Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 17 tiết 65-66: hai chữ nước nhà

* Mục đích yêu cầu:

- Làm cho học sinh hiểu được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.

- GD tình yêu quê hương đất nước.

* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. Qua bài thơ em có nhận xét gì về hồn thơ Tản Đà.

- Bài mới:

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Tìm hiểu chung:

? Nêu những hiểu biết của em về Trần Tuấn Khải (1895-1983)

- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm: (SGK)

- Xuất xứ đoạn trích: Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập “bút quan hoài”. (1924) Đoạn trích là phần mở đầu cuả bài thơ.

? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?

* Đọc tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12.

 Đọc - hiểu văn bản

? Em cần đọc đoạn trích với giọng điệu như thế nào?

- Giọng thơ lâm li thống thiết.

? Đoạn thơ chia làm 3 phần. Tìm ý mỗi phần?

a. 8 câu đầu: tâm trạng người cha trên ải bắc trong cảnh chia ly với con trai Nguyễn Phi Khanh.

b. 20 câu tiếp: Tình hình hiện tại của đất nước.

c. 8 câu cuối: Lời trao gửi cuối cùng.

II. Phân tích chi tiết:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 17 tiết 65-66: hai chữ nước nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25-12-2005 Tuần 17 Tiết 65-66: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) * Mục đích yêu cầu: - Làm cho học sinh hiểu được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết. - GD tình yêu quê hương đất nước. * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học: * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. Qua bài thơ em có nhận xét gì về hồn thơ Tản Đà. - Bài mới: Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Tìm hiểu chung: ? Nêu những hiểu biết của em về Trần Tuấn Khải (1895-1983) - Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm: (SGK) - Xuất xứ đoạn trích: Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập “bút quan hoài”. (1924) Đoạn trích là phần mở đầu cuả bài thơ. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? * Đọc tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12. Đọc - hiểu văn bản ? Em cần đọc đoạn trích với giọng điệu như thế nào? - Giọng thơ lâm li thống thiết. ? Đoạn thơ chia làm 3 phần. Tìm ý mỗi phần? 8 câu đầu: tâm trạng người cha trên ải bắc trong cảnh chia ly với con trai Nguyễn Phi Khanh. 20 câu tiếp: Tình hình hiện tại của đất nước. 8 câu cuối: Lời trao gửi cuối cùng. II. Phân tích chi tiết: Hoạt động của thầy - trò Đọc 8 câu thơ đầu ? 4 câuđầu tác giả sử dụng những từ ngữ có giá trịn như thế nào để gợi lêm bối cảnh không gian của cuộc chia ly? ? Bốn câu tiếp theo gợi cho em cảm nhận được gì? ? Trong bối cảnh đau thương như vậy, tâm trạng của người cha ra sao? - Hình ảnh: hòn máu nóng thấm quanh hồn nước, hình ảnh thân tàn lần bước dặm khơi, hình ảnh tầm tã châu rơi, hình ảnh giọt châu lã chã theo mỗi bước người đi có gợi cho em suy nghĩ và liên tưởng gì không? ? Những cụm từ: hòn máu nóng, hồn nước, thân tàn lần bước dặm khơi, tầm tã châu rơi, là cánh nói gì? Nó có tác dụng gì? Có phù hợp với văn cảnh này không? Tiết 2: Hs đọc lại đoạn 2. Em hãy cho biết đoạn thơ diễn đạt điều gì? được thực hiện qua hình ảnh nào? ? Đọc câu thơ, phải chăng tác giả chỉ diễn đạt hình ảnh nước ta khi đó. Em còn cảm nhận được điều gì nữa? Tâm trạng của người cha được diễn tả như thế nào? ? Đọc lời dặn của người cha em có cảm nhận như thế nào? Đọc đoạn thơ- Nhà thơ nói nhiều đến mình qua hình ảnh nào và để làm gì? ? Người cha đã trao gửi điều gì đối với con? (GV giải thích thêm về chi tiết này) ? Qua đó em có nhận xét gì về người cha, về người Việt Nam? Yêu cầu đạt: 8 câu đầu: tâm trạng người cha trên ải bắc trong cảnh chia ly với con trai Nguyễn Phi Khanh. - ải bắc, mưa sầu gió thảm, hổ thét, chim kêu, nơi tận cùng đất nước, tâm trạng đau buồn phủ lên cảnh vật, một màu tang tóc đau thương=> Từ ngữ, hình ảnh có phần cũ mòn, ước lệ mà kém phàn cụ thể mà nó vẫn tạo dược không khí chung cho toàn cuộc chia tay mà ai đọc cũng thấy đó không hẳn là không khí thời Phi Khanh, những năm 1407 mà chính là không khí nước An Nam thời những năm 20 của thế kỷ XX, không khí mất nước, nô lệ. - Hình ảnh: hòn máu nóng thấm quanh hồn nước, hình ảnh thân tàn lần bước dặm khơi, hình ảnh tầm tã châu rơi, hình ảnh giọt châu lã chã theo mỗi bước người đi có gợi cho em suy nghĩ và liên tưởng => hình ảnh gợi tả, gợi cảm, ước lệ ->hình ảnh rất đỗi quen thuộc và có phần mòn sáo, nhưng ở đây người đọc vẫn được cuốn theo tâm trạng và cảm xúc của hai cha con, nhất là của người cha già đang cố dặn con, trăng trối với đứa con trai lớn, thông minh, nghị lực mà ông vô cùng tin tưởng và hy vọng. - Cánh nói ước lệ quen thuộc của thơ văn trữ tình trung đại, nhưng ở đây rất phù hợp với văn văn cảnh nói về khoảnh khắc lịch sử cách chúng ta đã gần 600 năm. Không những thế nó còn gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng như lời trối trăng, khiến người đọc, người nghe xúc động. 20 câu tiếp: Tình hình hiện tại của đất nước. - Hình ảnh: Bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con:-> Hình ảnh ước lệ, tượng trưng, hình ảnh đất nước đầy đau thương, tang tóc dưới sự giày xéo của quân Minh -> Tình hình đất nước trong hiện tại đang trong cảnh nước mất nhà tan. -> Xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm: xây khối uất, vật cơn sầu->ước lệ, tượng trưng. -> tâm trạng đau đớn,uất hận, buồn thương của người cha trước cảnh, nước mất, nhà tan. -> Lời dặn của người cha chứa đựng nỗi bi phẫn, lâm li, thống thiết => tâm trạng của người cha, của nhân dân và của tác giả đối với thế hệ trẻ trước vận mệnh đất nước. 8 câu cuối: Lời trao gửi cuối cùng: - Thân tàn: tuổi gì sức yếu, sa cơ: đành chịu bó tay=> Nói nhiều đến sự bất lực, thất bại của bản thân người cha để hướng người con có tài, chí lớn vào việc phục thù, cứu nước. -> Người cha tự coimình là người bỏ đi, thất bại: (thân lươn...), tin tưởng trông cậy vào người con trai thay mình gánh vác sứ mệnh lịch sử cao đẹp “giang sơn...”. -> Người cha là một người anh hùng hào kiệt, yêu nước, hy sinh lợi ích riêng, một lòng vì dân, vì nước. Tổng kết: ? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề đoạn thơ như vậy? Bài thơ thể hiện nội dung gì? ND: Mượn cốt truyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, cứu đồng bào. - Lòng yêu nước sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà. ? Nét nghệ thuật nổi bật mà tác giả sử dụng trong bài thơ? - NT: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp: thể thơ song thất lục bát, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết và hình ảnh ước lệ, tượng trưng. VI. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc, nắm ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Làm thơ 7 chữ ........................................................................................ Tiết 67- 68: Kiểm tra tổng hợp học kỳ I (Theo đề và lịch thi của phòng GD)

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc
Giáo án liên quan