Giáo án ngữ văn 8 Tuần 32 tiết 125: tổng kết phần văn

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (Trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

2. Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ (Các bài 18, 19, 20 và 21)

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soan, vở ghi và sự chuẩn bị của học sinh .

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : Qua các văn bản đã học trong SGK từ đầu năm đến nayTiến hành ôn tập, tổng kết lại toàn bộ

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 32 tiết 125: tổng kết phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 32 Tiết 125: TỔNG KẾT PHẦN VĂN I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (Trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu. Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ (Các bài 18, 19, 20 và 21) II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soan, vở ghi và sự chuẩn bị của học sinh . Bài mới: * Giới thiệu bài : Qua các văn bản đã học trong SGK từ đầu năm đến nayàTiến hành ôn tập, tổng kết lại toàn bộ. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu chung về hệ thống văn bản học ở lớp 8àNêu yêu cầu tổng kết trong 3 tiết học qua 3 bài(31, 32, 33) -Riêng yêu cầu của tiết 125 là: tổng kết -Kiểm tra vở soạn. Hoạt động 2: Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học đã học ở lớp 8 theo mẫu đã cho(Trừ các văn bản truyện ký VN, văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng)àXem phần cuối bài. àhọc sinh đối chiếu, so sánh và rút ra nhận xét. Hoạt động 3: Nhận xét sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản . -Xem câu hỏi SGK/ àBài 15, 16(Vào nhà ngục…Đập đá, Muốn làm…)đều là thể thơ TNBC Đường luật, điển hình về tính quy phạm của thơ cổ với số câu, chữ được hạn định, luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rất chặt chẽ(Như một số bài của lớp 7 ) àCác bài 18, 19(Nhớ rừng, Quê hương) tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc : số chữ, , có vần(Liền hoặc cách), có nhịp điệu song quy tắc đó không quá chặt chẽ tới mức gò bó như trong thơ luật Đường, mà trái lại hình thức khá linh hoạt, tự do ; số câu ko hạn định ; lời thơ gần với lời nói thường, ko có tính ước lệ và ko công thức khuôn sáo ; cảm xúc được phát biểu chân thật àCó tên là Thơ mới. àPhong trào Thơ Mới: Từ 1932-1945. Hoạt động 4: Chọn lựa và chép những câu thơ hay nhất trong các bài Vào nhà ngục…Đập đá. ., Nhớ rừng, Quê hương… àChú ý những giá trị tu từ, cũng như vẻ đẹp còn là sự đơn giản nhưng được thể hiện bằng cảm xúc hồn nhiên vẫn ko kém sức truyền cảm nghệ thuật . A. Nội dung ôn tập: 1. Lập bảng thống kê: (Xem phần cuối bài) 2. Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản : -Bài 15, 16(Vào nhà ngục…Đập đá, Muốn làm…)đều là thể thơ TNBC Đường luật, điển hình về tính quy phạm của thơ cổ với số câu, chữ được hạn định, luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rất chặt chẽ. -Bài 18, 19(Nhớ rừng, Quê hương) tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc : số chữ, có vần(Liền hoặc cách), có nhịp điệu song quy tắc đó không quá chặt chẽ tới mức gò bó như trong thơ luật Đường, mà trái lại hình thức khá linh hoạt, tự do ; số câu ko hạn định ; lời thơ gần với lời nói thường, ko có tính ước lệ và ko công thức khuôn sáo ; cảm xúc được phát biểu chân thật. B. Luyện tập : -Đọc thuộc, diễn cảm một số đoạn thơ. -Chép những câu thơ hay nhất. Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm đoạn “Nay các ngươi …cũng nguyện xin làm”. Dặn dò: Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong các bài thơ . Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt BẢNG THỐNG KÊ Văn bản Tác giả (năm sinh – mất) Thể loại Giá trị nội dung chủ yếu Vào nhà ngục… Phan Bội Châu Thơ TNBC Khí phách và quyết tâm của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh ngục tù. Đập đá ở Côn Lôn Phan Chu Trinh -nt- Tư thế oai phong lẫm liệt và ý chí sắt son của người chí sĩ CM. Muốn làm thằng Cuội Tản Đà -nt- Khát vọng tự do, muốn thoát ly hiện thực tìm đến với chị Hằng như một sự giải thoát khỏi tâm trạng buồn chán, cô đơn. Hai chữ nước nhà. Trần Tuấn Khải Thơ STLB Lòng yêu nước kín đáo, tha thiết. Nhớ rừng Thế Lữ Thơ tự do Khát vọng tự do thoát khỏi những ràng buột tù túng, tâm trạng của cả một lớp người đương thời. Ông đồ Vũ Đình Liên Thơ ngũ ngôn Từ hình ảnh ông đồ, thể hiện niềm hoài cổ âm thầm mà tha thiết của nhà thơ . Quê hương Tế Hanh Thơ tự do Hình ảnh làng chài quê hương và nỗi nhớ quê. Khi con tu hú Tố Hữu Thơ lục bát Bức tranh thiên nhiên qua tâm tưởng và khát vọng tự do để trở về với đồng bào đồng chí. Tức cảnh Pắc Bó Ngắm trăng, Đi đường. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh -Thơ tứ tuyệt -Niềm vui thích được sống giữa thiên nhiên. -Tình yêu thiên nhiên. -Bài học về đường đời, đường Cách mạng Chiếu dời đô Lý Công Uẩn Chiếu Thông báo cho nhân dân biết việc dời đô và khát vọng xây dựng một đất nước giàu đẹp. Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến quyết thắng với quân thù. Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi Cáo Tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào dân tộc. Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu Mục đích chân chính của việc học, những cách học đúng đắn. ***** Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 126: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Về nội dung nắm vững: Các kiểu câu, các hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu. Về mục đích: Học về tổ chức ngữ pháp để tạo kiểu câu, học sử dụng câu nhằm thực hiện những mục đích nói khác nhau, học cấu tạo câu với những trật tự từ khác nhau nhằm tạo ra những hiệu quả diễn đạt khác nhau. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung các bài thơ : Nhớ rừng, tức cảnh PắcBó ; đọc một vài câu thơ trong các cụm bài đã ôn ở tiết trước. Bài mới: * Giới thiệu bài : Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết: Phần I: Các kiểu câu: H1: kể tên các kiểu câu đã học. H2: Hãy nêu khái niệm, dấu hiệu hình thức các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật và câu phủ định. Cho ví dụ mỗi kiểu. Phần II: Hành động nói. H3: Hành động nói là gì ? H4: Một số kiểu hành động nói thường gặp là gì ? H5: Những cách thực hiện hành động nói ? Phần III: Lựa chọn trật tự từ . H6: Việc lựa chọn trật tự từ thể hiện những tác dụng gì ? àXem lại nội dung từ các bài đã học. A. Nội dung ôn tập: I. Các kiểu câu: 1. Khái niệm, tác dụng. 2. Dấu hiệu hình thức. II. Hành động nói: 1. Khái niệm về hành động nói. 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp. 3. Những cách thực hiện hành động nói. III. Lựa chọn trật tự từ: -Những tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ. B. Luyện tập : Bài tập theo SGK/ Gợi ý giải bài tập : I. Về kiểu câu : Bài tập 1: Nhận diện kiểu câu: Câu 1: trần thuật ghép, có 1 vế là dạng câu phủ định ; câu 2: trần thuật đơn ; câu 3: câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định. bài tập 2: Biến đổi thành câu nghi vấn: àCái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất ? àTại sao những bản tính tốt của người ta có thể bị những buồn đau, ích kỷ…che lấp mất ? Bài tập 3: Đặt câu cảm thán: àChao ôi buồn quá ! àLoại hoa này sao mà đẹp đến thế ! Bài tập 4: Nhận biết cách dùng các kiểu câu: a. Câu trần thuật: câu 1, 3, 6 ; câu cầu khiến: câu 4 ; câu nghi vấn: câu 2, 5, 7. b. Câu nghi vấn dùng để hỏi: Câu 7. c. Các câu nghi vấn 2, 5 là những câu không được dùng để hỏi. àCâu 2: Biểu lộ sự ngạc nhiên ; câu 5: dùng để giải thích. II. Về hành động nói: Bài tập 1: câu 1: hành động kể (Thuộc kiểu trình bày) ; câu 2: hành động bộïc lộ cảm xúc ; Câu 3: hành động nhận định(Thuộc kiểu trình bày) ; câu 4: hành động đề nghị (Thuộc kiểu điều khiển ) ; câu 5: giải thích thêm ý câu 4(Thuộc kiểu trình bày) ; câu 6: hành động phủ định bác bỏ (Thuộc kiểu trình bày) ; ; 7: hành động hỏi. Bài tập 2: Tổng kết các kiểu câu. Bài tập 3: Bổ khuyết hành động nói thường gặp mà không có mặt ở bài tập trên. Đó là hành động hứa hẹn với 2 dạng cụ thể: Cam kết và hứa hẹn. III. Về lựa chọn trật tự từ: Bài tập 1: Lưu ý tác dụng của trật tự từ trong việc biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động trạng thái. Được xế theo thứ tự xuất hiện và thực hiện: Tâm trạng kinh ngạc, sau đó mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua. Bài tập 2: Lưu ý về những giá trị khác của trật tự từ trong câu: a/Nối kết câu ; b/Nhấn mạnh(làm nổi bật)đề tài của câu nói. Bài tập 3: Giá trị tạo tính nhạc cho câu. Củng cố (luyện tập): Làm và kiểm tra bài tập Dặn dò: Học bài –ôn tập kỹ Soạn bài Văn bản tường trình ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 127: VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình. Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập đã ôn ở tiết trước. Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, có khi gặp những tình huống ta phải trình bày lại sự việc cho người có thẩm quyền giải quyết àVăn bản tường trình . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: hình thành cho học sinh khái niệm về văn bản tường trình: -Xem các văn bản 1, 2 /SGK 133, 134. Cho biết: H1: Trong cac văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai ? Bản tường trình được viết nhằm mục đích gì ? Thái độ của người viết ? H2: Nội dung và thể thức có gì đáng chú ý ? H3: Người viết cần có thái độ như thế nào ? Đọc 2 bản tường trình trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa người nhận và người viết ? H4: Đây là văn bản tường trình, vậy em hiểu thế nào về văn bản trên ? Cho ví dụ ? àTrả lời, chốt lại bằng ghi nhớ 1, 2/136. Hoạt động 2: Hình thành cho học sinh hiểu biết những tình huống cần viết một văn bản tường trình. -Học sinh nêu lại những tình huống của 2 bản tường trình trong sgk. -Hs dựa vào những tình huống trong SGK mà phát biểu theo câu hỏi -Học sinh thào luận và tự rút ra kết luận khái quát về các tình huống cần viết tường trình(Sự việc xảy ra chưa, cấp trên đã có cơ sở hiều đúng bản chất sự việc chưa, mục đích của tường trình là gì ? ) -Yêu cầu học sinh phân biệt tường trình với đơn từ và đề nghị. Hoạt động 3: Hình thành cho học sinh cách viết một văn bản t/trình. -Học sinh quan sát 2 bản tường trình và rút ra những phần chủ yếu của một văn bản tường trình. -Học sinh thảo luận nhóm để đề xuất nội dung và cách viết các phần của tường trình : thể thức mở đầu, nội dung, thể thức kết thúc và những lưu ý khi viết văn bản tường trình. Luyện tập : Chọn một tình huống ở phần II. 1 để luyện viết. I. Đặc điểm của văn bản tường trình : 1. Tìm hiểu: -Văn bản 1: Học sinh PVD trình bày về việc không làm bài tập làm văn ở nhà. -Văn bản 2: Học sinh VNK trình bày về việc mất xe đạp . àVăn bản tường trình trình bày với cấp thẩm quyền. 2. Ghi nhớ : -Học SGK 1-2/136. II. Cách làm một văn bản tường trình. 1. Tình huống. 2. Cách làm văn bản tường trình : -Thể thức mở đầu. -Nội dung tường trình . -Thể thức kết thúc. *Đọc phần lưu ý. 3. Ghi nhớ: Học SGK/1136. III. Luyện tập : -Học sinh viết dựa theo một tình huống cho sẵn. Củng cố (luyện tập): Đọc ghi nhớ –Luyện tập Dặn dò: Học thuộc- chuẩn bị tiết Luyện tập ***** Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 128: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình : mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản tường trình ? Cách làm một văn bản loại này ? Bài mới: * Giới thiệu bài : Giới thiệu bài : mục đích yêu cầu là Luyện tập từ kiến thức đã học ở tiết trước. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập tri thức về văn bản tường trình. -Từ nội dung kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Luyện tập làm văn bản tường trình. Bước 1: Mỗi học sinh thực hiện một câu nhỏ ; trong khi viết tường trình, cần cho biết các thông tin: ai làm tường trình, ai đọc tường trình, tường trình về việc gì và dự kiến nội dung cần tường trình. Nếu gặp tình huống ko cần viết tường trình mà cần viết văn bản khác thì yêu cầu sơ lược về cách làm văn bản tương ứng. Bước 2: Ra tình huống làm ngay tại lớp. Bước 3: -Kiểm tra việc viết văn bản tường trình của học sinh theo tình huống tự chọn. -Gọi một số em đọc bản tường trình của mình. -Tổ chức cả lớp góp ý kiến, nhận xét. -Giáo viên tổng kết, nhận xét. Gợi ý làm bài tập : Bài tập 1: a/: Nên làm bản kiểm điểm ; b/: Phải viết bản kế hoạch ; c/: Phải làm báo cáo. Bài tập 2: Trường X gửi bản tường trình lên UBND phường về việc cần phải xây dựng lại cổng mới ; tổ bảo vệ của cơ quan Y cần phải cử thêm người bảo vệ nên gửi tường trình cho lãnh đạo cơ quan. A. Ôn tập lý thuyết : 1. Mục đích viết văn bản tường trình: (Xem ghi nhớ SGK/136) 2. Điểm giống và khác giữa văn bản tường trình và báo cáo: *Giống: cùng là văn bản hành chính trình bày một việc nào đó. *Khác: +B/cáo trình bày tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể. +Tường trình trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra cần phải xem xét. 3. Bố cục, hình thức và nội dung của văn bản tường trình : : (Xem cách làm văn bản tường trình SGK/136) B. Bài tập: Bài 1-2-3/137 Củng cố (luyện tập): Cả lớp góp ý kiến, nhận xét ; Giáo viên tổng kết, nhận xét. Dặn dò: Làm các bài tập còn lại ; Ôn tập kiểm tra 1 tiết. ***** Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 123 & 124: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh(Hoặc giải thích)một vấn đề XH hoặc văn học. Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: A. Đềø bài: Văn học và tình thương. B. Yêu cầu và biểu điểm : B. 1. Yêu cầu chung: -Hs viết một bài nghị luận theo yêu cầu của đề bài . -Nội dung có thể theo gợi ý. -Biết lựa chọn và trình bày các LĐ nối tiếp nhau trong một bài văn hoàn chỉnh, chủ yếu là cách lập luận bằng kiểu bài chứng minh và giải thích. -Sử dụng đúng các phương pháp nghị luận, biết kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn tuy nhiên không lạc sang bài văn biểu cảm thuần túy . -Làm bài đầy đủ ba phần, mạch lạc, chặt chẽ, thứ tự, chuẩn xác và dễ hiểu, không dài quá, khoảng 800 chữ . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, dễ hiểu, không sai lỗi chính tả ; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có các LĐ, luận cứ phù hợp, chính xác. B. 2: Yêu cầu cụ thể: *Làm rõ các luận điểm sau: -Vì sao văn học ca ngợi những tấm lòng nhân ái, những con người thương người như thể tương thân ? àchức năng của văn học là hướng về cái chân –thiện – mỹ ; giáo dục con người có nhận thức, tình cảm đúng đắn àVăn học phản ánh hiện thực xã hội một cách chân thực, rõ nét. -Những dẫn chứng (Luận cứ )nào cho thấy văn học thể hiện tình cảm nhân ái, những con người có tấm lòng nhân đao ? (Đưa và phân tích dẫn chứng trong các tác phẩm văn học như : Ca dao, tục ngữ, Ông đồ, Lão Hạc, Tắt đèn …)àTấm lòng nhân đạo của nhà văn . -Những dẫn chứng (Luận cứ )nào cho thấy văn học phê phán những kẻ thờ ơ, những thái độ, lối sống hay tính cách độc ác tàn bạo ? (Đưa và phân tích dẫn chứng trong các tác phẩm văn học như: Tắt đèn, Sống chết mặc bay, Thuế máu, …)àSự phê phán cái ác cái xấu để phản ánh, tố cáo hiện thực, từ đó vạch ra con đường, lối sống đạo đức cho con người . -Kết luận: Văn học phản ánh cuộc sống, giúp con người sống tốt đẹp và hoàn thiện nhân cách hơn. B. 3: Biểu điểm : *Điểm 9+10: -Bài làm hòan chỉnh, bảo đảm các nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, viết sạch sẽ. -Nghị luận đúng phương pháp, có các luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, giọng điệu thu hút, hấp dẫn . *Điểm 7+8: -Giải thích và chứngminh đúng đối tượng, đảm bảo nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, còn mội vài lỗi về chính tả, dùng từ nhưng không đáng kể. -Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng. *Điểm 5+6: -Nghị luận nhưng chưa thật đầy đủ hoặc các luận điểm, luận cứ còn sơ lược . -Có sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt ở mức trung bình . *Điểm 3+4: -Giải thích hoặc chứng minh sơ sài, bài làm thiếu nhiều ý . -Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ . *Điểm 1+2: -Bài làm không đúng yêu cầu . Củng cố (luyện tập): Dặn dò: Soạn bài Tổng kết phần văn và Ôn tập Tiếng Việt *****

File đính kèm:

  • doc8-32.DOC
Giáo án liên quan