1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.1. Kiến thức:
- Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề tệ nạn xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vân đề đó và trình bày trước tập thể.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học.
2. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Soạn bài, học bài cũ
3. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC- KĨ NĂNG SỐNG
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình
- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, .
- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.
4.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1.ỔN ĐỊNH:
4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh: Về phần chuẩn bị của cá nhân gồm báo cáo hoặc bảng thống kê, tranh ảnh
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 32 Tiết 125 Chương trình địa phương phần văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04/ 4/ 2011
NG: / 4/ 2011
Tuần 32
Tiết: 125
Chương trình địa phương
phần văn
1. Mục tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề tệ nạn xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vân đề đó và trình bày trước tập thể.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học.
2. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Soạn bài, học bài cũ
3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...
- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác..
4.Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh: Về phần chuẩn bị của cá nhân gồm báo cáo hoặc bảng thống kê, tranh ảnh
4.3. bài mới:
GV giới thiệu bài
I/ Thực hành chương trình địa phương
1/ Báo cáo kết quả đã làm về tình hình địa phương theo các chủ đề: Môi trường (vệ sinh, xử lí rác thải, khơi thông cống rãng …. ), chống nghiện hút (thuốc lá, thuốc phiện …).
- Hình thức: Văn bản tự chọn (tự sự, trữ tình, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, báo cáo, đơn từ, thống kê, ….) dài trên dưới một trang.
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng và truyền cảm.
- Cả lớp lắng nghe góp ý.
Chuẩn bị thu bài, tổng hợp, chọn lọc để ra báo tường của trường, lớp, số chuyên đề tình hình địa phương.
2/ Hướng dẫn học sinh trình bày văn bản và nhận xét.
- Lần lượt các tổ nhóm cử đại diện trình bày văn bản.
- Các bạn và thầy cô góp ý nhận xét về nội dung và hình thức. Có thể định hướng một số chủ đề và hình thức văn bản sau.
- Điều tra về tình hình thu gom rác thải nơi em ở (ngõ xóm, gia đình) trước đây vài năm, hiện nay, thời gian và hình thức thu gom, kết quả, những vấn đề còn tồn tại? (Vì sao vẫn còn một số gia đình chưa tham gia? Vẫn còn hiện tượng đổ trộm rác … ) những kiến nghị và phương hướng khắc phục,
- Một bài thơ hoặc truyện ngắn, bất kì, tuỳ bút, phóng sự ngắn về những công nhân công ty vệ sinh môi trường.
- Cống rãnh, đường ngõ phố em – vấn nạn đến bao giờ? thực trạng và giải pháp (có những con số chứng minh cụ thể).
- Đơn kiến nghị của xóm, bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề do ảnh hưởng hoạt động của các lò gạch, xưởng …
- Bố tôi (anh trai) đã cai được thuốc lá.
- Hoạt động phòng chống ma tuý ở phường em.
- Hoạt động của đội vệ sinh mặt nước, thu gom rác thải.
- Ngày hội truyền thông dân số ở phường em tuần qua.
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Luyện tập.
Giáo viên thu bài, cử người chọn, sửa để làm báo tường, hình thành tạp san.
II/ Văn bản : Bến trăng
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Sỹ Hồng
GV: - Sỹ Hồng tên khai sinh là Đặng Văn Tư
- Sinh ngày 27/ 12/ 1938 tại Yên Hưng, Quảng Ninh
- Ông công tác tại hội văn nghệ Quảng Ninh
- Là hội viên hội nhà văn VN từ năm 1983
- Ông đã xuất bản 10 cuốn tiểu thuyết và 7 tập truyện ngắn, trong đó có tiểu thuyết “Bốn bề gió thổi” (1975), “ảo ảnh” (1992), “tầm cao thành phố” (1997)
? Nêu xuất xứ của văn bản
? Tóm tắt phần in nhỏ của văn bản
- GV tóm tắt phần in nhỏ
- GV nêu yêu cầu đọc
- Gọi 3 HS đọc
- Nhận xét đọc
? Tóm tắt nội dung của văn bản
? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt
? Câu chuyện kể về ai? Hãy tóm tắt những nét nổi bật về nhân vật này
- NV Lĩnh
? Nhân vật Lĩnh được t.giả kể lại ntn
- Thời tuổi trẻ
- Đường tình duyên
? Tìm những chi tiết miêu tả sự thay đổi về hình hài, dáng vẻ của chị Lĩnh sau sáu tháng người kể chuyện mới gặp lại
? Nguyên nhân nào khiến người phụ nữ này thay đổi như vậy
? Từ câu chuyện về gia đình chị Lĩnh, em nhận thức được gì về vấn đề phản ánh hiện thực của tác phẩm
? Vì sao chị Lĩnh không làm đơn xin cho đứa con trai ra tù sớm
? Em có đồng tình với cách giải quyết của chị không
? Tại sao tác giả viết: “Tôi không biết nói gì với Lĩnh cả, bởi cảm thấy Lĩnh khôn ngoan, già dặn hơn mình. Chỉ có ở vùng quê mới có những đêm trăng thật đẹp”
Thảo luận nhóm
? Vấn đề chính mà văn bản thể hiện là gì
? Đặc sắc nghệ thuật của văn bản
Nội dung
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Sỹ Hồng
2/ Tác phẩm
- Truyện ngắn “Bến trăng” in trong tập “Bến trăng” (Nhà xuất bản phụ nữ - 1995)
B. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc- Chú thích
- Thể loại : truyện ngắn
- Phương thức biểu đat: Tự sự
2/ Phân tích
2.1 Nhân vật Lĩnh
* Thời tuổi trẻ
- Xinh đẹp, điềm đạm, chín chắn
- Sống sảng khoái, vô tư, có lòng nhân hậu
- Hát hò hay, có tài ứng đối
- Thông minh
* Trong cuộc sống
- Đường tình duyên; Gặp nhiều trắc trở (Người mình yêu không lấy được, phải lây người không yêu)-> Bỏ ra đi.
- Sau ít lâu chồng mất vì bệnh (do chiến tranh)
- Con hư hỏng: rượu chè, đua đòi...-> Nợ nần-> Trộm cắp -> Tù tội .
- Miêu tả dáng vẻ bề ngoài thay đổi đến mức tiều tuỵ
-> Thay đổi lớn: Tôi cũng phải ngạc nhiên.
- Nguyên nhân:
+ Do đứa con hư hỏng
+ Do Lĩnh cho con tự do, con chị đua đòi theo bạn xấu.
2.2. Vấn đề hiện thực được phản ánh
- Trong gia đình con cái phải được giáo dục chu đáo, cẩn thận. đó chính là trách nhiệm của cha mẹ. Nếu lơi lỏng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
- Thế hệ sau cần noi gương thế hệ trước. Chị Lĩnh không xin cho con ra tù sớm -> Quyết định đúng( Muốn con tỉnh ngộ)
4. Tổng kết
4.1. Nội dung
4.2. Nghệ thuật
4.4. củng cố:
- G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
- GV củng cố tình hình chuẩn bị cho nội dung tiết học, bài học
- Rút ra những kinh nghiệm về việc thâm nhập thực tế cũng như cách trình bày văn bản, những ưu điểm, khuyết điểm, khuyến khích các bài viết khá, công phu
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà:
Tiếp tục điều tra tình hình nghiện hút ở địa bàn dân cư, hướng khắc phục và các việc làm để ngăn chặn các tệ nạn này của chính quyền khu phố và gia đình.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gích)
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
NS: 02/ 4/ 2011
NG: / 4/ 2011
Tiết 122
Chữa lỗi diễn đạt
( Lỗi lô-gic)
1. Mục tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô- gic
1.2. Kĩ năng:
- Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô- gic
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực; ý thức, thói quen diễn đạt lô- gic..
2. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Soạn bài, học bài cũ
3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...
- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác..
4. Tiến trình bài dạy
4.1. ổn định:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh:
4.3.. bài mới:
GV: Lỗi diễn đạt không chỉ thuần túy liên quan đến mặt sử dụng ngôn nguwxmaf còn liên quan đến tư duy của người nói, người viết. Vì vậy để tránh lỗi diễn đạt một mặt phải nắm vững những qui tắc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài học này nêu ra một số lỗi diễn đạt liên quan đến tư duy của người nói, người viết.
Hoạt động của thầy và trò
? Đọc mục (1) ( bảng phụ)
- Gọi 1 HS đọc lại câu (a) và chỉ ra chỗ sai. Sau đó chữa lại hoàn chỉnh
A. Quàn áo, giầy dép-> Đồ dùng sinh hoạt (Không nằm trong hệ thống đồ dùng học tập)
B. Đồ dùng học tập-> Không bao hàm “quần áo, giầy dép”
- Nhận xét của HS và GV
Lưu ý:
Khi viết 1 câu có thể kết hợp với A và B thì A và B phải cùng loại, B là từ ngữ có nghĩa rộng, A có nghĩa hẹp hơn.
Nội dung
Bài tập 1
Phát hiện và sửa chữa lỗi trong những câu sau:
a. Chữa :
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và các vật dụng sinh hoạt khác.
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và một số đồ dùng sinh hoạt khác
? Đọc lại câu b
GV : Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau :
- Thanh niên : Có học sinh, sinh viên, bộ đội
- Bóng đá: Có thể có huấn luyện viên, cầu thủ nhí
A. Thanh niên : Tập hợp của những người trẻ tuổi
B. Bóng đá : Một bộ môn thể thao
-> A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B
? Chỉ ra những chỗ sai trong câu trên và sửa lại cho đúng qui định
- Nhận xét
b. Chữa:
- Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê thể thao là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Niềm say mê trong bóng đá, trong bầu nhiệt huyết của thanh niên là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
GV : Hai tác phẩm hiện thực phê phán cùng nằm trong hệ thống văn học Việt Nam thời kì 1930- 1945, không cùng chung của tác giả Ngô Tất Tố.
c.A. Lão Hạc, Bước đường cùng-> tên tác phẩm
B. Ngô Tất Tố-> tên tác giả
-> A, B không cùng trường từ vựng
Chữa:
- “Lão Hạc” của Nam Cao , “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “tắt đèn” của Ngô Tât Tố đã giúp …
? Đọc lại câu c
?Hãy chỉ ra chỗ sai trong những câu trên và sửa lại cho đúng
GV: A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào
- Cách làm tương tự như trên, yêu cầu Hs thảo luận nhóm 5 phút ( 5 nhóm, mỗi nhóm một câu)
- Từng nhóm trình bày
- Nhận xét, sửa hoàn chỉnh
- GV treo bảng phụ các câu đã hoàn chỉnh
d. A. Trí thức
B. Bác sĩ
-> A, B không bình đẳng với nhau
Chữa:
Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
e. A. Hay về nghệ thuật
B. Sắc sảo
-> A, B sai giống câu
d. Chữa
Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung
g. Tương tự câu e
Chữa
Một người thì cao gầy, một người thì lùn, mập.
h. A. Chị Dậu cần cù chịu khó
B. Nên chị rất yêu thương…
-> A, B không phải là quan hệ nhân quả-> sai
Chữa:
Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và thương yêu chồng con.
- Thay “có được” bằng “Hoàn thành được”, bỏ từ “đó”
- Chị Dậu rất nhân hậu thủy chung nên rất mực yêu thương chồng con.
- Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang gánh vác mọi trách nhiệm nhà chồng.
i. A. Không phát huy...người xưa
B. Người phụ nữ đó
-> A, B không phải là quan hệ ĐK- KQ nên không dùng cặp “Nếu... thì…”
_ A, B không phải là quan hệ ĐK- KQ nên không dùng cặp “nếu…thì” được; ngoài ra dùng từ “đó”
Chữa:
- Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ đã trao tặng. Đó là “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
- Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đảm đương được những nhiệm vụ vinh quang, nặng nề đó.
k. Khi dùng cặp từ “vừa...vừa” các vế bình đẳng với nhau không vế nào bao hàm vế nào
Chữa:
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn kém tiền của.
? Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt trong lời nói, bài viết của người khác và của bản thân
Yêu cầu HS đọc BT 2
- Yêu cầu HS tìm những lỗi diễn đạt trong bài TLV của mình hoặc của bạn cùng lớp, trong lời nói hàng ngày
- Gv treo bảng phụ có một số câu sai về lỗi diễn đạt, gọi 3 HS chữa
Bài tập 2/ T128
a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu
b . Trang không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm 10.
c. Gần mưa, đường phố tấp nập xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa thớt dần.
d. Học sinh không được uống rượu và hút thuốc lá
e. Lấy trứng ghè vào đá liệu có vỡ không?
4.4. củng cố:
G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Hoàn chỉnh các bài tập
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Viết bài tập làm văn số 7
- Ôn tập lí thuyết văn nghị luận
- Đọc các đề bài SGK/ T129
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
NS: 03/ 4/ 2011
NG: 1 / 4/ 2011
Tiết:123+124
Viết bài tập làm văn số 7
( Văn nghị luận)
1. Mục tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh, giải thích một vấn đề xã hội.
1.2. Kĩ năng:
- Diễn đạt bài văn nghị luận có các yếu tố tự sự , miêu tả, biểu cảm
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, khám phá tri thức
2. Chuẩn bị
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo,ra đề bài đáp án biểu điểm...
HS: Ôn tập văn nghị luận
3/ Phương pháp
- Thực hành, luyện tập.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
4. Tiến trình bài dạy
4.1. ổn định:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS.
4.3. Bài mới:
Đề bài: Hãy nói “không” với thuốc lá.
A) Yêu cầu :
1/ Nội dung
Dẫn dắt : Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người và xã hội. Một trong các thói quen xấu đó là hút thuốc lá.Chúng ta hãy kiên quyết nói không với thuốc lá
LĐ 1 : Tại sao chúng ta phải nói “không” với thuốc lá?
* Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc ( Trên 4000 chất độc), tiêu biểu:
- Ni cô tin:
- Hắc ín:
* Thuốc lá gây rất nhiều tác hại tới đời sống con người:
- Đối với sức khỏe con người:
+ Là sát thủ giấu mặt
+ Gây nhiều bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tim mạch, tai biến mạch máu não…
+ Khói thuốc lá không những ảnh hưởng tới sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh
- Đối với kinh tế:
+ Tiêu tốn tiền bạc
+ Làm giảm thu nhập của gia đình và xã hội
+ Khi mắc bệnh từ thuốc lá tốn nhiều tiền chữa bệnh ảnh hưởng tới kinh tế gia đình và xã hội
- Đối với nhân cách đạo đức con người:
+ Người lớn hút thuốc nêu gương xấu cho trẻ em
+ Học sinh hút thuốc vi phạm đạo đức của người học sinh
+ Hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghiện ma túy và tội phạm.
* Hút thuốc lá là một thói hư tật xấu:
- Là tệ nạn gây tác hại ghê gớm đối với cuộc sống con người
- Là nguy cơ trước mắt và lâu dài của dân tộc.
- Khi đã mắc tệ nạn này khó bỏ.
LĐ 2 : Chúng ta phải nói “không” với thuốc lá như thế nào?
* Tránh xa thói hư tật xấu này
- Phải hiểu biết tác hại của thuốc lá
- Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh.
- Kiên quyết không thử dù chỉ một lần.
* Quyết tâm từ bỏ nêu đã lỡ mắc phải
* Tuyên truyền cho mọi người nhất là các bạn học sinh hiểu để tránh xa thuốc lá.
Khẳng định :
- Thuốc lá là có hại là một tệ nạn
- Đưa ra lời kêu gọi các bạn không nên mắc vào tệ nạn thuốc lá
2/ Hình thức
- Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng mạch lạc
- Biết tách đoạn phần thân bài, các đoạn có triển khai luận điểm.
- Dùng từ, câu liên kết ý mạch lạc, lô gích
B/ Biểu điểm:
1/ Nội dung: 7 điểm
2/ Hình thức : 3 điểm
* GV tùy bài làm thực tế của HS để cho điểm phù hợp
4.4. Củng cố:
G thu bài, nhận xét ý thức viết bài của HS trong giờ
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
- Làm dàn ý vào vở bài tập
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Tổng kết phần văn
- Ôn tập phần thơ trong chương trình kì II
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
NS : 9/ 4/ 2011
NG: / 4/ 2011
Tuần 33
Tiết:125
Tổng kết phần văn
1. Mục Tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn
- Hệ thống văn bản đã học nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ
- Sơ giản về thơ đường luật, thơ mới.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến văn chương, ý thức tự giác tích cực học tập.
2. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, đề kiểm tra
- HS: Soạn bài, học bài cũ
3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...
- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác..
4.Tiến trình bài dạy
4.1. ổn định:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? Kết hợp trong phần ôn tập
4.3. bài mới:
Câu 1: Bảng hệ thống các văn bản văn thơ VN từ tuần 15 – 18.
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thơ bát cú Đường luật
Phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ bát cú Đường luật
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn khong sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Thơ TN bát cú Đường luật( được đổi mới)
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhà
á Nam Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Tác giả mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Qua đó ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ tám chữ tự do, số câu không hạn định
( Có câu đến 10 chữ)
Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Qua đó khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
HS hoàn thành bài tập 1, GV cho HS nêu kết quả phần chuẩn bị của mình rồi HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
2.So sánh sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Vì sao thơ trong bài 18, 19 goị là thơ “mới” ? Chúng mới ở chỗ nào ?
- HS lập bảng so sánh
ND
so sánh
Văn bản thơ trong các bài 15, 16 ( Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Muốn làm thằng Cuội )
Văn bản thơ trong các bài 18, 19
( Nhớ rừng, Quê hương)
Thể thơ
Thất ngôn bát cú Đường luật, số câu chữ được quy định chặt chẽ ( 8 câu, 56 chữ) gieo vần, đối, niêm phải theo đúng luật thơ Đường
8 chữ tự do, số câu không hạn định. Bài Nhớ rừng có câu đến 10 chữ, gieo vần chân ( 2 vần B tiếp đến 2 vần T), câu thơ tuôn chảy ào ạt theo mạch cảm xúc, mà không bị niêm luật nào cả.
Cách bộc lộ cảm xúc
Bằng hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ thơ: Do luật thơ quy định chặt chẽ nên cách bộc lộ cảm xúc vẫn mang tính ước lệ của văn chương trung đại: nhịp thơ 4/3 đều đều, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ đều lấy từ thi liệu cổ điển: bồ kinh thế, cung quế…
Tự do thoải mái, tự nhiên hơn do không bị hạn định bởi số câu, chữ và luật thơ. Cảm xúc tuôn trào ào ạt trong bài Nhớ rừng, bộc lộ chân thành tự nhiên qua bài thơ Quê hương đã tạo ra một giọng điệu thơ mới mẻ, những hình ảnh thơ gợi cảm và ngôn ngữ thơ sáng tạo: Gậm một khối căm hờn
Kết luận : Nhớ rừng, Quê hương là “thơ mới” vì các bài đó đã thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ ( Thơ Trung đại) để đem đến cho thời này ( giai đoạn 1930- 1945) những cái mới của thơ hiện đại. Đó là những cảm xúc mới mẻ trong nội dung thơ và những cách tân trong nghệ thuật thơ…
- HS tự chọn những câu thơ hay nhất trong 4 bài thơ kể trên, chọn mỗi bài từ 2 đến 4 câu.
3/ Những điểm chung cơ bản của các bài thơ:
- Các bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường.
- Đều là thơ viết về cảnh sống ngục tù, tăm tối, cực khổ của người tù viết trong ngục.
- Tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước CM lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà Nho tinh thông Hán học.
- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người CM.
- Sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày.
- Giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung.
- Kháo khát tự do, tinh thần lạc quan CM.
Những điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài.
4/ Những câu, những đoạn mà em yêu thích, giải thích làm rõ lí do.
Học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét ngắn gọn.
4.4. củng cố:
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập theo nội dung bìa học
- Hoàn chỉnh các bài tập
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Tổng kết phần văn ( Tiếp)
- Ôn tập phần văn học nước ngoài cả năm
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
NS : 10 / 4/ 2011
NG: / 4/ 2011
Tiết:126
Tổng kết phần văn (Tiếp)
1. Mục Tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản
- Một sso khía niệm liên quan đên đọc- hiểu văn bản như chiếu, cáo, hịch
- Sơ giản lí luận văn học về nghị luận trung đại và hiện đại.
1.2. Kĩ năng:
- Kháí quát, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
- Học tập cách trình bày lập luận có lí, có tình.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến văn chương, ý thức tự giác tích cực học tập.
2. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, soạn bài chi tiết
- HS: Soạn bài, học bài cũ
3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT
File đính kèm:
- T121- 124.doc