Giáo án Tiết 48 Làm văn- Trả bài viết số 2

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Hiểu đúng những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết số 2. Kiểm tra kiến thức văn học khả năng cảm nhận văn học.

2. Kỹ năng: Làm bài văn phát biểu cảm xúc.

3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến , trân trọng những giá trị của văn học truyền thống. Cẩn trọng trong việc trình bày ý kiến.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : Chấm bài, tổng hợp điểm, nhận xét, sửa lỗi. Ra đề, đáp án.

2. HS: Ôn tập văn học Việt Nam và kiểu bài nghị luận văn học

III. Cách thức tiến hành:

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: Không.

III. Bài mới.

 1. Giới thiệu bài mới: * Lời vào bài (1) Để giúp các em tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và làm tốt bài viết số 3, Ta sẽ cùng nhìn lại bài viết số 2.

 2. Nội dung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 48 Làm văn- Trả bài viết số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 24 /11 Giảng ngày 26 /11 Tiết: 48 Môn : Làm văn. Trả bài viết số 2 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Hiểu đúng những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết số 2. Kiểm tra kiến thức văn học khả năng cảm nhận văn học. 2. Kỹ năng: Làm bài văn phát biểu cảm xúc. 3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến , trân trọng những giá trị của văn học truyền thống. Cẩn trọng trong việc trình bày ý kiến. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : Chấm bài, tổng hợp điểm, nhận xét, sửa lỗi. Ra đề, đáp án. 2. HS: Ôn tập văn học Việt Nam và kiểu bài nghị luận văn học III. Cách thức tiến hành: B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Không. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới: * Lời vào bài (1’) Để giúp các em tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và làm tốt bài viết số 3, Ta sẽ cùng nhìn lại bài viết số 2. 2. Nội dung. A. Trả bài số 2 I. Tìm hiểu đề (15’) 1. Chép lại đề Từ truyện “Tấm cám” anh chị hãy viết 3 đoạn văn miêu tả cô Tấm trong ba hoàn cảnh: Lúc bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc, khi cưỡi ngựa đi xem hội và lúc là cô gái từ quả thị bước ra giúp bà cụ hàng nước dọn dẹp nhà cửa. 2. Yêu cầu của đề - Đây là văn tự sự và miêu tả. - Hoàn cảnh và sự việc rất cụ thể, lại được đọc và học truyện Tấm Cám,. đó là thuận lợi cho người viết. Song ở mỗi đoạn phải nên được các ý sau: a. Tấm bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc + Tấm khao khát muốn đi hội làng. Mặc dù không có quần áo đẹp, Tấm vẫn muốn đợc xem các trò vui, được gặp mấy đứa bạn cùng chăn trâu cắt cỏ. Chắc chúng cũng đang mong Tấm. + Tấm chuẩn bị bước ra ngõ, tiếng dì từ nhà trên vọng xuống “Con Tấm ở nhà, không hội hè gì hết, nhặt hết thóc lẫn gạo này cho tao”. Nói rồi mụ ta đặt mớ gạo trước mặt Tấm rồi tất tưởi đưa con gái đi trảy hội. Tấm ức quá không nói được, chỉ biết ôm mặt, giàn giụa nước mắt. + Bụt hiện lên giúp Tấm. + Nhặt xong mớ gạo lẫn thóc, nhìn bộ quần áo rách như tương Tấm tủi thân. + Bụt mách Tấm để có quần lành áo tốt. + Vui sướng, Tấm đến với hội làng. b. Tấm cỡi ngựa đi xem hội + Tấm giật dây cương, ngựa phi nước đại + Qua con suối, Tấm đánh rơi chiếc hài + Tấm xuống ngựa mò mãi không thấy + Voi nhà vua qua con suối không chịu đi, cứ gầm lên + Lính hầu xuống mò thấy chiếc hài xinh xắn + Mọi người thi nhau thử hài, có cả mẹ con Cám + Chỉ có Tấm ớm thử vừa xinh + Tấm lên kiệu về cung trước con mắt nhìn hậm hực của mẹ con Cám. c. Tấm từ quả thị chui ra giúp bà cụ hàng nớc + Tấm mượn quả thị để náu mình + Thị thơm như tấm lòng thơm thảo của Tấm + Bà cụ làm đúng lời của mình không ăn quả thị + Ngày nào cũng vậy, bà cụ đi chợ, Tấm chui ra từ quả thị + Tấm giúp bà quét dọn nhà cửa, hàng quán gọn ghẽ + Tấm đun nước, têm trầu + Lúc về bà cụ thấy lạ … + Ngày nào cũng thế, bà cụ sinh nghi + Bà đi chợ, giữa đường trở về, nấp sau cửa ngoài + Bà cụ thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị chui ra + Cô gái làm mọi việc + Bà sung sướng chạy vào ôm chấm lấy Tấm, xé tan vỏ thị + Từ đó hai người thương nhau như mẹ con. II. Trả bài, kết quả (2’) 1. Trả bài 2. Kết quả Lóp sĩ số Vắng Đ9,10 Đ8 Đ7 Đ6 Đ5 Đ4 Đ3 Đ2 Đ1 Đ0 10C 46 III. Nhận xét (10’) ? Em hãy tự nhận xét về ưu, nhược điểm trong bài viết của mình? * Ưu điểm - Xác định đúng yêu cầu đề bài - Bài viết có bố cục, đúng kiểu bài. * Nhược điểm - Còn sai nhiều lỗi chính tả - Nhiều em bài viết còn sơ sài, diễn đạt lủng củng - Một số bài viết còn ẩu, ý thức làm bài yếu * Đọc bài văn mẫu. VI. Chữa lỗi (15’) ? Em hãy đọc lỗi trong bài viết của mình, đa ra cách chữa lỗi đó? a. Lỗi ngữ âm – chính tả + Xâu sắc -> Sâu sắc. + Rọn dẹp à Dọn dẹp. + Lên đổ thóc trộn gạo à Nên đổ thóc trộn gạo + Chính sác à Chính xác. + Gì ghẻ à Dì ghẻ b. Lỗi dùng từ. - Cuộc chiến đấu không thể điều hoà. -> Cuộc chiến đấu không khoan nhượng. - Đạt được hạnh phúc tối đa -> Mong muốn... d. Lỗi hành văn Truyện hiện lên trước mắt ta là cuộc sống trong xã hội -> Qua tác phẩm ( câu truyện) cuộc sống hiện lên trước mắt ta. + Là một nàng tiên trong quả thị thơm ngát mùi hương đồng gió nội -> Là một nàng tiên trong quả thị thơm ngát. B. Bài viết số 3 I.Đề: Cảm nhận sâu sắc của em về một bài ca dao. II. Yêu cầu Sau khi vào đề, bài viết cần triển khai các ý: 1. Chủ thể bài ca là ai 2. Nội dung bài ca dao và cách cảm nhận. 3. Nêu ý nghĩa của bài ca dao III. Bài viết tham khảo: Mỗi chúng ta đều đợc lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn đợc đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn - ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: "Con không cha nh nhà không nóc". Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp "Công cha - nghĩa mẹ". Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. "Nước trong nguồn" vừa trong lành, mát rợi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của "công cha - nghĩa mẹ". Cha là núi Thái Sơn bởi cha là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế: Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói: Cá không ăn muối cá ơn Con cỡng cha mẹ, trăm đờng con h Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ. 3. Củng cố, luyện tập: 1’ GV nhắc lại yêu cầu trình bày một bài làm văn . C. Hướng dẫn học bài : 1’ - Đọc kĩ lại bài viết của mình, soát và sửa lỗi. - Những bài điểm yếu yêu cầu viết lại, cần hoàn thành. - Đọc các bài văn mẫu và học tập kinh nghiệm. - Ôn lại kiểu bài nghị luận xã hội. - Đọc bài Nỗi Lòng, soạn bài theo câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 48.doc
Giáo án liên quan