Giáo án ngữ văn 8 Tuần 19 tiết 73, 74: nhớ rừng (thế lữ)

I. Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Phong trào Thơ Mới những năm 1932-1942 đã xuất hiện nhiều nhà thơ với phong cách đ/biệt và những bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc trong những thể thơ với nhiều cách sáng tạo. Trong số những nhà thơ đó phải kể đến Thế Lữ-một trong những cây bút đi tiên phong với bài thơ nổi tiếng – Nhớ rừng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 19 tiết 73, 74: nhớ rừng (thế lữ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/1/2008 TUẦN 19 Tiết 73 &74: NHỚ RỪNG (Thế Lữ) I. Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: * Giới thiệu bài: Phong trào Thơ Mới những năm 1932-1942 đã xuất hiện nhiều nhà thơ với phong cách đ/biệt và những bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc trong những thể thơ với nhiều cách sáng tạo. Trong số những nhà thơ đó phải kể đến Thế Lữ-một trong những cây bút đi tiên phong với bài thơ nổi tiếng – Nhớ rừng. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1 :Giới thiệu chung về tác giả –tác phẩm : -Học sinh đọc tiểu dẫn trong SGK. -Lưu ý: +Phong trào TM:tên gọi để chỉ một thể thơ:thơ tự dồPhan Khôi với bài “Tình già”(1928)àkhởi xuớng với những cuộc bút chiến giữa hai phái mới và cũàSự toàn thắng của TM với những cây bút tiêu biểu. TM có số thơ tự do ko nhiều, chủ yếu là thơ 7 chữ, lục bát, 8 chữ ;tự do, phóng khoáng, linh hoạt, ko bị ràng buột với những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. +TLữ :Tiêu biểu cho phong trào TM chặng đầu(32-35), dồi dào tài năng, đem lại chiến thắng vẻ vang cho TM ;là người tiêu biểu nhất cho TM chặng đầu:tìm cái đẹp ở khắp nơi, đ/biệt là những cảnh thơ mộng nơi tiên giới, huyền ảo ;Thái độ thoát ly NT vị NT là biểu hiện cho mối bất hòa s/sắc đối với trật tự XH ;tạo ra giấcmộng đẹp để đối lập với thực tại tầm thường, xấu xa. Tuy nhiên thơ vẫn mang nặng t/sự thời thế, đất nước ;Ý nghĩa khách quan:Cùng với Con voi già, Tiếng địch sông Ô, Tiếng hát bên sông, giây phút chạnh lòng … là tiếng vọng của các p/trào yêu nước mà các nhà thơ chỉ cảm nhận ở phương diện thất bại đầy bi tráng. +Nhớ rừng là lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên t /sự của một lớp người bấy giờ, vừa thức tỉnh cái Tôi cá nhân, cảm thấy bất hòa s/sắc với thực tại XH. Ko thể phủ nhận mạch cảm xúc yêu nước cũng ko có nghĩa nội dung tư tưởng bài thơ chỉ là chủ nghĩa yêu nước. Cảm hứng chủ đạo vẫn là cảm hứng lãng mạn và ý nghĩa bài thơ trước hết là vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn. Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc-tìm hiểu bài thơ : -Đọc bài thơ, đọc chú thích. H1:Bài thơ làm theo thể thơ gì?Chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với những bài thơ đã học? -Ko hạn định số câu, chữ, đoạn. Mỗi dòng 8 tiếng, nhịp ngắt tự do, vần ko cố định, giọng thơ phóng khoáng, mạnh mẽ H2:Khi mượn lời con hổ ở vườn BT, t/g muốn ta liên tưởng điều gì về con người ? PT biểu đạt của bài thơ là gì? àt/sự con người. àBiểu cảm trực tiếp. H3:Bài thơ có 5 đoạn, cho biết nội dung mỗi đoạn? -K1:Tâm trạng ngao ngán, uất hận ;K2-3:Hồi tưởng quá khứ oanh liệt ngày xưa ;K4-5:trở về hiện thực, khao khát tự do. H4:Bài thơ có 2 cảnh được mtả ấn tượng, đó là cảnh nào? -Cảnh vườn BT và cảnh giang sơn ngày xưa. H5:Đọc đoạn 1, cho biết hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn BT?Tại sao nó lại gặm 1 khối căm hờn?Nt diễn ta tâm trạng con hổ có gì đặc sắc ? Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn?Tại sao? àNỗi khổ mất tự do, , ko được hoạt động, nỗi nhục, nỗi bất bình. àNỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ vì hổ vốn là CSL. H6:Đọc đoạn 2, cho biết, chúa Sl nhớ những gì?Qua nỗi nhớ đó, cảnh sơn lâm và hình ảnh con hổ được m/tả qua những chi tiết nào? H7: Nhận xét về cách dùng từ, nhịp điệu ở đây? àTừ dùng đặc sắc, núi rừng hiện lên hùng vĩ, thơ mộng, rộn rã, huyền bí àbút pháp LM thiên về cái cao cả, phi thường. H8:Hình ảnh CSL được khắc họa mang vẻ đẹp như thế nào? àVẻ đẹp oai phong lẫm liệt và mềm mại, uyển chuyển, dũngmãnh với những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình. H9:Đọc đoạn 3, đây có thể coi là đoạn tuyệt bút của bài thơ, như một bức tranh tứ bình với chủ đề CSL ngự trị giang sơn hùng vĩ của nó, hãy PT? àĐêm vàng diễm ảo, lãng mạn ;Ngày mưa với dáng dấp đế vương ;Bình minh với giấc ngủ êm ả, thanh bình ;Chiều đỏ dữ dội lênh láng máu với uy lực ghê gớm của CSL H10:Trong đoạn thơ, một loạt điệp từ Ta với câu hỏi cảm thán có ý nghĩa gì ? àKhí phách ngang tàng, tư thế kiêu hùng, ý thức được uy quyền của vị chúa tể SL ;tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. H11:Đoạn thơ có nhiều câu thơ mới lạ, câu nào khiến em có ấn tượng và thích nhất?Vì sao? H12:Giữa đoạn 1 và 2-3 giống như hai cảnh tượng đối lập nhau, hãy chỉ ra sự đối lập đó ? à H13:Sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ và từ đó là con người ? àCuộc sống tù túng tầm thường giả dối >< cuộc sống chân thật, phóng khoáng àNiềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối àKhát vọng mãnh liệt về một cuốc sống tự do, cao cả, chân thật. H14:Đọc đoạn 4, cho biết niềm uất hận ngàn thâu của hổ được diễn tả bằng hình ảnh nào trong hiện tại của vườn BT? H15:Có gì đặc biệt trong tính chất của các cảnh tượng đó?Cảnh tượng đó gây nên phản ứng gì trong tình cảm của hổ? à H16:Ko chỉ uất ức vì bị giam cầm, ko chỉ thương nhớ, nuối tiếc thời oanh liệt ở chốn rừng xanh mà còn chán ghét cảnh vườn BT. Điều gì làm hổ chán ghét như vậy? à H17:Từ đó có thể hiểu niềm uất hận ngàn năm của hổ là gì ?(Chú ý câu Hỡi oai linh … và Hỡi cảnh rừng ghê …ơi ?) à H18:Từ tâm trạng trên, giấc mộng ngàn của hổ hướng về một k/gian như thế nào?Giấc mộng ngàn của hổ là giấc mộng gì ?Đó cũng là khát vọng nào của hổ, cũng là con người ? àgiấcmộng tự do, hướng về rừng xưa đại ngàn, giấc mộng to lớn nhưng đau xót bất lực ;khát vọng được sống chân thật, của chính mình và giải phóng, tự do H19:Hình tượng con hổ thể hiện t /sự nào của c/người, của nhà thơ ? Hoạt động 3:Tổng kết : H 20:Căn cứ vào nội dung của bài thơ, hãy g/thích vì sao t/g mượn lời con hổ ở vườn BT ?Việcmượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ? H21:Nếu NR là bài thơ tiêu biểu của thơ LM thì ta có thể hiểu gì những điểm mới mẻ trong thơ LM Việt Nam? àPhản ánh nỗi chán ghét thực tại, hướng về t/giới tốt đẹp. àGiọng thơ sôi nổi, cảm xúcmạnh mẽ, nhịp điệu thơ cuồn cuộn. àHình ảnh, ngôn từ gần gũi. H22:Nhà phê bình H/Thanh viết : “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sứcmạnh phi thường”Em hiểu như thế nào nhận xét trên ? àSức mạnh của cảm xúc. Trong thơ LM, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ ;ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy. Hoạt động 4:Luyện tập. -Học thuộc và đọc diễn cảm. I. Thơ Mới và phong trào Thơ Mới: -Là thơ tự do, ko hạn định về số câu, chữ, vần. -Thơ Mới:Một phong trào sáng tác theo thể thơ tự do, nổi bật những năm 1932-1945 II. Tác giả –tác phẩm : (1907-1989) -Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào TM. -Nhớ rừng sáng tác 1937, là bài thơ góp phần đem lại chiến thắng cho TM. III. Tìm hiểu bài thơ: 1. Thể thơ và bố cục: -Thể thơ tự do 8 chữ. -K1:Tâm trạng ngao ngán, uất hận ;K2-3:Hồi tưởng quá khứ oanh liệt ngày xưa ;K4-5:trở về hiện thực, khao khát tự do. 2. Tâm trạng căm giận, uất hận trong cảnh tù đày. -Gậm một khối… Ta nằm dài… Khinh lũ người… Giươngmắt bé… Nay sa cơ … àGiọng thơ linh hoạt, tiết tấu phong phú. àTâm trạng ngao ngán căm uất, chỉ đành bất lực buông xuôi tuy nhiên bên trong vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa hờn căm. 3. Cảnh giang sơn hùng vĩ trong hồi tưởng của Hổ: a. Cảnh núi rừng hùng vĩ: -Sơn lâm bóng cả… Tiếng gió gào ngàn… Giọng nguồn hét núi… àCảnh núi rừng thâm u, hùng vĩ, lớn lao phi thường & chúa SL xuất hiện với vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh. b. Hình ảnh Hổ trong bộ tranh tứ bình: -Đêm vàng … -Ngày mưa… -Bình minh… -Chiều lênh láng máu… àhình ảnh gợi tả, giàu chất tạo hình. àNúi rừng mang vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng và con Hổ càng nổi bật với tư thế lẫm liệt kiêu hùng của một vị chúa tể đầy uy lực. àHiện tại thì giấc mộng huy hoàng đã chấm dứt chỉ còn lại tiếng than u uất “Than ôi …” 4. Nỗi niềm của hổ trong thực tại ở vườn BT: àgiọng giễu nhại + liệt kê + ngắt nhịp ngắn. àCảnh vườn BT đơn điệu nhàm chán, đáng ghét ><thiên nhiên bao la rộng lớn, tươi đẹp. àKhao khát vươn tới cái tự do, cao cả phi thường. 5. Đặc sắc nghệ thuật : -Tràn đầy cảm hứng lãngmạn. -Biểu tượng thích hợp với chủ đề. -Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, -Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. IV. Tổng kết: Học ghi nhớ/6/SGK. V. Luyện tập: Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm, tìm thêm những câu thơ cùng chủ đề trong Thơ Mới Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ, phần phân tích, ghi nhớ. Chuẩn bị bài câu nghi vấn, chú ý dấu hiệu hình thức và chức năng. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn :11/1/2008 Tiết 75: CÂU NGHI VẤN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn:dùng để hỏi. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: a/ Đọc thuộc một đoạn thơ trong bài thơ Nhớ Rừng , sau đĩ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đĩ . b/ Phân tích bức chân dung tâm hồn của hổ qua đoạn thơ :" Nào đâu . . . nay cịn đâu " Bài mới: * Giới thiệu bài :Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ? àcâu hỏi trên mang ý nghĩa gì ?Tác dụng ? àĐây là kiểu câu mà ta sẽ học trong bài hôm nay. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. 1. Đọc đoạn tríchSGK/11 H1:Câu nào là câu nghi vấn?Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? àThể hiện ở dấu chấm hỏi và những câu trên có những từ nghi vấn như :Có … không, làm sao, hay (là). H2:những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? àĐể hỏi (cả Người đâu … hay không ?) H3:Qua VD trên, hãy tự đặt một câu nghi vấn. -Học sinh nhận xét, giáo viên sửa những chỗ sai. H4:Qua VD trên, có thể thấy câu nghi vấn là những câu có hình thức như thế nào ?Chức năng chính của chúng là gì ? -Học sinh trả lời -àChốt lại bằng ghi nhớ /11 *H5:Xem các câu sau, cho biết các câu nghi vấn có phải dùng để hỏi không ? a-Nào đâu …ánh trăng tan?(Cảm xúc) b-Con người đáng kính …có ăn ư?(Cảm xúc) c-Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiến để lại?(Cầu khiến) d-Con gái tôi vẽ đấy ư ?Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !(Dùng để khẳng định) e-Đê vỡ rồi !. . . Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!Có biết không ?(dùng để đe dọa) àCNV ko chỉ dùng để hỏi mà để biểu lộ cảm xúc, tình cảm và ko yêu cầu trả lời. Hoạt động 2:Luyện tập:Thực hiện theo SGK/12 I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính: 1. Ví dụ: -Sáng ngày … có … lắm không? -Thế làm sao… không ăn khoai ? -Hay là … đói quá? àCâu nghi vấn àDùng để hỏi. 2. Bài học: -Học ghi nhớ/12SGK II. Luyện tập: -Tại lớp :Bài 1-2-3 /12 -Về nhà :Bài 4-5/12 *Gợi ý bài tập: Bài 1/12:Câu a/Chị … phải không? ;Câu b/Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Câu c/Văn là gì ?Chương là gì ? ;Câu d/Chú mình … đùa vui không?Đùa trò gì ?Cái gì thế ?Chị Cốc … đấy hả ? Bài 2/12Căn cứ để xác định CNV:có từ hay. Từ Hay cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong CNV, từ hay ko thể thay thế bằng từ hoặc. Nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác. Bài 3/12:Không, vì đó ko phải là những CNV. -Câu a và b có các từ nghi vấn như Có…không, tại sao, nhưng những k/ cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. -Câu c, d thì nào, (cũng), ai(cũng) là những từ phiếm định. Những tổ hợp X cũng như ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng… bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối và X là một từ phiếm định, chứ ko phải là nghi vấn. Bài 4/12:Khác nhau về hình thức:có…không ;đã …chưa. Khác nhau về ý nghĩa:câu thừ có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này ko đúng thì câu hỏi trơ ûnên vô lý, còn câu hỏi thứ 1 ko hề có giả định đó. Cụ thể: -Cái áo này có cũ (lắm)không?(đúng) -Cái áo này đã cũ (lắm)chưa?(đúng) -Cái áo này có mới (lắm)không?(đúng) -Cái áo này đã mới (lắm)chưa?(sai ) Bài 5/12:Khác biệt về hình thức giữa 2 câu thể hiện ở trật tự từ. Trong câu a, bao giờ đứng đầu câu, còn trong câu b, bao giờ đứng cuối câu. Khác biệt về ý nghĩa:câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai, câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. Bài 6/12:Câu a đúng vì ko biết bao nhiêu ki-lô-gam(đang phải hỏi)ta vẫn có thể cảm nhận đượcmột vật nào đó nặng hay nhẹ(Nhờ bưng, vác, …)Câu b thì ko ổn(Sai)vì chưa biết giá bao nhiêu(Đang phải hỏi)thì ko thể nói món hàng đắt hay rẻ. Củng cố (luyện tập): Dấu hiệu để nhận ra câu nghi vấn, chức năng chính của nó ? Dặn dò: Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn :12/1/2008 Tiết 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: a/Em hãy cho biết đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn? Cho 2 ví dụ . b/ Xác định 2 câu nghi vấn trong bài thơ Nhớ Rừng ; dấu hiệu nhận biết của câu nghi vấn Bài mới: * Giới thiệu bài : Qua bài viết về văn TM ở HK I, tiếp tục củng cố, hoàn thiện kỹ năng viết văn TM bằng bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu cách sắp xếp trong đọan văn TM Bước 1:Học sinh đọc đoạn văn a. H1:Câu chủ đề là câu nào?Tư ngữ nào là từ ngữ chủ đề? H2:Câu nào giải thích, thuyết minh? àCâu 1:câu chủ đề, câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ 3. Câu 5 dự báo àcác câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước. Bước 2:đọc đoạn văn b. H3: Câu chủ đề là câu nào?Tư ngữ nào là từ ngữ chủ đề? H4:Câu nào giải thích, thuyết minh? àTNCĐ là Phạm Văn Đồng, các câu tiếp cung cấp thông tin về PVĐ theo lối liệt kê hoạt động đã làm. Hoạt động 2:Nhận xét và sửa lại đoạn văn TM bút bi. Bước 1:đoạn văn trên có viết về cái gì, có chỗ nào chưa đúng?Có thể sửa như thế nào? à Bước 2:Nếu giớ thiệu cây bút bi thì nên giá trị như thế nào cho đúng?Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại như thế nào? -GV yêu cầu học sinh viết bố cục ra giấy, kiểm tra và sửa lại Hoạt động 3:Nhận xét và sửa lại đoạn văn về đèn bàn. Bước 1:Đoạn văn trên viết về nội dung gì ?Nhược điểm của nó? Bước 2:Nên giới thiệu đèn bàn bằng ph/pháp nào?Từ đó nên tách làm mấy đoạn?Mỗi đoạn nên viết như thế nào ? àGiáo viên hướng dẫn cách sửa và viết lại. H:Qua 2 đoạn văn đã sửa trên, có thể rút ra được điều gì?Mỗi đoạn văn trình bàymấy ý ?Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ những gì? H:Sắp xếp các ý theo thứ tự như thế nào cho hợp lý ? àGhi nhớ. Hoạt động 4:Luyện tập:Thực hiện theo SGK. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: *Xem VD/14. -Đoạn a: Câu 1:câu chủ đề, câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ 3. Câu 5 dự báo àCác câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước. -Đoạn b: TNCĐ là Phạm Văn Đồng, các câu tiếp cung cấp thông tin về PVĐ theo lối liệt kê hoạt động đã làm. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: -Đoạn a: à -Đoạn b: à 3. Ghi nhớ: Học SGK/15. II. Luyện tập: Bài 1, 2, 3/15 Củng cố (luyện tập): (Luyện tập):Khi viết một đoạn văn TM, ta cần chú ý những gì ? Dặn dò: Bài cũ : Học bài ; làm bài tập. Bài mới : Soạn bài Quê hương.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Phân tích theo câuhỏi gợi y phần đọc hiểu văn bản sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ..........................................................................................................................………………………

File đính kèm:

  • doc8-19.DOC