn kĩ năng thực hành tiếng việt
B. Chuẩn bị:
Ra đề và biểu chem.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Gv giao đề cho học sinh
I. Đề bài:
1. Cho đoạn văn sau:
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa.Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền .Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Thống kê các từ cùng trường từ vựng về bộ phận cơ thể người.
Thống kê các từ cùng tiểu trường từ vựng về hoạt động của người.
Bổ xung cho mỗi trường từ vựng trên ít nhất ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và hoạt động của người.
2. Viết một đoạn văn (6-7 câu) có dùng trợ từ , thán từ , tình thái từ.
3. Sưu tầm một số câu thơ hoặc ca dao có dùng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
4. Phân tích các câu ghép sau:
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được.
c. Lão không hiểu tôi , tôi nghĩ vậy , và tôi càng buồn lắm.
II. Đáp án, biểu điểm.
Câu 1.( 2 điểm).
Trường từ vựng về cơ thể của người: Cổ , miệng.(0,5 điểm).
Trường từ vựng về hoạt động của người: Túm , ấn ,giúi, chạy, xô đẩy ngã, thét
(0,5 điểm).
c. Bổ xung. (1 điểm).
Câu 2.( 3 điểm).
Viết đoạn văn chỉ ra được trợ từ (1 điểm).
Thán từ ( 1 điểm)
Tình thái từ ( 1 điểm).
Câu 3.( 2 điểm).
Nói quá (1 điểm )
Nói giảm nói ó quan hệ nguyên nhân- hệ quả.(1 điểm).
Câu ghép có quan hệ bổ xung. (1 điểm).
4. Củng cố: Thu bài kiểm bài
Nhận xét giờ làm bài.
5.Hướng dẫn. Ôn tập . Đọc trước thuyết minh về một thể loại văn học.
* Rút kinh nghiệm..........................................................
Ngày..... tháng......năm2006
File đính kèm:
- bai giang cuc hay.doc