Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 11: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020

GV đưa 1 số tình huống: thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.Hỏi HS về những nội dung sẽ giới thiệu trong tình huống đó.

GV dẫn vào bài

Dẫn vào bài:

Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta mua một cái máy như ti vi, máy bơm.người ta đều kèm theo những lời giới thiệu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng. Đến một danh lam thắng cảnh, trước cổng vào thế nào cũng có bảng ghi lời giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Khi các em tiếp xúc với SGK trong nhà trường, chúng ta thấy có những bài trình bày thí nghiêm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn.Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Vậy thế nào là văn bản thuyết minh, nó có những đặc điểm gì? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)

HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

 a. Ví dụ

b. Nhận xét

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 11: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/.. Ngày dạy:/.. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: HS nắm được -Đặc điểm của văn bản thuyết minh. -Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của vb thuyết minh. -Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ) 2.Kĩ năng: -Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó. -Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ Văn và các môn học khác. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng văn bản thuyết minh khi cần thiết. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc hiểu, tự nhận thức, đánh giá - Năng lực riêng: thẩm mĩ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy B. CHUẨN BỊ. - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu, ảnh tác giả O. hen- ri. - HS: Trả lời câu hỏi sgk. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới (44 phút) Hoạt động của GV HĐ của trò GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) GV đưa 1 số tình huống: thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử...Hỏi HS về những nội dung sẽ giới thiệu trong tình huống đó. GV dẫn vào bài Dẫn vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta mua một cái máy như ti vi, máy bơm...người ta đều kèm theo những lời giới thiệu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng. Đến một danh lam thắng cảnh, trước cổng vào thế nào cũng có bảng ghi lời giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Khi các em tiếp xúc với SGK trong nhà trường, chúng ta thấy có những bài trình bày thí nghiêm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn...Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Vậy thế nào là văn bản thuyết minh, nó có những đặc điểm gì? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người a. Ví dụ b. Nhận xét ? Văn bản trên trình bày vấn đề gì? ?Lợi ích và đặc điểm của cây dừa Bình Định được trình bày bằng phương pháp nào? Trình bày qua mấy phương diện? ? Theo em văn bản viết ra nhằm mục đích gì? - Đọc các vb sgk - Nhận xét * Văn bản Cây dừa Bình Định - Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Nội dung cụ thể giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định. ? Văn bản sử dụng phương thức trình bày nào? (phương thức giải thích). ? Văn bản giải thích điều gì? Cách giải thích ra sao? - Người viết trình bày văn bản theo quan hệ nhân quả: kết quả lá cây có màu xanh là do các tế bào có nhiều lục lạp, trong lục lạp này lại chứa một chất gọi là diệp lục. Tác giả giải thích rất cụ thể, tỉ mỉ nên người đọc có thể hiểu vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng. - Trả lời cá nhân. - Nhận xét, bổ sung *Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? - Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh ? Văn bản giới thiệu vấn đề gì? ?Những đặc điểm tiêu biểu đó là gì? ->Sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển. Có những công trình kiến trúc nổi tiếng. Có những sản phẩm đặc biệt. Nổi tiếng với những món ăn. Là thành phố đấu tranh kiên cường. =>Giới thiệu Huế người viết đã đi vào những đặc điểm có thật rất riêng, rất nổi tiếng của Huế. ?Qua việc tìm hiểu ba văn bản, em hãy nhận xét về đặc điểm chung của chúng? =>Các văn bản đều trình bày những tri thức của đời sống con người, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng. Từ đó, sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Đây là ba văn bản thuyết minh - Trao đổi nhanh. - Trả lời cá nhân. * Văn bản Huế - Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam, có những đặc điểm tiêu biểu riêng của H. ? Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu? Hãy nêu một vài ví dụ? - Lời thuyết minh các sản phẩm tiêu dùng, lời giới thiệu du lịch, sơ đồ thắng cảnh, các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, lời giới thiệu tóm tắt nội dung ở bìa sau của một cuốn sách, trong SGK có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn. =>Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, ngành nghề nào cũng cần đến chẳng hạn mua máy vi tính ta được giới thiệu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng,mua hộp bánh cũng có lời giới thiệu xuất xứ, các chất liệu làm bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng, Điều đó cho thấy văn bản thuyết minh rất quen thuộc và cần thiết trong đời sống con người. ? Qua phân tích, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? c. Kết luận Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. =>vb thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được vb thuyết minh fải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức thì mới làm được. ? Ba văn bản ở mục 1 có thể xem là văn bản tự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Vì sao? HĐN: 3 phút, trình bày ra giấy. GV chữa bằng máy chiếu vật thể. =>Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ cảnh, vật, con người. Còn văn bản nghị luận là trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó. Ở cả ba văn bản trên đều không có những đặc điểm đó nên không thể xem là một trong những loại văn bản đã học. ?Vậy, ba văn bản đó có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? ? Em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung kiến thức trong các văn bản thuyết minh đó? ? Các vb trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những fương thức nào? -trình bày, giới thiệu, giải thích. ?Hãy nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh? GV: Nói tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế, và không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng. Văn thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt. Ví dụ, nếu giới thiệu một loài hoa có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy. Nếu giới thiệu một loại vật cũng thế. - Thảo luận nhóm. - 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh a. Ví dụ b. Nhận xét - Ba văn bản đó chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng, biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy xã hội. -Nội dung kiến thức trong ba văn bản thuyết minh trên đều được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc. c. Kết luận ghi nhớ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20’) ? Các văn bản trong bài 1 có phải là văn bản thuyết minh không? - Trả lời cá nhân. - Nhận xét, bổ sung II. Luyện tập BT 1: Cả hai văn bản đều là văn bản thuyết minh. Văn bản a cung cấp kiến thức lịch sử: cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Tri châu Bảo Lục Nông Văn Vân. Văn bản b cung cấp kiến thức về khoa học sinh học: đặc điểm của loài giun đất. Những kiến thức mà hai văn bản cung cấp đều mang tính khách quan, chính xác. ? Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? ? Hãy chỉ rõ yếu tố thuyết minh được sử dụng ở phần nào và nêu rõ tác dụng của nó? Phần tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông sử dụng yếu tố thuyết minh làm cho lời đề nghị mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường có sức thuyết phục cao. - Trao đổi theo cặp. - Đại diện nêu ý kiến. - Các nhóm nhận xét, bổ sung BT 2: Là văn bản nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường văn bản này có sử dụng yếu tố thuyết minh. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) ? Hãy lấy ví dụ về văn bản thuyết minh mà em thường gặp trong đời sống? Chỉ ra đặc điểm của văn bản thuyết minh qua văn bản đó? - VD: Tờ giới thiệu, quảng cáo sản phẩm hàng tiêu dùng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (1’) - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (T.118). - Soạn Ôn dịch, thuốc lá. Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích sao và phần chú thích từ khó; đọc, trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản vào vở soạn. *RÚT KINH NGHIỆM: *********************************

File đính kèm:

  • docvan-8-tim-hieu-chung-ve-van-thuyet-minh-giang_26082020.doc