I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội .
-Biết sử dụng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Hiểu được giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị :
-Chuẩn bị bảng phụ, viết , phấn.
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. On định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Liên kếy các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ?
-Chúng ta thường dùng từ ngữ nào để liên kết các đoạn văn ?
3)Bài mới :
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 5 Tiết 17 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS :29/8
Tuần : 5 TIẾT : 17
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội .
-Biết sử dụng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Hiểu được giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị :
-Chuẩn bị bảng phụ, viết , phấn.
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Oån định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Liên kếy các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ?
-Chúng ta thường dùng từ ngữ nào để liên kết các đoạn văn ?
3)Bài mới :
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Phần Ghi Bảng
Hoạt động 1 :tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương :
GV cho HS đọc & quan sát các từ ngữ in đậm trong các vd & trả lời câu hỏi :
Trong 3 từ bắp , bẹ , ngô từ nào là từ địa phương , từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân ?
Em hiểu thế nào là từ địa phương ? Thế nào là từ ngữ toàn dân ?
Hoạt động 2 :tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội :
Gọi học sinh đọc đoạn a) & trả lời câu hỏi :
Tại sao tong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ “mẹ” , có chỗ tác giả dùng từ “mợ” ?
Từ nào là từ toàn dân từ nào là biệt ngữ xã hội ?
Trước cách mạng tháng 8 tầng lớp nào trong xã hội gọi mẹ bằng mợ , gọi cha bằng cậu ?
Gọi học sinh đọc vd b. & trả lời câu hỏi :
Các từ ngỗng , trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp nào thường dùng các từ ấy ?
Hoạt động 3 :tìm hiểu việc dùng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội .
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì ?
Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội vì sẽ gây khó hiểu & chúng không phổ biến bằng từ ngữ toàn dân .
Học sinh đọc 2 đoạn văn , thơ & cho biết tại sao tác giả vẫn dùng 1 số từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội?
Hoạt động 4 :hướng dẫn học sinh luyện tập .
Bt1 : học sinh tìm 1 số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác .Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng .
Bt2 :học sinh tìm 1 số từ ngữ tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác ->giải thích ->cho vd minh hoạ .
Bt 3 :gọi học sinh đọc 6 câu đã cho . tìm xem trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương , từ nào không nên dùng ?
Bt4 :học sinh sưu tầm 1 số câu ca dao , hò , vè , thơ có sử dụng từ ngữ địa phương .
-Từ bắp , bẹ là từ địa phương .
-Từ ngô là từ toàn dân .
-Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định .
-Từ ngữ toàn dân là những từ ngữ sử dụng phổ biến trong toàn dân .
-Mẹ và mợ là 2 từ đồng nghĩa cùng chỉ người mẹ đã sinh ra mình .
-Mẹ là từ toàn dân .
-Mợ :là biệt ngữ xã hội .
-Tầng lớp xã hội trung lưu , thượng lưu thời kì trước CMT8 thường gọi mẹ bằng mợ ,gọi cha bằng cậu .
-Ngỗng , trúng tủ là biệt ngữ xã hội được giới học sinh , sinh viên dùng .
-Học sinh đọc ghi nhớ 2 sgk/57.
-Khi sử dụng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội cần chú ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
-Trong các đoạn văn , thơ việc sử dụng từ ngữ địa phương &biệt ngữ xã hội (ở 1 chừng mực nhất định ) có tác dụng tô đậm tính chất địa phương & tăng thêm tính biểu cảm cho văn bản .
- Học sinh đọc ghi nhớ 3 : sgk/58.
- HS thảo luận trả lời Bt1,2,3,4
I.Từ ngữ địa phương :
-Bắp , bẹ , ngô :là những từ đồng nghĩa .
-Bắp ,bẹ :từ ngữ địa phương .
-Ngô:từ ngữ toàn dân .
*Ghi nhớ1 : sgk/56.
II.Biệt ngữ xã hội :
-Mợ, mẹ :là 2 từ đồng nghĩa.
-Trước CMT8 : tầng lớp thượng lưu , trung lưu gọi mẹ bằng mợ .
-Mẹ : từ toàn dân .
-Mợ : từ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội .
-Ngỗng , trúng tủ :biệt ngữ xã hội
ð Được dùng trong giới học sinh .
*Ghi nhớ 2 : sgk/57.
III.Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội :
-Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
-Lạm dụng sẽ gây khó hiểu .
*Ghi nhớ 3: sgk/58.
IV.Luyện tập :
1)
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
-Má , u, bầm
-Heo
-Bông
-Mẹ
-Lợn
-Hoa
2) -Gậy :điểm 1 .
-Nó vừa bị cây gậy môn toán .
-Băng hà :mất (tầng lớp vua chúa )
-Nhà vua đã băng hà .
3)-Câu a : nên dùng từ ngữ địa phương.
-Câu b, c,d,e,g : không nên dùng từ ngữ địa phương .
4)Sưu tầm :
*Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát .
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng bát ngát mênh mông
4)Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài : “Tóm tắt văn bản tự sự” trang 60.
+Thế nào là văn bản tự sự ?
+Có mấy cách tóm tắt văn bản tự sự ?
+Khi nào cần phải tóm tắt văn bản tự sự ?
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NS : 29/8
Tiết : 18
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
-Hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
-Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng.
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là từ ngữ địa phương ?
-Thế nào là biệt ngữ xã hội ?
-Cần phải sử dụng từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội ntn ?
3. Bài mới :
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Phần Ghi Bảng
Hoạt động 1:mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự .
Gv nêu rõ tầm quan trọng của việc tóm tắt trong cuộc sống hàng ngày .Chứng kiến 1 sự việc , xem 1 cuốn phim , đọc 1 quyển sách …ta có thể tóm tắt cho người chưa chứng kiến , chưa đọc , chưa xem được biết .
Khi đọc 1 văn bản tự sự , muốn nhớ lâu người đọc cần làm gì ?
Từ những gợi ý trên , hãy cho biết mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì ?
Hoạt động 2 :tóm tắt văn bản tự sự
Học sinh đọc văn bản tóm tắt sgk/60 & trả lời câu hỏi :
a)Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ?
Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?
b)Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy?
c)Từ việc tìm hiểu trên , em hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt ?
Hoạt động 3 :các bước tóm tắt văn bản .
Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt , theo em phải làm những việc gì ?
Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
-Tóm tắt văn bản đó .
-Ý b đúng nhất .
- Học sinh đọc văn bản tóm tắt.
-Văn bản Sơn Tinh , Thuỷ Tinh .
-Dựa vào sự việc, nhân vật các chi tiết tiêu biểu trong văn bản .
-Có .
-Độ dài ngắn .
-Lời văn ngắn gọn.
-Số lượng nhân vật ít, các sự việc ngắn hơn ( chỉ có nhân vật chính & các sự việc tiêu biểu ).
-Đoạn văn tóm tắt không phải được trích ra từ văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh mà do người viết tự tóm tắt.
-Là dùng lời văn của mình ghi lại 1 cách ngắn gọn .
-Trung thành với nội dung chính của văn bản (nhân vật chính & các sự việc tiêu biểu).
-Đọc kĩ văn bản .
-Xác định nội dung chính cần tóm tắt .
-Sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lí .
-Viết thành văn bản tóm tắt .
-Học sinh đọc ghi nhớ sgk/61.
I.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
* Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách trung thành , chính xác những nội dung chính của một văn bản nào đó.
II.Cách tóm tắt văn bản tự sự :
1) Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
*Đọc tóm tắt văn bản sgk/T60.
a)-Văn bản Sơn Tinh , Thuỷ Tinh .
-Dựa vào sự việc, nhân vật các chi tiết tiêu biểu .
-Có .
b) -Độ dài ngắn .
-Lời văn ngắn gọn.
-Số lượng nhân vật ít, các sự việc chính.
c)-Dùng lời văn của mình .
-Trung thành với nội dung chính của văn bản
2)Các bước tóm tắt :
-Đọc kĩ văn bản .
-Xác định nội dung chính cần tóm tắt .
-Sắp xếp theo thứ tự .
-Viết thành văn bản tóm tắt .
* Ghi nhớ : sgk/61 .
4. Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài : “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự” trang 61 .
+Tập tóm tắt văn bản “Lão Hạc” , “Tôi đi học” .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NS : 30/8
TIẾT : 19
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh:
-Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự .
-Biết trình bày đoạn,bài văn tóm tắt một tác phẩm tự sự.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1)Oån định lớp :
2)Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Nêu cách thức tóm tắt & các bước tóm tắt .
-Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao đã học .
3)Bài mới :
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Phần Ghi Bảng
Hoạt động 1 :tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự .
Gọi học sinh đọc phần 1 & trả lời theo yêu cầu sau : (học sinh thảo luận nhóm ) .
Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu & các nhân vật quan trọng trong truyện Lão Hạc chưa ?
-Học sinh đã đã sắp xếp đúng như trên gv cho học sinh thảo luận theo nhóm viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng 1 văn bản ngắn gọn ( khoảng 10 dòng ) .
-Gv có thể chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm tóm tắt 1 văn bản .
+Nhóm 1 :tóm tắt Lão Hạc .
+Nhóm 2 :Tức nước vỡ bờ .
+Nhóm 3 :Tôi đi học .
Hoạt động 2 : Tóm tắt đoạn trích
Hãy nêu những sự việc tiêu biểu & các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ->viết 1 văn bản tóm tắt đoạn trích ( 10 dòng) .
Hãy nêu những sự việc tiêu biểu & các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Học sinh có thể về nhà tóm tắt thử 2 truyện này .
- Học sinh đọc phần 1 & thảo luận nhóm .
-Các sự việc nhân vật & 1 số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn , thiếu mạch lạc ->cần sắp xếp lại theo thứ tự .lộn xộn , thiếu mạch lạc ->cần sắp xếp lại theo thứ tự .
-b,a,d,c,g,e,i,h,k .
-Học sinh sinh thảo luận theo nhóm viết tóm tắt truyện Lão Hạc .
- Các nhóm nhật xét lẫn nhau .
- Học sinh thảo luận theo nhóm như trên .
- HS viết 1 văn bản tóm tắt đoạn trích .
Học sinh có thể về nhà tóm tắt thử 2 truyện này .
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao :
-Tương đối đầy đủ, nhưng còn lộn xộn, thiếu mạch lạc.
-Cần sắp xếp lại theo thứ tự sau :
1-b 5-g 9-k
2-a 6-e
3-d 7-i
4-c 8-h
*Tóm tắt :
Lão Hạc có 1 người con trai mảnh vườn & con chó vàng .Cậu con trai Lão Hạc đi phu đồn điền cao su , Lão Hạc chỉ còn lại cậu vàng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con , Lão Hạc phải bán chó mặc dù rất buồn bã & đau xót . Lão Hạc mang tất cả tiền để dành được gửi ông giáo & nhờ ông trông coi mảnh vườn .Cuộc sống ngày càng khó khăn lão kiếm được gì ăn đó , từ chối sự giúp đỡ của ông giáo .Một hôm , lão xin Binh Tư ít bã chó nói là để đánh bả chó hay đến vườn làm thịt & rủ Binh Tư kể lại rất buồn .Nhưng đột nhiên Lão Hạc chết cái chết thật dữ dội .Cả làng không hiểu vì sao lão chết , chỉ có Binh Tư & ông giáo hiểu.
2.Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”của Ngô Tất Tố :
-Nhân vật chính :chị Dậu .
-Sự việc tiêu biểu : chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm & đánh lại cai lệ người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu .
-Tóm tắt :vì thiếu xuất sưu của em chồng chết từ năm ngoái .Bon cường hào bắt anh Dậu trói tại đình làng , anh bị ngất xỉu bọn chúng vác anh đem về trả cho chị Dậu .Anh được cứu chửa mới hồi tỉnh lại .Một bà lão mang đến bát gạo cho chị nấu cháo .Anh Dậu vừa kề bát cháo vào miệng thì bọn cai lệ ập đến bắt anh , chị Dậu van xin nhưng không được , chị liều mạng chống lại quyết liệt , đánh ngã 2 tên tay sai vô lại .
*Văn bản “Tôi đi học” & “Trong lòng mẹ” là 2 tác phẩm tự sự trữ tình , tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cả giác & nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt .
4)Chuẩn bị bài mới :
-Tiết sau sẽ trả bài TLV số 1 cho các em .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NS : 1/9
TIẾT : 20.
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-Củng cố kiến thức & kĩ năng đã học về văn tự sự .
-Rút kinh nghiệm bài làm của học sinh .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Oân định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
-Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố .
3.Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Phần Ghi bảng
Hoạt động 1: ghi lại đề bài .
Hoạt động 2 :ôn lại kiến thức về 1 bài làm tự sự .
-Nêu dàn ý của bài văn tự sự .
Hoạt động 3 : nhận xét bài làm .
Gv nhận xét về bài làm các em: ưu & khuyết điểm .
Sau khi nhận xét về ưu khuyết điểm của học sinh , gv nên chọn đọc những bài văn hay nhất , cho học sinh nghe và rút kinh nghiệm cho lần sau .
- HS nêu dàn ý.
- Học sinh nghe và rút kinh nghiệm cho lần sau
Đề : kể về 1 người bạn thân của em .
A.Định hướng :
-Thể loại : tự sự .
-Kể về ai? : người bạn thân của em .
B.Nhận xét :
1.Ưu điểm :
-Nắm được đặc trưng thể loại .
-Kể chuyện có trình tự & biết xoay quanh chủ đề .
-Dàn bài rõ ràng .
2)Khuyết điểm :
-Nhiều bài nghiêng về miêu tả hơn là kể chuyện liên hệ không hợp lí .
-Diễn đạt chưa mạch lạc dùng từ chưa chính xác .
Còn viết sai chính tả , viết tắt , trình bày chưa đẹp mắt, viết dài dòng , lan man .
4) 4. Chuẩn bị bài mới :
-Soạn bài : “ Cô bé bán diêm” trang 64.
+Đọc , tìm hiểu tác giả , tác phẩm , chú thích .
+Tìm bố cục văn bản .
+Tìm hiểu Hoạt động+oàn cảnh gia đình của em bé .
+Em bé đẽ có những mộng tưởng gì qua những lần quẹt diêm .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 5.doc