1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết sơ giản về thể Cáo.
_ Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
_ Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
* Hoạt động 2:
_ Nhận ra và thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1,2:
_ Giáo dục HS ý thức tự hào dân tộc.
_ GDTTHCM: Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả, tác phẩm.
_ Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
_ Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Chân dung Nguyễn Trãi. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK, làm theo yêu cầu của GV ở tiết 94
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ kết cấu của bài Hịch tướng sĩ?(10 đ)
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 26 Tiết 97 bài 24 Nước đại việt ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Nguyễn Trãi)
Tuần: 26 Tiết: 97 Bài: 24 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết sơ giản về thể Cáo.
_ Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
_ Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
* Hoạt động 2:
_ Nhận ra và thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1,2:
_ Giáo dục HS ý thức tự hào dân tộc.
_ GDTTHCM: Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả, tác phẩm.
_ Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
_ Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Chân dung Nguyễn Trãi. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK, làm theo yêu cầu của GV ở tiết 94
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ kết cấu của bài Hịch tướng sĩ?(10 đ)
Nêu gương trung thần nghĩa sĩ, khích lệ ý chí lập công danh, xã thân vì nước.
Trả lời :
Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
Câu hỏi 2: Hịch là gì? Đọc thuộc một đoạn trong bài “Hịch tướng sĩ” mà em thích nhất. Luận điểm của đoạn đó là gì ? (9đ)
Trả lời: Hịch là thể văn nghị luận xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động thuyết phục hay kêu gọi đấu tranh chống giặc.
_ HS chọn đọc một đoạn, nêu luận điểm của đoạn văn đó.
Câu hỏi 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? Thể loại?(1đ)
_ HS trả lời, GV dẫn vào bài.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (15’)
Gợi ý HS hiểu về tác giả, tác phẩm, thể cáo
* GV treo tranh tác giả lên bảng.
* Nêu tóm tắt sơ lược về tác giả, tác phẩm ở chú thích?
a. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442). Là nhà thơ lớn, nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi anh hùng và bi kịch đều ở mức tột cùng.
b . Tác phẩm:
- Đoạn trích là phần mở đầu “Bình Ngô đại cáo”
- “Bình Ngô đại cáo” viết sau khi đại thắng quân Minh (1428).
- Viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục...
* Cáo là gì ? (GV So sánh với thể chiếu, hịch)?
_ Cáo là thể văn nghị luận xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp cho mọi người cùng biết.
* GV giới thiệu kết cấu bài Cáo.
Gồm 4 phần:
Phần 1: Nêu Luận đề chính nghĩa.("Từng nghe...chứng cứ còn ghi")
Phần 2: Tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ Phù Trần diệt Hồ của giặc ("Vừa rồi...chịu được")
Phần 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ("Ta đây...cũng là chưa thấy xưa nay")
Phần 4: Bài học lịch sử và khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa ("Xã tắc... đều hay")
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính cân xứng, nhịp nhàng của văn biền ngẫu.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích trong SGK.
* Trình tự lập luận của đoạn trích?
_ Phần 1: 2 câu đầu => Chân lý nhân nghĩa.
_ Phần 2: 8 câu tiếp theo => Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
_ Phần 3: Còn lại => Sức mạnh của nhân nghĩa
HĐ2: (20’)
* Hai câu đầu, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
_ Nhân nghĩa cốt lõi là làm cho dân yên và trừ giặc bạo tàn.
* Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
_ Dân Đại Việt – giặc Minh.
* Quan niệm này có gì giống và khác với tư tưởng nhân nghĩa của đạo nho?(8A1)
_ Theo đạo Nho nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người – người, Nguyễn Trãi phát triển thêm mối quan hệ dân tộc – dân tộc. Cốt lõi của tư tưởng Nguyễn Trãi là yên dân, dân được hưng thịnh, thái bình.
* GV liên hệ: tư tưởng này ở Bác Hồ:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng qua.”
* Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo.
* Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
- Nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ , phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chủ quyền riêng.
* Nói ý thức dân tộc ở “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” vì sao ? (tìm yếu tố mới được bổ sung ở đoạn trích trên)
- GV hướng dẫn HS lập sơ đồ so sánh: “Nước Đại Việt ta” và “Sông núi nước Nam”
* Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong đoạn? Tác dụng?
- Dùng từ hiển nhiên, giọng văn dõng dạc, nghiêm nghị.
* Gọi HS đọc đoạn cuối.
* Để khẳng định sức mạnh nhân nghĩa và độc lập dân tộc Nguyễn Trãi đã lấy dẫn chứng từ thực tiễn chứng minh. Em hãy phân tích? (Thảo luận 4’)
- Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị chết, Ô Mã bị bắt...chứng cớ còn ghi.
(GV: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh)
* GV tổng kết nội dung, nghệ thuật cơ bản của đoạn trích?
_ HS đọc phần ghi nhớ SGK/69
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả -Tác phẩm. ( SGK/58)
2. Đọc - chú thích:
II. Phân tích:
1. Chân lý nhân nghĩa:
_ Yên dân: Bảo vệ đất nước => người dân yên vui, hạnh phúc.
_ Trừ bạo: đánh đuổi giặc ngoại xâm.
2. Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
- Nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chủ quyền riêng.
=> Dùng từ mang tính hiển nhiên, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập
=> Tăng tính thuyết phục.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa:
- Sự thất bại của vua chúa, tướng sĩ nhà Hán, Nguyên trong lịch sử.
=> Niềm tự hào dân tộc.
Ghi nhớ (SGK/69)
4.4 Tổng kết:
Câu hỏi 1: Hãy khái quát quá trình lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ?
Trả lời: Chân lý nhân nghĩa
Sức mạnh của nhân nghĩa
Sức mạnh của độc lập dân tộc
L thổ riêng.
V.hiến lâu đời
Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
Yên dân
b.vệ đ.nước
Trừ bạo(giặc Minh x.lược)
Ch độ,
ch.quyền
L.sử riêng
P.tục riêng.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Đọc lại văn bản, học thuộc đoạn trích và nội dung phân tích.
Tìm đọc cả tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”
2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Bàn luận về phép học
Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
Liên hệ với mục đích, phương pháp học tập của bản thân.
Tìm hiểu các yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản.
5. Phụ lục:
Các slide trình chiếu.
_________________________________________________________________________
HÀNH ĐỘNG NÓI (TT)
Tuần: 26 Tiết: 98 Bài: 24 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1,2:
_ HS biết cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2:
_ Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1,2:
_ Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
2. Nội dung học tập:
_ Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Phiếu học tập ghi ví dụ.
3.2 Học sinh: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi trong SGK/70, làm trước bài tập vào VBT.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Hành động nói là gì?(4đ)
Trả lời: _ Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Câu hỏi 2: Các kiểu hành động nói thường gặp? Cho ví dụ về hành động hỏi? (5đ)
Trả lời: _ Hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ...), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
_ HS cho ví dụ đúng (2đ)
Câu hỏi 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Theo hướng dẫn của cô ở tiết trước, em đã chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay? (1điểm)
_ HS trả lời, GV nhận xét vào bài.
4.3. Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (15’)
* Gọi HS đọc mục 1/70
* Hãy đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau nay. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp và dấu (-) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả?
Câu
Mục đích
1
2
3
4
5
Hỏi
Trình bày
+
+
+
Điều khiển
+
+
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc
* Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên?
_ Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm.
* Và những câu nào giống nhau về mục đích?
_ Câu 1,2,3: Trình bày ; câu 4.5: Cầu khiến
* Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu trong đoạn văn trên, chúng ta thấy cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động khác nhau. Vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì?
_ Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày, chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp; câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến, chúng ta gọi là cách dùng gián tiếp.
* Gọi HS đọc ghi nhớ/71
* Hãy tìm một số vd về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp cho các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
VD : Cách dùng trực tiếp
1. A (Hỏi): Mấy giờ thì đá trận chung kết?
B (Đáp): Mười chín giờ!
2. A (Giục): Hãy đi ngay kẻo muộn!
B (Đáp): Vâng, tôi đi ngay đây!
VD: Cách dùng gián tiếp
1. A (Nói): Tớ mua cái cặp này những hai trăm nghìn cơ đấy!
B (Bĩu môi): Hai trăm nghìn cơ đấy?
2. A (Kêu ca): Trời nóng quá nhỉ!
B (Gật đầu): Từ sáng đến giờ tớ đã nghe cậu nói câu này ba lần.
HĐ 2: (20’)
Bài tập1: Câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ
- Từ xưa các bậc trung thần... không có ? => hỏi dùng để khẳng định.
- Lúc bấy giờ... phỏng có được không?=> hỏi dùng để phủ định.
- Lúc bấy giờ...phỏng có được không? => hỏi dùng để khẳng định.
- Vì sao vậy? => hỏi để gây sự chú ý.
- Nếu vậy.... trời đất nữa? => hỏi để đánh vào lòng tự trọng, lim sỉ => thức tỉnh tướng sĩ.
* Câu nghi vấn ở đoạn đầu để tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả.
* Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, khích lệ tướng sĩ.
* Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cơi.
Bài tập 2
- Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến , kêu gọi
=> Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
Bài tập 3:
+ Dế choắt: - Song anh cho phép em mới dám nói…
- “Anh đã nghĩ thương em … thì em chạy sang…”
+ Dế Mèn: - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
* Nhận xét: Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
- Dế Mèn ỷ thế mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
* GV hướng dẫn HS về nhà làm BT4,5/72,73.
Bài tập 4: (8ª1)
_ Chọn câu b, thể hiện sự lễ phép, kính trọng người lớn.
Bài tập 5: (8ª1)
_ Chọn câu c, thể hiện sự lịch sự.
I. Cách thực hiện hành động nói:
Ghi nhớ (SGK/71)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm và xác định mục đích của các câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
Bài tập 2: Tìm các câu có mục đích cầu khiến. Nhận xét.
Bài tập 3: Tìm các câu có mục đích cầu khiến.
4.4 Tổng kết:
Câu hỏi 1: Hãy vẽ sơ đồ kiến thức hành động nói qua 2 tiết đã học?
Trả lời:
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học ghi nhớ/71.
Hoàn thành sơ đồ.
Làm BT 4,5/72,73.
2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Hội thoại.
Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK/93.
Xác định ngôi xã hội và đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật trong một số đoạn văn đã học.
5. Phụ lục:
Tuần: 26 Tiết: 99 Bài: 24 Ngày dạy: ……
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS nắm khái niệm luận điểm.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận,
* Hoạt động 3:
_ HS hiểu quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Hoạt động 4:
_ HS hiểu lý thuyết đã học vận dụng vào giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2,3:
_ Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
* Hoạt động 4:
_ Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1,2,3,4:
_ HS có thói quen xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm trong quá trình tìm hiểu và tạo lập văn bản.
_ Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.
2. Nội dung học tập:
_ Khái niệm luận điểm.
_ Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận
_ Quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
_ Luyện tập
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
Soạn giáo án điện tử.
3.2 Học sinh: Xem lại SGK Ngữ Văn 7, trả lời các câu hỏi ôn tập/73, 74.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
4.3. Tiến trình bài học:
(GV cùng HS nhắc lại kiến thức về văn nghị luận)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (10’)
* Nhớ lại kiến thức đã học Ngữ Văn 7, em hãy cho biết một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?.
* Luận điểm là gì? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng ở câu1?
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
* Em hãy vẽ sơ đồ luận điểm bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh?
Truyền thống yêu nước … trong lịch sử
Truyền thống yêu nước … ngày nay
Bổn phận của chúng ta
* Theo em luận điểm nào là luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở?
_ Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
*Luận điểm nào là luận điểm chính dùng làm kết luận của bài?
_ Bổn phận của chúng ta
* Gọi HS đọc câu 2b.
_ Chưa phải là luận điểm. Vì đây không phải là ý kiến, quan điểm mà chỉ là những vấn đề.
* Vẽ sơ đồ luận điểm bài “Chiếu dời đô”?
Neâu tieàn ñeà: Gương sáng đời xưa
Thực tế hai triều Đinh-Lê
Lợi thế của Đại La
Keát luaän: Thành Đại La là nơi tốt nhất
HĐ2: (8’)
* Vấn đề trong bài văn nghị luận là gì?
_ Là đề tài nghị luận, vấn đề đưa ra bàn luận.
* Vấn đề đặt ra trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
_ Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
* Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó không nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?
_ Không, vì chưa đủ thuyết phục.
* Trong “Chiếu dời đô”chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại ... kinh đô” thì mục đích ban chiếu có đạt không? Tại sao?
* Kết luận của em về mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề cần giải quyết?
_ Ghi nhớ
HĐ3: (8’)
* HS đọc lại 2 hệ thống luận điểm ở SGK.
* Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao? Kết luận của em về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn nghị luận?(Thảo luận bàn 3’)
- HS trình bày – bổ sung
(8A1 GV cho HS giải thích vì sao không chọn hệ thống 2)
- GV chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ/75
HĐ4: (13’)
Bài tập 1:
_ Luận điểm của phần văn bản này không phải là “Nguyễn Trãi là một ông tiên”, cũng không hẳn là “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”, mà là “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của đất nước và thời đại lúc bấy giờ”
* HS đọc bài tập2, xác định yêu cầu - làm theo bàn - trả lời – GV cùng HS nhận xét.
_ Bỏ ý 5 vì không quan hệ với vấn đề nghị luận.
_ GV chốt ý bài tập.
(GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2b)
I. Khái niệm luận điểm:
1. Luận điểm:
_ Chọn câu C
2. Xác định luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:
3. Xác định luận điểm của bài “Chiếu dời đô”:
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:
1. a) Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
b) Chưa đạt được – vì không phù hợp với yêu cầu, chưa đủ thuyết phục.
=> Cần phải chính xác, phù hợp, đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm:
1. Chọn: hệ thống 1
=> Chính xác, gắn bó chặt chẽ, rành mạch, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Hệ thống 2: không đạt được những điều kiện trên.
* Ghi nhớ: (SGK/ 75)
IV. Luyện tâp.
Bài tập 1:
Bài tập 2: Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai.
a) Chọn: ý 1, 2, 3, 4, 6, 7; bỏ ý 5.
4.4 Tổng kết:
Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/75)
Câu hỏi 1: Luận điểm là gì?
Trả lời: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (người nói) nêu ra ở trong bài.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học ghi nhớ, ôn tập kiến thức đã học về luận điểm. Hoàn thành các bài tập.
Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi trong SGK/79, 80.
Chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại.
5. Phụ lục:
_ Các slide trình chiếu.
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Tuần: 26 Tiết: 100 Bài: 25 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
* Hoạt động 2:
_ Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
1.. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
* Hoạt động 2:
_ Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
_ Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
_ Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội .
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1,2:
_ HS có tói quen trình bày đoạn văn theo hai cách diễn dịch và quy nạp thích hợp, đạt hiệu quả giao tiếp.
_ Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.
2. Nội dung học tập:
_ Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, phân tích ví dụ, tìm ví dụ về đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
3.2 Học sinh: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi trong SGK/79, 80.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Luận điểm là gì? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ntn? (8đ)
Trả lời: Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài.
- Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết: Cần chính xác, rõ ràng, phù hợp và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra).
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)
_ HS trả lời, GV dẫn vào bài.
4.3. Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (15’)
* Gọi HS đọc 2 đoạn văn.
* Tìm những câu nêu chủ đề (luận điểm) trong mỗi đọan văn trên?
a. Câu chủ đề: “(Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
b. Câu chủ đề: “Đồng bào ta ngày nay cũng (nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
* Câu chủ đề của mỗi đoạn văn nằm ở vị trí nào?
_ (a): ở cuối đoạn; (b) ở đầu đoạn.
* Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mỗi đoạn?
_ (a) Vị trí câu chủ đề: nằm ở cuối đoạn văn – qui nạp.
_ (b) Vị trí câu chủ đề: nằm ở đầu đoạn văn – diễn dịch.
* Yêu cầu HS đọc đoạn văn 2
* Xác định luận điểm của đoạn văn, câu chủ đề đặt ở vị trí nào? Từ đó xác định kiểu đoạn văn trên?
_ Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
* Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao?
_ Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu) …cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ.
* Nếu thay đổi chật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn ntn?
_ Nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn. Vậy cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, không thể đảo tuỳ tiện.
* Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhắm mục đích gì?
_ Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
* Qua đó em có nhận xét gì về cách diễn đạt lập luận đó?
_ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
* GV khái quát, gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/81)
HĐ 2: (20’)
Bài tập 1:
a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
Bài tập 2:
_ Luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm.”
Luận điểm ấy được chứng thực qua 2 luận cứ:
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật.
_ Các luận cứ: xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ sự sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm.
Bài tập 3:
_ HS thảo luận (5’) xác định luận cứ, viết đoạn văn.
a. Luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
- Các luận cứ:
+ Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn.
+ Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
+ Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy, đặt biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán.
+ Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì học mới đầy đủ và vững chắc.
b. Luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.
- Các luận cứ:
+ Học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ.
+ Học không hiểu mà cứ học thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế.
+ Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực.
+ Ngược lại học vẹt còn làm mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ.
+ Bởi vậy không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ phải cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.
* GV cùng HS nhận xét, về nhà viết đoạn văn.
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
* Đoạn a:
* Ghi nhớ (SGK/81)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3: Viết đoạn văn
4.4 Tổng kết:
Câu hỏi 1: Những điểm cần lưu ý khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận?
Trả lời: _ Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
_ Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý.
_ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
_Học ghi nhớ/81. Hoàn thành các bài tập.
_ Làm bài tập 4/82.
_ Tìm một số đoạn văn trình bày theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để làm mẫu phân tích.
_ Tìm cách chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp hoặc ngược lại
2. Đối với bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
_ Cho đề văn: Sau Tết, một số bạn trong lớp ta tỏ ra lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn trong lớp phải học tập chăm chỉ hơn.
_ Xây dựng hệ thống luận điểm cho đề văn trên và trình bày một luận điểm tự chọn. (Xem thêm hướng dẫn trong SGK/83)
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- NV8 Tuan 26.doc