A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ?
Cho biết các quan hệ xã hội trong hội thoại ?
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc ( người nghe)
Nắm được những yếu tố cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn .
C. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, một số đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm
HS: đọc ví dụ và tham khảo các câu hỏi tìm hiểu
D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 29 Tiết 109 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Tiết 109 : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Tiết 110 : Đi bộ ngao du
Tiết 111 : Hội thoại ( tt)
Tiết 112 : Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn
nghị luận
NS:
ND:
Tuần 29
Tiết 109
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ?
Cho biết các quan hệ xã hội trong hội thoại ?
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc ( người nghe)
Nắm được những yếu tố cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn .
CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, một số đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm
HS: đọc ví dụ và tham khảo các câu hỏi tìm hiểu
TIẾN HÀNH BÀI MỚI:
HỌAT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: HD HS thảo luận các câu hỏi ở mục I
HS đọc văn bản
Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản.
HS quan sát phát hiện
Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ và câu cảm thán?
Về mặt sử dụng từ ngữ và đạt câu cảm thán ở bài này có giống với “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn không?
HS so sánh, phát hiện
Tuy nhiên 2 văn bản này vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm, Vì sao? ( Mục đích của tác gỉa khi viết văn bản?)
HS suy nghĩ phát biểu
Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong các văn bản đó như thế nào?
HS suy nghĩ, phát biểu
GV treo bảng phụ (phần c)
HS so sánh bảng đối chiếu
Có thể thấy câu ở cột (2) hay hơn câu ở cột (1). Vì sao?
HS trao đổi, phát biểu
Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận?
HS phát biểu
GV chốt lại, HS ghi
HĐ2: Hướng dẫn thảo luận các câu hỏi ở mục I-2
Qua 2 văn bản đã tìm hiểu, em hãy cho biết làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?( Người viết chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước điều mình đang nói?)
HS trao đổi, phát biểu
Có rung cảm thôi đã đủ chưa?
Để viết được những câu như “ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả …” hay “ uốn lưỡi cú diều…” , ngoài lòng yêu nước căm thù giặc, người viết còn cần phải có phẩm chất gì khác nữa?
HS suy nghĩ phát biểu
Có bạn cho rằng : Càng dùng nhiều từ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng có đúng không?
HS phát biểu
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết cần đảm bảo những yêu cầu nào?
HS phát biểu
HĐ3: HD luyện tập
HS đọc và xác định yêu cầu BT1
Xác định đoạn 1 của bài “ Thuế máu”
Tìm các yêu tố biểu cảm trong đoạn 1
HS quan sát, phát hiện
Tác giả dùng biện pháp gì để biểu cảm ? Tác dụng của biểu cảm đó là gì?
HS trao đổi, phát biểu
HS đọc và nêu yêu cầu BT2
Đọc đoạn văn
Những cảm xúc gì được biểu hiện qua đoạn văn ?
HS suy nghĩ, phát biểu
Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lý trí mà còn gợi cảm?
Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận :
Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( Hồ Chí Minh)
Từ ngữ cảm thán: Hỡi
Câu cảm thán:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Hỡi đồng bào!
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quấn
àTăng sức thuyết phục cho người nghe
Đây là văn bản nghị luận vì mục đích của bài viết là nghị luận ( tức là nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai…)
Ghi nhớ:
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm . Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc ( người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết ( nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
II. Luyện tập:
1. Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong phần I “Thuế máu”:
Các từ: “ tên da đen bẩn thỉu”, “ An- nam- mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “ bạn hiền”, “ chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”
Hình ảnh mỉa mai: “ nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu…Ban-căng…”
Tác dụng: tạo hiệu quả và tiếng cười châm biếm sâu cay.
2.
Cảm xúc được bộc bạch: Nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trướcc sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của HS
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
Xem lại bài tập, đọc kỹ ghi nhớ
Làm thêm các đề có dạng tương tự
Chuẩn bị “ Đi bộ ngao du”
Rút kinh nghịêm:
NS:
ND:
Tuần 29
Tiết 110-111
Ru - xô
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Làm thế nào để phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Qua đó cho thấy tác giả là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
CHUẨN BỊ:
HS: Đọc bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGK
GV : SGK, SGV, chân dung tác giả
TIẾN HÀNH BÀI MỚI:
Hoạt động trên lớp
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài
Nêu những nét cơ bản về tác giả?
HS dựa vào SGK phát biểu
GV chốt lại ý
Cho biết xuất xứ của văn bản?
HS phát biểu
GV nhận xét
HĐ 2: HD đọc – tìm hiểu chú thích
GVđọc 1 phần
HS đọc
HĐ 3: HD đọc – hiểu văn bản
Hãy tóm tắt 3 luận điểm mà Ru-xô đã trình bày thành 3 đoạn trong văn bản.
HS trao đổi, phát biểu
HS đọc kỹ và tìm ra những cái lợi được nói đến trong từng đoạn
GV bổ sung, chốt ý
Từ 3 luận điểm trên, em thử đề xuất một nhan đề cho bài văn?
Theo em, trật tự sắp xếp 3 luận điểm chính có hợp lý không? Vì sao?( Chú ý nhan đề văn bản)
HS trao đổi, tranh luận
GV giải thích, tránh áp đặt
HS quan sát 3 đoạn văn
Chỗ nào tác giả dùng đại từ nhân xưng “ ta”, chỗ nào dùng “ tôi”?
HS phát hiện
Giải thích ý nghĩa từng cách xưng hô đó?
HS suy nghĩ phát biểu
Tác dụng của việc đan xen giữa “ tôi” và “ ta”?
HS trao đổi, phát biểu
Qua tìm hiểu, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
HS trao đổi, phát biểu
Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của bài văn?
HS suy nghĩ, phát biểu
Qua đó tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề gì?
Điều đó có được thực tế cuộc sống hiện nay công nhận không? Vì sao? Tác dụng thực tiễn?
I.GIỚI THIỆU:
Tác giả:
Ru-xô ( 1712-1778)
Nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XVIII
Tác phẩm:
Trích quyển V tác phẩm “ Ê-min hay về giáo dục” (1962)
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Các luận điểm chính
Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai
Đi bộ ngao du, ta có dịp trau dồi tri thức
Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần
Trật tự các luận điểm:
Được sắp xếp hợp lý dựa vào sự hiểu biết, cảm nhận và chính cuộc đời ông
Ông đã khám phá thú vị về sức khoẻ và tinh thần khi đi bộ ngao du
Bài văn nghị luận sinh động:
“Ta” : khi lý luận chung
“ Tôi” : khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông
èSự đan xen giữa “ tôi” và “ ta” nên bài văn không khô khan mà rất sinh động
4. Bóng dáng nhà văn:
Là người giản dị
Quý trọng tự do
Yêu thiên nhiên
èBóng dáng tinh thần của nhà văn
III.TỔNG KẾT:
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ. Bài “ Đi bộ ngao du” lập luận chặc chẽ, có sức thuết phục lại rất sinh động do các lý lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:
1/ HD học bài
Đọc kỹ văn bản, học thuộc phần nội dung ghi nhớ và nắm vững nội dung phân tích
2/ HD soạn bài:
Chuẩn bị “Hội thoại” (tt): Đọc VD và tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK
Rút kinh nghiệm
NS:
ND:
Tuần 29
Tiết 112
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Nêu các luận điểm chính của bài “ Đi bộ ngao du”
Để chứng minh từng luận điểm, tác giả đã dùng những luận cứ nào?
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
Nắm được khái niệm “ lượt lời” trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời khi giao tiếp
Rèn kỹ năng hội thoại trong giao tiếp
CHUẨN BỊ:
HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tập
GV: Bảng phụ, SGK, SGV
TIẾN HÀNH BÀI MỚI:
HỌAT ĐỘNG của GV và HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: HD tìm hiểu khái niệm lượt lời
GV treo bảng phụ ghi lại các lượt lời
HS đọc đoạn trích trang 92, 93 ( SGK)
Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
HS quan sát phát hiện
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói mà không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
HS suy nghĩ, phát biểu
Qua phân tich VD, em hiểu thế nào là lượt lời?
HS phát biểu
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
HS phát biểu
Để giữ lịch sự và tôn trọng lượt lời của người khác ta phải làm thế nào?
HS suy nghĩ, phát biểu
Im lặng khi đến lượt lời của mình có ý nghĩa thế nào?
HS trao đổi, phát biểu
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
HS đọc và nêu yêu cầu
Trong văn bản có mấy nhân vật tham gia hội thoại? Mỗi nhân vật ai nói nhiều lượt lời hơn?
HS quan sát, phát hiện
Cho biết vai xã hội của từng nhân vật, cách xưng hô cho thấy tính cách của từng nhân vật ra sao?
HS suy nghĩ, phát biểu
Bài tập 2
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1,2: câu a
Nhóm 2,3: câu b
Nhóm 5,6: câu c
Đại diện nhóm lên bảng
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV nhận xét chung
Lượt lời trong hội thoại
Ví dụ : Đoạn trích SGK trang 92,93( SGK)
a)Cô bé Hồng: 5 lượt lời
Hồng : 2 lượt lời
b) Có ít nhất 2 lần Hồng không nói.
Sự im lặng thể hiện thái độ lễ phép nhưng tỏ sự bất bình
c) Hồng không muốn cắt lời người cô vì Hồng xác định đúng vai xã hội của mình ?( vai dưới) không được phép xúc phạm đến người cô
Ghi nhớ :
Trong hội thoại, ai cũng được nói . Mỗi lầncó một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời
Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác .
Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình là một cách biểu thị thái độ
II.Luyện tập :
Chị Dậu : nói nhiều lượt
Cai lệ, người nhà lý trưởng ít hơn
Anh Dậu ít nhất
Cai lệ : cắt lời chị Dậu
Xưng: ông, gọi thằng kia, mày
àHung bạo, mất tình người
Chị Dậu:
Xưng cháu, gọi ông ànhúng nhường àxưng tao, gọi mày…à yêu thương chồng, đảm đang, mãnh mẽ…
Người nhà lý trưởng: gọi anh, chị, xưng tôi àthái độ mỉa mai
Lúc đầu:
Cái Tý: nói nhiều, hồn nhiên
Chị Dậu : chỉ im lặng
Về sau::
Cái Tý : nói ít lại
Chị Dậu: nói nhiều hơn
Diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lý nhân vật vì:
Lúc đầu: cái Tý vô tư chưa biết gì còn chị Dậu lại đau lòng vì buộc phải bán con
Về sau: cái Tý biết mình sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn àít nói còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cái Tý
Việc miêu tả cái Tý hồn nhiên, hiếu thảo ở phần đầu càng làm cho chị Dậu đau lòng và càng tô đậm nỗi bất hạnh của cái Tý
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
1/ HD học bài:
Nắm chắc nội dung ghi nhớ
Xem lại bài tập1, 2
Làm tiếp bài tập 3, 4
2/ HD soạn bài :
Chuẩn bị “ Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận”
Rút kinh nghiệm :
NS:
ND:
Tuần 29
Tiết 112
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Thế nào là lượt lời ?
Vì sao phải tránh cắt lượt lời trong cuộc thoại ?
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Củng cố chắc chắn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết trước
Vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc .
CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, giáo án
HS: chuẩn bị dàn ý
TIẾN HÀNH BÀI MỚI:
HỌAT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: HD HS tìm hiểu đề bài
GV ghi đề lên bảng
HS ghi vào vở
HS đọc câu 1, trao đổi phát biểu
Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Cần làm theo kiểu lập luận nào?
Phần mở bài cần nêu luận điểm nào?
HS suy nghĩ, phát biểu
Phần thân bài, ta cần nêu lên những luận điểm nào? Sắp xếp các luận điểm đó theo trình tự nào?
HS trao đổi, phát biểu
Dựa vào bài “ Đi bộ ngao du”, em thấy việc đi đây, đi đó có lợi về những mặt nào?
HS phát biểu
Phần kết bài cần nêu luận điểm nào?
HS phát biểu.
GV chốt ý
HĐ2: Hướng dẫn HS tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
GV ghi bài tập lên bảng
HS ghi vào vở, đọc BT
Đoạn văn nằm ở vị trí nào của bài văn?
Em thật sự muốn biểu hiện tình cảm gì qua đoạn văn? Em thấy đoạn văn ở điểm 2b có biểu hiện đúng và đủ những tình cảm ấy không?
HS suy nghĩ, phát biểu
Làm thế nào để biểu đạt tình cảm mà em muốn gởi vào đoạn văn? Em sẽ định dùng từ ngữ và cách đặt câu như thế nào?
HS trao đổi, phát biểu
HS viết đoạn văn, trình bày trước lớp (làm theo nhóm)àđại diện nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét, góp ý
GV nhận xét, bổ sung
Đề : Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
1. Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết
DÀN BÀI
Mở bài
Nêu lợi ích của những chuyến tham quan du lịch
II. Thân bài:
Nêu cụ thể lợi ích:
Về thể chất: giúp tăng cường sức khoẻ
Về tình cảm:
Tạo niềm vui trong cuộc sống
Tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương đất nước
Về kiến thức:
Hiểu cụ thể những điều đã học ở trường
Tiếp thu những kiến thức chưa có trong sách vở
III.Kết bài:
Khẳng định tác dụng của việc tham quan và cảm nghĩ của bản thân
Trình bày luận điểm:
“ Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui”
E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
Xem lại bài tập
Viết tiếp các đoạn văn còn lại
Ôn tập, chuẩn bị “ Kiểm tra Văn 1 tiết ”
Rút kinh nghịêm:
File đính kèm:
- vantuan9.doc