Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 Tiết 73 Nhớ rừng

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ; vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối.

 II. Chuẩn bị :

- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở bài soạn.

III Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 Tiết 73 Nhớ rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A Ngày soạn 30 /12 /2012 Tuần 20 Tiết 73 : NHỚ RỪNG Thế Lữ I. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ; vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối. II. Chuẩn bị : - Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ - Học sinh: SGK, vở bài soạn. III Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1 - Gv hướng dẫn tìm hiểu chung. * Gv cho Hs quan sát tranh. - Hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả. - GV đọc mẫu GV-cho HS đọc bài thơ - GV: bài thơ là theo thể thơ gì? - GV cho HS biết đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ truyền thống. - GV: Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?. Hoạt động 2 Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết ? Đọc đoạn 1 trong bài thơ. ? Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con hổ. ? “Gậm” có nghĩa như thế nào. ? Chi tiết đó thể hiện thái độ của con hổ như thế nào. . ? Cụm từ “khối căm hờn” có ý như thế nào. ? “Trong cũi sắt” là hoàn cảnh như thế nào. ? Khối căm hờn biểu hiện thái độ và nhu cầu sống như thế nào. ? Trong giam cầm nó cảm nhận được điều gì.. ? Hổ phải chịu nỗi nhục nào. ? Em hiểu tâm trạng con hổ lúc này như thế nào. ? Thái độ căm hờn đó thể hiện đối với cuộc số.ng như thế nào ? Khát vọng sống của hổ như thế nào. - Gv nhận xét, chốt ý. - Học sinh đọc - Học sinh suy nghĩ trả lời - Học sinh đọc - Học sinh nhận xét . - tâm trạng con hổ ở vườn bách thú - nối tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm -thực tại chán chường, thất vọng - càng tha thiết giấc mộng ngàn. - Gặm. cắn dần, kiên trì. - Tâm trạng: Uất ức, bất lực Giam cầm tù túng. - Thời gian trôi đi vô nghĩa. .-> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả loài người khiếp sợ nay phải chịu sống ngang hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ, ngạo mạn… -> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát. -> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng tầm thường. -> Khát vọng sống tự do, khao khát tung hoành. I. Tìm hiếu chung: 1.Tác giả: Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thế Lữ quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. 2. Tác phẩm: “Nhớ Rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. 3. Đọc văn bản và tìm hiểu từ khó 4. Thể thơ: tự do 5. Bố cục: 5 đoạn a. khổ 1: tâm trạng con hổ ở vườn bách thú b,c khổ 2, 3: nối tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm d. khổ 4: thực tại chán chường, thất vọng e. khổ cuối: càng tha thiết giấc mộng ngàn. II.Tìm hiểu chi tiết : Nội dung: a/ Hình tượng con hổ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. - Gặm. Cắn dần, kiên trì. - Tâm trạng: Uất ức, bất lực. -> Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng nhức nhối không thể giải thoát. - Hoàn cảnh: Giam cầm tù túng. - Thái độ: Chán ghét cuộc sống tù túng tầm thường, khát vọng sống tự do với phong cách của mình. - Thời gian trôi đi vô nghĩa. .-> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả loài người khiếp sợ nay phải chịu sống ngang hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ, ngạo mạn… -> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát. -> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng tầm thường. -> Khát vọng sống tự do, khao khát tung hoành. * Hổ được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng , tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng sống gữa những đại ngàn hùng vĩ . 3. Củng cố: ? Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con hổ. ? Khối căm hờn biểu hiện thái độ và nhu cầu sống như thế nào. ? Trong giam cầm nó cảm nhận được điều gì.. ? Hổ phải chịu nỗi nhục nào. ? Em hiểu tâm trạng con hổ lúc này như thế nào. ? Thái độ căm hờn đó thể hiện đối với cuộc số.ng như thế nào ? Khát vọng sống của hổ như thế nào. 4. Hướng dẫn tự học - Đọc kỹ tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ - Về nhà học bài : học thuộc bài thơ và nêu được hình ảnh của hổ trong đoạn 1 - Soạn bài: Con hổ (tt) . * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIẾT 1.doc
Giáo án liên quan