Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 6 Tiết 21,22 Cô bé bán diêm

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh :

-Hiểu ,cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:hiện thực đời sống,xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp;nghệ thuật miêu tả,kể chuyện và xây dựng tình huống truyện.

-Vận dụng hiêư biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc-hiểu truyện.

-Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam đã học.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị :

-Tìm các tranh ảnh có liên quan đến bài học .

-Đọc kĩ tác phẩm và ghi nhớ .

-Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng.

III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. On định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

-Không kiểm tra .

 3.Bài mới :

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 6 Tiết 21,22 Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 2/9 Tuần : 6 TIẾT : 21,22 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : -Hiểu ,cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:hiện thực đời sống,xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp;nghệ thuật miêu tả,kể chuyện và xây dựng tình huống truyện. -Vận dụng hiêư biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc-hiểu truyện. -Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam đã học. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị : -Tìm các tranh ảnh có liên quan đến bài học . -Đọc kĩ tác phẩm và ghi nhớ . -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Oån định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : -Không kiểm tra . 3.Bài mới : Hoạt Động Của GV Hoạt Động Của HS BÀI GHI CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả –tác phẩm –thể loại . Học sinh tìm hiểu tác giả –tác phẩm , chú thích sgk/67. Văn bản cô bé bán diêm được trích ở đâu ? của ai ? Hoạt động 2 :đọc văn bản & tìm bố cục văn bản : Đoạn trích được chia làm mấy phần ? ý chính mỗi phần ? *Câu 1 phần thứ 2 là phần trọng tâm của đoạn trích có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào những lần quẹt diêm , bốn lần đầu mỗi lần quẹt 1 que diêm , lần thứ 5 quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao . Hoạt động 3 :đọc văn bản & tìm hiểu văn bản . Phân tích phần đầu của truyện ( học sinh đọc) Những chi tiết nào cho em hiểu được hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm ? Em bé phải đi bán diêm trong 1 hoàn cảnh ntn ? Em hãy tìm những hình ảnh tương phản trong đoạn này & phân tích nghệ thuật của những hình ảnh đó ? Hoạt động 4 :phân tích phần trọng tâm ( những lần quẹt diêm) Em có nhận xét gì về cách sắp xếp ý trong đoạn văn? Có bao nhiêu lần quẹt diêm ? mỗi lần quẹt diêm gắn liền với những mộng tưởng gì ? Nhưng thực tế ra sao ? Trong các mộng tưởng ấy điều gắn với thực tế , điều nào thuần tuý là mộng tưởng ? Những mộng tưởng ấy diễn ra lần lượt hợp lí không ? vì sao? Hoạt động 5 :phân tích phần cuối . Vì sao khi miêu tả : “đôi má hồng” , “đôi môi mĩm cười” ? -Cho học sinh thảo luận . Theo em kết thúc truyện như vậy có được xem là kết thúc có hậu không ? vì sao ? Hãy nêu lên những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? -Văn bản này trích trong truyện ngắn cô bé bán diêm . -Nhà văn ở Đan Mạch :An-đéc-xen . Ông đặc biệt thành công với loại truyện dành cho trẻ em .Truyện ông giàu lòng nhân đạo và niềm tin vào những điều tốt đẹp cuối cùng sẽ chiến thắng . -Chia làm 3 phần . 1)Từ đầu ….cứng đờ ra :giới thiệu hoàn cảnh của cô bé bán diêm . 2)Chà !giá quẹt …chầu thượng đế :các lần quẹt diêm & những mộng tưởng của cô bé bán diêm . 3)Còn lại :cái chết thương tâm của cô bé bán diêm . -Hoàn cảnh rất đáng thương : mẹ mất- bà nội cũng qua đời .Nhà nghèo , nơi ở của em rất tồi tàn , bố em lại khó tính hay đánh đập em .Em phải đi bán diêm để kiếm sống . -Đêm giao thừa , đường phố vắng tanh , không khí rét buốt . -Trời giá rét >< em đầu trần , đi chân đất . -Bụng em đói >< sực nức mùi ngỗng quay . -Ngoài trời tối đen >< mọi nhà sáng rực ánh đèn . -Ngày xưa em ở trong 1 ngôi nhà xinh xắn >Cảnh đói rét khổ sở của em bé . -Có sự đan xen giữa hiện thực & mộng tưởng . -Có 5 lần quẹt diêm . -Mỗi lần quẹt diêm gắn với những mộng tưởng : +Lần 1 :lò sửơi +Lần 2 : bàn ăn , con ngỗng quay . +Lần 3 :cây thông nô-en +Lần 4: bà mĩm cười. +Lần 5 :hai bà cháu bay lên trời . *Lò sưởi , bàn ăn , cây thông nô-en ->Thực tế . =>Nhưng thực tế mộng tưởng chỉ là mộng tưởng . -Trong các mộng tưởng ấy con ngỗng , 2 bà cháu bay lên trời chỉ là mộng tưởng . -Diễn ra hợp lí : trời rét ->mơ đến lò sưởi , vì đói ->tưởng đến bàn ăn , vì là đêm giao thừa ->cây thông hiện ra , nhớ về quá khứ có bà cùng đón giao thừa ->bà mĩm cười cuộc sống nghèo khổ , bất hạnh ->mơ tưởng đến cảnh 2 bà cháu bay lên trời để không còn đói rét , cô độc . -Hình ảnh que diêm với những màu sắc lung linh & chiếu sáng như ban ngày là những hình ảnh gây ấn tượng , giàu sức gợi cảm . - Học sinh thảo luận . -Việc miêu tả xuất phát từ tấm lòng nhân đạo của nhà văn vì người đời đối xử với em quá lạnh lùng .Chính niềm thương cảm sâu xa khiến tác giả miêu tả thi thể em với nụ cười mãn nguyện & hình dung cảnh huy hoàng của 2 bà cháu . -Không thể xem là kết thúc có hậu .Vì kết thúc bằng 1 cái chết thương tâm giữa thái độ lạnh lùng của khách qua đường . -Hiện thực đan xen với mộng tưởng , tình tiết diễn biến chặt chẽ , ợp lí nhiều chi tiết gợi cảm khiến người đọc cảm thương cho hoàn cảnh 1 em bé bất hạnh -Học sinh đọc ghi nhớ sgk/68. I.Giới thiệu : 1)Tác giả : -An-đéc-xen (1805-1875) -Nhà văn Đan Mạch . 2)Tác phẩm : -Đoạn trích trong truyện ngắn “cô bé bán diêm” . II.Tìm hiểu văn bản : 1) Hoàn cảnh em bé bán diêm : -Mẹ mất, bà qua đời, sống với bố, nhà nghèo, bán diêm kiếnm sống. -Trời giá rét, đầu trần, đi chân đất. -Ngoài trời tối đen. -Bụng đói. ð Hoàn cảnh em bé bất hạnh, đáng thương . 2)Những lần quẹt diêm . +Lần 1 :lò sưởi +Lần 2 : bàn ăn , con ngỗng quay . +Lần 3 :cây thông nô-en +Lần 4: bà mĩm cười. +Lần 5 :hai bà cháu bay lên trời . =>Những mộng tưởng diễn ra lần lượt hợp lí với hoàn cảnh đói rét , cô độc của em bé . 3)Cái chết của em bé : *Đôi má hồng , đôi môi mĩm cười. =>Tấm lòng nhân đạo của tác giả . III. Tổng kết : *Ghi nhớ :sgk/68. 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “Trợ từ, thán từ” /69. +Thế nào là trợ từ , thán từ ? + Trợ từ , thán từ khác nhau chỗ nào ? +Đặt câu có dùng trợ từ , thán từ . * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS : 3/9 TIẾT : 23. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : -Hiểu được thế nào trợ từ , thán từ ? -Nhận biết trợ từ và thán từ và tác dụng của chúng trong văn bản. -Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị : -Tìm các ví dụ gắn với nội dung bài học . -Đọc kĩ ghi nhớ và luyện tập . -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : -Truyện cô bé bán diêm thuộc phương thức biểu đạt nào ? a.Biểu cảm . b.Tự sự (đúng). c.Miêu tả . d.Nghị luận . -Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào ? a.Đan Mạch . b.Thuỵ điển . c.Thuỵ sĩ . d.Phần Lan . -Em có nhận xét gì về kết thúc truyện ? -Phân tích ý nghĩa những mộng tưởng của em bé trong 5 lần quẹt diêm ? 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS BÀI GHI CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :tìm hiểu thế nào là trợ từ . - GV gọi hs đọc 3 ví dụ ở phần 1 . Nghĩa của 3 câu có gì khác nhau ? vì sao có sự khác nhau đó ? Các từ những và có trong câu 2,3 đi kèm từ ngữ nào trong câu & biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? Vậy các từ những , có thuộc từ loại gì ? Vậy thế nào là trợ từ ? Hoạt động 2 :tìm hiểu thế nào là thán từ . Gọi học sinh đọc 2 đoạn trích a&b . Các từ “này, a, & vâng” trong những đoạn trích đó biểu thị điều gì ? Nhận xét về cách dùng các từ lựa chọn những câu trả lời đúng : Này , a, vâng là những từ biểu lộ cảm xúc hay gọi đáp, vậy nó thuộc loại từ gì ? đứng ở vị trí nào trong câu? Em hiểu thế nào là thán từ ? Hoạt động 3 :hướng dẫn học sinh luyện tập . Bài tập1 :cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm những câu có trợ từ . Bài tập2 :học sinh đọc & giải thích các trợ từ trong các câu đó Bài tập3 : học sinh đọc các câu & chỉ ra thán từ . - Học sinh đọc 3 ví dụ ở phần 1 . -Câu 1 :nói lên sự việc khách quan . -Câu 2 :thêm từ những có hàm ý nhấn mạnh . -Câu 3 : thêm từ có hàm ý nhấn mạnh đánh giá nó ăn 2 bát cơm là ít *Vì câu 2,3 ngoài vic65 phản ánh sự việc còn kèm theo thái độ , cách đánh giá của người nói . -Những , và có đi kèm với từ ăn & hai bát cơm để biểu thị cách đánh giá , thái độ nhấn mnạh của người nói về sự vật , sự việc được nói đến trong câu . -Trợ từ . - Học sinh đọc ghi nhớ 1 sgk/69. - Học sinh đọc 2 đoạn trích a&b . -Từ này trong đoạn trích a được thốt ra nhằm gây sự chú ý của người đ/thoại . -Từ này trong đoạn b được thốt ra nhằm gây sự chú ý của người đ/thoại . -Từ a trong đoạn a được thốt ra nhằm biểu thị sự tức giận của người nói . -Từ vâng trong đoạn b được thốt ra nhằmbiểu thị sự nghe theo , lễ phép của người nói . (đáp lại ). Câu đúng nhất là :a,d . -Thán từ . -Ở đầu câu . Học sinh đọc ghi nhớ sgk/70. - Học sinh thảo luận theo nhóm - HS đọc & giải thích các trợ từ - Học sinh đọc các câu & chỉ ra thán từ . Trợ từ : Ví dụ1 :Nó ăn hai bát cơm . ðPhản ánh 1 sự việc có tính khách quan. Ví dụ2 : Nó ăn những bát cơm . ðĐánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là nhiều . Ví dụ3: Nó ăn có 2 bát cơm . ðĐánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít . ð Những , có là trợ từ . *Ghi nhớ :sgk/69. II. Thán từ : -Này : gây sự chú ý . -A: biểu lộ thái độ tức giận . -Vâng : biểu thị sự nghe theo , lễ phép ( lời gọi đáp) . =>Này , vâng , a : thán từ . *Ghi nhớ : sgk/70 III.Luyện tập : 1)Những từ trong các câu sau đây là trợ từ : a-c-g-i. 2)Giải thích nghĩa của trợ từ : a)Lấy :dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu , không yêu cầu hơn . b)Nguyên :biểu thị ý nhấn mạnh sự việc . -Đến :biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của 1 hình tượng để làm nổi bật mức độ cao của việc nào đó . c)Cả :biểu thị ý nhấn mạnh về mức độcao, phạm vi không hạn chế của sự việc . d)Cứ :biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định không để khách quan như thế nào . 3)Thán từ : a)Này , a . b)Aáy . c)Vâng . d)Chao ôi e)Hỡi ơi . 4)Các thán từ in đậm bộc lộ cảm xúc gì? a)Ha ha : tiếng thốt lên biểu thị sự vui mừng phấn khởi . -Aùi ái : tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột. b)Than ôi : biểu thị sự đau buồn , thương tiếc . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài “Miêu tả & biểu cảm trong VB tự sự” /72. +Đọc đoạn văn ở sgk /72 & trả lời cho yêu cầu bên dưới để tìm các yếu tố kể & tả , biểu lộ tình cảm trong VB tự sự . -Làm bài tập 5,6 ở nhà (sgk/72,73). * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS : 4/9 TIẾT : 24. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : -Nhận biết và hiểu tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là trợ từ , thán từ ?cho ví dụ . -Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập 5,6 . 2)Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS BÀI GHI CỦA HỌC SINH Hđ 1 :đọc & tìm hiểu văn bản . Gọi học sinh đọc đoạn văn “những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng . Tìm & chỉ ra các yếu tố miêu tả , các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn . Nếu không có các yếu tố miêu tả & biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng ntn ? Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả &biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? Hđ 2 :hướng dẫn học sinh luyện tập : Bài tập1 : cho học sinh thảo luận nhóm . Tìm 1 số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả &biểu cảm trong các văn bản đã học . Có thể là đoạn trích Lão Hạc (Nam Cao) Bài tập2 :cả lớp thảo luận ->cử đại diện lên đọc lại đoạn văn của mình . - Học sinh đọc đoạn văn “những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng . -Miêu tả ,kể :xe chạy chầm chậm , tôi chạy hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , ríu cả chân, mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi màu hồng của 2 gò má . -Biểu cảm : hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn …lạ thường …phải bé lại …vô cùng . -Các yếu tố này đan xen với nhau ( mỗi sự việc đều có kể kết hợp với miêu tả & biểu cảm ) -Nếu bỏ hết các câu tả & biểu cảm trên đoạn văn chỉ còn những câu kể việc thuần tuý :Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp …tôi trèo lên xe, mẹ tôi khóc rồi cứ thế nức nở .Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe .Tôi ngồi trên xe đệm , đùi áp đùi mẹ tôi , đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi.Từ ngã tư trường họcvề đến nhà tôi không còn nhớ mẹ tôi hỏi tôi & tôi đã trả lời mẹ những câu gì . -Các yếu tố miêu tả giúp gợi lại 1 cách sinh động & cụ thể hình dáng , màu sắc , hương vị , diện mạo …của nhân vật & sự việc . -Các yếu tố biểu cảm giúp làm rõ những suy tư , diễn biến tâm trạng …của nhân vật hay tác giả trước dối tượng được nói đến trong sự việc giúp người đọc có cảm xúc trước đối tượng đó . -Đan xen giữa các yếu tố kể , tả &biểu cảm làm cho đoạn văn thêm gợi tả , gợi cảm , ý nghĩa sâu sắc hơn , thái độ của tác giả được bộc lộ rõ ràng hơn . -Tự rút ra nhận xét về vai trò kể người & việc trong văn bản tự sự . -Bỏ hết các yếu tố kể chỉ còn lại các yếu tố miêu tả &biểu cảm thì không còn sự việc , nhân vật & không có cốt truyện , các yếu tố miêu tả &biểu cảm chỉ tồn tại có ý nghĩa khi phục vụ cho miêu tả &biểu cảm về 1 sự việc & nhân vật nào đó . -Khốn nạn …ông giáo ơi!...nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. -Lão Hạc kể lại việc bán chó vàng với nỗi niềm day dứt , ăn năn .Cả đời lão sống nhân hậu , lương thiện ,vậy mà giờ đây lão nỡ lừa 1 con chó .Qua đó , người đọc thấy được Lão Hạc là 1 con người sống có tình nghĩa , thuỷ chung , trung thực . - HS thảo luận nhóm làm Bt2 I.Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự: *Đọc đoạn văn sgk/T72 1)Yếu tố miêu tả : -Xe chạy chầm chậm . -Mẹ tôi vẫy tôi . -Khi trèo lên xe. -Mẹ tôi kéo tay tôi …nức nở . -Mẹ tôi cũng sụt sùi theo . -Tôi ngồi trên đệm xe . -Từ ngã tư …câu gì . 2)Yếu tố tả : -Tôi thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , ríu cả chân lại . -Mẹ tôi không còm cõi . -Gương mặt …gò má . 3)Yếu tố biểu cảm : -Hay tại sự sung sướng …còn sung túc. -Tôi thấy những cảm giác …thơm tho lạ thường . -Phải bé …vô cùng .(phát biểu cảm tưởng). =>Giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ thêm sinh động thể hiện tình mẫu tử sâu nặng của nhân vật . *Ghi nhớ : sgk/74. II.Luyện tập : 1)Tôi đi học của Thanh Tịnh : -Những ý tưởng ấy …hôm nay tôi đi học . -Phân tích giá trị :kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tác giả .Yếu tố biểu cảm giúp người đọc hình dung ra được cảm giác hồi hộp , cảm giác mới mẻ của nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ đến trường . 2)Viết đoạn văn : Học sinh tự viết . 3)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “Đánh nhau với cối xay gió” /75 +Đọc , tìm hiểu tác giả-tác phẩm , chú thích , thể loại . +Tìm những chi tiết bộc lộ tính chất nhân vật Đôn-ki-hô-tê. +Tìm những chi tiết nói lên sự đối lập về tính chất của Đôn-ki-hô-tê &Xan-chô-pan-xa. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc