I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Giúp học sinh :
+Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói và về hội thoại .
+Tích hợp với các văn bản đã học .
+Rèn luyện kĩ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
-Không kiểm tra.
2)Bài mới :
-Phát giấy kiểm tra .
3)Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài: “Văn bản thông báo”/140 .
+Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo .
+Đọc một số bài về văn bản thông báo để biết cách làm bài .
+Chỉ ra một số điểm quan trọng về hình thức và nội dung của văn bản thông báo .
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 33 Tiết 129 Kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 129
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Giúp học sinh :
+Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói và về hội thoại .
+Tích hợp với các văn bản đã học .
+Rèn luyện kĩ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
-Không kiểm tra.
2)Bài mới :
-Phát giấy kiểm tra .
3)Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài: “Văn bản thông báo”/140 .
+Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo .
+Đọc một số bài về văn bản thông báo để biết cách làm bài .
+Chỉ ra một số điểm quan trọng về hình thức và nội dung của văn bản thông báo .
SỐ TIẾT: 2
TIẾT THỨ: 130, 131
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh củng cố, hệ thống háo kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắt hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là thông báo? Hãy nêu thể thức trình bày một văn bản thông báo .
2)Bài mới :
S
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại, ngôn ngữ
Giá trị nội dung tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Chiếu Dời Đô
(1010)
Lý Công Uẩn (974-1028)
Chiếu
Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhấtđồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí.
Vua dùng ban bố mệnh lênh
2
Hịch Tướng Sĩ
(1285)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231-1300)
Hịch
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc, lòng câm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép.
Quan hệ thân- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung
3
Nước Đại Việt Ta (1428)
Nguyễn Trãi
(1380-1442)
Cáo
Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền, như một bản tuyên ngôn độc lập: nền văn hiến, lãnh thổ thiêng, …có chủ quyền
Lập luật chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực xứng đáng là bản thiên cổ hùng văn
Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ viết.
4
Bàn Luận Về Phép Học (1791)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804)
Tấu
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng
Bản tấu của quan viết để trình lên vua.
5
Thuế Máu (1925)
Nguyễn Aùi Quốc (1890-1969)
Phóng sự chính luận (chữ Pháp)
Bô mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo
Lần đầu tiên chế độ thuộc địa bị lên án.
6
Đi Bộ Ngao Du (1762)
J. Ru – Xô (1712-1778)
Nghị luận nước ngoài (chữ Pháp)
Đi bộ ngao du ít lợi nhiều mặt. Tác giả là người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên
Lí lẽ và dẫn chứng xác thực từ thực tiễn của cuộc sống
Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dáng tác giả
3)Chuẩn bị bài mới :
Oân tập phần làm văn
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 132
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm .
-Nắm được khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
2)Bài mới :
1. Văn bản cần phải có tính thống nhất khi biểu đạt chủ đề đã được xác định .
-Tính thống nhất thể hiện ở nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản với các từ ngữ then chốt .
2. Viết thành đoạn văn với mỗi chủ đề (học sinh tự viết) .
3. Tóm tắt văn bản tự sự nhằm nắm được các nhân vật chính và những chi tiết quan trọng.
-Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ, hiểu rỏ chủ đề văn bản, xác định nội dung cần tóm tắt.
4. Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm làm cho văn kể chuyện thêm sinh động hơn, có tác dụng thuyết phục người đọc, gây hứng thú .
5. Cần chú ý đến: yêu cầu, mục đích, tính chất, …
6. Văn bản thuyết minh thường trình bày những tính chất, cấu tạo, cách sử dụng và quy luật phát sinh, phát triển của sự vật .
-Lợi ích: nhằm cung cấp cho con người tri thức, kĩ năng về cách sử dụng của sự vật .
-Ví dụ: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em, …
7. Trước hết phải quan sát, tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng cần thuyết minh .
-Các phương pháp:
+Nêu định nghĩa .
+Liệt kê .
+Nêu ví dụ cụ thể .
+Nêu số liệu .
+So sánh, đối chiếu .
+Phân tích, phân loại .
8.
Bố cục
Một đồ dùng
Một sản phầm
Một danh lam, thắng cảnh
MB
Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh
Giới thiệu nguyên liệu
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh
TB
Trình bày, cấu tạo, đặc điểm, cách sử dụng, lợi ích và cách bảo quản của đồ dùng
Nêu cách làm
Trình bày vị trí địa lí, vị trí thắng cảnh trong đời sống, tình cảm của con người .
KB
Bày tỏ thái độ khẳng định lợi ích của đồ dùng trong cuộc sống
Yêu cầu thành phầm
Cảm nhận đối với thắng cảnh .
9. Luận điểm là sự thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn .
-Ví dụ: có học thì mới có khôn .
10. Văn bản nghị luận có thể kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để làm luận cứ phục vụ cho luận điểm và không phá vở mạch nghị luận .
-Ví dụ: Nghị luận về khẩu hiệu “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua” .
11.
TƯỜNG TRÌNH
-Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ, trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét .
-Mục đích: người viết trình bày lại sự việc để cá nhân hoặc cơ quan xem xét, giải quyết.
THÔNG BÁO
-Thông báo là truyền đạt những thông tin cụ thể cho những người dưới quyền được biết để thức hiện .
-Mục đích: Những người có liên quan biết để tham gia hay thực hiện .
3)Chuẩn bị bài mới :
-Xem lại cách làm văn bản tường trình .
-Tiết sau sẽ trả bài KT văn cho các em .
TUẦN 34
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 133
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Giúp học sinh :
+Củng cố lại một lần nửa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự ừ trong câu .
+Tích hợp với bài ôn tập và kiểm tra tiếng việt, với phần tập làm văn ở tiết tả bài tập làm văn số 7 và lí thuyết văn bản báo cáo .
+Nhận xét khả năng tự nhận xét và chửa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
2)Bài mới :
*Nhận xét :
Ưu điểm :
-Đa số học sinh có học bài và hiểu bài .
-Làm bài sạch sẽ, ít tẩy xoá .
-Phần tự luận làm rõ ràng .
-Trung thực trong kiểm tra .
Khuyết điểm .
-Còn nhằm lẫn trong bài làm. Còn một số bài làm chưa trả lời đúng yêu cầu đề bài.
-Còn một số em học lơ mơ, chưa hiểu sâu vào bài .
3)Chuẩn bị bài mới :
-Tiết sau sẽ trả bài kiểm tra Tập làm văn số 7.
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 134
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :
-Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ, đặt câu, … và đặt biệt là về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào văn nghị luận .
-Có thể đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng lớp. Nhờ đó, có những kinh nghiệm và quết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa ở những bài sau .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
-Không kiểm tra.
2)Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
BÀI GHI CỦA HỌC SINH :
Hoạt động 1: tìm hiểu và xác định nội dung của bài viết .
Bài viết thuộc thể loại gì ?
-Văn nghị luận chứng minh .
Chứng minh về vấn đề gì ?
-Về tình cảm, tình yêu thương của con người, về lối sống đẹp. Biết giúp đỡ, đoàn kết, yêu thương đùm bộc lẫn nhau .
Xác định bố cục của bài văn?
-Gọi học sinh lên bảng ghi lại phần lập dàn ý .
Hoạt động 2: đánh giá bài làm của học sinh .
Giáo viên đọc mẫu một số bài khá, giỏi, kém, yếu để học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau .
Cuối cùng giáo viên phát bài kiểm tra cho học sinh .
Đề: Văn học và tình thương .
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
-Văn nghị luận chứng minh .
2. Lập dàn bài :
*MB: Giới thiệu văn học gắn liền với tình thương .
*TB: Xác định luận điểm :
-Tình cảm của con người Việt Nam chùng ta là biết sống vì nhau.
-Sự yêu thương của con người qua nhưng câu ca dao, tục ngữ sâu sắc, đầm thắm.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuỳ rằng khác giống nhưng chung một giàn”
-Tấm lòng giúp đỡ người hoạn nạn: “Chị ngã em nâng”
(Vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào bài viết của mình).
*KB: Nêu nhận xét chung rút ra bài học .
3. Viết bài :
4.Đọc lại & sữa chữa :
*Nhận xét :
-Ưu điểm :
+Chứng minh rõ ràng mạch lạc .
+Nắm được thể loại .
+Bố cục rõ, dẫn chứng cụ thể , phù hợp .
+Giữa các phần có liên kết chặt chẽ dễ hiểu.
+Dùng từ & đặt câu đúng nội dung .
-Khuyết điểm :
+1 số bài bố cục không cân đối , rõ ràng .
+Lời văn không bóng bẩy , mạch lạc, còn viết câu sai ngữ pháp, sai chính tả .
+1 số bài không dùng dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp .
+Chứng minh còn dài dòng mà rõ nghĩa .
3)Chuẩn bị bài mới :
--Tiết sau làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm học .
SỐ TIẾT: 2
TIẾT THỨ: 135, 136
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nhằm đánh giá:
-Khả năng vận dụng, tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phần: văn, Tiếng Việt, TLV.
-Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thuyết minh và lập luận trong một bài văn .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
2)Bài mới :
3)Chuẩn bị bài mới :Văn bản thông báo
TUẦN 35
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 137
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :
-Hiểu những trường hợp cần thiết của văn bản thông báo .
-Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo .
-Biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ :
-Không kiểm tra.
2)Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
BÀI GHI CỦA HỌC SINH :
Hoạt động 1: Học sinh hình thành khái niệm về văn bản thông báo.
Học sinh đọc thằm hai văn bản thông báo sgk/140, 141.
Ai là người viết thông báo? Ai là người nhận thông báo .
-Người viết thông báo là cấp trên.
-Người nhận thông báo là cấp dưới.
Thông báo nhằm mục đích gì ?
-Cô giáo và lớp trưởng biết lịch văn nghệ để thực hiện.
Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì ?
-Là những thông tin cụ thể .
Nhận xét về hình thức trình bày thông báo?
-Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cụ thể.
Hãy dẫn ra một số trườn hợp cần viết thông báo trong sinh hoạt và trong học tập ?
-Thông báo về việc tuyển sinh, thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo, …
Hoạt động 2: Hình thành cho học sinh hiểu biết những tình huống cần viết thông báo .
Học sinh đọc các tình huống cần phải viết thông báo ở sgk/142 .
a)Viết văn bản tường trình.
b), c)Viết văn bản thông báo .
Hoạt động 3: hình thành cho học sinh cách viết thông báo.
Văn bản thông báo cần có các mục nào ?
Học sinh đọc, quan sát và suy nghĩ để rút ra những phần chủ yếu của một văn bản thông báo .
-Thể thức mở đầu của văn bản thông báo: tên cơ quan, quốc hiệu – tiêu ngữ, địa điểm và thời gian, tên văn bản.
-Nội dung thông báo.
-Kết thúc văn bản thông báo: nơi nhận, kí tên và ghi rõ họ tên chức vụ của người viết thông báo .
Gọi học sinh đọc ghi nhớ/143 .
Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì?
(Học sinh thảo luận) .
I. Đặc điểm của văn bản thông báo:
*Đọc văn bản 1, 2 (sgk/140, 141) .
1.
-Người viết thông báo là cấp trên.
-Người nhận thông báo là cấp dưới.
-Mục đích: truyền đạt những thông tin, tin tức, …
2.
-Nội dung: những thông tin cụ thể.
-Hình thức: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cụ thể.
3. Những thông báo như: thông báo về việc tuyển sinh, thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo, …
II. Cách làm văn bản thông báo:
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo: b, c.
2. Cách làm văn bản thông báo (sgk/142, 143) .
* Ghi nhớ: sgk/143.
3. Lưu ý:
a) Tên văn bản viết in hoa.
b) Có khoảng cách phân biệt gi7ũa các phần: quốc hiệu – tiêu ngữ, địa điểm – thời gian, tên văn bản – nội dung .
c)Không viết sát lề, viết cân đối.
3)Chuẩn bị bài mới :
Chương trình địa phương phần tiếng việt
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 138
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các đại phương .
-Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
2)Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC:
BÀI GHI CỦA HỌC SINH :
Hoạt động 1: thực hiện bài tập 1.
Hoạt động 2: thực hiện bài tập 2.
Hoạt động 3: thực hiện bài tập 3.
Hoạt động 4: thực hiện bài tập 4.
1. Đọc đoạn trích sgk/145 .
-Từ xưng hô địa phương: mẹ, u, mợ .
+Từ xưng hô toàn dân: mẹ.
+Từ không phải từ địa phương cũng không phải là từ toàn dân: mợ .
2. Những từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác: má, tía, bầm, thầy, ….
3. Những từ địa phương được dùng giao tiếp trong một địa phương nhất định.
4. Học sinh đối chiếu phương tiện xưng hô ở bài tập 2 với những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương đã học (phần Tiếng Việt) ở học kì II và cho nhận xét .
3)Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài: “Luyện tập làm văn bản thông báo”.
+Xem kĩ lại phần lý thuyết đã học ở tiết trước .
+Chọn một tình huống cụ thể và viết văn bản thông báo .
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 139
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Ôn lại những trị thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1)Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
2)Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
BÀI GHI CỦA HỌC SINH :
Hoạt động 1: Ôn tập tri thức về thông báo .
Tình huống nào cần làm văn bản thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
-Khi truyền đạt những thông tin cụ thể thì cấp trên viết thông báo xuống cho cấp dưới .
Nêu nội dung và thể thức của một văn bản thông báo?
-Nội dung: Ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm, … cụ thể, chính xác .
-Hình thức: ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày, tháng, người thông báo, chức vụ.
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau?
-Giống nhau :
+Thể thức trình bày.
-Khác nhau:
+Tường trình: cấp dưới trình lên cấp trên, trình bày những sự việc đã xảy ra .
+Thông báo: cấp trên truyền đạt thông tin xuống cho cấp dưới, truyền đạt những thông tin chưa xảy ra.
Hoạt động 2: luyện tập .
Bài tập 1: lựa chọn loại văn bản thích hợp .
Bài tập 2: chỉ ra chổ sai của văn bản thông báo .
Bài tập 3: Tìm một số trường hợp dùng văn bản thông báo .
Bài tập 4: Tìm một tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo .
I. Ôn tập lý thuyết :
1. Khi truyền đạt những thông tin cụ thể thì cấp trên viết thông báo xuống cho cấp dưới .
2.
-Nội dung: Ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm, … cụ thể, chính xác .
-Hình thức: ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày, tháng, người thông báo, chức vụ.
3.
-Giống nhau :
+Thể thức trình bày.
-Khác nhau:
+Tường trình: cấp dưới trình lên cấp trên, trình bày những sự việc đã xảy ra .
+Thông báo: cấp trên truyền đạt thông tin xuống cho cấp dưới, truyền đạt những thông tin chưa xảy ra.
II. Luyện tập :
1.
a)Thông báo .
b)Báo cáo .
c)Đề nghị .
2. Chỉ ra chổ sai:
-Không có số công vă, thông báo, nơi nhận, nơi lưu.
-Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo, không cụ thể ở các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, …
3. Một số trường hợp cần làm văn bản thông báo: thông báo kiểm tra học kì II, thông báo thi hành nghĩa vụ quân sự .
4. Học sinh tự làm .
3)Củng cố :
4)Chuẩn bị bài mới :
SỐ TIẾT: 1
TIẾT THỨ: 140
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
-Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kỉ năng cơ bản ở cả ba phần (văn, tiếng việt, TLV) trong sgk Ngữ văn 8, chủ yếu là tập hai .
-Ôn và nắm được các kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1)Kiểm tra bài cũ :
2)Bài mới :
3)Củng cố :
4)Chuẩn bị bài mới :
KẾT
THÚC NĂM
HỌC
File đính kèm:
- t 33,34,35.doc