Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 36 Tiết 137 Văn bản thông báo

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính

- Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.

1.2. Kĩ năng:.

- Nhận biết rõ hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.

- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.

- Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.

1.3. Thái độ:

- Có thái độ sử dụng văn bản đúng cách , đúng tình huống

2. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo,

- HS: Soạn bài, học bài cũ

3. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC- KĨ NĂNG SỐNG

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn,.

- Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.

4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1.ỔN ĐỊNH:

4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS

4.3.BÀI MỚI:

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 36 Tiết 137 Văn bản thông báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/ 4/ 2011 NG: / 4/ 2011 Tuần 36 Tiết:137 Văn bản thông báo 1. MỤC TIêU Bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo. 1.2. Kĩ năng:. - Nhận biết rõ hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo. - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác. - Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo. 1.3. Thỏi độ: - Có thái độ sử dụng văn bản đúng cách , đúng tình huống 2. CHUẨN BỊ - GV: Giỏo ỏn, tư liệu tham khảo, - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn,... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. TIẾN TRìNH bài dạy 4.1.ỔN ĐỊNH: 4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS 4.3.BÀI MỚI: GV giới thiệu bài Hoạt động của Thầy và Trò ? Học sinh đọc SGK. ? Trong hai văn bản trên ai là người viết thông báo ? Ai là đối tượng nhận thông báo. ? Thông báo nhằm mục đích gì. ? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì. ? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo. - Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ. Giáo viên nhận xét. ? Nêu nhận xét chung về văn bản thông báo ? Đọc ghi nhớ điểm 1, 2 /T 43. - Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên. - Cơ quan tổ chức nhà nước khác, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến. - Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới. - Nội dung: Chủ trương, chính sách mới. ? Tình huống nào cần viết văn bản thông báo. ? Đọc văn bản sgk. ? Góc trái cần có mục nào. ? Tên văn bản thông báo như thế nào. ? Nội dung văn bản thông báo ghi như thế nào. ? Sau phần nội dung là phần gì. ? Góc trái cuối cùng ghi điều gì. ? Cần lưu ý điều gì ghi văn bản thông báo. ?Nêu kết luận chung về văn bản thông báo ? Đọc ghi nhớ SGK/ T143 ? Nêu yêu cầu bài tập ? Các tình huống cần làm văn bản thông báo Hoạt động cá nhân ? Viết văn bản thông báo (Theo tình huống tự chọn) - Hoạt động cá nhân 5 phút - HS trình bày - HS nhận xét - GV nhận xét Nội dung A. Lí thuyết I. Đặc điểm văn bản thông báo. 1/ Phân tích ngữ liệu: SGK/ T140, 141 - Người viết : + Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam + Liên đội trưởng trường THCS kết Đoàn - Người nhận : + các GVCN và lớp trưởng + Các chi đội TNTP Hồ Chí Minh trường THCS Kết Đoàn - Mục đích : + Thông báo kế hoạch duyệt văn nghệ. + Thông báo kế hoạch đại hội đại biểu liên đội - Nội dung : + Là những thông tin về những công việc cụ thể phải làm từ cấp trên xuống cấp dưới để cấp dưới biết và thực hiện. - Thể thức: + Theo mẫu qui định + Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ II. Cách làm văn bản thông báo. 1/ Tình huống cần làm văn bản thông báo. - Tình huống a: Cần viết văn bản tường trình với cơ quan công an. - Tình huống b: Phải viết thông báo. - Tình huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu, khách thì cần viết giấy mời. 2/ Cách làm văn bản thông báo. - Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã …). - Quốc hiệu. - Tên văn bản thông báo về việc. - Nội dung thông báo. - Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo. - Nơi nhận thông báo. 3/ Lưu ý. - Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm. - Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn. - Thông báo cần gửi đến tay người kịp thời. * Ghi nhớ: SGK/ T143 B. Luyện tập. Bài tập 1/ T143. - Cần thông báo. - Cần báo cáo. - Cần thông báo. Bài tập 2/ T143. Viết văn bản thông báo 4.4. củng cố: Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cần ghi nhớ 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: NG: Tiết: 138 Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt 1. Mục Tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô. - Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương. 1.3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh 4.3. bài mới: GV: Giới thiệu bài Hoạt động của Thầy và Trò Giáo viên giải thích. ? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào. ? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì. ? Học sinh đọc đoạn văn/ 145. ? Xác định từ xưng hô địa phương. ? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác. ? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào. ? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì. Nội dung I. Ôn về từ ngữ xưng hô. * Xưng hô. Xưng: Người nói tự gọi mình. Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ. * Dùng từ ngữ xưng hô. - Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó …). - Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác …). * Quan hệ xưng hô. - Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại. - Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy. - Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội … - Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới – ngang hàng. II. Xác định các từ ngữ xưng hô. - Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ. - “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội. VD: Nghệ Tĩnh: Mi (mày) – choa (tôi). Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị). Nam trung bộ: Tau (tao) – mầy (mày) Nam bộ: Tui (tôi) – ba (cha) … - U, bầm, bủ . + Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài. - Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương. - Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng). * Nhận xét. - Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô. VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão … - Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương … - Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi. + Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm. + Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú. 4.4. củng cố: Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cần ghi nhớ 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: NG: Tiết:139 Luyện tập làm văn bản thông báo 1.1. MỤC TIêU Bài dạy 1.1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính - Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản thông báo 1.2. Kĩ năng: - Nhận biết thành thạo tình huống cần viết văn bản thông báo - Nắm bắt sự việc, các thông tin cần truyền đạt. - Tự học bằng cách vận dụng kiến thức ở giờ học trước để thực hành nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản, viết được một văn bản thông báo đúng qui cách. 1.3. Thỏi độ: - Sử dụng văn bản thông báo đúng cách. 2. CHUẨN BỊ - GV: Giỏo ỏn, tư liệu tham khảo, - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. TIẾN TRèNH bài dạy 4.1. ỔN ĐỊNH: 4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS 4.3.BÀI MỚI: GV: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Học sinh trả lời 3 câu hỏi (148, 149 sgk) lưu ý các câu hỏi. ? Tình huống nào cần làm văn bản thông báo ? Nội dung thông báo thường là gì ? Thể thức của văn bản thông báo ? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có gì giống và khác nhau ? Những tình huống cần làm các loại văn bản. Nội dung A.. Ôn tập lí thuyết. 1/ Tình huống cần làm văn bản thông báo - Khi cần truyền đạt những thông tin từ cơ quan, đoàn thể, tổ chức, người nào đó cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, những ai quan tâm tới nội dung thông báo 2/ Nội dung và thể thức * Nội dung - Ai thông báo? (Xác định chủ thể). - Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng). - Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện). - Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng. * Thể thức; - Tên cơ quan - Số công văn - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên văn bản 3/ So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình * Giống - Về thể thức trình bày: Gồm ba phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc) - Chính xác, rõ ràng * Khác Tường trình - Trình bày sự việc để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét, giải quyêt - Thường là của cá nhân kèm theo đề nghị được giải quyết Thông báo - Truyền đạt những nội dung, yêu cầu nào đó của cấp trên xuống cấp dưới - Thường là của cơ quan, đoàn thể Thông báo Tường trình Báo cáo Đề nghị - Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan... cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm. -Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận - Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất. - Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu câu đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan đến trách nhiệm xem xét, giải quyết. B. Luyện tập. 1/ Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình. a. Thông báo. - Hiệu trưởng viết thông báo. - Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo. - Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. b. Báo cáo. - Các chi đội viết báo cáo. - BCH liên đội nhận báo cáo. - Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng. c. Thông báo. - Ban quản lí dự án viết thông báo. - Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo. - Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án. 2/ Học sinh phát hiện những chỗ sai trong bản thông báo và chữa lại. a. Những chỗ sai. - Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo. - Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra. b. Chữa lại - Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo. 3/ Những tình huống cụ thể cần viết thông báo. Người thông báo Người nhận thông báo Nội dung thông báo. - Giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp. - Hiệu trưởng. - Ban công an xã. Gia đình học sinh cá biệt trong lớp. Gia đình học sinh cá biệt trong lớp. Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh. Gia đình nạn nhân - Thu các khoản tiền đầu năm học. - Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt. - Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh. - Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy. 4.4. củng cố: - GV hệ thống nội dung kiến thức 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài theo nội dung - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Trả bài kiểm tra tổng hợp - ôn tập toàn bộ chương trình kì II - Làm lại bài thi học kì vào vở bài tập 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 10/ 5/ 2010 NG: / 5/ 2010 Tiết: 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp 1. Mục tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Chỉ cho HS thấy được những kiến thức đúng, chưa đúng trong bài kiểm tra học kì II, từ đó hướng dẫn các em sửa lỗi. - Củng cố lại một lần nữa kiến thức cơ bản theo yêu cầu cho HS 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng các đơn vị kiến thức đã học trong giao tiếp đạt hiệu quả. 1.3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực học tập, ôn luyện kiến thức. 2. Chuẩn bị - GV: - Chấm chữa bài - Soạn giáo án chi tiết - HS: - Ôn tập - Làm lại trước ở nhà 3. Phương pháp - Thực hành 4. Tiến trình bài dạy: 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình chữa bài cho HS. 4.3. bài mới: I/ Đáp án: Câu 1: 1/ Câu cảm thán: 2/ Câu trần thuật 3/ Câu cảm thán 4/ Câu cảm thán 5/ Câu trần thuật 6/ Câu nghi vấn 7/ Câu trần thuật Câu 2: - Chép sạch sẽ, không sai lỗi chính tả bài thơ; Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - Nội dung: Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm Câu 3: 1/ Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu văn phân tích - Bố cục chặt chẽ, câu văn mạch lạc, chữ viết sạch sẽ không mắc lỗi chính tả. 2/ Yêu cầu cụ thể: a/ Mở bài; Giới thiệu chung về xuất xứ đoạn thơ b/ Thân bài * Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: - Phép so sánh + Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” => Gợi sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khoẻ khoắn của con thuyền ra khơi- cũng chính là sức sống, vẻ đẹp của người dân chài lưới... + Hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” => Từ một sự vật bình thường, gần gũi, cánh buồm trở thành biểu tượng thiêng liêng của làng quê -> Hình ảnh cánh buồm vừa mang vẻ đẹp lãng mạn bay bổng vừa trở lên có ý nghĩa lớn lao... - Phép nhân hoá: + “Cánh buômg ... rướn thân trắng...” -> Hình ảnh thơ trở lên sống động, có hồn-> Nhà thơ đã cảm nhận cái hồn của sự vật... * Các biện pháp nghệ thuật trên đã: - Góp phần thể hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới . Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. + Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế của tác giả Tế Hanh + Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết cảu nhà thơ. c/ Kết bài Cảm nghĩ chung về tình yêu quê hương được bộc lộ qua đoạn thơ và cả bài thơ. II/ Nhận xét 1. ưu điểm: - Nhìn chung các em hiểu yêu cầu của đề bài. - Có ý thức làm bài, nhiều bài viết tốt ( Hồng Anh, Phương Thảo, Hoài, Hải Linh, Thuỷ…) - Có 42/ 42 đạt TB trở lên. Trong đó có / 42 đạt điểm 7, 8, 9 2. Nhược điểm: - Kiến thức chưa chắc chắn còn nhầm lẫn ( Kiểu câu) : Hồng Anh, Châu, Nhâm Thảo... - Cách trình bày bài làm còn cẩu thả, bẩn, dập xoá nhiều, chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả : Khánh, Trung Đạt, Nga - Một số em ý thức làm bài chưa tốt, xác định yêu cầu câu hỏi chưa chuẩn bài làm còn sơ sài : Hoàn, - Diễn đạt lủng củng: III/ Chữa lỗi: 1/ Kiến thức: - Chưa nắm vững kiến thức về kiểu câu: Phương Anh, Trung Đạt, Nga... - Trình bày nội dung bài thơ “Ngắm trăng” còn chưa đầy đủ: Hải, Hoàng, Khánh... 2/ Trình bày: - Lỗi chính tả: + Chữ viết chưa cẩn thận : Tài, Đức, Quang, Khánh - Trình bày đoạn văn + Lùi đầu dòng chưa đúng qui định: Đức Mạnh, Thắng, + Viết chen ra lề: Loan 3/ Diễn đạt - Dùng từ chưa hợp lí * Tác giả diễn tả tâm trạng và tình yêu quê hương của mình thông qua việc miêu tả cảnh.( Phương Anh) Bỏ từ: Tâm trạng Chữa: Tác giả diễn tả tình yêu quê hương của mình thông qua việc miêu tả cảnh. * Quê hương là một bài thơ bất hủ.( Trung Đạt) Thây từ: bất hủ bằng từ hay Chữa: Quê hương là một bài thơ hay. - Diễn đạt chưa rõ nghĩa, lủng củng: * Hình ảnh cánh buồm khắc sâu trong tâm trí của tác giả. Vì tác giả là một người miền biển ở vùng Quảng Ngãi. Lỗi : Thiết lập thành phần đồng chức sai về quan hệ ý nghĩa ( và sự áp bức bóc lột nặng nề) Chữa : đảo trật tự, lược bớt từ ghép thành một câu. * Là một người con miền biển ở vùng Quảng Ngãi nên hình ảnh cánh buồm luôn khắc sâu trong tâm trí của tác giả. - Chưa bám sát chủ đề để viết đoạn văn: Hoàn, Khánh - Diễn đạt lủng củng, câu còn sai: Hoàng, Khánh, Hải, Công bố điểm bài kiểm tra Điểm 9 8,5- 8 7,5- 7 6,5- 6 5,5- 5 Số lượng * Đọc bài làm có chất lượng: Hoài 4.4. củng cố: GV: Lưu ý lại cho HS một số lỗi cơ bản và chưa có sự tiến bộ của HS trong các bài kiểm tra, yêu cầu các em cố gắng sửa chữa. - Nhận xét ý thức chữa bài của HS trong giờ học 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị ôn tập hè: * Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập - Làm lại vào vở * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Ôn tập - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong dịp hè 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT137- 140.doc