Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 34 Trường THCS Suối Ngô

1- MỤC TIÊU

Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

2- CHUẨN BỊ:

GV: Soạn bài theo sự hướng dẫn của SGK, SGV.

HS: Trả lời câu hỏi SGK/144.

3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Nêu câu hỏi- Giải đáp- Qui nap.

4- TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh

4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

4.3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Em đã được tổng kết phần văn ở tiết 125 của tuần 32 (theo như PPCT). Phần tổng kết đó em chỉ lập bảng hệ thống về các văn bản VHVN và cụm văn bản thơ giai đoạn 1930 – 1945. Hôm nay, tiết học này, em sẽ tổng kết các văn bản văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại (GV ghi tựa bài)

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 34 Trường THCS Suối Ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 133 ND: 14/5/2007 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo) 1- MỤC TIÊU Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. 2- CHUẨN BỊ: GV: Soạn bài theo sự hướng dẫn của SGK, SGV. HS: Trả lời câu hỏi SGK/144. 3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu câu hỏi- Giải đáp- Qui nap. 4- TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 4.3. Bài mới: Giới thiệu bài: Em đã được tổng kết phần văn ở tiết 125 của tuần 32 (theo như PPCT). Phần tổng kết đó em chỉ lập bảng hệ thống về các văn bản VHVN và cụm văn bản thơ giai đoạn 1930 – 1945. Hôm nay, tiết học này, em sẽ tổng kết các văn bản văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại (GV ghi tựa bài) Hoạt động 1: Gv yêu cầu HS nhắc lại tập các văn bản nghị luận ở lớp 8 (22, 23, 24, 25, 26) à nêu yêu cầu tổng kết ¨ Bài 22: CHiếu dời đô 23: Hịch tướng sĩ 24: Nước Đại Việt ta 25: Bàn luận về phép học 26: Thuế máu Kiểm tra việc chuẩn bị bài tổng kết của HS Hoạt động 2: GV yêu cầu HS xem lại bảng thống kê đã lập trong bài tổng kết phần văn vừa qua à lập bảng tổn kết phần văn cho cụm văn bản nghị luận. ? Nhìn vào các cột mục để nhận rõ những văn bản nào là nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại? ¨ Trung đại: Chiếu dời đô, Hịch Tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học Hiện đại: Thuế máu (văn bản nước ngoài: Đi bộ ngao du) ? Trong các văn bản trung đại có các thể văn nghị luận khác nhau. Đó là những thể loại nào? ¨Chiếu, Hịch, Cáo, Tấu? GV: Các văn bản nghị luận trong SGK đều là bản dịch, nguyên tác là Hán ngữ và Pháp ngữ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK ? Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? (HS trả lời – bài cũ – Gv nhắc lại không ghi) GV: Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó Giảng: Luận điểm, luận cứ, lập luận ? Em thấy VNL trung đại (bài học lớp 8) có nét gì khác biệt nổi bật so với VNL hiện đại (Văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)? Văn phong cổ: từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ Cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường giàu tính ước lệ. à thời trung đại “Văn sử triết bất phân” Thiên mệnh: mệnh trời * HS đọc câu hỏi số 4/144 có lý: tức là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ có tình: là có cảm xúc có chứng cứ: là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm à Từ đó HS chứng minh theo yêu cầu câu 4 *HS đọc câu hỏi 5 (SGK/T.144) ba văn bản trong bài 22, 23 và 24 HS trao đổi, thảo luận theo nhóm Các phần này có thể GV không ghi à phát vấn, HS trả lời Þ Gv củng cố * HS đọc câu hỏi 6 SGK/T.144 GV hướng dẫn HS 1- Văn nghị luận là gì? 2- So sánh VNL trung đại và hiện đại Trung đại - Văn phong cổ - Câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng - Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại, tư tưởng “thiên mệnh” Hiện đại - Viết giản dị - Câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn. 3- Chứng minh: Trong văn nghị luận ba yếu tố: có lý, có tình, có chứng cứ kết hợp chặt chẽ với nhau và yếu tố lý là chủ chốt 4- Nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung và hình thức: -Về hình thức: 3 thể loại khác nhau; chiếu, hịch, cáo - Về nội dung: Giống nhau: đều thể hiện niềm tự hào tinh thần yêu nước thiết tha của dân tộc ta nói chung và của các tác giả nói riêng Khác nhau; Chiếu dời đô: khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất - Hịch tướng sĩ: lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù xâm lược -Nước Đại Việt ta: là bản tuyên ngôn độc lập. 5- So sánh hai văn bản “Nước Đại Việt ta” và “Song núi nước Nam” à là bản tuyên ngôn độc lập: · Sông núi nước Nam: (Lý Thường Kiệt) ý thức dân tộc được xác định chủ yếu trên 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền · Nước đại Việt ta: (Nguyễn Trãi) phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc: nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng… 4.4 Củng cố và luyện tập Không 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Xem và hoàn chỉnh lại các câu hỏi trả lời ở vở BTNV - Chuẩn bị bài “Tổng kết phần văn (tt)” Bài 34 (SGK/T.148) 5- RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 134 ND: 15/5/2007 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo) 1- MỤC TIÊU Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức VH của các văn bản văn học nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học trong SGK lớp 8 2- CHUẨN BỊ: GV: Soạn bài, bảng phụ. HS: lập bảng thống kê theo yêu cầu của SGK. 3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu câu hỏi- Giải đáp- Lập bảng thống kê kiến thức. 4- TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2. Kiểm tra bài cũ: Xem sự chuẩn bị cuả HS và các BT yêu cầu HS làm lại ở tiết trước (133). 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Đây là phần cuối của cụm bài “Tổng kết phần văn”. Tiết này các em sẽ hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản VH nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học trong SGK lớp 8 (Gv ghi tựa bài) Hoạt động 1: GV yêu cầu HS lập bảng tổng kết văn học nước ngoài (4 văn bản đã học ở các bài 6, 7, 8, 9) Văn bản nhật dụng: ở bài 30 1- Bảng thống kê các văn bản VHNN: TT TÊN VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI GIÁ TRỊ VỀ NỘI DUNG 1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen (Đan Mạch) Tác phẩm tự sự Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với tình cảnh đáng thươn của một cô bé bất hạnh 2 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-Tét (Tây Ban Nha) X Xây dựng thành công một cặp nhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của từng người 3 Chiếc lá cuối cùng O.Hen.ri (Mỹ) X Thể hiện lòng thương yêu những người nghèo khổ của tác giả 4 Hai cây phong Ai-ma-tốp (Cư-rơ-gư-xtan) X Tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt, với hai cây phong vì gắn với câu chuyện về người thầy đầu tiên… Gv: Văn bản “Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục” là một lớp kịch trong vở “Trưởng giả học làm sang” của nhà văn Pháp Mô-li-e à cần hiểu được nguyên nhân tạo nên tiếng cười của đoạn trích: (Tính cách lố lăng, học đòi làm sang…) ? Dựa vào bảng thống kê, HS rút ra nhận xét về thời gian xuất hiện, về phạm vi, về thể loại…? ¨ -Thời gian xuất hiện: rải đều từ cuối thế kỷ XVI à XX - Phạm vi: Các nước Âu Mỹ (khác với NV7: Trung Quốc) - Thể loại: Truyện, kịch, văn nghị luận GV có thể cho HS khái quát một số nét về nội dung tư tưởng ở các tác phẩm. VD: tinh thần nhân đạo, lòng thương cảm đối với người nghèo khổ bất hạnh (cô bé bán diêm)… * Ôn lại, nghệ thuật kể chuyện và sự kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm. Hoạt động 2: Cho 3HS đọc thuộc đoạn văn mà các em đã chọn à Biểu dương HS chọn được đoạn hay ngoài những đoạn GV đã gợi ý. Hoạt động 3: HS nhắc lại các chủ đề của văn bản nhật dụng. · HS đọc câu hỏi 8 ( SGK/T.148) GV: “Bài toán dân số” là một văn bản nghị luận song đã kết hợp khéo léo với phương thức tự sự và thuyết mệnh. 2- Văn bản nhật dụng: - Ôn dịch, thuốc là: Phòng chống, nạn dịch thuốc lá Phương thức biểu đạt: thuyết minh, lập luận, biểu cảm, trong đó thuyết minh là chủ yếu - Bài toán dân số: Hạn chế sự gia tăng dân số. PTĐB: tự sự và thuyết minh - Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Vấn đề bảo vệ môi trường. PTĐB: Thuyết minh, lập luận, biểu cảm trong đó, thuyết minh là chủ yếu 4.4 Củng cố và luyện tập: Không 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà -Xem lại bảng tổng kết -Chuẩn bị bài: “Chương trình địa phương phần TV” 5- RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 133 - 134 ND: KIỂM TRA TỔNG HỢP 1- MỤC TIÊU Nhằm đánh giá: - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn của môn Ngữ Văn trong một bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn 2- CHUẨN BỊ: GV: Ôn tập cho HS từ tuần 19 đến 32 Þ Ra đề. HS: Tập trung học. 3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 4- TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không 4.3. Bài mới: Giới thiệu bài: I- Trắc nghiện:b (4đ) (Trả lời câu hỏi bằng cách viết lại chữ cái đứng trước câu em cho là chính xác nhất vào giấy thi) 1. Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là: A. Chân thành, thắm thiết trong cảm xúc B. Tạo dựng những hình ảnh chân thực vừa sức lạ vừa khoẻ khoắn để thể hiện nội dung. C. Sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hoá làm cho sự vật có vẻ đẹp độc đáo bất ngờ. D. Cả 3 đều đúng. 2. Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác Hồ viết lúc đang ở đâu? A. Bác ở chiến khu Việt Bắc B. Ở Pháp C. Ở nhà giam Quảng Tây, Trung Quốc D. Ở Hà Nội. 3. Câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh, ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D.Nói quá 4. Câu thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” là: A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến 5. Trong câu văn biền ngẫu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học? A. Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp B. Không thể không học mà tự thành người tốt đẹp C. Do vậy học tập là một quy luật trong cuộc sống của mọi người D. Cả 3 đều đúng 6. Khi nhận định”Chúa tầm thường, thần nịnh nọt. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”, đặc điểm lời văn trong những câu này là gì? A. Là hai câu văn đặc biệt nên khó hiểu B. Các câu trên cấu tạo bằng các câu ngắn liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu C. Là những câu văn ngắn, không thể hiện hết ý nghĩa cần diễn đạt D. Cả 3 đều sai. 7. Trong hội thoại, người có vai XH thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai XH cao như thế nào? A. Ngưỡng mộ C. Sùng kính B. Kính trọng D. Thân mật 8. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêucầu giao tiếp A. Sai B. Đúng II- Phần tự luận: (6đ) Từ bài “bàn luận về phép hóc” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 8 – Thời gian 90phút Yêu cầu về kiến thc I- Trắc nghiệm: (4đ) 1câu/0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 D C A C D B B B Đề 7 Từ bài “bàn luận về phép hóc” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” Dàn bài: 1- Mở bài: Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu lên phương pháp học tập đúng đắn: học đi đôi với hành. 2- Thân bài: - Nội dung của phép học · Học phải bồi lấy gốc tiếp đến học tứ thư, ngũ kinh… · Học để mở mang kiến thức · Học như thế nhân tài mới lập công danh, nước nhà vững yên - Học là gì? - Hành là gì? - Mối quan hệ giữa học và hành · Học mà không hành thì việc học trở nên vô ích · Hành mà không học thì thành không trôi chảy, chất lượng thấp · Học và hành có quan hệ chặt chẽ, là hai mặt của quá trình không thể xem nhẹ. 3- Kết bài; - Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành - Ý kiến của Nguyễn Thiếp đến thời đại ngày nay vẫn có giá trị Ghi chú: · Điểm 4, 5: Những bài đạt được những yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ý có sáng tạo, phong phú · Điểm 2, 3: Những bài đạt 2/3 à ½ yêu cầu trên · Điểm 1: những bài còn lại

File đính kèm:

  • docVAN 8TUAN 34.doc
Giáo án liên quan