Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 31 Tiết 117 Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục ( Trích “Trưởng giả học làm sang” )

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.1. Kiến thức:

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô- li- e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.

1.2. Kĩ năng:

- Đọc phân vai kịch bản văn học

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch

1.3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu.

2. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ, đoạn phim.

- HS: Soạn bài, học bài cũ

3. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC- KĨ NĂNG SỐNG

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, .

- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.

4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1. ỔN ĐỊNH:

4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 31 Tiết 117 Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục ( Trích “Trưởng giả học làm sang” ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 27/ 3/ 2011 NG: 02/ 4/ 2011 Tuần 31 Tiết 117 Văn bản: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục ( Trích “Trưởng giả học làm sang” ) Mô-li-e 1. Mục tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”. - Tài năng của Mô- li- e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. 1.2. Kĩ năng: - Đọc phân vai kịch bản văn học - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 1.3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ, đoạn phim. - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút ? Tóm tắt ngắn gọn 3 luận điểm chính mà Ru-xô trình bày trong văn bản để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ Y/C : 3 luận điểm chính a) Đi bộ ngao du thì ta được tự do thưởng ngoạn. b) Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để trau dồi vốn tri thức. c) Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ và tinh thần. 4.3. bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của Thầy và Trò ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả - Môlie (1622-1673) tên thật là Jean Baptiste.Là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII, nhà viết hài kịch của chủ nghĩa cổ điển Pháp. - Chuyên viết và diễn hài kịch (những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời). - Tên tuổi của ông gắn liền với các vở hài kịch nổi tiếng: Tactuyp (1664), Đông giuăng (1665), Người ghét đời ( 1666), lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang ( 1670), Những bà thông thái rởm (1672), người bệnh tưởng (1673) - Mô- li- e còn là diễn viên chính thủ vai các tác phẩm của mình . Cuộc đời bi đát của ông đã chấm dứt trên sân khấu vì đói nghèo và kiệt quệ. ? Đoạn trích ở vở hài kịch nào. - Vở hài kịch “ trưởng giả học làm sang” (gã tư sản học làm quí tộc) là vở hài kịch 5 hồi (màn) chế giễu Giuốc đanh một lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quí tộc sang trọng của Mô- li- e được trình diễn lần đầu ngày 14/ 11/ 1670 tại Sam- bơ cho triều đình xem. - Tác giả đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỉ XVII vô cùng sinh động và chân thật: Những gã trọc phú học đòi quí tộc một cách ngu ngốc, kệch cỡm, những tên quí tộc kiểu cách dởm giả dối, xảo trá, tham lam. Mô- li-e đặt niềm tin ở thế hệ trẻ, những người có hiểu biết, giàu lòng nhân ái. Ông đề các giá trị đích thực của các nhân. Nhà viết kịch đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí sắc bén để tấn công lối sống cầu kì rởm của tầng lớp quí tộc Pháp đương thời và đám trưởng giả lố bịch đang quí tộc hóa. - Đoạn trích cảnh 5: Cảnh cuối hồi 2. Ông giuốc- đanh mời thầy đến dạy kiếm thuật, dạy triết học, dạy viết văn, làm thơ Giáo viên hướng dẫn cách đọc. Phân theo vai: Dẫn truyện- nhắc vai,Ông Giuốc- đanh, Phó may, Thợ phụ . GV hướng dẫn học sinh cách đọc phân vai. Yêu cầu đọc diễn cảm để gây được không khí kịch ? Giải nghĩa các chú thích 1, 2, 3, 6, 11 ? Chỉ ra thể loại của văn bản ? Giải thích thể loại: Hài kịch (kịch vui, kịch cười). - Là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười, ẩn chứa cái hài, nhằm diễu cợt, phê phán cái xầu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiền nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất thết phải có hậu, vui vẻ. - Hài kịch của Môlie nói chung, vở kịch “Trưởng giả học làm sang” nói riêng được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển. ? Căn cứ vào các chỉ dẫn( Chữ in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? Nêu giới hạn và nội dung chính từng cảnh - Cảnh 1 : Từ đầu -> cho các nhà quý phái Cảnh ông Giuốc-đanh và bác phó may trao đổi với nhau về bộ lễ phục. - Cảnh 2 : Đoạn còn lại Cảnh 4 chú thợ phụ ra mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh, tâng bốc ông để xin tiền uống rượu. Được đề cao, ông Giuốc-đanh đã 3 lần cho họ tiền. ? Chú ý quan sát lại cảnh 1 của vở kịch, ở cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào với nhau - Ông Giuốc đanh và bác phó may. ? Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh những chuyện gì ? Mối quan tâm chính của họ hướng đến đối tượng nào ? - Bộ lễ phục ? Ông Giuốc- đanh đã phát hiện ra điều gì không bình thường trên bộ lễ phục mới may ? Cùng với lời phàn nàn về đôi bít tất, đôi giày chật cứng và công thêm chiếc áo may làm hoa bị ngược đã chứng tỏ thêm điều gì trong nhận thức của ông Giuốc -đanh ? Tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến. - Phó may lí luận liền, vớ vẩn để ông tin. ? Qua đó chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông. - Kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng học đòi, dễ bị lừa. ? Trong đoạn này có kịch tính cao, em hãy chỉ ra kịch tính, mâu thuẫn gây cười thể hiện ở những câu nói nào - Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, bỗng bị lừa một cách dễ dàng … ? Kịch tính gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào. Giáo viên: Tiếng cười bật ra trước sự ngớ ngẩn và hiếu danh, ngu ngốc của Giuốc- đanh. ? Nhưng đến lúc Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó ntn ? Em đánh giá gì về cách đối phó của ông ta ? Cách đối phó này có tác dụng gì. - Tình tiết gây cười mới: Tính cách học đòi làm sang của Giuốc đanh lại bộc lộ. ? Theo dõi chi tiết ở cuối cảnh 1, nêu tác dụng của những chi tiết này - Chi tiết tạo đã cho vở kịch phát triển sang sự việc mới để có thêm tình huống gây cười mới ? Qua đó em hiểu gì về ông Giuốc- đanh Nội dung A. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Môlie (1622- 1673) -Là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XVII - Chuyên viết và diễn hài kịch 2. Tác phẩm: - Được trích trong vở kịch Trưởng giả học làm sang (1670) gồm 5 hồi. - Đoạn trích cảnh 5: Cảnh cuối hồi 2. B. Đọc- Hiểu văn bản 1. Đọc – Chú thích - Thể loại: Hài kịch 2. Bố cục: 2 cảnh + Ông Giuốc- đanh và phó may. + Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. 3. Phân tích 3.1. Ông Giuốc đanh và bác phó may. - 2 người chuyện về: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, nhưng chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục - Bộ lễ phục hoa may ngược. -> Vẫn tỉnh táo, có lí trí phân biệt được hay dở - Ông Giuốc- đanh từ chỗ khó tính khắt khe chủ động trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. - Phó may từ bị động -> chủ động. - Phó may: Ngượng nghịu, chống chế, nhanh chóng lảng sang chuyện khác. - Làm ông chủ quên đi chuyện ăn bớt của mình. -> Tác giả đã xây dựng được mâu thuẫn gây cười, kịch tính cao -> Ông Giuốc-đanh dốt nát quê kệch, kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên đã bị lừa một cách dễ dàng. 4.4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài theo nội dung - Tìm đọc văn bản và các bài viết phân tích văn bản * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục ( Tiếp) - Đọc kĩ bài - Soạn phần còn lại 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... NS: 29/ 3/ 2011 NG: / 4/ 2011 Tiết 118 Văn bản: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục ( Trích “Trưởng giả học làm sang” ) Mô-li-e 1. Mục tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”. - Tài năng của Mô- li- e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. 1.2. Kĩ năng: - Đọc phân vai kịch bản văn học - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 1.3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ, đoạn phim. - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích ngắn gọn đoạn kịch ông Giuốc- đanh và bác phó may Y/C : Nêu được - Hai người chuyện về: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, nhưng chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục hoa may ngược. -Ông Giuốc- đanh + Vẫn tỉnh táo, có lí trí phân biệt được hay dở + Từ chỗ khó tính khắt khe chủ động trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. - Phó may - Ngượng nghịu, chống chế, nhanh chóng lảng sang chuyện khác. - Làm ông chủ quên đi chuyện ăn bớt của mình. -> Từ bị động -> chủ động => Tác giả đã xây dựng được mâu thuẫn gây cười, kịch tính cao => Ông Giuốc-đanh dốt nát quê kệch, kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên đã bị lừa một cách dễ dàng. III. bài mới: GV giới thiệu bài: Tóm tắt tiết 1 chuyển ý tiết 2 Hoạt động của Thầy và Trò ? Đọc đoạn 2. ? Nhận xét về sự chuyển từ cảnh 1 sang cảnh 2 HS: Chuyển khéo léo từ việc may lễ phục cần có cách thức , có nhạc, có thiợ phụ giúp-> 4 thợ phụ xuất hiện. ? Tay thợ phụ gọi ông Giuốc đanh là gì HS: Ông lớn, cụ lớn, đức ông. ? Nhằm làm gì? - Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc đanh. GV: ? Hắn thay đổi cách gọi mấy lần. - 3 lần. ? Có phải thật lòng kính trọng ông không. - Không. ? Thực chất cách xưng hô này là gì. HS: Thợ phụ láu các đã điểm đúng huyệt thói học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh. Cứ mỗi lần gọi lại là tiếp tục moi tiền. ? Nhận xét về bọn thợ phụ. HS : Ranh ma, nịnh hót, moi tiền. ? Tại sao ông Giuốc đanh lại hỏi lại thợ phụ. - Vừa nghe gọi “ông lớn ” ông đã sung sướng tưởng nghe nhầm. Ông hỏi lại cho chắc chắn ví đây là lần đầu tiên được gọi như vậy. OOng ta đã hào phóng, sự hào phóng đến nực cười - Ông Giuốc- đanh không tiếc tiền thưởng cho những lời tâng bốc ví hám danh vọng ? Tính cách ông thể hiện trong cảnh này như thế nào. - Vừa đi vừa mặc lễ phục trong sự giúp đỡ của 4 thợ phụ. ? Thái độ của ông như thế nào. - Ông cứ ngỡ như chỉ mặc quần áo quí tộc là đã có thể trở thành ông lớn, đức ông. ? Đọc lời thoại của Giuốc đanh “hà hà ta là … nhé”. ?Nhận xét của em về ông Giuốc- đanh. - Chưa mất trí nhưng hiếu danh, khờ khạo, được đi tàu bay giấy nên liên tục thưởng tiền cho bọn thợ. ? Việc thưởng tiền chứng tỏ Giuốc đanh đang khao khát điều gì? Tính cách nào được bộc lộ. ? Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả - Đại từ nhân xưng được dùng tăng tiến - Tác dụng: Sự háo danh quá mức đến ngu dốt. Bởi vì dù có là quí tộc hẳn hoithì làm sao có sự tằn cấp liên tục, chớp nhoáng như vậy. Thế mà lần nào ông cũng lâng lâng sung sướng, cũng vui vẻ, thỏa mãn. ? Lớp kịch gây cười ở khiá cạnh nào - Điều trái với lẽ thường ? Điều gì mỉa mai đáng cười trong sự việc này. ? Nội dung của bài. ? Nêu ý nghĩa của văn bản ? Nêu nét đặc sắc nghệ thuật. - Ngôn ngữ kịch: + Ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò chính + Ngôn ngữ tác giả giữ vai trò phụ + Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật khi các nhân vật đối thoại với nhau + Ngôn ngữ trần thuật khi muốn thông báo sự việc diễn ra trên sân khấu ? Đọc ghi nhớ SGK/ 122 ? Đọc phân vai theo nhân vật - HS thực hiện - HS nhận xét - GV nhận xét ? Nêu suy nghĩ của em về ông Giuốc- đanh - HS tự bộc lộ ? Suy nghĩ của em sau khi học lớp kịch - Không nên học đòi rởm - Háo danh là thói xấu Nội dung ... 3.2. Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ. * Thợ phụ: - Gọi: Ông lớn, cụ lớn, đức ông. -> Ranh ma, nịnh hót, moi tiền. * Ông giuốc đanh - Hỏi lại - Thưởng tiền - Ông thích được tâng bốc, hãnh diện. - Lâng lâng sung sướng, nở từng khúc ruột. - Giuốc đanh: Háo danh, ưa nịnh. -> Đại từ nhân xưng được dùng tăng tiến -> Kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật, cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền. 4. Tổng kết. 4.1. Nội dung- ý nghĩa: - Nội dung: Ông Giuốc đanh người dốt, muốn học đòi làm sang, hay ưu nịnh, kệch cỡm, bị những kẻ nịnh thần lợi dụng để moi tiền. Ông trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ bị rút tiền thưởng, làm trò cười cho mọi người. - ý nghĩa: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả. 4.2. Nghệ thuật: - Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động. - Dựng lên lớp hài kịch ngắn với mâu thuần kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười. - Ngôn ngữ kịch sâu sắc 4.3. Ghi nhớ : SGK/ T122 B./ Luyện tập : - Đọc diễn cảm phân vai - Phát biểu suy nghĩ 4.4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau * Hướng dẫn học ở nhà - Luyện đọc diễn cảm - Học bài - Làm hoàn chỉnh các bài tập - Tìm đọc về tác giả và tác phẩm * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Lựa chọ trật tự từ trong câu( Luyện tập) - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 30/ 3/ 2011 NG: / 4/ 2011 Tiết 119 Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) 1. Mục tiêu bài dạy: 1.1.Kiến thức: -Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ 1.2. Kĩ năng: - Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản - Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp 1.3.Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. D. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. Nêu được: Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng Liên kết câu với những câu khác trong văn bản Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói 4.3.bài mới: GV Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Bài tập 1/ T122 Hoạt động cá nhân ? Đọc xác định yêu cầu của bài tập ? Mối quan hệ giữa các hoạt động và trạng thái mà trật tự các từ và cụm từ in đậm Bài tập 2/ T122 ? Vì sao cụm từ dưới đây được đặt ở đầu câu HĐ nhóm Bài tập 3/ T123 Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu Bài tập 4/ T123 ? Các câu (a) và (b) có gì khác nhau HĐ cá nhân Bài tập 5/ T124 ? Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm ? Đối chiếu với dàn ý của bài văn cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây HĐ nhóm ? Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài? Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở trong mỗi câu đã viết - HS thực hiện 5 phút - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét Nội dung Bài tập 1/ T122 Mối quan hệ giữa các hoạt động và trạng thái mà trật tự các từ và cụm từ in đậm a) Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động và tuyên truyền, khâu này nối tiếp khâu kia: Đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả là làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b) Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: Việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính. Bài tập 2/ T122 - Các cụm từ “ ở tù”, “ Vốn từ vựng ấy”, “ Còn một trâu và một thúng gạo” , “ Trong mười năm ấy”, “ Trong sự thắng lợi ấy” đặt đặt ở đầu câu là để liên kết câu ấy với câu trước cho chặt chẽ hơn. - Liên kết bằng cách lặp lại. Bài tập 3 / T123 - Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu thơ là để nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng phía sau câu thơ VD : Trong bài thơ Qua Đèo Ngang các từ “ lom khom”, “ lác đác” được đảo lên trước là để nhấn mạnh cái nhỏ nhoi, dáng dấp khổ hạnh của con người và sự vắng vẻ thưa thớt của cảnh vật, sự sống của con người ở Đèo Ngang. - Các từ “nhớ”, “thương” để nhấn mạnh , làm nổi bật tâm trạng buồn thương, hoài cổ của bà Huyện Thanh khi đi qua Đèo Ngang, giúp người đọc cảm nhận rõ rệt nỗi buồn đến nao lòng của nhà thơ trước cảnh vật hiu hắt vắng lặng ở Đèo Ngang - Từ “ Rất đẹp” được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh, làm nổi bật cái đẹp của hình ảnh anh vệ quốc quân trên đường ra trận. Bài tập 4/ T 123 Sự khác nhau giữa các câu Câu a: Miêu tả bình thường Căn cứ vào văn cảnh, câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn là câu b Bài tập 5/ T124 Với 5 từ : xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Song cách sắp xếp như trong câu văn của tác giả Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn. Bài tập 6/ T124 Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài: a/ Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe. b/ Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế - Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong mỗi câu đã viết 4.4. củng cố: GV: - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ - Hệ thống các dạng bài tập. 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 02/ 4/ 2011 NG: / 4/ 2011 Tiết: 120 Luyện tập: đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 1.Mục tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 1.2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận - Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận - Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn. - Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ 1.3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bản thân mình về vấn đề ăn mặc sao cho văn minh, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, máy tính, đầu chiếu qua đầu, màn hình, phiếu học tập. - HS: Soạn bài, học bài cũ, chuân rbị bút dạ, bảng phụ hoặc giấy trong. 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. Tiến trình bài dạy 4.1 ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần làm bài tậpscần đa yếu tố tự 4.3.Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò ? Nêu vai trò của các yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận ? Nêu những định hướng bài làm của mình? Kiểu bài, vấn đề nghị luận ? ? Sau khi xác định kiểu bài và vấn đề nghị luận thì bước tiếp theo là gì ? Theo em, luận điểm nào không phù hợp với yêu cầu đề bài Bỏ luận điểm “ Nhà trường đang phát động phong trào …” ? Cần sắp xếp các luận điểm theo hệ thống như thế nào ? ? Em thấy có cần đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không ? tại sao ? VD : - Miêu tả một bạn ăn mặc loè loẹt theo “ mốt” một cách lố lăng, kệch kỡm làm mọi người khó chịu. - Kể chuyện một bạn chạy theo mốt mà tốn kém như thế nào, học sút ra sao… ? Đọc đoạn văn T125, 126 hãy liệt kê các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn ? Các yếu tố đó đã được đưa vào đoạn văn như thế nào và phục vụ cho luận điểm nào - Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. ? Quan sát lại đoạn văn b, chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự ? ? Đoạn văn b nhằm sáng tỏ luận điểm nào ? - Luận điểm c “ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy …” ? Qua 2 đoạn văn a và b, theo em nếu bỏ các yếu tố miêu tả và tự sự đó đi thì kết quả bài nghị luận sẽ ra sao - Bài nghị luận sẽ thiếu sức thuyết phục. ? Từ việc xem xét các yếu tố miêu tả và tự sự trong ví dụ a và b, em thấy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu các bước thực hiện Bài tập : Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. Nội dung A. Lý thuyết - Bài văn nghị luận cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. Đề bài : Trang phục và văn hoá 1) Định hướng làm bài - Kiểu bài : nghị luận - Vấn đề nghị luận: Trang phục của học sinh và văn hoá 2) Xác lập luận điểm a. Trước tình hình trong lớp có một số bạn quá trú tâm vào việc thay đổi quần áo sắm sửa trang phục theo mốt mà lơ là việc học tập và phấn đấu tu dưỡng. Giáo viên chủ nhiệm và ban chấp hành chi đoàn TNCS HCM mở hội thảo về vấn đề này. b. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn đã có những thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước. c. Các bạn ấy cho rằng mặc như vậy mới là có văn hoá, mới sành điệu, thức thời, văn minh. d. Nhà trường đang phát động phong trào tiết kiệm để ủng hộ đồng bào trong vùng bị thiên tai, phong trào chống sử dụng ma tuý. e. Chạy theo mốt có nhiều tác hại, làm mất nhiều thời gian, tiền bạc ảnh hưởng không tốt đến học tập và phấn đấu tu dưỡng đạo dức. g. Trang phục học sinh phải phù hợp với xã hội với thời đại nhưng phải lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi, dáng người, với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. h. Chạy theo mốt, đua đòi không phải là việc làm đúng đắn của người học sinh có văn hoá. 3) Sắp xế

File đính kèm:

  • docT117- 120.doc