Giáo án Ngữ văn 8 Tuần10 Tiết 40 Nói giảm nói tránh

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ này.

- Tích hợp với bài Lão Hạc và bài luyện nói kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- RLKN phân tích và sử dụng biện pháp tu từ này trong cảm thụ thơ văn và trong giao tiếp hàng ngày.

- Phương pháp: Qui nạp.

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: SGK, SGV, Giáo án, Thiết kế bài giảng.

- HS: SGK, Đọc trước và trả lời câu hỏi của bài nói giảm nói tránh, sưu tầm các câu thơ có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định lớp: 1 phút.

- GV kiểm diện HS.

 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút.

-Thế nào là nói quá? Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá trong các VD sau:

+ Nhà bạn giàu nứt đố đổ vách.

+ Đồn rằng bác mẹ anh hiền

 Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi.

 (Ca dao)

+ Bác đã lên đường theo tổ tiên

 Mác Lê-nin, thế giới người hiền.

 (Tố Hữu)

- HS trả lời, HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, sửa phần VD:

 + giàu nứt đố đổ vách " phóng đại mức độ giàu có.

 + Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi Nhấn mạnh tính cách đối lập với hiền là khó khăn.Phóng đại sự thật.

 + Lên đường theo tổ tiên không phải là nói quá. Vậy tác giả đã sử dụng tới biện pháp tu từ gì chúng ta sẽ tìm hiêu bài học hôm nay.

3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: 1 phút.( Lồng ghép trong phần KTBC)

- GV nhấn mạnh và giải thích thêm Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ chứ không phải là hai biên pháp. Nói giảm nói tránh còn gọi là khinh từ “nói nhẹ”, uyển ngữ “nói vòng”, nhã ngữ “nói thanh nhã”

b. Các hoạt động: 36 phút.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần10 Tiết 40 Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN – Lớp 8 Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần:10 Tiết: 40 Bài:NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ này. - Tích hợp với bài Lão Hạc và bài luyện nói kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - RLKN phân tích và sử dụng biện pháp tu từ này trong cảm thụ thơ văn và trong giao tiếp hàng ngày. - Phương pháp: Qui nạp. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, Giáo án, Thiết kế bài giảng. - HS: SGK, Đọc trước và trả lời câu hỏi của bài nói giảm nói tránh, sưu tầm các câu thơ có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: 1 phút. - GV kiểm diện HS. 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút. -Thế nào là nói quá? Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá trong các VD sau: + Nhà bạn giàu nứt đố đổ vách. + Đồn rằng bác mẹ anh hiền Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi. (Ca dao) + Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin, thế giới người hiền. (Tố Hữu) - HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, sửa phần VD: + giàu nứt đố đổ vách " phóng đại mức độ giàu có. + Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi "Nhấn mạnh tính cách đối lập với hiền là khó khăn.Phóng đại sự thật. + Lên đường theo tổ tiên " không phải là nói quá. Vậy tác giả đã sử dụng tới biện pháp tu từ gì chúng ta sẽ tìm hiêûu bài học hôm nay. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1 phút.( Lồng ghép trong phần KTBC) - GV nhấn mạnh và giải thích thêm Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ chứ không phải là hai biêïn pháp. Nói giảm nói tránh còn gọi là khinh từ “nói nhẹ”, uyển ngữ “nói vòng”, nhã ngữ “nói thanh nhã”… b. Các hoạt động: 36 phút. Hoạt động của GV - HS Nội dung Bổ sung *HĐ1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD – SGK. - GV treo bảng phụ để HS tiện theo dõi- GV: Những từ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? -HS: Phát biểu, HS khác nhận xét. -GV theo dõi, nhận xét, giảng, nhấn mạnh, ghi bảng. - GV: Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? - HS phát biểu, HS khác nhận xét. -GV: nhận xét , giảng: Ở cả 3 VD trên đều nói đến cái chết, cách nói như VD là để giảm bớt đi sự đau buồn .VD khi nói đến một người thân trong gia đình bị chết , thì thường nói là người đã qua đời rồi…Cách nói như vậy là nói giảm nói tránh. -GV: Vậy 3 VD trên đã sử dụng cách nói giảm nói tránh. - GV:Chốt lại bằng VD khi kiểm tra bài cũ. “Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin thế giới người hiền.” -Câu trên tác giả đã sử dụng cách nói giảm nói tránh để giảm bớt đi sự đâu buồn khi Bác Hồ mất. - GV :Cho HS tìm hiểu câu 2-SGK -GV treo bảng phụ lên. -GV: Vì sao trong câu văn sau đây tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa? -HS: thảo luận phát biểu, HS khác nhận xét, giải thích bổ sung. - GV nhận xét, giảng, ghi bảng. -GV đưa ra VD:Trong giờ học có em xin cô ra ngoài để đi vệ sinh, nhưng để nói tránh thô tục các em dùng từ đi vệ sinh thay cho từ đi tiểu.Như vậy là các em đã vận dụng cách nói giảm nói tránh trong cuộc sống rồi đấy. - GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 3 -SGK. - GV: So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe? -HS phát biểu, giải thích: - GV nhận xét, giải thích cụ thể hơn. -GV cho HS chốt lại kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi sau: Qua việc tìm hiểu các VD ở trên, Em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh, tác dụng của nói giảm nói tránh? - HS trả lời, GV chốt lại bằng ghi nhớ – SGK(T-108). - HS đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh lại. - GV giảng mở rộng: +VD: Khi gặp người bạn chúng ta hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ bạn ấy.Chúng ta nói: + Bố mẹ bạn độ này vẫn mạnh khỏe cả chứ ? + Thế nào? Hai bác độ này vẫn mạnh khỏe cả chứ. - Cách nói ở câu sau nghe lịch sự ,tế nhị hơn. - GV để thể hiện cách nói tôn trọng người già chúng ta có thể dùng những cách nói kiểu: Cho tôi hỏi thăm hai cụ bên nhà nhé! - GV cho HS lấy VD, liên hệ thực tế bằng cách thể hiện sự giao tiếp nói năng của mình trong cuộc sống hoặc trong khi làm bài TLV, thơ… - HS đưa ra ý kiến của mình. - GV khuyến khích học sinh lấy VD - GV chốt lại: Trong giao tiếp cũng như trong khi làm văn làm thơ chúng ta cần sử dụng cách nói giảm nói tránh cho phù hợp, cần xét quan hệ thứ bậc xã hội tuổi tác, tâm trạng. -VD: Nhà họ có đám tang mà chúng ta nói nhà họ có người chết, thì nghe rất thô lỗ, chúng ta nên nói nhà họ có người qua đời.Nói như vậy còn giảm đi sự đau buồn mất mát người thân của họ. -GV: Cho HS tích hợp với bài Lão Hạc của Nam Cao: + Tìm xem câu văn nào trong bài tác giả đã sử dụng cách nói giảm nói tránh? - HS: +Câu:“Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.” - Đi đời có nghĩa là bị giết. Nếu nói bị giết người nghe cảm thấy ghê sợ, nhưng nói đi đời vừa tránh cảm giác đó mà còn có hàm ý xót xa luyến tiếc và đượm chút mỉa mai bản thân mình (Lão Hạc) vì nghèo mà bán chó đi. - GV Lưu ý HS: Trong văn chương tác giả dùng cách nói giảm nói tranh để phản ánh đúng tâm trạng nhân vật đó còn gọi là nghệ thuật như ở VD trên. - GV: Đôi khi những điều cần nói thẳng mà cứ nói giảm nói tránh thì lại bất lợi.Nói như vậy là nói lòng vòng. + VD: “ Giặc chết như rạ” Mà lại nói: “Giặc qui tiên như rạ” Thì không phù hợp. - GV cho HS làm nhanh BT sau: Cho biết giá trị biểu cảm trong các cách nói giảm nói tránh sau: + Bác Dương thôi đã thôi rồi. (Nguyễn Khuyến) -Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu đời đắng cay. Ca dao. -HS làm, GV sửa lại. *HĐ2:GV hướng dẫn HS làm BT ở SGK-trang 108. - HS đọc, nêu yêu cầu BT1. + Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống/…/ : đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa. - GV Treo bảng phụ để HS tiện điền từ. - HS thảo luận nhóm rồi lên bảng làm, dưới lớp theo dõi, nhận xét. GV sửa. - HS đọc và nêu yêu cầu BT2. + Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? -GV treo bảng phụ, HS làm (có thể khoanh tròn vào câu em chọn). -HS đọc nêu yêu cầu BT3. + Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như trong trường hợp bài tập 3 để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau. - HS làm, HS khác nhận xét, GV sửa. I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh: (21 phút) 1. Đọc VD trên bảng và nhận xét các từ in đậm - Vì vậy, tôi…sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào… ngột. (Hồ Chí Minh,Di chúc) - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) -Lượng con ông Độ đây mà…Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) - Các từ in đậm trên đều có nghĩa chỉ cái chết. - Cách dùng như thế là để tránh đi phần nào sự đau buồn. 2.Đọc VD và nhận xét từ in đậm - VD - Dùng từ bầu sữa để tránh sự thô tục. 3. Đọc VD và so sánh - Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. - Cách nói 2 tế nhị, nhẹ nhàng hơn cách nói 1. * Ghi nhớ – SGK. II. Luyện tập: (15 phút) Bài tập 1: - Các từ cần điền theo thứ tự sau: a. Đi nghỉ, b.Chia tay nhau, c. Khiếm thị, d. Có tuổi, e. Đi bước nữa. Bài tập 2 Câu phù hợp: + a2, b2, c1, d1, e2. Bài tập 3 - Đặt câu theo mẫu: + Bài văn của bạn dở lắm . " Bài văn của bạn chưa được hay lắm. + Giọng hát chua loét. " Giọng hát chưa được ngọt lắm. + Cấm cười to. " Xin cười nho nhỏ một chút. + Chị ấy xấu quá " Chị ấy có duyên đấy! + Nước da của cô ấy đen. " Nước da của cô ấy không được trắng lắm. Bài tập 4 (đã lồng ghép trong quá trình giảng) 4. Củng cố: 3 phút. - Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh? 5. Dặn dò: 1 phút. - HS về nhà học bài, sưu tầm nhiều câu văn, thơ có sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh. - Về đọc bài và soạn bài: “Câu ghép.” IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 40 Noi giam noi tranh.doc