Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 tiết 109, 110 Đi bộ ngao du (ru-xô)

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.

- Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài nghị luận cụ thể.

 3. Thái độ: Có ý thức xây trình bày luận điểm trong bài văn nghị luân tự nhiên, sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1., 8A5.)

2. Bài cũ: Giải thích nhan đề Thuế máu? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.

3. Bài mới: Gv nêu câu hỏi như: Các em đã từng được học, đọc những tác phẩm nào của nhà văn Pháp? Hs trả lời và gv dẫn dắt vào bài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 tiết 109, 110 Đi bộ ngao du (ru-xô), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: 23/03/2013 Tiết: 109 - 110 Ngày dạy: 25/03/2013 ĐI BỘ NGAO DU (Ru-xô) - Hướng dẫn làm bài kiểm tra Văn - A. Mức độ cần đạt - Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả. - Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả. - Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn. - Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài. - Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài nghị luận cụ thể. 3. Thái độ: Có ý thức xây trình bày luận điểm trong bài văn nghị luân tự nhiên, sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Giải thích nhan đề Thuế máu? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. 3. Bài mới: Gv nêu câu hỏi như: Các em đã từng được học, đọc những tác phẩm nào của nhà văn Pháp? Hs trả lời và gv dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Gọi hs đọc chú thích dấu sao Em hãy nêu vài nét về tác giả? (sgk) Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? (Phóng sự – chính luận). Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Gv hướng dẫn: Giọng điệu rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật. Lưu ý các từ tôi, ta. Gọi hs đọc chú thích trong sgk Em hiểu tn là Đi bộ ngao du? -> Bàn về ích lợi của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ. Đề tài và nhân vật trong văn bản Đi bộ ngao du có gì khác so với các vb nghị luận khác mà em đã được học? -> đề tài sinh hoạt đời thường. Vb này chia mấy phần, nêu nội dung mỗi phần? - Phần 1: từ đầu... Cho tôi bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du – được tự do thưởng ngoạn. - Đoạn 2: Tiếp... không thể làm tốt hơn: Đi bộ ngao du – trau dồi tri thức. - Phần 3: còn lại: đi bộ ngao du – tính tình được vui vẻ. Gọi hs đọc đoạn đầu Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề ngao du là gì? -> Đi bộ ngao du ta được hoàn toàn tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Luận điểm đó được chứng minh bằng những luận cứ nào? Cách lập luận theo trình tự nào? - Muốn đi, muốn dừng nhiều tuỳ ý ; Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình... Cách lặp lại đại từ “tôi” hoặc “ta” trong khi kể có ý nghĩa gì? -> Đây không phải là sự tuỳ tiện, tự do mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng tôi là khi muốn nói về những kinh nghiệm riêng, mang tính chất cá nhân. Khi xưng ta là khi lí luận chung. Lại có những trải nghiệm riêng tư của tôi được thể hiện dưới dạng kể chuyện về người học trò Ê-min. Từ luận điểm và những luận cứ ấy, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? Hết tiết 109 chuyển tiết 110 Gọi hs đọc đoạn 2 Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì? -> Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta Tác giả đã lập luận ntn, trên cơ sở những luận cứ nào? -> Luận điểm được các luận cứ liên tiếp minh chứng: Đi như các nhà triết học lừng danh; Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất ; Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng ; Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. Lời văn và các câu văn của tác giả trong đoạn văn thay đổi linh hoạt ntn? -> Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: khi thì so sánh, khi thì nêu cảm xúc ; khi lại nêu câu hỏi tu từ ; hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên của chú học trò Ê-min. Từ đó, những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khẳng định? -> Mở mang năng lực khám phá đời sống ; Mở mang tầm hiểu biết ; Làm giàu trí tuệ ; Đầu óc được sáng láng. Gọi hs đọc đoạn 3 Luận điểm thứ 3 là gì? Cách chứng minh luận điểm có gì đặc sắc? -> Luận điểm: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ. Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó. Bằng những lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế, tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du? -> Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ. * Hướng dẫn Tổng kết: Có những biểu hiện hình thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn nghị luận này ? Học qua vb này, em hiểu thêm những lợi ích của việc đi bộ ngao du ? -> Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do. Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống. Nhân lên niềm vui cuộc sống cho con người. Đi bộ ngao du cho ta hiểu gì về nhà văn Ru-xô? HS đọc Ghi nhớ / Sgk. Từ nội dung bài học, em hãy nêu ý nghĩa văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Hướng dẫn làm bài kiểm tra Văn: Để chuẩn bị cho bài kiểm tra Văn sắp tới, các em về ôn lại tất cả những văn bản đã học từ đầu HK II tới giờ, đặc biệt chú ý phần văn nghị luận thông qua việc học các văn bản. Đề sẽ gồm 2 phần, trắc nghiệm và tự luận. Trắc nghiệm gồm 6 câu hỏi về những kiến thức ngắn gọn, chiếm 30% tổng số điểm. Phần tự luận chiếm 70% điểm nên các em phải đầu tư nhiều hơn. Phần tự luận gồm 2 câu: Câu hỏi ngắn và một câu dài liên quan đến văn nghị luận. Vì vậy, các em phải chú ý ôn tập kĩ phần này. Khi làm bài, cần đọc kỹ đề, làm nháp trước khi làm vào giấy kiểm tra, chú ý chính tả và trình bày sạch đẹp. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: (Sgk/100) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: (Sgk/100) - Thể loại : Phóng sự – chính luận II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 2.3. Phân tích a. Đi bộ ngao du – tự do thưởng ngoạn - Muốn đi, muốn dừng nhiều tuỳ ý ; - Không phụ thuộc vào con người, phương tiện ; - Không phụ thuộc vào đường sá ; - Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi ; - Để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán. -> Sử dụng linh hoạt đại từ nhân xưng “tôi” , “ta” , dẫn chứng gắn với thực tế. => Thoả mãn nhu cầu, hoà hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru-xô. b. Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức - Đi như các nhà triết học lừng danh Ta-lét, Pla-tông , Pi-ta-go ; - Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất ; - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng ; - Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. -> Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: khi thì so sánh, khi thì nêu cảm xúc; khi lại nêu câu hỏi tu từ ; hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên của chú học trò Ê-min. => Mở mang năng lực khám phá đời sống. Mở mang tầm hiểu biết. Làm giàu trí tuệ. Đầu óc được sáng láng. c. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ - Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. - Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái -> Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh. => Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung => Ghi nhớ: (Sgk/102) * Ý nghĩa văn bản: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại. III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững nội dung bài học. - Lập luận chứng minh lợi ích việc đi bộ ngao du bằng cuộc sống thực tiễn của bản thân. Từ đó rút ra bài học cho mình. - Chuẩn bị bài tiết sau: Hội thoại. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 29 Ngày soạn: 25/03/2013 Tiết: 111 Ngày dạy: 27/03/2013 HỘI THOẠI A. Mức độ cần đạt - Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại. - Biết xác đĩnh thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Vai xã hội trong hội thoại. 2. Kỹ năng: Xác định được các vai xã hội trong hội thoại. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng vai xã hội hợp lý khi giao tiếp. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm… D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Nêu cách thực hiện hành động nói. Cho ví dụ minh họa. 3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội rộng - hẹp, thân - sơ… khác nhau ; những mối quan hệ ấy thường vô cùng phức tạp và tinh tế ! Một người có thể có địa vị cao trong xh, nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha hoặc là mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệp… Những vị trí trong xh, cơ quan, gia đình… ấy được gọi là “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại. Vậy vai xh trong hội thoại là gì? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Nêu lời mời của em đối với cha mẹ, ông bà trong bữa cơm gia đình? VD : Cháu mời ông bà ăn cơm. Con mời ba mẹ ăn cơm. Theo em trong các lời mời trên có điều gì không ổn? - Cháu mời ông bà xơi cơm ạ. (Người VN hay dùng) Tại sao trong gia đình người con, người cháu phải mời trước? -> Thể hiện sự kính trọng ông bà, cha mẹ. GV chốt: Con là ở vị trí đối với cha mẹ, cháu ở vị trí đối với ông bà. Vị trí của người nói đối với những người khác, trong 1 tình huống người ta gọi là vai hội thoại. Gọi hs đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” Theo em có mấy vai tham gia hội thoại? -> 2 vai. Quan hệ của họ ntn? Ai là bậc trên, ai là bậc dưới? GV chốt: Trong những tình thuống khác nhau thì hội thoại cũng khác nhau. Vì vậy khi ở vai khác chúng ta phải chọn cách nói cho phù hợp. Qua đó, em có nhận xét gì về quan hệ xh và từ đó rút ra kết luận? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ/Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT đối với binh sĩ dưới quyền? Bt2: Gọi hs đọc đoạn trích “Lão Hạc” Sau đó, Hs thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi. Gv nhận xét, chữa bài. Bt3: Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 3 Hs thảo luận nhóm, thực hiện. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Tìm hiểu chung về vai xã hội trong hội thoại 1. Phân tích ví dụ - Nhân vật: Bé Hồng, bà cô. -> Quan hệ ruột thịt, trên – dưới. - Xét về quan hệ ruột thịt: bà cô không phải vì cư xử thiếu thiện chí. - Về thứ bậc: thái độ bà cô không đúng mực, không tế nhị, lịch sự đối với trẻ em. - Bé Hồng kìm nén vì mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên. 2. Ghi nhớ: (Sgk/94) II. Luyện tập Bt1: - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn... - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ… Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Bt2: a. Xét về địa vị xh, ông giáo là người có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như Lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì Lão Hạc vị trí cao hơn. b. Ông giáo nói với LH bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật: nắm lấy vai, mời lão hút thuốc , uống nước, ăn khoai. Trong lời lẽ, ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gồm 2 người là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già), xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng) c. LH gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói cũng xuề xoà (nói đùa thế), thể hiện sự chân tình. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài. Học thuộc ghi nhớ. - Tìm, xác định vai xã hội trong các tác phẩm đã học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 29 Ngày soạn: 25/03/2013 Tiết: 112 Ngày dạy: 27/03/2013 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt Củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng vận dụng đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. - Cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn nghị luận. 2. Kỹ năng: Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Vậy muốn đưa yếu tố biểu cảm như thế nào cho tự nhiên, có tác dụng cao thì hôm nay ta sẽ đi vào luyện tập cụ thể. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - GV yêu cầu học sinh đọc lại đề. Nếu phải viết một bài văn thì em sẽ lần lượt làm những việc gì ? -> Tìm hiểu đề và tìm ý; Lập dàn bài; Viết bài; Đọc và sửa bài. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì, cho ai?->Làm rõ vấn đề: Tác dụng của chuyến đi tham quan, du lịch để cho mọi người cùng biết. Để làm rõ vấn đề đó, chúng ta cần phải làm theo kiểu lập luận nào? -> Chứng minh. GV: Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh. Đã không có bằng chứng trong sự thật thì luận điểm cũng chẳng làm sáng tỏ được. Tuy nhiên, chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi xét tới cùng, chứng minh là để làm rõ thật giả đúng sai ; vì thế, người chứng minh buộc phải nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu ra luận điểm. Các luận điểm được nêu ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ. 2. Lập dàn ý: Gọi hs đọc hệ thống luận điểm SGK. Thảo luận: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao? Nên sửa như thế nào? -> Cách sắp xếp trên còn lộn xộn, chưa mạch lạc. * Gọi hs đọc đoạn văn (luận điểm thứ 3 trong vb “Đi bộ ngao du”) Phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn?-> Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ… Cảm xúc của tác giả là gì và được biểu hiện ntn trong từng câu của đoạn văn? Trong giọng điệu? -> Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, ở giọng điệu phấn chấn vui tươi, hồ hởi ; ở các từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm… Gọi hs đọc đoạn văn b.2 sgk Em thấy đoạn văn 2.b của Sgk đã biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm ấy của em không? -> Yếu tố biểu cảm đã được thể hiện khá rõ trong đoạn văn trên qua các từ ngữ, qua cách xưng hô. VD: Chắc các bạn vẫn chưa quên ; không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo ; tôi nhớ ; tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên nỗi buồn tan đi, niềm vui sướng ấy. Tuy nhiên, vẫn có thể gia tăng yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc, phong phú. Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi gắm vào đoạn văn đó? Em dự định dùng những từ ngữ, những cách đặt câu mà sgk gợi ý không? -> Có thể dùng những từ ngữ, những câu mà sgk đã gợi ý. Vấn đề là thêm vào câu nào, đoạn nào cho phù hợp. Em có dự định thay đổi một số câu văn để đoạn văn thêm sức truyền cảm hay không? 3. Viết bài: Vậy dựa trên những điều đó em hãy viết lại đoạn văn theo ý của em ? Gv gọi 3 hs đọc trước lớp đoạn văn mà các em đã viết. Hs khác nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm. Gv có thể đưa ra đoạn văn cho hs tham khảo. Khuyến khích ghi điểm cho bài làm tốt. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe thực hiện. A. Lý thuyết II. Luyện tập Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý - Làm rõ vấn đề: Tác dụng của chuyến đi tham quan, du lịch - Sử dụng lập luận: chứng minh. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan. b. Thân bài: Nêu lợi ích cụ thể: - Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khẻo mạnh. - Về tinh thần: giúp chúng ta: + Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. + Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. - Về kiến thức: giúp chúng ta: + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe. + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan du lịch. 3. Viết bài: Trình bày cho luận điểm: Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tìm thêm được nhiều niềm vui. - Tham khảo: Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Các bạn còn nhớ cái lần lớp mình đến tham quan Vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, chẳng ai có thể kìm nổi tiếng reo sau một chặng đường mệt mỏi, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, non nước mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước, bạn Lệ Quyên đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Lúc đầu, thấy Lệ Quyên vẫn lặng lẽ nhưng sau đó nét mặt bạn cứ rạng dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn ấy, diệu kì thay đã tan đi hẳn như có một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấy nếu quanh năm ta chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc? III. Hướng dẫn tự học - Đọc, phát hiện yếu tố biểu cảm và đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Xác định cảm xúc trước vấn đề cần nghị luận. - Ôn tập bài tiết sau: Kiểm tra Văn. - Soạn bài: Hội thoại (tiếp theo)  E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docNV8 TUAN 29.doc
Giáo án liên quan