TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 tuần 5 - Trường THCS Hiệp Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 01/9/2010
Tiết 17 Ngày dạy: 10/9/2010
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động
- GV : kiểm tra nề nếp ,ss.
KTBC:
- Thế nào là từ tượng hình? Tìm ít nhất từ gợi tả dáng đi của người.
- Thế nào là từ tượng thanh? Phân biệt ý nghĩa của từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì?
- GV liên hệ nội dung bài học ,giới thiệu bài mới .
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ địa phương .
- GV cho HS quan sát từ in đậm trong vd (I) trả lời câu hỏi: (SGK)
Bắp & bẹ đều là “ngô”. Trong ba từ: Bắp, bẹ, ngô
- Từ nào là từ địa phương? Từ nào được phổ biến trong toàn dân?
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là từ toàn dân =>Là từ được sử dụng rộng rãi trong toàn dân .
- GV gợi ý để HS nêu ví dụ về từ địa phương.
-Thế nào là từ ngữ địa phương ?
GV chốt ý =>
* Tìm hiểu biệt ngữ xã hội .
-GV gọi HS đọc ví dụ phần (II) trả lời câu hỏi SGK:
- Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ “mẹ” có chỗ dùng “mợ”?.
- Trước CM8 tầng lớp XH nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng “mợ”, cha được gọi bằng “cậu”?
- Từ nào được sử dụng rộng rãi trong toàn dân? Từ nào chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định?
- GV gọi HS đọc trả lời câu (b) (II).
- Từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp XH nào thường dùng các từ ngữ này?.
-Cho ví dụ về biệt ngữ XH .
-Thế nào là biệt ngữ xã hội ?
=> GV chốt ý=>
*Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH:
- GV nêu vấn đề:
Khi sử dụng lớp từ này cần lưu ý điều gì? tại sao?
- Tại sao trong thơ văn tác giả dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
- Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
-Khi nào sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
=>GV kết luận như ghi nhớ.
Hoạt động3 :Luyện tập
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
- Kẻ cột như mẫu trong SGK và tìm một số từ ngữ địa phương nơi em sinh sống ?
-GV nhận xét ,chốt ý .
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm bài 2 SGK trang 59.
-Tìm một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó .
-GV nhận xét ,chốt ý .
-GV hướng dẫn HS làm bài 3 SGK 59 .
-Tìm trường hợp nên sử dụng từ ngữ địa phương –trường hợp không nên dùng từ ngữ đạa phương .
-GV nhận xét ,chốt ý .
Hoạt động 4. Củng cố – Dặn dò:
- Thế nào là từ địa phương?
- Thế nào là từ biệt ngữ XH?
- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ XH như thế nào?
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt được văn bản cần chú ý những yêu cầu nào?
- GV: Để biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, em hãy về xem trước bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS ghi tựa bài mới.
- HS quan sát ví dụ – phát biểu
- Từ địa phương: bắp, bẹ.
- Từ toàn dân: Ngô
- HS nêu ví dụ về từ địa phương.
- HS trả lời .
- HS: : Khác với từ ngữ toàn dân, từ địa phương chỉ sử dụng ở những địa phương nhất định.
- HS đọc ví dụ
- Trả lời: “mẹ” và “mợ” là 2 từ đồng nghĩa.
- Trước CM8 tầng lớp trung lưu gọi mẹ bằng mợ
+ mẹ: là từ toàn dân.
+ mợ :là từ ngữ dùng trong 1 tầng lớp XH nhất định.
- HS đọc.
-HS trả lời :ngỗng :điểm 2 ;trúng tủ :làm bài kiểm tra vào ngay ….=>HS,SV thường sử dụng .
-HS cho ví dụ .
-HS: Khác với từ toàn dân, biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs trả lời.
+ Chú ý đối tượng giao tiếp tình huống giao tiếp, hòan cảnh giao tiếp
- HS trả lời: Tô đậm sắc thái địa phương, hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật.
- HS trả lời: Vì nó gây tối nghĩa, khó hiểu
-HS lên bảng làm bài tập .
-HS thảo luận nhóm làm bài tập 2, đại diện nhóm HS trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS làm bài 3 –HS trả lời ,HS khác nhận xét bổ sung .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Từ ngữ địa phương:
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ địa phương chỉ sử dụng ở những địa phương nhất định.
II. Biệt ngữ XH:
- Khác với từ toàn dân, biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH:
- Từ địa phương và biệt ngữ XH thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình;
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai tầng lớp này để thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật.
- Cần tránh lạm dụng hai lớp từ này
IV/Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm 1 số từ địa phương (kèm theo từ tòan dân tương ứng)
Mè: vừng
Heo: lợn
Ngái: xa
Chộ: thấy
Chén: cái bát
Bài tập 2: Tìm 1 số từ ngữ của tầng lớp HS hoặc của tầng lớp XH khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa)
a) Sao cậu hay học gạo thế? (Học gạo: học thuộc lòng 1 cách máy móc)
b) Phải học đều, không nên học tủ mà nguy đấy (học tủ: đoán mò 1 số bài nào đó để học thuộc lòng, không chú ý các bài khác)
c) Hôm qua, tớ bị xơi gậy (gậy: điểm 1)
Bài tập 3: Trường hợp giao tiếp:
- Dùng từ địa phương: câu a
- Không dùng từ địa phương: b,c,d,e,g
Tuần 5 Ngày soạn: 01/9/2010
Tiết 18 Ngày dạy: 10/9/2010
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
&
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động
- GV: Ổn định, kiểm tra nề nếp ,sĩ số.
- KTBC :Kiểm tra việc soạn bài của hs .
+ Hãy nêu các phương tiện dùng để liên kết đoạn văn trong văn bản?
-GV liên hệ bài cũ và giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .
- GV gợi dẫn HS thảo luận các câu hỏi:
+ Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự?
+ Ngoài ra, còn có yếu tố nào khác?
- Khi tóm tắt tác phẩm tự sự phải dựa vào những yếu tố nào là chính?
- Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
=>GV nhận xét ,chốt ý .
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- GV chốt ý=>
* Cách tóm tắt văn bản tự sự .
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II (1) SGK và trả lời câu hỏi:
a/ Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Tại sao em biết?
b/ So sánh văn bản tóm tắt trên với nguyên văn của văn bản?.
c/ GV nêu câu c: Từ việc tìm hiểu em hãy cho biết các yêu cầu của 1 văn bản tóm tắt. (GV gợi dẫn để HS trao đổi)
GV chốt ý=>
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản tự sự.
Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì?. Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?.
GV nhận xét ,chốt ý =>
- GV chỉ định 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 61.
Hoạt động 3. Củng cố – Dặn dò:
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự phải như thế nào?
- Để tóm tắt truyện ngắn lão Hạc em dự định sẽ nêu lên những sự việc nào, sắp xếp các sự việc ra sao?
- Về nhà đọc lại truyện ngắn lão Hạc, xem trước bài “luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs thảo luận, phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung .
+ Yếu tố quan trọng nhất: sự việc và nhân vật chính (cốt truyện và nhân vật chính)
+ Yếu tố khác: miêu tả biểu cảm, nhân vật phụ, chi tiết. .
- Kể lại cốt truyện để người đọc nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
- HS suy nghĩ trả lời câu b.
- HS: Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó).
- HS đọc văn bản tóm tắt trao đổi, và trả lời.
- HS nêu ý kiến:
-Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt:
+ Khách quan
+ Hoàn chỉnh
+ Cân đối
- HS: VB tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- HS nêu ý kiến
- HS: Đọc kĩ văn bản tóm tắt để nắm chắc nội dung:
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt: sự việc và nhân vật chính.
+ Sắp xếp theo một trình tự hợp lí
+ Viết bàn tóm tắt bằng lời văn của mình.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó).
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
2.Các bước tóm tắt văn bản:
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản; xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo 1 thứ tự hợp lí sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
Tuần 5 Ngày soạn: 09/9/2010
Tiết 19 Ngày dạy: 13/9/2010
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
&
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động 1 :Khởi động:
1/ Ổn định :Kiểm tra nề nếp ,ss
2/ KTBC:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
Muốn tóm tắt ta dựa vào những cách nào ?
Hoạt động 2 :Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự .
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm thời gian 5 phút , câu hỏi 1 SGK. Bản liệt kê trên đã nêu được những sự
việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa?. Nếu cân bổ sung thì em thêm
những gì?
Thứ tự có thể xếp như sau:
1/ là b: Lão Hạc có 1 người con trai, 1 mãnh vườn và 1 con chó vàng.
2/a: con trai Lão đi phu đồn cao su, Lão chỉ còn lại ậu vàng.
3/d: Vì muốn giữ lại mãnh vườn cho con Lão đành phải bán chó.
4/c 5/g 6/e
7/I 8/h 9/k
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2: Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết lại văn bản tóm tắt đoạn trích ( khoảng 10 dòng).
- GV cho HS thảo luận theo nhóm thời gian 5 phút , gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chỉnh sửa những lỗi cần viết để có 1 văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh.
Hoạt động 3. Viết văn bản:
- Trên cơ sở đã sắp xếp em thử viết lại bằng 1 văn bản ngắn gọn?
- GV gọi HS đọc văn bản tóm tắt, HS nhận xét
- GV chỉnh sửa những lỗi cần viết để có 1 văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh.
( GV đưa các đoạn văn mẫu:)
BT1: Viết đoạn văn : Lão Hạc là một người nông dân nghèo, nhưng có lòng tự trọng và rất giàu tình cảm. Khi người con trai duy nhất của lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão luôn bị vằn vặt bởi cái mặc cảm là chưa làm tròn bổn phận người cha. ............ lão Hạc phải chết tức tưởi như vậy!( Sách thiết kế bài giảng Ngữ Văn 8 tập 1, trang 107).
BT2: Tóm tắt Tức nước vỡ bờ:
Anh Dậu đang ốm nặng đến nỗi còn đang run rẩy chưa kịp húp được hớp cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã ập tới quát tháo om sòm. Tên cai lệ tuôn ra những lời lẽ thật bất nhân:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, quá ra vẫn còn sống hả? Nộp tiền sưu! Mau!
[ ............................................]
........ khẳng định tính đúng đắn của quy luật Tức nước vỡ bờ. ( STK bài giảng Ngữ văn 8 tr 108).
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò:
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý những gì?
- Về xem lại bài học, làm bài tập 1,2
- Chuẩn bị: trả bài TLV số 1.
-Lập dàn ý cho đề văn bài viết số 1 :Kể lại kỉ niệm lần đầu tiên đi học.
Tuần 5 Ngày soạn: 09/9/2010
Tiết 20 Ngày dạy: 13/9/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
¶¶¶¶
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Ôn lại kiến thức về kiển văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ và XD văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Viết được văn bản tự sự theo đúng yêu cầu.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động 1 :Khởi động:
1/ Ổn định :kiểm tra nề nếp ,ss
2/ KTBC :không KTBC
3/ Bài mới :GV liên hệ bài cũ và giới thiệu bài mới .
Hoạt động2: Tiến Trình Hoạt Động:
Gợi ý(dàn bài )
MB :Giới thiệu kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .
TB : 1. Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba
2. Xác định trình tự kể
+ Theo thời gian, không gian
+ Theo diễn biến của sự việc
+ Theo diễn biến của tâm trạng
3. Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn.
4. Thực hiện bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương.
* Chú ý :kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm ,kết hợp với kể lại câu chuyện .
KB : Nêu suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học .
THANG ĐIỂM : MB :1 đ; TB :6 đ ;KB :1 đ.
Văn phong giàu cảm xúc 1 điểm .
Rõ ràng sạch đẹp 1 điểm .Tùy theo mức độ sai lỗi chính tả mà trừ điểm
* Nhận xét ưu – khuyết điểm:
+ Ưu điểm:
- Hình thức:
Đa số các em nắm vững hình thức của một văn bản.
Có bố cục ba phân hoàn chỉnh.
Tiến hành đầy đủ từng bước.
- Nội dung:
Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba
Xác định trình tự kể. Kết hợp cả miêu tả,tự sự và biểu cảm.
+ Khuyết điểm :
- Hình thức: Một số em viết câu chưa đầy đủ ý nghĩa.
Không sử dụng dấu câu thích hợp.
Sai nhiều lỗi chính tả, viết hoa tùy tiện.
- Nội dung:
Diễn đạt câu còn lủn củn.
Cách kể chuyện vòng vo, chưa nêu bật ý chính
* Giáo viên: Nhận xét, đánh giá chung
* Biểu hiện cụ thể:
Em: Nguyễn Minh Nhựt: Đang đi thì thấy bất chợt sau lưng có ai nếu tôi tôi thấy vậy chớ thật sự thìkhông có ai,....
Em: Nguyễn Minh Dương: Thầy hiểu trưởng cho gọi học Trò mới đứng Trước lớp.....
Em: Trương Thị Trang: Hằng năm cứ vào cuối thu, trên trời xanh cũng bắt đầu mưa lớn....
* Biện pháp khắc phục.
1. Nhắc lại mục đích, yêu cầu của bài viết
2. Nhận xét chung về kết quả làm bài, kiểu bài.
- Việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đánh giá
- Về cấu trúc và tính liên kết của những văn bản đã viết.
- Ưu khuyết điểm
- Tỉ lệ điểm số cụ thể.
Lớp ( sĩ số)
G
K
TB
Y
KE
Lớp 81 ( 29)
Lớp 82 ( 29 )
2
3
7
8
14
11
3
5
3
2
3. Cho Hs đọc 1 số bài làm tốt và 1 số bài còn yếu kém
GV: Trả bài và chữa bài.
- Trả bài cho HS tự xem
- Yêu cầu Hs trao đổi bài để nhận xét
- HS tự chữa bài làm của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm với các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu, diễn đạt, trình bày.
HĐ 3: Củng Cố – Dặn Dò:
- Cho HS ghi lại dàn bài về tự sửa những ý sai.
- GV nhắc nhở HS xem kĩ các khuyết điểm để chuẩn bị cho bài viết sau tốt hơn.
- Về xem lại văn bản tự sự
* Trong các em, ai đã biết đất nước Đan Mạch? An-đéc-xen là nhà văn có đặc điểm gì đáng chú ý?
* GV: Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ chết cóng trong đêm giao thừa. Vì sao lại đến nông nỗi ấy? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra không?
GV: Về nhà các em hãy đọc trước văn bản Cô bé bán diêm và soạn câu hỏi theo phần đọc –hiểu văn bản.
File đính kèm:
- TUAN 5.doc