I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
¬- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ :
Giáo dục lòng tự hào về đ/n hùng mạnh
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 26 Tiết 97 Nước Đại Việt ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 10 /02 /2013
Tuần 26
Tiết 97 : NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ :
Giáo dục lòng tự hào về đ/n hùng mạnh
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
- Gv hướng dẫn tìm hiểu chung.
* Gv cho Hs quan sát tranh.
- Hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả.
- GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi một em đọc tiếp theo.
? Theo em, văn bản này được chia làm mấy phần , nêu nội dung của từng phần?
- Giáo viên nhấn mạnh cho các em : văn bản này chia làm 4 phần đây chỉ là phần đầu tiên của bài cáo
Hoạt động 2
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết
*Hoạt động 3: Phân tích
- GV gọi HS đọc 2 câu đầu tác giả đã khẳng định những chân lý nào khi nêu tiền đề? Có thể hiểu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?.
-Người dân tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo nguợc là kẻ nào?
- GV gọi HS đọc 8 câu tiếp.
- Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc ?
- GV bình: so sánh với bài Sông Núi Nước Nam.
(NT dùng từ, so sánh).Sau đó GV chốt ý.
- GV cho HS đọc đoạn cuối.
Đoạn cuối văn bản tác giả lấy dẫn chứng từ đâu để làm sáng tỏ sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập?
- Nghệ thuật đặt sắc của văn bản là nghệ thật nào ?
Giáo viên nx và chốt lại
-Qua văn bản em thấy văn bản có ý nghĩa gì?
Giáo viên nx và chốt lại.
- Em hãy nêu nội dung chính của văn bản
- Giáo viên nx và chốt lại phần ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh nhận xét .
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung
- Tư tưởng nhân nghĩa.Cốt lỗi tư tưởng nhân nghĩa là “yêu dân”, “trừ bạo”
- Người dân Đại Việt ;Kẻ bạo ngược là giặc Minh
-HS nghe +ghi
- HS đọc
-Văn hiến lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng chế độ riêng.
-HS lắng nghe+ghi.
-HS đọc
-Dẫn chứng từ thực tế lịch sử. Những minh chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa
-HS nghe.
-Viết theo thể văn biền ngẩu .Lập luận chặt chẽ , chứng cư hùng hồn , lời văn trang trọng , tự hào.
- Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm , tư tưởng tiến bộ của NT về TQ, đất nước
I. Tìm hiểu chung..
1. Tác giả:
Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm: Bình ngô dại cáo được NT soạn thảo và được công bố vào 17 tháng chạp năm 1428
Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ trương hay công bố kết quả 1 sự nghiệp để mọi người cùng biết.
3. Đọc văn bản
Chia bố cục
- Đoạn 1 hai dòng đầu
- Đoạn 2 Tám câu (tt)
- Đoạn 3 : Còn lại
5 Chú thích
II.Tìm hiểu chi tiết :
1. Nội dung:
a. Khẳng định nguyên lý nhân nghĩa.
- Khẳng định nền văn hiến lâu đời có truyền thống và nhân tài hào kiệt .
b. Nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền
- Vị thế đáng tự hào của dân tộc ta đối với dân tộc khác , đặt biệt so với các triều đâị phong kiến phương bắc .
- Quan niệm nhân văn tiến bộ : “nhân nghĩa chốt ở yên dân”làm nên đất nước là “hào kiệt đời nào cũng có”.
- Thể hiện quan niệm tiến bộ về đất nước :bao gồm không chỉ cương vực địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa , truyền thống , tài năng của con người ,…
c. Dẫn chứng lịch sử về nguyên lý chân nghĩa .
Dẫn chứng thực tiễn lịch sử làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc.
2. Nghệ thuật :
-Viết theo thể văn biền ngẫu .
-Lập luận chặt chẽ , chứng cư hùng hồn , lời văn trang trọng , tự hào.
3. Ý nghĩa:
Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm , tư tưởng tiến bộ của NT , về Tổ Quốc , đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (sgk)
3. Củng cố:
- Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc ?
- Đoạn cuối văn bản tác giả lấy dẫn chứng từ đâu để làm sáng tỏ sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập?
- Nghệ thuật đặt sắc của văn bản là nghệ thật nào ?
- Qua văn bản em thấy văn bản có ý nghĩa gì ?
4. Hướng dẫn tự học
- Đọc chú thích
- Học thuộc lòng đoạn trích .
- Về nhà học bài : Nội dung bài học
- Soạn bài: '' Hành động nói (tt)
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 97.doc