Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 17 tiết 65 , 66: ông đồ ; hdddt :hai chữ nước nhà

I.Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thắm thiết của đoạn trích bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

- Tìm hiểu sự hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp.

II.Các bước lên lớp:

1.Ổn định :

2.Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuộc” – Tản Đà. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong đêm thu?

3.Bài mới: Nhà thơ Trần Tuấn Khải thường mượn đề tài lịch sử, đề tài về cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử để ký thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình. Nhà thơ đã gửi gắm tâm sự gì trong bài thơ “ Hai chữ nước nhà”

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 17 tiết 65 , 66: ông đồ ; hdddt :hai chữ nước nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn:28/12/07 Tiết 65 & 66: ƠNG ĐỒ ; HDDDT :HAI CHỮ NƯỚC NHÀ I.Mục tiêu cần đạt: - Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thắm thiết của đoạn trích bài thơ “Hai chữ nước nhà”. - Tìm hiểu sự hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định : 2.Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuộc” – Tản Đà. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong đêm thu? 3.Bài mới: Nhà thơ Trần Tuấn Khải thường mượn đề tài lịch sử, đề tài về cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử để ký thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình. Nhà thơ đã gửi gắm tâm sự gì trong bài thơ “ Hai chữ nước nhà” Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học Ghi bảng * Hoạt động 1: H tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm - Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Á Nam Trần Tuấn Khải? Trần tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mỹ Lộc – Nam Định. Oâng thường mượn đề tài lịch sử, những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm phẫn bọn cướp nước tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào. - Em biết gì về đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”? Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập bút Quan Hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên là phần mở đầu bài thơ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và phân tích đoạn trích. - Em hãy cho biết ý chính và cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì? Đây là lời trăn trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh đau thương nước mất nhà tan. Đoạn trích nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn, giọng thơ lâm li thống thiết. - Đoạn thơ chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần? Đoạn thơ chia làm 3 phần: Phần 1: 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đơn. Phần 2: 20 câu tiếp theo: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc. Phần 3: 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. - GV đọc – gọi H đọc lại đoạn thơ. - Gọi H đọc 8 câu đầu. - Bối cảnh không gian trong cuộc chia ly diễn ra như thế nào?. Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới ảm đạm, heo hút, xa xôi. - Tìm những từ ngữ tác giả đã sử dụng để miêu tả bối cảnh không gian trên? + Aûi bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu. + Cuộc ra đi này không có ngày trở lại, chính tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương, cảnh vật càng giục cơn sầu trong lòng người. Đây chính là sức gợi cảm của từ ngữ. - Theo em hoàn cảnh và tâm trạng của hai nhân vật trong buổi chia tay như thế nào? Hoàn cảnh thật éo le: Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại. Con muốn đi theo cha để phụng dưỡng nhưng cha dằn lòng khuyên con trở lãi để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Đối với cả hai cha con, tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đau đớn tột cùng trước cảnh nước mất, nhà tan cho nên máu và lệ hòa quyện là sự chân thật tận đáy lòng. - Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào? Trong bối cảnh không gian và tâm trạng xúc động ấy lời khuyên của cha có ý nghĩa như lời trăn trối, nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương. - Gọi H đọc 20 câu tiếp theo. - Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Tác giả nhập vai người trong cuộc – Một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết – để miêu tả hiện tình đất nước, kể tội ác của quân xâm lược. Cho nên câu thơ tràn đầy cảm xúc chân thành, với nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc. - Tìm những câu thơ thể hiện nỗi xót đau của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan?“ Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đồ nhường xé tâm can,Ngậm ngùi đất khóc giời than,Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! “ - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì để diễn tả cảm xúc mạnh đến vậy? Sử dụng những động từ, tính từ mạnh diễn tả sự xúc động đau đớn của mình trước hiện tình đất nước. Xen lẫn những dòng tự sự là những lời cảm thán để tạo ra sự rung động đối với người đọc. - Trước cảnh nước mất, nhà tan phải chăng chỉ có hai nhân vật mới cảm nhận được nỗi đau trên hay nỗi đau ấy còn dành cho ai? Vì sao? Nỗi đau thương này không chỉ dành cho hai nhân vật cha con, mà nó trở thành nỗi đau xót cho cả nhữnh người tâm huyết, những nạn nhân vong quốc. Bởi đó là nỗi đau thiêng liêng, cao cả vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả đất trời. - Giải thích nghĩa của các từ: Vong quốc, cơ đồ? Vong quốc: Mất nước. Cơ đồ: Cơ nghiệp lớn lao và vững chắc. - Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ? * Giọng điệu thơ vừa lâm ly, thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. * Giọng thơ đầy tâm huyết bi phẫn này là sở trường của Trần Tuấn Khải, nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó. - Phân tích 8 câu thơ cuối. - Trong 8 câu thơ cuối này, người cha nói đến thế bất lực của mình. Em hãy tìm những từ ngữ nói đến thế bất lực của ngưới cha? Tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn. - Người cha nói đến thế bất lực của mình nhằm mục đích gì? Người cha nói đến thế bất lực của mình nhằm mục đích kích thích, hun đúc cái ý chí “ gánh vác” của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm: Giang sơn gánh vác sau này cậy con Câu hỏi thảo luận: Trong tình hình đất nước hiện nay, bổn phận của các em phải làm gì để đưa đất nước đi lên? - Tại sao tác giả lấy “ Hai chữ nước nhà” làm đầu đề bài thơ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ như thế nào? Nước và Nhà vốn là hai khái niệm riêng, nhưng ở đây trong hoàn cảnh này, hai khái niệm đó lại có mối tương quan không thể tách rời. Nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa. Bởi thế tất cả những điều mà người cha muốn nhắc nhở con tựu trung chỉ là: Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hií©u với cha như thế là vẹn cả đôi đường. * Hoạt động 3: Ghi nhớ - Qua đoạn trích bài thơ “ Hai chữ nước nhà “ tác giả đã gửi gắm tình cảm tâm sự gì của mình? * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Tìm một số hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn trong đoạn thơ? Cho biết tại sao nó có sức truyền cảm mạnh mẽ? + Những hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn: Aûi bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc. + Sức truyền cảm nghệ thuật của đoạn thơ là ở cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa “ Rung vào dây đàn yêu nước, thương nòi của mọi lòng người” thời hiện đại. A.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm. Xem chú thích SGK – 161. B.Tìm hiểu văn bản I.Đọc II.Phân tích: 1.Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le,đau đớn: a.K.gian: -Chốn ải Bắc…ảm đạm Cõi giời Nam.. Bốn bề…chim kêu àBuồn bã,thê lương,ảm đạm,đe doạ con người . b.Tâm trạng: -Hạt máu nóng.. …chút thân tàn … tầm tã châu rơi… con ơi …nhớ lấy… àPhản ánh tâm trạng phân đôi. ànỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước & căm giận quân xâm lược. èNhư một lời trăn trối thiêng liêng xúc động,cũng là nhiệt huyết yêu nước của người cha trong cảnh ngộ éo le,bất lực. 2.Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc: -Giống Hồng Lạc mấy ngàn năm… Giời Nam… Anh hùng hiệp nữ… àNhắc lại truyền thống lịch sử. àKhích lệ dòng máu anh hùng ở người con,gián tiếp thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước. -Bốn phương …khói lửa… xiết bao thảm hoạ… Nơi đô thị ..chốn nhân gian… àCảnh nước mất nhà tan. -Thảm vong …cho xiết trông cơ đồ …tâm can ngậm ngùi…. Nỗi này Khói Nùng Lĩnh… Sông Hồng Giang … cơn sầu… àNhân hoá+so sánh àCực tả nỗi đau mất nước. èNiềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan,căm phẫn trước tội ác giặc Minh èBiểu hiện sâu sắc tình cảm yêu nước của nhà thơ. 3. Tình thế của người cha và lời trao gửi cho con: -Cha xót phận… Lỡ sa cơ… Thân lươn bao quản… àGià yếu,bất lực trong cảnh ngộ ngặït nghèo. -Giang sơn…cậy con …nhớ tổ tông …ngọn cờ độc lập…còn đây àYêu con,yêu nước và đặt niềm tin tưởng vào con,vào dất nước. III.Tổng kết: -Học ghi nhớ SGK/163. IV.Luyện tập: -SGK/163. 4.Củng cố (Luyện tập): 5.Dặn dò: - Học bài: Học phần ghi nhớ - Phân tích tâm sự của nhà thơ qua đoạn trích “ Hai chữ nước nhà” - Soạn bài: Xem lại lý thuyết về thể thơ bảy chữ Trả lời các câu hỏi trong SGK – 165;Sưu tầm, làm một số bài thơ bảy chữ đề bài tự chọn. Ngày soạn: 30/12/07 Tuần 18 Tiết 69 &70: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ BẢY CHỮ I.Mục tiêu cần đạt: Giúp H Biết cách làm thơ bảy chữ với yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chũ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của H 3.Bài mới: Chúng ta đã từng học làm thơ năm chữ, và thể thơ bảy chữ có gì khác với thơ năm chữ về cách gieo vần, ngắt nhịp, đúng luật bằng trắc. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC GHI BẢNG * Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ - Đọc và gạch nhịp các tiếng gieo vần và luật bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ “ Chiều” ? B B T T T B B T T B B T T B + Câu 1 và câu 2 bằng trắc đối nhau. + Vần ở cuối câu 1 và câu 2 là vần thông ( về, nghe ). + Ngắt nhịp 4/3. - GV gọi H đọc bài thơ do mình sưu tầm, trả lời câu hỏi về vị trí ngắt nhịp, gieo vần của bài thơ. - Luật thơ bảy chữ gồm có những đặc điểm gì? + Câu thơ bảy chữ + Ngắt nhịp có thể 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3. + Vần có thể trắc bằng nhưng phần nhiều bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu hai và câu bốn, có khi cả tiếng cuối câu một. - Luật bằng trắc trong thơ bảy chữ có thể theo những luật nào? Luật bằng trắc theo hai mô hình sau: B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B T T B B T T B B B T T T B B B B T T B T T T T B B T B B - Gọi HS đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn Văn Cừ SGK – 166. - Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lý do và thử tìm cách sửa lại cho đúng? Bài thơ “ Tối” của Đoàn Văn Cừ chép sai hai lỗi: Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Chữ “Xanh” sai vần. - Gọi HS sửa lại lỗi sai. Bỏ dấu phẩy, sửa chữ “Xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ “Che” ở câu trên. * Hoạt động 2: Tập làm thơ bảy chữ. - Gọi HS đọc yêu cầu a SGK – 166. - GV gợi ý: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Vì vậy các câu thơ phải xoay quanh câu chuyện thằng Cuội ở cung trăng. - Chỉ ra cách gieo vần, luật ở hai câu thơ trên? T T B B T T B B B T T T B B - Yêu cầu hai câu sau phải có luật như thế nào? B B T T B B T T T B B T T B - GV đưa ra một số câu thơ. + Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng (Tú Xương) + Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng. Nhấn mạnh tội nói dối của Cuộ i. + Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá. Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. Giễu chú Cuội côn đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi. - Gọi HS đọc yêu cầu b SGK – 166. - Chỉ cách gieo vần luật hai câu thơ trên? B B T T T B B T T B B T T B - Yêu cầu hai câu sau phải có luật như thế nào? T T B B B T T B B T T T B B - Nội dung của hai câu thơ này viết về đề tài gì? Nội dung của hai câu thơ này viết về cảnh mùa hè, vì vậy hai câu thơ tiếp theo phải nó tới chuyện mùa hè. - Gọi HS làm hai câu thơ tiếp theo. - GV đưa ra một số câu thơ: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. * Hoạt động 3: HS đọc thơ bảy chữ tự làm ở nhà. - GV gọi một số HS đọc bài làm của mình – HS khác nhận xét. - GV nêu ưu – nhược điểm. Đưa ra cách sửa. I Bài học Đặc điểm thơ bảy chữ: Câu thơ bảy chữ. Ngắt nhịp 4/3, hoặc ¾. Vần có thể trắc, bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và câu 4. Mô hình luật thơ bảy chữ: B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B T T B B T T B B B T T T B B B B T T B T T T T B B T B B II Luyện tập Tập làm thơ bảy chũ. 4.Củng cố (Luyện tập). Nêu đặc điểm của thơ bảy chữ. 5.Cũng cố - Học bài: Nắm vững đặc điểm của thơ bảy chữ;Làm một số bài thơ theo thể thơ bảy chữ. - Soạn bài: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về các tác phẩm tự sự, văn bản nhật dụng, và một số tác phẩm trữ tình để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-17.DOC