Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 33 - Bài 33 tiết 129 trả bài kiểm tra văn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học

 - Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ văn học của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Chấm bài, sửa lỗi.

 - Soạn giáo án.

2. Học sinh: - Xem lại kiến thức Văn học.

 - Tự nhận xét bài làm của mình.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

HĐ 1: Trả bài.

GV phát bài cho học sinh.

 GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV.

HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý.

 Gọi HS đọc lại đề bài.

 Hướng dẫn HS sửa lỗi: (Xem giáo án Tuần 29, Tiết 113)

HĐ3: Nhận xét.

Ưu điểm:

- Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể.

 - Một số em biết cách làm bài, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng.

Hạn chế:

- Còn sai lỗi chính tả.

 - Diễn đạt còn vụng.

 - Trình bày bố cục chưa hợp lí.

 - Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 33 - Bài 33 tiết 129 trả bài kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 33 - BÀI33 Tiết 129 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học - Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ văn học của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chấm bài, sửa lỗi. - Soạn giáo án. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức Văn học. - Tự nhận xét bài làm của mình. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: HĐ 1: Trả bài. GV phát bài cho học sinh. GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý. Gọi HS đọc lại đề bài. Hướng dẫn HS sửa lỗi: (Xem giáo án Tuần 29, Tiết 113) HĐ3: Nhận xét. Ưu điểm: - Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể. - Một số em biết cách làm bài, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Hạn chế: - Còn sai lỗi chính tả. - Diễn đạt còn vụng. - Trình bày bố cục chưa hợp lí. - Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm HĐ 4: Sửa lỗi. GV dùng bảng thống kê lỗi sai để hướng dẫn HS sửa các lỗi sai trong bài. Cho HS tự sửa các lỗi sai của mình. *Củng cố: - Nhắc lại lí thuyết Văn học.  - Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài kiểm tra. *Dặn dò: Dặn HS: 1. Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài. 2. Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 130: KIỂM TRA MỘT TIẾT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và đặt câu. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem tài lệu, hệ thống lại kiến thức. - Thống nhất đề, đáp án, biểu điểm. - Soạn giáo án. 2. Học sinh: - Ôn tập. - Chuẩn bị giấy, bút. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: - GV: Phát đề cho học sinh làm bài. ( Đề xem sổ lưu đề) *Củng cố: Thu bài và thống kê số lượng. * Dặn dò: 1. Ôn tập lại các kiến thức đã học để kiểm tra lại bài làm của mình. 2. Chuẩn bị bài mới Văn bản thông báo * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 131 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ VII A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu,…và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm. - Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chấm bài, sửa lỗi. - Soạn giáo án. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức Văn bản nghị luận. - Tự nhận xét bài làm của mình. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: HĐ 1: Trả bài. GV phát bài cho học sinh. GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý. Gọi HS đọc lại đề bài. Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề. Hướng dẫn HS lập dàn ý: (Xem giáo án Tuần 31, Tiết 123-124) HĐ 3: Nhận xét. Ưu điểm: - Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể. - Một số em biết cách làm bài văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Hạn chế: - Nhiều em chưa phân biệt nghị luận với kể, tả. - Nhiều bài viết chưa nêu được vấn đề ở mở bài. - Sai lỗi chính tả quá nhiều. - Diễn đạt còn vụng. - Trình bày bố cục chưa hợp lí. - Có bài lối viết ngông, sá, đi lan man chưa đúng trọng tâm vấn đề. - Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm HĐ4: Sửa lỗi. GV dùng bảng thống kê lỗi sai để hướng dẫn HS sửa các lỗi sai trong bài. Cho HS tự sửa các lỗi sai của mình. * Củng cố: - Nhắc lại lí thuyết Văn bản nghị luận.  - Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn. *Dặn dò: Dặn HS: 1. Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài. 2. Chuẩn bị bài Văn bản thông báo * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 132 TỔNG KẾT PHẦN VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình sgk lớp 8 B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Lập bảng hệ thống 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Ôn tập - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: HĐ 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy HĐ 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. HĐ 3: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học I. Bảng tổng kết các văn bản nghị luận: TT Văn bản Tác giả Thể loại, ngôn ngữ Nội dung, tư tưởng Nghệ thuật Chú ý 1 Chú ý 2 1 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) – 1010 Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) (974-1028) Chiếu Chữ Hán Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí. Chiếu: Vua dùng để ban mệnh lệnh cho quan, dân tuân theo. Nghị luận Trung đại: - Văn, sử, triết bất phân. - Khuôn vào những thể loại riêng với kết cấu, bố cục riêng. - In đậm thế giới quan của con người Trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần - chủ, tâm lí sùng cổ, sùng nho học, Hán học… - Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. 2 Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) – 1285 Trần Quốc Tuấn (1231?-1300) Hịch Chữ Hán Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng. Trên cơ sở đó, tac giả phê phán những khuyết điểm của các tì tướng và khuyên bảo họ. Áng văn chính lụân xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí luận hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người, đánh vào lòng người. Hịch: Vua chú, tướng lĩnh…cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh. Quan hệ thần - chủ vừa nghêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán… 3 Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) – 1428 Nguyễn Trãi (1380-1442) Cáo Chữ Hán Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục tập quán, chủ quyền , lịch sử truyền thống riêng. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, xác thực, ý thức rõ ràng và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc à Xứng đáng là Thiên cổ hùng văn. Cáo: Vua chú hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết. Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi. 4 Bàn luận về phép học (Luận pháp học) – 1791 La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) Tấu Chữ Hán Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học để rõ đạo, có tri thức góp pphần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học. Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: phê phán những biểu hiện sai trái trong việc học, khẳng định phương pháp và quan điểm học tập đúng đắn. Tấu: văn bản của quan, tướng…viết đệ trình lên vua chúa 5 Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) – 1925 Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) Phóng sự chính luận Chữ Pháp Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong xcác cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc. Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao; nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại (mâu thuẫn trào phúng; ngôn ngữ, giọng điệu giễu cợt) Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống, cụ thể và chính xác. Nghị luận hiện đại: - Sử dụng những thể loại văn xuôi hiện đại. - Cách viết giản dị, câu văn gần gũi với cách nói thông thường, gần với đời thực. 6 Đi bộ ngao du (Trích Êmin hay về giáo dục) - 1762 J.J. Ruxô (1712-1778) Nghị luận nước ngoài Chữ Pháp Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên. Lí lẽ và dẫn chứng rút ra từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động; thay đổi các đại từ nhân xưng… Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dángtinh thần tác giả. *Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài. *Dặn dò: 1. Học bài 2. Tiếp tục ôn tập. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 34 - BÀI 34 Tiết 133 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp) HĐ1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS. HĐ 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. HĐ 3: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản văn học nước ngài đã học II. Các văn bản văn học nước ngoài: TT Văn bản Tác giả Thể loại, ngôn ngữ Gía trị nội dung Gía trị nghệ thuật 1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen (1805-1875) Đan Mạch Cổ tích Đan Mạch Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh, chết cóng bên đường trong đếm giao thừa. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí. 2 Đánh nhau với cối xau gió (Đôn Ki-hô-tê) M. Xéc-van-téc (1547-1616) Tây Ban Nha Tiểu thuyết Tây Ban Nha Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Cả hai đều có những mặt tốt, đáng quý bên cạnh những điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính. Giọng điệu hài hước khi kể, tả về thầy trò hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương. 3 Chiếc lá cuối cùng O Hen-ri (1862-1910) Mĩ Truyện ngắn Tiếng Anh Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng. 4 Hai cây phong (Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp (1928) Kư-rơ-gưx-tan (Châu Á) Truyện ngắn Nga Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy-sen thời thơ ấu của tác giả. Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ. 5 Đi bộ ngao du (Êmin hay về giáo dục) J. Ru-xô Pháp Tiểu thuyết Pháp Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với quá trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ. Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách nêu dẫn chứng trong câu chuyện chân thật và hấp dẫn. HĐ4: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản nhật dụng đã học. III. Các văn bản nhật dụng: TT Văn bản Tác giả Chủ đề Đặc điểm thể loại, nghệ thuật 1 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung cảu mọi người. Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị) 2 Ôn dịch, thuốc lá Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện) Thuốc lá giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn ôn dịch nên chống lại hút thuốc lá là vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người. Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người. 3 Bài toán dân số Theo Thái An (Báo Giáo dục và Thười đại, số 28/1995) Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. Từ câu chuyện cổ, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm. * Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài. * Dặn dò: 1. Học bài 2. Tiếp tục ôn tập. *Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 134 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn dã học trong năm. - Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận- B. CHUẨN BỊ: GV: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Lập bảng hệ thống HS: - Xem sgk, sbt. - Ôn tập - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: HĐ1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. HĐ 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ3: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. ?1: Vì sao 1 vb cần phải có tình huống thống nhất? Tính thống nhất của vb thể hiện ở mặt nào? - HS suy nghĩ trả lời. ?2: Viết đoạn văn từ mỗi chủ đề sau. - Em rất thích đọc sách. - Mùa hè thật hấp dẫn. H: Viết - Trình bày trước lớp G: Chỉnh sửa. ?3: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự. H: Trả lời. GV nhận xét. ?4: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn? HS: Làm cho câu chuyện thêm sinh động. ?5: Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì? ?6: Văn bản thuyết minh có những tính chất ntn và có những lợi ích gì? H: Nêu vb thuyết minh. ?7: Muốn làm vb thuyết minh trước tiên phải làm gì? H: Trả lời. GV kết luận. ?8: Nêu các pp dùng để thuyết minh sự vật? ?9: Nêu bố cục của vb thuyết minh? HS: 3 phần ?10: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Nêu ví dụ về luận điểm. Vd: Lđiểm: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước dân tộc và thời đại bây giờ”. Luận điểm chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ đươc vấn đề đặt ra. ?11: Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? H: Trả lời. GV bổ sung. ?12: Thế nào là vb tường trình, vb thông báo? - HS trả lời. GV kết luận. 1. Một văn bản cần phải có tình huống thống nhất nhằm nêu bật chủ đề nghĩa là nêu bật ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tgiả. - Tình huống thống nhất của vb thể hiện ở chỗ có đối tượng cố định, có tính mạch lạc. 2. Viết đoạn văn: VD: Em rất thích đọc sách vì sách nó giúp cho em rất nhiều kiến thức và từ đó em hiểu hơn về con người đất nước của mỗi miền quê. Sách cũng giúp em có thêm các kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống. 3. Tóm tắt vb tự sự: Để dễ ghi nhớ, để làm tư liệu, kể cho người khác nghe. 4. Tự sự kết hợp miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện sinh động hơn. 5. Viết (nói) văn tự sự cần chú ý. Lựa chọn sự việc chưa lựa chọn ngôi kể, xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn. 6. Tính chất và lợi ích của văn bản thuyết minh: - Có tính chất tri thức, khách quan , thực dụng là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người. - Các vb thuyết minh: Một danh nhân văn hóa, một phong tục tập quán, một danh lam thắng cảnh. 7. Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên phải nhận thức rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh. Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa. Giải thích Liệt kê Nêu ví dụ Dùng số liệu So sánh Phân tích phân loại 8. Bố cục: có 3 phần * Mở bài: Giới thiệu đồ vật hoặc danh lam thắng cảnh cần thuyết minh. * Thân bài: Nêu từng phần của địa điểm nơi thuyết minh. * Kết bài: cảm nghĩ, vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống. 9. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. 10. Vb nghị luận thường vẫn phải có các ytố tự sự, mtả và bcảm. Các ytố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. 11. Vbản tường trình là 1 loại vbản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các vụ việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Vbản thông báo là vb truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền. * Củng cố: (5’) GV nhấn mạnh lại yêu cầu tiết học. * Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. - Xem trước lại nội dung thi để chuẩn bị cho tiết trả bài viết. Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 135-136 KIỂM TRA CUỐI NĂM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm đánh giá: - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của học kì II là nội dung văn thuyết minh và văn lập luậ cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Ôn tập kiến thức cho HS. - Xem và đánh giá đề của Phong GD 2. Học sinh: - Ôn tập - Chuẩn bị giấy bút. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: HĐ 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. HĐ2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. HĐ 3: Phát đề và coi kiểm tra (Có đề thi và đáp án - biểu điểm Sổ lưu đề) * Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra. * Dặn dò: - Soạn bài văn bản thông báo. Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 35 - TIẾT 137 Tiết 137 VĂN BẢN THÔNG BÁO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo. - Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo. - Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách. B. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng - Tìm thêm các ví dụ thích hợp. - Đèn chiếu, giấy trong. 2. HS: - Xem sgk, sbt. - Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài. - Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: Giới thiệu bài. Nêu yêu cầu của bài học giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn bản thông báo HS đọc hai văn bản thông báo,sgk/140-141. H: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau ?1: Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo?Mục đích thong báo để làm gì? ?2: Nội dung và thể thức trình bày có gì đáng chú ý? ?3: Người viết bản thông báo phải có thái độ như thế nào đối với nội dung thông báo? - Chân thật và trung thực, đúng sự thật. ?4: Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản thông báo trong học tập và sinh hoạt. H: - Tự nêu theo sự hiểu biết của mình. G:Chốt lại vấn đề. H: Đọc ghi nhớ. HĐ3: Tìm hiểu cách làm văn bản thông báo. H: Đọc mục 1, sgk/142. - Yêu cầu HS trả lời. - Gọi HS đọc mục 2, sgk. - Hướng dẫn HS cách làm văn bản tường trình. I. Đặc điểm của văn bản thông báo: 1. Đọc văn bản: SGK 2. Nhận xét: - Phó Hiệu trưởng và Liên đội trưởng viết thông báo cho HS rõ. - Được viết để truyền đạt các thông tin cụ thể từ các cơ quan đoàn thể, tổ chức, chongười dưới quền, hoặc là thành viên của cơ quan đoàn thể - Cần biết rõ chính xác, cụ thể về: + Ai thông báo, thông báo cho ai. + Nội dung công việc. + Quy định thời gian, địa điểm. - Thể thức trình bày: Phải tuân thủ thể thức hành chính. *Ghi nhớ: SGK tr 143. II. Cách làm văn bản thông báo: 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo: 2. Cách làm văn bản thông báo: * Lưu ý: *Củng cố: 1. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bản thông báo. 2. Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/143. *Dặn dò: 1. Học bài, làm bài tập. 2. Ôn tập kiến thức để chuẩn bị tổng kết phần văn. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 138 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần TIẾNG VIỆT) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Biết nhận ra sự khac nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô ở địa phương theo cạch xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn giáo. 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: I I. Lên lớp: HĐ 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS. HĐ 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. HĐ 3: Tìm từ xưng hô ở địa phương. - Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn)… - Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ)…. HĐ 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2, 3, 4. HĐ 5: Kết thúc bài. - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. - GV khái quát lại những vấn đề của địa phương. * Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện bài viết. * Dặn dò: 1. Xem lại các văn bản nhật dụng 2. Chuẩn bị Luyện tập làm văn bản thông báo. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 139: LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG BÁO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Ôn tập lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình. - Nâng cao năng lực viết thông báo cho HS. B. CHUẨN BỊ: GV: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng - Tìm thêm các ví dụ thích hợp. - Đèn chiếu, giấy trong. HS: - Xem sgk, sbt. - Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài. - Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu để dẫn dắt vào bài mới. HĐ 2: Ôn tập tri thức văn bản thông báo. Hướng dẫn HS nhắc lại những kiến thức đã học. HĐ 3: Luyện tập làm văn bản thông báo. Cho nội dung và yêu cầu HS viết bản thông báo. Gọi 2 HS lên trình bày. GV nhận xét, chốt lại vấn đề * Củng cố: 1. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bảnothong báo. 2. Nhắc nhở HS khi làm văn bản thông báo. * Dặn dò: 1. Học bài, làm bài tập. 2. Ôn tập phần Tập làm văn * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: TUẦN 35: BÀI 35 Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm đánh giá: - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần Văn, TV, TLV trong bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh trong một bài viết và các kĩ năng tập làm văn nói chung để viết được 1 bài văn. B. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bài thi, đáp án. 2. HS: Xem lại kiến thức ở nhà. C. Phát bài: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Phát bài: (35’) a. à GV đưa đề mẫu cho 1 HS đọc lại. - Cho HS 1’ để nhớ lại bài làm của mình. - Phần trắc nghiệm GV gọi HS trả lời, GV chỉnh sửa. - Phần tập làm văn, GV tiến hành chỉnh sửa (lập dàn bài) để HS chép vào tập. - GV tiến hành nhận xét ưu khuyết điểm. b. Nhận xét bài làm HS: Ưu điểm: * Phần trắc nghiệm: Các em có học bài, nên phần này đa số làm đúng. * Phần tập làm văn: a. Mở bài: Đa số đạt yêu cầu ở phần mở bài. b. Thân bài: Đa số giới thiệu được: - Đặc điểm của mùa hè ở quê hương em. - Cho thấy được nét đẹp khung cảnh mùa hè. - Lời văn có chau chuốt, ý khá mạch lạc. c. Kết bài: Nói được tình cảm của người viết qua mùa hè. Khuyết điểm: * Phần trắc nghiệm: Vài em còn bỏ vài câu, không chọn bài. * Phần tập làm văn: a. Mở bài: b. Thân bài: c. Kết bài: c. Nhận xét ưu khuyết điểm chung: - Đa số lời văn viết còn quá khô khan. Có bài văn không tới 20 dòng. - Còn xác định sai yêu cầu thể loại nên vài em làm văn miêu tả. - Bài giới thiệu hầu như mang tính liệt kê nhiều hơn là viết thành một bài văn. - Còn sai chính tả, câu văn còn lủng củng, tối nghĩa. - Vài em bài làm chưa sạch sẽ. - Vài em viết bài mang tính chất đối phó. + GV phát bài cho HS xem lại. Giải quyết thắc mắc nếu có. + GV công bố điểm giỏi, khá. * Củng cố: (3’) - Nhắc lại lí thuyết Văn bản nghị luận.  - Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn. * Dặn dò: (3’) - Xem lại nội dung bài sửa. - Nhắc nhở, động viên HS để năm sau học Văn tốt hơn. Hoạt động 1: Trả bài. @ GV phát bài cho học sinh. @ GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý. @ Gọi HS đọc lại đề bài.

File đính kèm:

  • docBai 3334doc.doc
Giáo án liên quan