I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
-Phát hiện trong văn bản có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng của người kể.
-Hướng hs tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong, nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
II.Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra: ( 3P) Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
3.Bài mới: Cư-rơ-gư-xtan là một đất nước xa xôi tươi đẹp với núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy”.(An-đrây-tu-cốp). Nhà văn Ai –ma-tốp nhà vă nổi tiếng xứ này sẽ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua văn bản: Hai cây phong.:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 9 tiết 33-34- hai cây phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/10/07
TUẦN 9 Tiết 33-34 Hai cây phong
Trích “ Người thầy đầu tiên” - Ai –ma-tốp
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
-Phát hiện trong văn bản có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng của người kể.
-Hướng hs tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong, nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
II.Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra: ( 3P) Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
3.Bài mới: Cư-rơ-gư-xtan là một đất nước xa xôi tươi đẹp vớiù núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy”.(An-đrây-tu-cốp). Nhà văn Ai –ma-tốp nhà vă nổi tiếng xứ này sẽ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua văn bản: Hai cây phong.:
Tiến trình các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hs đọc chú thích, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 3,5,6,7,11,14,15. Hs đọc văn bản.
Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
-Xác định ngôi kể và các loại đại từ nhân xưng của người kể chuyện ở văn bản này?( ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi.)
-Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, xác định hai mạch kể? Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào?( nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy?
+ Đoạn “ Vào năm học…biêng biếc kia” /98 : người kể chuyện xưng “ chúng tôi” –vẫn là người kể chuyện xưng “ tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện là một đứa trẻ trong bọn.
+ Phần còn lại của bài văn /96 -99: người kể chuyện xưng “ tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ àbài văn gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vaò nhau.
-Vì sao có thể nói mạch kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn?
+ căn cứ độ dài của hai mạch kể, cái thế bao bọc của mạch kể này với mạch kể kia, hơn nữa “ tôi” có cả ở hai mạch kể.
-Hs đọc đoạn: “ Vào năm học …biêng biếc kia” , nội dung chính của đoạn này?
-Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi có mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất?
+ Đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng trước kì nghỉ hè , bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
+ Đoạn dưới: liên quan đến “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thật sự làm cho cả người kể lẫn bọn trẻ ngây ngất.
-Thảo luận:Tại sao có thể nói người kể chuyện( một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hôïi họa.?
Gợi ý: -Từ ngữ, hình ảnh miêu tả hai cây phong?-nhận xét cách tả?
-Chất họa sĩ của người kể chuyện thể hiện qua bức tranh thiên nhiên ntn?
+ Trong mạch kể xen tả này: Hai cây phong tuy chỉ được phác họa đôi ba nét nhưng đúng là những nét phác thảo của một họa sĩ: hai cây phong “ khổng lồ” với các “ mắt mấu”, cành “ cao ngất”…bóng râm mát rượi…nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời…hàng đàn chim…chao đi chao lại tô điểm cho bức phác họa ấy.
+ Chất họa sĩ ở người kể chuyện càng thể hiện rõ ở đoạn sauà hình dung bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trước mắt với “ chân trời xa thẳm”, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, không gian bao la. Bức tranh còn được tô màu “ biêng biếc của thảo nguyên”, làn sươâng mờ đục…càng làm tăng chất bí ẩn đầy sức quyến rũ của những miền đất lạ.
-Phần còn lại của văn bản kể và tả về hai cây phong gắn bó với nhân vật nào?(thầy Đuy-sen.)
-Gọi hs kể lại chi tiết quan trọng về câu chuyện xúc động: thầy Đuy –sen và cô bé An –tư-nai
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ?
+ Hai cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn sự chú ý, làm cho “ say sưa, ngây ngất” và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Độ dài văn bản của mạch kể này cũng nói lên điều đó. Nguyên nhân:
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết : mỗi lần về quê tôi đều coi bổn phận đầu tiên là tìm hai cây phong thân thuộc ấy –mong chóng về đến làng để đến với hai cây phong, nghe mãi tiếng lá reo .
+ Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò: “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của một chiếc gương thần xanh…”, phá tổ chim
+Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện rất xúc động về thầy Đuy –sen: Chính thầy Đuy –sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ lớn lên ngày càng mở mang kiến thức và trở thành con người hữu ích.
-Thảo luận : Trong mạch kể xưng “ chúng tôi”, hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hôị họa còn trong mạch kể xưng “ tôi” này hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, em hãy chứng minh?
+ Miêu tả qua con mắùt của họa sĩ nhưng “ động” hơn: nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành…
+Trong bức tranh bằng ngôn từ ấy, chúng ta còn nghe nhiều âm thanh với” tiếng lá reo , tiếng rì rào theo nhiều cung bậc …”
+ Đặc biệt hai cây phong còn được tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn của người nghệ sĩ, người kể chuyện “ cảm biết được chúng” , chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng “ thì thầm tha thiết nồng thắm, bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.”
àhai cây phong được nhân cách hóa cao độ như hai con người, miêu tả hết sức sống động và không chỉ thông qua quan sát của người nghệ sĩ mà còn bằng cả tâm hồn tình cảm của người kể chuyện về câu chuyện xúc động : thầy Đuy-sen – người đã ươm trồng ước mơ hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
-Qua Đoạn trích hai cây phong , người kể chuyện đã truyền cho chúng ta tình cảm gì ? bằng nghệ thuật kể chuyện ntn?
+ Tình yêu quê hương da diết , lòng xúc động đặc biệt.
+ Nghệ thuật kể xen lẫn với tả và bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.
à đọc ghi nhớ/101.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Học chú thích/99.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Đọc:
2.Phân tích:
a.Hai mạch kể lồng ghép:
-Người kể chuyện :
+Xưng “ tôi” : là họa sĩ.
+Xưng “ chúng tôi” : nhân danh bọn con trai.
b.Hai cây phong trong mạch kể “chúng tôi”:
Nghệ thuật miêu tả đậm chất hội họa, chỉ qua những nét phác thảo à hình ảnh hai cây phong
( khổng lồ, mắt mấu, cành cao vút…) và bức tranh thiên nhiên “ bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ.
c.Hai cây phong trong mạch kể “tôi”:
-Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết, với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò và là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy -sen và cô học trò An-tư-nai
dHai cây phong vàthầy Duy-sen
thầy đã gửi gắm ở hai cây phong ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ lớn lên ngày càng mở mang kiến thức và trở thành con người hữu ích.
III.Ghi nhớ: àhọc sgk/101.
IV.Luyện tập:
Đọc diễn cảm đoạn văn liên quan đến hai cây phong.
Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
4.Củng cố (Luyện tập):
-Gợi ý: đọc đoạn “ cứ …chao lại trên đầu”/98, “ Trong làng tôi …rừng rực”/97
5.Dặn dò: (3p)
-Học ghi nhớ + học thuộc lòng đoạn văn liên quan hai cây phong
-Hiểu nghệ thuật kể xen tả và biểu cảm (chi tiết)
-Làm bài tập : viết đoạn cảm nghĩ
-Soạn : Nói quá: đọc + trả lời các câu hỏi /101. Làm nháp phần luyện tập.
- Chuẩn bị làm bài viết số 2 văn tự sự.
*****
Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 29/10/07
Tiết 35-36: BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2-VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
(Đề chung)
A. Chuẩn bị:
1. Mục tiêu cần đạt:
- Vận dụng những kiến thức đã biết về văn tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm để viết được một bài văn.
- Trong bài viết cần thể hiện sự mạch lạc, bố cục chặt chẽ, trình bày sạch sẽ.
- Rèn luyệ kĩ năng viết văn.
2. Chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Oån định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a) GV giới thiệu tiết học:
b) Viết đề lên bảng:
- Kể về một lần em mắc khuyết điểm khuyết thầy, cô giáo buồn.
c) GV hướng dẫn HS các bước làm bài:
- Làm dàn ý nháp (20’)
- Viết bài (70’)
d) GV quản lí và kiểm tra quá trình làm bài của HS.
e) Thu bài khi đã đúng giờ.
4. Củng cố:
- Nhấn mạnh khâu làm dàn ý.
- Chú ý khâu dọc kiểm tra, sửa chữa.
5. Dăn dò:
- Bài tập về nhà: Đề 4/103 SGK trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài “Nói quá”
Ngày soạn :30/10/07
Tiết 37 . NÓI QUÁ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs : hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của nó trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: ( 3p) Trình bày điều em cảm nhận được sau khi học văn bản Hai cây phong?
3.Bài mới: Nói đến biện pháp tu từ là nói đến tính biểu cảm trong văn chương .Trong văn chương đôi khi ta dùng lối nói quá lên sự thật để nhấn mạnh một ý nào đó. Đấy cũng là một. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu kĩ về biện pháp này.
Tiến trình các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá.
-Hs đọc các câu tục ngữ, ca dao trong sgk/101.
-Nói : “ Đêm …tối” , “ mồ hôi…cày” có quá sự thật không? Thực chất các câu trên ngụ ý điều gì?
+ Có quá sự thật.
+ Ngụ ý hiện tượng thời gian: đêm tháng 5 rất ngắn, ngày tháng 10 rất ngắn
+ Ngụ ý lao động của người nông dân rất vất vả.
-Đối chiếu với thực tế, nội dung các câu trên nhằm mục đích gì? (Phóng đại quy mô, tính chất mức độ của sự vật hiện tượng được miêu tả )àbiện pháp nói quá.
-So sánh các câu ở cột A, cột B em có nhận xét gì ? giải thích?
A B
+ Đêm …sáng Đêm tháng 5 rất ngắn
+ Ngày …tối Ngày tháng 10 râùt ngắn
+Mồ hôi…cày Mồ hôi ướt đẫm
à Những câu ở cột A dùng biện pháp nói quá
Những câu ở cột B đồng nghĩa tương ứng không dùng nói quá.
Những câu dùng biện pháp nói quá cách nói sinh động hơn, nhấn mạnh hơn, ấn tượng hơn, tăng sức biểu cảm à tác dụng của nói quá.
GV: Cũng như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá có cách nói bóng bẩy, gọt giũa, tăng sức biểu cảm của lời nói, nói quá cũng là một biện pháp tu từ.
-Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? cho ví dụ trong các văn bản đã học? à đọc ghi nhớ/102.
GV: Nói quá còn có tên : khoa trương , thậm xưng , ngoa dụ, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ
Vd: Nói quá dùng trong lời nói hằng ngày: cười vỡ bụng, mệt đứt hơi…
-Câu “ Mồ hôi…” sử dụng nói quá kết hợp với phép tu từ nào?à so sánh
-Tìm 4 thành ngữ so sánh có sử dụng nói quá như : ngáy như sấm? à ( bt/4)
*Thảo luận: Đưa tình huống phân biệt nói quá với nói khoác? ( bt/6)
à Giống : đều là phóng đại mức độ , quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng.
Khác: ở mục đích. Nói quá là phép tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm. Nói khoác nhằm làm người nghe tin vào những điều không có thực, là hành động có tác dụng tiêu cực.
*Hoạt động 2: Luyện tập củng cố:
I . Bài học :
Nói quá và tác dụng của nói quá:
à Học ghi nhơ sgk /102
II.Luyện tập:
A . Ở lớp:
Bài 1,2,3,4/103
Ở nhà:
Bài 5,6/103
4.Củng cố (Luyện tập):
Bài 1/102: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa
a.Có sức người sỏi đá cũng thành cơm: sức lao động của con người làm ra của cải vật chất, dù đất đai khô cằn cũng trở thành màu mỡ.
b.Em có thể đi lên đến tận trời được : vết thương không làm đau, sức khỏe vẫn còn tốt, vẫn chiến đấu được
cThét ra lửa: tiếng thét to, mạnh khủng khiếp.
Bài 2/102: Điền thành ngữ:
a.Chó ăn đá, gà ăn sỏi b.Bầm gan tím ruột. c.Ruột để ngoài da.. d.Nở từng khúc ruột. e. Vắt chân lên cổ.
Bài 3/103: Đặt câu với thành ngữ có dùng nói quá:
Cô hoa hậu năm nay có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Hôm nay đề kiểm tra khó quá, mình nghĩ nát óc mà không giải được bài 4.
Sức mạnh của tập thể có thể dời non lấp bể.
Bài 4/103: Tìm 5 thành ngữ so sánh có nói quá:
Lớn nhanh như thổi. Đẹp như tiên. Nhẹ như bấc.
Tối như hũ nút. Đen như cột nhà cháy
4.Dặn dò: ( 3p)
- Học ghi nhớ, làm bài tập 5+6/103 và hoàn chỉnh bài 4.
- Soạn: Trả lời các câu hỏi trong bài :Ôn tập truyện kí Việt Nam : Lập bảng hệ thống, đối chiếu giống nhau và khác nhau giữa các văn bản : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 8-9.DOC