A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn bản “Cô bé bán diêm”
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản dưới hình thức trình bày đoạn văn.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Ổn định tổ chức:
* Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm:
- Anđecxen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch và thế giới.
- Ông có sở trường về những truyện viết cho trẻ em.
- Truyện của ông, dù là truyện thần tiên hay truyện đời, đều bắt nguồn từ cuộc sống và đều chứa đựng một ý nghĩa nhân loại rất sâu sắc. Nhân vật của ông, từ thần tiên cho đến người đời, từ muông thú đến những vật tưởng như vô tri vô giác đều có một sinh mệnh và một linh hồn vô cùng phong phú. Cho nên, truyện của ông, dù viết ở những thế kỉ trước mà đến nay người đọc vẫn thấy gần gũi, chân thật. Đúng như Pautôpxki - nhà văn Liên Xô nổi tiếng đã nhận xét: "Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của ông còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa. Ông là nhà thơ của những người nghèo khổ. Ông là một ca sĩ bình dân. Cả cuộc đời ông chứng tỏ rằng kho báu của nghệ thuật chân chính chỉ có ở trong tri thức của nhân dân và không ở một nơi nào khác".
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập:
1. Tóm Tắt truyện “Cô bé bán diêm”:
- Học sinh tóm tắt;
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”
a. Nội dung:
- Tryện ngắn đã tái hiện được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của “Cô bé bán diêm”;
- Đồng thời vẽ lên thế giới mộng tưởng với những khát khao đến tội nghiệp của “Cô bé bán diêm”:
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3718 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 6 Tiết 11 Luyện đề: cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
Tuần 6 - Tiết 11 Luyện đề: “cô bé bán diêm”
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn bản “Cô bé bán diêm”
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản dưới hình thức trình bày đoạn văn.
B. Hoạt động dạy học.
* ổn định tổ chức:
* Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm:
- Anđecxen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch và thế giới.
- Ông có sở trường về những truyện viết cho trẻ em.
- Truyện của ông, dù là truyện thần tiên hay truyện đời, đều bắt nguồn từ cuộc sống và đều chứa đựng một ý nghĩa nhân loại rất sâu sắc. Nhân vật của ông, từ thần tiên cho đến người đời, từ muông thú đến những vật tưởng như vô tri vô giác đều có một sinh mệnh và một linh hồn vô cùng phong phú. Cho nên, truyện của ông, dù viết ở những thế kỉ trước mà đến nay người đọc vẫn thấy gần gũi, chân thật. Đúng như Pautôpxki - nhà văn Liên Xô nổi tiếng đã nhận xét: "Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của ông còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa... Ông là nhà thơ của những người nghèo khổ. Ông là một ca sĩ bình dân. Cả cuộc đời ông chứng tỏ rằng kho báu của nghệ thuật chân chính chỉ có ở trong tri thức của nhân dân và không ở một nơi nào khác".
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập:
1. Tóm Tắt truyện “Cô bé bán diêm”:
- Học sinh tóm tắt;
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”
a. Nội dung:
- Tryện ngắn đã tái hiện được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của “Cô bé bán diêm”;
- Đồng thời vẽ lên thế giới mộng tưởng với những khát khao đến tội nghiệp của “Cô bé bán diêm”:
+ Khát khao được sống trong tình yêu thương.
+ Khát khao được thoát khỏi cuộc đời buồn đau, khổ ải.
- Cũng qua đó, ta hiểu được tấm lòng trắc ẩn và niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với những số phận phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh.
b. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật đối lập, hình ảnh tương phản
- Hình ảnh ảo - thực đan xen.
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Giáo viên tổng kết khái quát: Với câu chuyện về cuộc đời cô bé bán diêm, nhà văn An đecxen đã gửi tới mọi người bức thông điệp: Hãy yêu thương trẻ em, hãy giành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Hãy cho trẻ em một mái ấm gia đình! Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm thành hiện thực cho trẻ thơ.
3. Đánh dấu vào những câu trả lời đúng:
Câu 1. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật hoàn cảnh của Cô bé bán diêm?
a. ẩn dụ b. Tương phản c. Liệt kê d. So sánh
Câu 2. Nghệ thuật nổi bật nhất trong cách kể chuyện của Anđecxen ở truyện “Cô bé bán diêm”
a. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
b. Sử dụng nhiều hình ảnh tương phản
c. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
d. Đan xen giữa hiện thực và mộng ảo
Câu 3. Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho “Cô bé bán diêm” được thể hiện qua những chi tiết nào?
a. Miêu tả mộng tưởng qua mỗi lần quẹt diêm;
b. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
c. Miêu tả thi thể cô bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
d. Cả ba nội dung trên đều đúng.
4. Cho đoạn văn - Học sinh đọc đoạn văn:
“Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm ……. Họ đã về chầu Thượng đế”
a. Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm? Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng cô bé đó như thế nào?
Gợi ý:
- Đoạn trích kể về những lần quẹt diêm của cô bé
- Dấu hiệu: Đánh liều quẹt một que diêm.
Em quẹt tất cả những que diêm còn lại
- Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng cô bé lúc đó: quá rét, không chịu nổi nữa, buộc phải quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét.
b. Đoạn trích trên được biểu đạt theo phương thức nào?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm
c. Tại sao Anđecxen lại đặt tình huống: Cô bé đi bán diêm mà không phải bán một thứ hàng nào khác? ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật này là gì?
Gợi ý: Nhà văn đã để cho cô bé đi bán diêm mà không phải là một thứ hàng nào khác là một dụng ý. Vì diêm là nguồn gốc của ánh sáng, của sự ấm áp, đối lập với bầu trời đêm giao thừa tối tăm, buốt giá, đối lập với cuộc sống đen tối, lạnh lùng của đất nước Đan Mạch thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản còn đang ngự trị. Đó cũng là cách tác giả thể hiện thái độ phủ nhận đối với cái xã hội bất công đương thời, đồng thời thể hiện niềm tin và khát vọng sống tốt đẹp cho những con người khốn khổ.
5. Có ý kiến cho rằng: Những que diêm nhỏ bé kia đã trở thành "những que diêm hi vọng" của tâm hồn trẻ thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Gợi ý:
Trong tăm tối khổ đau, những que diêm nhỏ bé thực sự là "những que diêm hi vọng" của tâm hồn trẻ thơ, bởi vì:
- ánh sáng ấy xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của kiếp mình, sống trong niềm vui giản dị với những niềm hi vọng thiêng liêng.
- ánh sáng lửa diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao mãnh liệt của tuổi thơ, đem đến thế giới mộng tưởng với những niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự, những gì mà em bé không thể có được ở cuộc sống trần gian.
à Ngọn lửa diêm có ý nghĩa xoá mờ hiện thực, phủ nhận hiện thực, thắp sáng lên và giúp em bé vươn tới một thế giới tưởng tượng không còn cô đơn, khổ đau và đói rét.
6. Đằng sau ngòi bút kể, tả khách quan là những thái độ rất rõ ràng của tác giả. Em hãy chỉ rõ.
Gợi ý:
- Miêu tả hoàn cảnh của em bằng nỗi xót xa, thương cảm.
- Miêu tả những mộng tưởng của em bé với thái độ trân trọng, nâng niu.
- Miêu tả thái độ vô tình của những người khách qua đường mà ngầm bộc lộ sự bất bình, phẫn nộ.
7. Viết đoạn văn PBCN của em về Cô bé bán diêm.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Về nhà hoàn thiện nốt bài tập 7.
- Xem lại lý thuyết ở văn bản “Cô bé bán diêm”.
- Tóm tắt văn bản;
- Sưu tầm những truyện có nội dung tương tự truyện “Cô bé bán diêm” ở Việt Nam.
NS:
Tuần 6 - Tiết 12 Bài tập: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đã học về văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự khác + miêu tả + biểu cảm trong bài văn tự sự và kĩ năng viết đoạn văn có sự kết hợp 3 yếu tố đó.
B. Hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức
* Bài mới:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cơ bản .
1. Tại sao trong văn bản tự sự lại cần có các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
- Nếu chỉ lắp gép các sự việc, liệt kê các hành động, việc làm của nhân vật thì câu chuyện sẽ trở nên rất khô khan, đơn điệu.
- Có yếu tố miêu tả thì nhân vật mới trở nên sống động về chân dung bên ngoài và phong phú về thế giới nội tâm bên trong.
- Bao giờ kể việc đời, việc người, nhà văn cũng phải sống cùng nhân vật của mình, cùng chia sẻ với những cảnh đời, những số phận con người do chính mình sáng tạo ra, cho nên rất cần yếu tố biểu cảm.
2. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng như thế nào trong văn bản tự sự? Tác dụng? Cho ví dụ cụ thể? Phân tích?
- Trong văn bản tự sự yếu tố kể + tả + biểu cảm được sử dụng đan xen với nhau.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được thể hiện sâu sắc hơn.
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập
1. Cô giáo cho một đoạn văn ngắn như sau:
Kim đồng hồ nhích dần đến con số mười hai. Mặt trời đã đứng bóng. Cái nắng hè gay gắt đến khó chịu, lại thêm từng đợt gió Lào quạt dữ dội. Ngoài vườn, hàng chuối dường như cũng đang rũ xuống. Tôi nhìn ra ngõ, giờ này mẹ vẫn chưa về. Hôm nào cũng vậy, mẹ thường đi làm về rất muộn. Cơ quan thì xa, chiếc xe đạp cũ và cái dáng gầy của mẹ phải chống chọi với nắng, với gió Lào, vất vả lắm mới vượt qua được cả quãng đường dài. Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi thấy cay cay nơi khoé mắt. Và trong lòng tôi chợt thổn thức: Làm sao con có thể chia sẻ nỗi nhọc nhằn của mẹ, mẹ ơi!
Đọc xong đoạn văn, Đạt cho đó là đoạn văn miêu tả, Lâm lại cho là đoạn văn tự sự, còn Quang khẳng định đó là đoạn văn biểu cảm. Nghe các bạn phát biểu xong, cô giáo nhận xét: Chưa có ý kiến nào đúng.
Theo em, vì sao cô giáo lại nhận xét như vậy? Phải trả lời thế nào thì mới được gọi là đúng?
à Cả 3 bạn đều trả lời chưa đúng vì mỗi người mới chỉ nhìn ra một phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn mà trên thực tế, đoạn văn có sử dụng cả 3 phương thức biểu đạt. Vì vậy, để có câu trả lời đúng, cần chỉ rõ đây là một đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Cho đoạn văn sau:
Dế Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quì xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra thế này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi tôi yếu quá rồi, chết cũng được nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân đấy.
Thế rồi, Dế Choắt tắt thở, tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không chêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Dế Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu tôi không nhanh đôi chân chạy vào trong hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi mang xác Dế Choắt vào chôn ở một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nắm mồ to. Rồi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
a. Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn?
à Yếu tố biểu cảm:
+ Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra thế này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
+ Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không chêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Dế Choắt việc gì.
b. Tại sao đoạn văn lại dùng nhiều yếu tố biểu cảm như vậy?
à Đoạn văn dùng nhiều yếu tố biểu cảm như vậy nhằm khắc hoạ rõ thế giới nội tâm của nhân vật Dế mèn với những đau đớn, dứt day, ân hận vì đã gây ra cái chết oan uổng của Dế Choắt.
c. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong đoạn văn trên?
3. Phân tích các phương thức thể hiện trong đoạn trích sau của Nam Cao?
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
4. Cho đoạn văn tự sự sau:
Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Vậy mà khi đi học, tôi lại quên mang theo áo ấm. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ xuất hiện với chiếc áo len trên tay. Mẹ xin phép cô giáo cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là chiếc áo mẹ đã đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái. Khoác chiếc áo vào, tôi thấy thật ấm áp. Tôi muốn nói thành lời: "Con cảm ơn mẹ!".
Hãy bổ sung thêm phương thức miêu tả và biểu cảm và viết lại đoạn văn trên.
NS:
Tuần 7 - Tiết 13 Luyện đề: "Đánh nhau với cối xay gió"
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn bản “Đánh nhau với côi xay gió”
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản dưới hình thức trình bày đoạn văn.
B. Hoạt động dạy học.
* ổn định tổ chức:
* Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm:
Xecvantec có biệt hiệu "người cụt tay trong trận Lêpantô". Ông đã từng tham gia quân đội và từng bị bọn cướp biển bắt và cầm tù. Trở về nước, ông là một viên chức nhỏ, gia đình có nhiều khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy, ông phải viết sách để kiếm thêm tiền và trong hoàn cảnh đó, ông đã cho ra đời tiểu thuyết Đônkihôtê bất hủ.
"Đôn Kihôtê" của Xecvantec là một kiệt tác gồm hai phần: phần I có 52 chương, xuất bản năm 1605; phần II gồm 70 chương, xuất bản năm 1615. Tác phẩm đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn, nhất là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật. Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió", bằng tài năng xây dựng nhân vật rất độc đáo, Xecvantec đã khắc hoạ rõ nét tính cách của Đônkihôtê và Xanchô Panxa. Đây là cặp nhân vật bất hủ mà Xecvantec đã góp vào văn học nhân loại.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập:
1. Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn Kihôtê ở vào tình trạng như thế nào?
A. Hoàn toàn tỉnh táo C. Mê muội đến mức mù quáng
B. Không tỉnh táo lắm D. Đang say rượu
Câu 2: ý nào không nói lên mục đích của cuộc giao chiến giữa Đôn Kihôtê với những cối xay gió?
A. Thu được chiến lợi phẩm để trở nên giàu có. C. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh quang.
B. Quét sạch cái giống xấu xa khỏi mặt đất. D. Để chứng tỏ sức mạnh của mình.
Câu 3: Câu nói sau đây của Đôn Kihôtê giúp em hiểu gì về con người lão?
"... Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài."
A. Đây là một người hoàn toàn không biết sợ ai hay một thế lực nào?
B. Đôn Kihôtê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.
C. Đôn Kihôtê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
D. Đôn Kihôtê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xanchô Panxa.
Câu 4: Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Kihôtê được thể hiện trong đoạn trích?
A. Chính đáng và tốt đẹp. C. Ngớ ngẩn và điên rồ
B. Tầm thường và xấu xa. D. Không phù hợp với thời đại.
Câu 5: Trong đoạn trích, Xanchô Panxa là người như thế nào?
A. Là một con người xấu xa. B. Là một người có tính cách không rõ ràng.
B. Là một giám mã yếu đuối. D. Là một con người vừa có mặt xấu vừa có mặt tốt.
Câu 6: Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa?
A. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.
C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.
D. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.
Câu 7: Nội dung tư tưởng của đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là gì?
A. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Kihôtê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.
B. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Kihôtê.
C. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Kihôtê.
D. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa.
2. Em hãy lập bảng so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa được thể hiện trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió".
Gợi ý
ố Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa là cặp nhân vật tương phản về mọi mặt: xuất thân, hình dáng, mục đích lí tưởng, hành động, tính cách,...
Các mặt so sánh
Đôn Kihôtê
Xanchô Panxa
- Xuất thân
- Hình dáng
- Vật cưỡi
- Nhận thức
- Hành động
- Khát vọng, lí tưởng
- Tính cách
- Quý tộc nghèo, trạc 50 tuổi
- Gầy gò, cao lênh khênh
- Ngựa còm Rôxinantê
- Mê muội, ảo tưởng hão huyền;
- Dũng cảm nhưng điên rồ;
- Đẹp đẽ, cao cả: Muốn trở thành một hiệp sĩ, hành hiệp giang hồ để cứu khốn phò nguy.
- Người dũng mãnh, khát khao công lí, trọng danh dự nhưng gàn dở, ngông cuồng.
à Là nhân vật vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười.
- Nông dân
- Béo, lùn
- Lừa xám
- Tỉnh táo, thực tế;
- Hèn nhát, né tránh
- Ước muốn tầm thường: Muốn làm thống đốc một vài hòn đảo, muốn được ăn uống no nê.
- Người thật thà, chất phác nhưng thực dụng, tầm thường...
à Có cả ưu điểm và nhược điểm
3. Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có dụng ý gì?
- Đem đến cho người đọc lời nhắc nhở: Mỗi người đều phải biết phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của bản thân để hướng tới sự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình.
- Hơn nữa, qua từng nhân vật, tác giả đã thể hiện rất rõ thái độ của mình đối với nhiều hạng người trong xã hội đương thời.
+ Qua nhân vật Đôn Kihôtê, tác giả phê phán những lí tưởng hiệp sĩ đã trở nên lỗi thời qua hàng loạt những suy nghĩ, hành động nực cười, hài hước.
+ Qua nhân vật Xanchô Panxa, tác giả cảnh tỉnh mọi người trước lối sống thực dụng, chăm chút quá đến những nhu cầu của bản thân, khiến con người trở nên tầm thường, ích kỉ.
- Viết bộ tiểu thuyết này, Xecvantex đã cố tình nhại lại những tiểu thuyết hiệp sĩ đang nhan nhản trong đời sống xã hội đương thời để nhằm phê phán, chế giễu, thậm chí kết tội loại tiểu thuyết đó.
4. Viết một đoạn văn về nhân vật Đôn Kihôtê trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió".
- HS viết bài.
- GV gọi một số HS đọc trước lớp, nhận xét và chữa bài.
NS:
Tuần 7 - Tiết 14 Bài tập: trợ từ - thán từ - tình tháI từ
A. Mục tiêu cần đạt :
- Củng cố kiến thức cho học sinh về trợ từ, thán từ, tình thái từ
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
B. Hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức
* Bài mới.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cơ bản
1. Đọc các ví dụ sau và rút ra trật tự của trợ từ?
a. Tôi thì tôi xin chịu.
b. Chính bạn Lan nói với mình như vậy.
c. Ngay cả cậu cũng không tin mình ư?
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: đứng ngay trước từ mà nó muốn nhấn mạnh;
- Trợ từ biểu hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
2. Nêu đặc điểm của thán từ:
- Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó
- Thường làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.
3. Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ?
- Là những từ dùng để thêm vào câu và tạo các kiểu câu.
VD: à, ư, hử, hả,… thay, sao… đi, nào, với,… ạ, nhé, cơ, mà…
4. Tình thái từ có những chức năng gì? Nêu cách sử dụng?
- Chức năng + Tạo câu nghi vấn, khẳng định, cảm thán
+ Biểu thị sắc thái của câu
- Sử dụng tính thái từ phải chú ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
1. Tìm những câu văn, câu thơ có dùng thán từ thể hiện rõ hai đặc điểm trên.
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời.
b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?
c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ.
2. Xác định ý nghĩa của trợ từ qua các ví dụ sau?
a. Nó hát những mấy bài liền.
b. Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.
c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
d. Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
e. Anh tôi toàn những lọ là lọ.
Gợi ý:
- Trường hợp a, e: trợ từ nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ;
- Trường hợp b, c, d: Nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
3. Đặt câu sử dụng trợ từ, thán từ?
Gợi ý: A! Mẹ đã về!
Eo ơi, con lươn những 20kg.
4. Viết đoạn văn về cô bé bán diêm, trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ?
Học sinh làm và trình bày bài của mình
Giáo viên nhận xét đánh giá.
5. Cho ví dụ sau. Đọc kĩ và tìm tình thái từ?
a. U nhất định bán con đấy à? U không cho con ở nhà nữa ư? à "à, ư" tạo câu nghi vấn.
b. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn. à "chăng" tạo câu nghi vấn.
c. Này u ăn đi! U ăn khoai đi để …. à "đi" tạo câu cầu khiến.
d. Em không! Nào! Em không cho bán chị Tí nào! à "nào" tạo câu cầu khiến.
e. Mẹ cho con đi với. à "với" tạo câu cầu khiến.
g. Sướng vui thay tất cả của ta
ồ tất cả của ta đây sướng thật! à "Thay, ồ, thật" tạo câu cảm thán.
h. Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ!
i. Thế nó cho bắt à? à "à" tạo câu nghi vấn.
6. Xác định chức năng của tình thái từ trong các câu sau.
a. Em chào thày.
b. Chào ông, cháu về.
c. Con đã đi học về rồi.
d. Mẹ ơi, con đi chơi một lát.
Trong giao tiếp, những phát ngôn trên thường bị phê phán? Vì sao? Hãy sửa lại.
à Trong giao tiếp, những phát ngôn trên thường bị phê phán bởi nó chưa thể hiện đúng thái độ tình cảm trong giao tiếp của người dưới đối với người trên, của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi. Bởi vậy, cần thêm "ạ" vào cuối mỗi câu.
7. Từ “vậy” trong các câu sau có gì đặc biệt? ý nghĩ của các từ "vậy" khác nhau vì sao?
a. Anh bảo sao tôi nghe vậy. à Chỉ từ.
b. Không ai hát thì tôi hát vậy. à Tình thái từ.
c. Bạn Lan hát vậy là đạt yêu cầu. à Chỉ từ.
8. Đặt câu có các tình thái từ biểu thị thái độ khác nhau?
- Con nhất thiết phải đi ạ! à Miễn cưỡng
- Đã khuya lắm rồi mẹ ạ! à Kính trọng
- Con hay ngại việc nhất đấy nhé! à Thân mật
9. Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ?
Học sinh trình bày bài viết của mình
Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Về nhà hoàn thiện bài tập vào vở.
- Viết một đoạn văn về chủ đề học tập trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
- Sưu tầm những câu thơ có sử dụng trợ từ, thán từ mà em biết.
File đính kèm:
- giao an bo tro van 8(1).doc