I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Qua đoạn trích , thấy được bộ mặt tàn bạo bất nhân của chế độ XH PK áp bức bóc lột và tình cảnh thống khổ của người nông dân
- Cảm nhận được cái qui luật của h/ thực : có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Bước đầu thấy được n/thuật kể chuyện đặc sắc của Ngô Tất Tố
II .CHUẨN BỊ :
GV : Đọc sách tham khảo , tìm tư liệu về tác giả, soạn giáo án
HS : Đọc VB , soạn bài theo câu hỏi SGK
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1 . ỔN ĐỊNH (1 ) Kiểm diện sĩ số -- Kiểm tra tư thế HS
2 . KIỂM TRA ( 5 )
? Phân tích nhân vật bà cô bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ ?
? Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua những chi tiết nào ?
3 . BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI (1 )
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng . Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật , nhưng đặc biệt là trên lĩnh vực văn học . Ông đựơc coi là nhà văn của nông dân, là cây bút phóng sự và là nhà viết tiểu thuyêt nổi tiếng . Tác phẩm Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố đồng thời là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng . TP lấy đề tài từ 1 vụ thuế ở 1 làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, qua đó phản ánh XH nông thôn đương thời 1 cách tập trung , điển hình nhất .Trong Tắt đèn, nhân vật chính chị Dậu đã được miêu tả 1 cach chân thực, cảm động về số phận khổ cực bị áp bức và nhân phẩm cao đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập xuống bùn đen . Đoạn trích Tức nước vỡ bờ sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 29347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8: Tức nước vỡ bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày soạn : 10 / 9 / 06
BÀI 3 Tiết 9
NGÔ TẤT TỐ
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Qua đoạn trích , thấy được bộ mặt tàn bạo bất nhân của chế độ XH PK áp bức bóc lột và tình cảnh thống khổ của người nông dân
- Cảm nhận được cái qui luật của h/ thực : có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Bước đầu thấy được n/thuật kể chuyện đặc sắc của Ngô Tất Tố
II .CHUẨN BỊ :
GV : Đọc sách tham khảo , tìm tư liệu về tác giả, soạn giáo án
HS : Đọc VB , soạn bài theo câu hỏi SGK
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1 . ỔN ĐỊNH (1 ) Kiểm diện sĩ số -- Kiểm tra tư thế HS
2 . KIỂM TRA ( 5 )
? Phân tích nhân vật bà cô bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ ?
? Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua những chi tiết nào ?
3 . BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI (1 )
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng . Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật , nhưng đặc biệt là trên lĩnh vực văn học . Ông đựơc coi là nhà văn của nông dân, là cây bút phóng sự và là nhà viết tiểu thuyêùt nổi tiếng . Tác phẩm Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố đồng thời là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng . TP lấy đề tài từ 1 vụ thuế ở 1 làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, qua đó phản ánh XH nông thôn đương thời 1 cách tập trung , điển hình nhất .Trong Tắt đèn, nhân vật chính chị Dậu đã được miêu tả 1 cacùh chân thực, cảm động về số phận khổ cực bị áp bức và nhân phẩm cao đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập xuống bùn đen . Đoạn trích Tức nước vỡ bờ sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5
HOẠT ĐỘNG 1
I . ĐỌC -- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
+Đọc phần giới thiệu SGK
+ Nêu yêu cầu đọc VB :
Đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là khi đọc ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.
+ Hướng dẫn các em tìm hiểu chú thích , giải thích thêm 1 số từ cũ : sưu, cai lệ, xái, lực điền, hầu cận
Đọc theo y/ cầu
Theo dõi chú thích
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm theo SGK
Nghe giảng
1. Tác giả : Ngô Tất Tô á là một học giả, một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng, đựơc Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
2. Tác phẩm
Tắt đèn là t/phẩm tiêu biểu nhất của ông. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích chương 13 của TP.
HOẠT ĐỘNG 2
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
6
+ Xác định VB gồm 2 tuyến n/vật, cần phân tích theo hướng n/vật và diễn biến tình tiết .
? Theo dõi phần giới thiệu và đọc VB, hãy cho biết hoàn cảnh câu chuyện như thế nào ?
? Trong mùa sưu thuế, cảnh nhà chị Dậu ra sao?
? Có nhận xét gì về điều này ?
Tlời
-- Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất, bọn quan lại và tay sai ra sức đánh bắt người để tróc thuế .
-- Chị Dậu dù đã phải bán con bán chó, cả gánh khoai để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí còn bắt chị phaỉ nộp cả suất sưu của người em chồg đã chết nên chồng chị vẫn là người thiếu thuế .
E Bất công, tàn nhẫn
1 . Tình thế của chị Dậu
-- Bọn thống trị ra sức bắt thuế .
-- Anh Dậu thiếu 1 suất thuế của người em đã chếtõ.
? Khi bọn tay sai xông đến, chị đang làm gì ?
-- Khi bọn tay sai xông đến, chị đang rón rén bưng bát cháo đến cho chồng ăn.
? Tình hình anh Dậu như thế nào ?
? Trước hoàn cảnh này, chị Dậu phải làm gì ?
-- Anh đang ốm lại bị trói phơi nắng ngoài đình, tưởng đã chết từ đêm qua, nếu lại bị đánh trói lúc này thì khó sống .
-- Chị phải bảo vệ được mạng sống của chồng .
-- Anh đang ốm lại bị đánh trói ngoài đình, tưởng chết .
-- Chị phải bảo vệ chồng .
? Nhận xét cái cách chị chăm sóc chồng, em thấy chị là người nt nào ?
-- Chị hết lòng thương yêu chồng, dịu dàng, tình cảm chăm sóc anh .
6
? Giữa lúc đó, điều gì đã xảy ra ?
? Trong đó nổi bật là n/vật nào ? Cai lệ là chức gì ? Chức đó có to ko ?
? Hắn có mặt ở làng Đông Xá để làm gì ?
? Vì sao hắn và tên người nhà Lí trưởng xông vào nhà anh Dậu ?
? Hắn đã làm gì ? Ngòi bút TG đã khắc hoạ hình ảnh hắn như thế nào ?
? Người bị hắn hành hung là ai ?
GIẢNG : Toàn bộ ý thức của hắn chỉ là ra tay đánh trói người thiếu thuế. Vì vậy hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà ko hề bận tâm về việc anh đang ốm nặng tưởng có thể chết đêm qua. Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin tha thiết, lễ phép , có tình có lí của chị Dậu mà đáp laiï bằng những lời chửi thô tục, những hành động đểu cáng, hung hãn, táng tận lương tâm .
? Qua đó có thể thấy cai lệ là người như thế nào ?
? Có thể hiểu gì về bản chất XH cũ từ hình ảnh tên Cai lệ
?Khi thấy bọn tay sai đến, thái đôï của chị là gì
? Tại sao chị lại hạ mình như vậy ?
Bổ sung :Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh phép nước để ra tay, chồng chị chỉ là nông dân thấp cổ bé họng lại đang là người thiếu thuế, chị muốn ngọt nhạt để chúng tha cho chồng chị .
? Khi thấy tên Cai lệ vẫn ko
thèm nghe chị van xin, cứ xông vào anh Dậu vàcòn đánh chị, chị có tiếp tục nhịn nữa ko ?
? Chị đã phản ứng như thế nào ?
GIẢNG :Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá mày - bà và tỏ ra ko còn chút sợ hãi nào . Chị đã quật ngã 2 tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng
? Do đâu mà chị có sức mạnh lạ lùng có thể đánh ngã được 2 gã tay sai như vậy ?
Nâng cao : Cái gốc của lòng căm hờn chính là lòng yêu thương .Với tình yêu thương chồng mãnh liệt muốn bảo vệ chồng, chị đãvùng lên dạy cho 2 kẻ tay sai 1 bài học lớn .
? Bọn tay sai lúc này như thế nào ?
? Qua đoạn trích này , em có nhận xét gì về tính cách chị Dậu ?
? Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ của
đoạn trích ?
CHỐT : Ngô Tất Tố muốn chứng minh chân lí : Con đường sống của q/ chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh, ko thể là con đường nào khác .
TÍCH HỢP
? Tìm những bài ca dao đã học năm lớp 7 có nội dung phản kháng tố cáo XH cũ?
? Nêu vắn tắt giá trị nghệ thuật của đoạn trích ?
MỞ RỘNG : Ngôn ngữ tác phẩm chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày rất bình dị của đời sống , mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, bộc lộ được tính cách : lời nói của Cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng , chị Dậu khi thì thiết tha, mềm mỏng, khi thì đanh thép quyết liệt, lời bà hàng xóm thì hiền hậu, thật thà... Khẩu ngữ của quần chúng nông dân được nhà văn sử dụng nhuần nhuyễn, đậm đà hơi thở sự sống
HOẠT ĐỘNG 3
? Đọc VB Tức nước vỡ bờ, em hiểu gì về bản chất của chế độ XH cũ TDPK ?Số phận người nông dân đặc biệt là người phụ nữ trong XH ấy ? Qua đó toát lên điều gì về phẩm chất của họ
HOẠT ĐỘNG 4
-- Bọn tay sai xuất hiện .
-- Nổi bật là tên cai lệ .
-- Cai lệ là viên cai chỉ huy 1 tốp lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha chỉ là chức quan thấp nhất trong quân đội chế độ Td Pháp .
-- Hắn là tên tay sai đến để tróc thuế người dân .
-- Anh Dậu còn thiếu suất thuế của người em đã chết từ năm ngoái .
-- Hắn sầm sập tiến vào, trợn ngược 2 mắt chửi chị Dậu : Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? ...rồi hầm hè đe doạ : Nếu ko có tiền nộp sưu cho ông , ông dở cả nhà mày đi ...
-- Hắn sai trói anh Dậu , khi tên kia còn lóng ngóng thì hắn đùng
đùng giật phắt cái thừng, chạy đến bịch vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh, bị chị ngăn cản, hắn tát vào mặt chị đánh bốp ...
-- Hắn ko cần biết anh Dậu là người ốm nặng, chị Dậu là phụ nữ yếu đuối .
-- Hắn hung dữ, đánh trói người là nghề của hắn, hắn lại nhân danh nhà nước phép nước để hành động nên ko hề ngần ngại .
à Là kẻ hống hách, thô bạo, ko còn nhân tính .
Thảo luận nhóm
E XH cũ bất công, tàn ác, tồn tại trên cơ sở bất nhân bạo ngược .
TLời :
-- Ban đầu chị cố van xin tha thiết: Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nên mới lôi thôi như thế...Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất.
-- Chị là người hiền lành , nhẫn nhục, quen lễ phép.
-- Không, chị tức quá, ko thể chịu được, liều mạng cự lại
-Chị thay đổi cách xưng hô " ông -- tôi " và cự lại bằng lí lẽ :
" Chồng tôi đau ốm, ông ko được phép hành hạ."
-- Đến khi tên kia tát vào mặt chị, và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đãõnghiến 2 hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
-- Sau đó chị đã lần lượt quật ngã 2 tên tay sai, túm cổ tên Cai lệ ấn giúi ra cửa, ngã chỏng quèo, và vật nhau với tên người nhà lí trưởng , túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm .
-- Do lòng căm hờn .
-- Hai kẻ tay sai hung hãn trở thành những kẻ thảm bại, hài hước xấu xí .
-- Chị Dậu vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng khi bị đẩy tới cùng đường đã vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt .
Thảo luận nhóm
E Có áp bức, có đấu tranh
HS có thể nêu 1 số
bài ca dao đã học như :-- Con cò chết rũ trên cây..
-- Cậu cai nón dấu lôg gà...
--Thương thay thân phận con tằm..
-- Gía trị nghệ thuật :
+ Xây dựng nhân vật chân thực tính cách đối lập rõ nét ( Chị Dậu> < Cai lệ )
+ Miêu tả đoạn chị Dậu cự lại bọn tay sai rất sinh động, linh hoạt
+ Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân
vật rất đặc sắc .
Nghe giảng
HOẠT ĐỘNG 3
HS dựa vào ghi nhớ SGK phát biểu.
HOẠT ĐỘNG 4
2. Hình ảnh tên Cai lệ
-- Tay sai chuyên nghiệp .
-- Nhân danh nhà nước để tróc thuế .
-- Vô cớ chửi dân rất
thô tục .
-- Hành hung người.
è Tàn bạo không chút tính người là hiện thân của XH cũ bất nhân.
3 .Diễn biến tâm trạng chị Dậu
-- Van xin thiết tha
-- Không thể chịu đựng được nữa , chị đã liều mạng cự lại .
- Thay đổi cách xưng hô .
-- Quật ngã cả 2 tên tay sai .
è Chị vốn dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tình yêu thương và tiềm tàng tinh thần phản kháng mãnh liệt .
4 . Nghệ thuật :
-- Xây dựng nhân vật đối lập, chân thực .
Chị Dậu >< Cai lệ
-- Chi tiết sinh động , linh hoạt .
-- Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật rất đặc sắc .
III. BÀI HỌC:
Ghi nhớ SGK
IV. LUYỆN TẬP
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
+ Học bài, tập phân tích nhân vật chị Dậu
+ Làm bài tập 6*
+ Soạn bài Lão Hạc
RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 17 / 9 / 06
Tiết : 10
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Hiểu được khái niệm đoạn văn , từ ngữ chủ đề, câu chủ đề,quan hệ giữa các câu trong đoạn vănvà cách trình bày nội dung đoạn văn .
- Có kĩ năng viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
- Có ý thức học tập và rèn luyện tiếng Việt .
II . CHUẨN BỊ :
GV : Đọc sách tham khảo, SGV, soạn giáo án
HS : Học bài cũ, xem bài trước
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1 . ỔN ĐỊNH : (1) Kiểm diện sĩ số
2 . KIỂM TRA : (5)
? Bố cục của văn bản là gì ? Một VB thường có bố cục mấy phần ?
? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
? Nêu các cách sắp xếp nội dung phần thân bài ?
3 . BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI : (1)
Từ năm lớp 6, lớp 7 các em đã làm quen với việc thực hành viết các kiểu đoạn văn trong các loaị VB : đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả , đoạn văn nghị luận... Năm lớp 8 này , các em sẽ hiểu thêm khái niệm về đoạn văn, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn . Đó cũng là nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:
+ Gọi HS đọc VB Ngô Tất Tố và TP Tắt đèn
HOẠT ĐỘNG 1:
Đọc VB
I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN?
7
? VB trên gồm mấy ý ?
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?
? Một VB thường có bao nhiêu đoạn văn ?
? Đoạn văn có bao nhiêu câu? Mỗi đoạn văn phân biệt với nhau bằng hình thức nào ?
? Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn
TLời :
-- VB gồm có 2 ý
-- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn .
-- Dấu hiệu : mỗi đoạn văn có ý chủ đề, có hình thức bắt đầu bằng việc viếtù hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng chấm xuống dòng .
Nêu các đặc điểm của đoạn văn (như nội dung ghi nhớ1)
+Đoạn văn là đơn vị trực tiếp taọ nên VB, thường do nhiều câu tạo thành .
+ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
Có đoạn văn nào kobiểu đạt 1 nội dung cụ thể không ?
.Thảo luận nhóm
.
HOẠT ĐỘNG 2
+ Đọc lại đoạn văn 1
?Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn ?
HOẠT ĐỘNG 2
Nghe đọc
TLời
-- Từ ngữ : Ngô Tất Tố
II .TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
6
CHỐT : Đó là từ ngữ chủ đề trong đoạn văn
? Làm thế nào các em nhận biết được đó là từ ngữ chủ đề ?
-- Vì nó được lặp đi lặp lại nhiều lần để duy trì đối tượng biểu đạt .
-- Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng Ngô Tất Tố .
+ Từ ngữ chủ đề :
là các từ ngữ thường dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần để duy trì đối tượng biểu đạt .
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Tìm câu then chốt của đoạn văn ?
CHỐT : Đó là câu chủ đề
? Vậy câu chủ đề có đặc điểm gì về nội dung ?
?Về hình thức cấu tạo ?
?Về vị trí trong đoạn văn?
Nói thêm : câu chủ đề có khi đứng cuối đoạn văn .
Đọc thầm
TLời :
-- Ý khái quát của đoạn 2 là nói về TP Tắt đèn của Ngô Tất Tố .
-- Câu nêu lên ý khái quát đó là câu 1 : TP Tắt đèn là TP t/ biểu của Ngô Tất Tố.
-- Câu chủ đề mang nội dung khái quát của cả đoạn .
--Về hình thức có lời lẽ ngắn gọn , đủ 2 thành phần chính : CN & VN
-- Vị trí : đứng đầu đoạn văn
+ Câu chủ đề mang nội dung khái quát , lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn .
? Từ đó hãy cho biết thế nào là từ ngữ và câu chủ đề
Đọc ghi nhớ ý 2
HOẠT ĐỘNG 3
CHUYỂN Ý :
Nội dung đoạn văn có thể được trình bàybằng nhiều cách khác nhau .
? Hãy phân tích và cho biết cách trình bày ý của 2 đoạn văn 1 và 2 trên có giống nhau ko ?
HOẠT ĐỘNG 3
TLời :
-- Đoạn 1 ko có câu chủ đề mà chỉ có từ ngữ chủ đề .
-- Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn là tương đương, bình đẳng .
-- Ý của đoạn văn đựơc triển khai theo trình tự bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung .
-- Đoạn 2 có câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu còn lại đứng sau nó và giải thích, minh hoạ cho nó.
III . CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG Đ/ VĂN
8’
GIẢNG : -- Cách trình bày như đoạn 1 là cách song hành .
-- Cách trình bày như đoạn 2 là cách diễn dịch .
+ Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các cách :
-- Song hành
-- Diễn dịch
+ Đọc đoạn văn (b)
? Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào ?
-- Đoạn văn b có câu chủ đề đó là câu cuối : như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệùp lục chứa trong thành phần tế bào .
? Nội dung đoạn văn trình bày theo trình tự nào ?
-- Cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể đến ý chủ đề .
-- Qui nạp
HOẠT ĐỘNG 4
HOẠT ĐỘNG 4
IV .LUYỆN TẬP
BÀI TẬP 1
+ Goiï HS đọc VB SGK
Đọc VB
BÀI 1
4
+VB có thể chia thành mấy ý ? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn ?
TLời
-- VB có 2 ý .
-- Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn .
+ Đoạn 1 : Thầy đồ được chủ nhà nhờ viết văn tế cho vợ, vì lười, thầy chép lại bài văn tế của bố mình .
+ Đoạn 2 : Bài văn tế bị mọi người cười, chủ nhà trách, thầy còn cố cãi bừa .
-- VB Ai nhầm có 2 ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn .
7
BÀI 2 :
? Đoạn văn a trình bày nội dung theo cách nào ?
Thảo luận nhóm
-- Đoạn a : Diễn dịch
BÀI 2
Đoạn a :Diễn dịch
? Đoạn b ?
-- Đoạn b : Song hành
-- Đoạn b : Song hành
? Đoạn c ?
-- Đoạn c : Song hành
-- Đoạn c: Song hành
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
? Thế nào là đoạn văn ?? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề ? Nêu các cách trình bày nội dung trong đ/văn ?- Học bài nắm được nội dung kiến thức ;- Làm bài tập 3, 4; -- Chuẩn bị tiết sau làm bài viết tại lớp ( Văn Tự sự )
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :16 / 9 / 06
Tiết 11, 12
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh :
- Ôn lại về cách viết bài văn tự sự ; chú ý tả người , kể việc kể những
cảm xúc trong tâm hồn mình .
- Luyện tập viết đoạn văn theo các cách đã học đồng thời viết thành bài văn hoàn chỉnh .
II . CHUẨN BỊ :
GV : Chọn đề , chuẩn bị đáp án
HS : Ôn tập , chuẩn bị dụng cụ học tập để làm bài
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1 . ỔN ĐỊNH : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS
2. KIỂM TRA (2 ) Dụng cụ học tập và tư thế chuẩn bị tiết học
3 . BÀI LÀM
GV GHI ĐỀ :
HS chọn 1 trong 2 đề sau
1. Kể laiï những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học .
2. Người ấy (bạn, thầy, người thân... ) sống mãi trong lòng tôi .
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
MỞ BÀI : Ghi lại những ấn tượng sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học (Thời gian
bối cảnh, những chi tiết đặc biệt gợi nhớ... )
THÂN BÀI : Diễn biến ( Có thể theo trình tự thời gian )
-- Cảm xúc trong đêm trước ngày khai trường (hồi hộp, lo lắng vui mừng … )
-- Trước giờ đi học (ăn uống, chuẩn bị cặp sách...)
-- Được bố (me , anh chị...) dẫn đi học, cảm giác trên đường đi (vui, tự hào vì mình đã lớn, quan trọng hẳn lên, thấy con đường đến trường bỗng trở nên khác hẳn ( hoặc trở nên gần gũi, thân quen hơn ...)
-- Những ấn tượng trong sân trường ( thấy rất đông người, nhiều bạn nhỏ cùng lứa tuổi, ai cũng ăn mặc đẹp, các thầy cô giáo oai nghiêm, các bậc phụ huynh ai cũng ân cần, dịu dàng...)
-- Khi vào lớp (thầy cô lạ, bạn bè chưa quen, lớp học có nhiều tranh ảnh...)
-- Tâm trạng trong lớp (hồi hộp, nhớ nhà, nhớ người thân, lo sợ vẩn vơ..)
KẾT BÀI :
Ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm đáng nhớ nhất của tuổi ấu thơ .
ĐỀ 2
MỞ BÀI : Giới thiệu về người ấy (có thể là bạn, thầy, người thân ...), người đã để lại trong lòng em1 kỉ niệm khó phai .
THÂN BÀI :
-- Đặc điểm về ngoại hình (mặt mũi, tầm vóc, dáng điệu, giọng nói...)
-- Những nét riêng về tính cách (tính tình, thái độ đối với mọi người, thái độ và cách đối xử với em, cách giải quyết các vấn đề trong đời sống...)
-- Kỉ niệm sâu sắc giữa em và người đó(vui, buồn, ân hận , cảm động...)
KẾT BÀI : Nêu tình cảm, ý nghĩ đối với người ấy.
BIỂU ĐIỂM
-- ĐỀ 1 : HS có thể dựa vào những gợi ý của VB Tôi đi học để viết
-- ĐỀ 2 : là kiểu đề chưa trọn vẹn . Hai chữ Người ấy hàm ý dành cho các em một nhân vật cụ thể mà em sẽ chọn . Cụm từ sống mãi trong lòng tôi là 1gợi ý về lời văn kể theo ngôi thứ nhất, đồng thời cũng nhấn mạnh tới một kỉ niệm khó phai về người ấy .
+ Điểm 9 -- 10
-- Bài làm súc tích về nội dung, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc .
--Không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp .
+Điểm 7 -- 8
-- Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, có hình ảnh, mạch lạc .
-- Sai một số lỗi chính tả, ngữ pháp .
+Điểm 5- -6
--Nội dung đầy đủ, văn viết rõ ràng .
-- Sai hơn 5 lỗi chính tả, ngữ pháp .
+ Điểm 3- - 4
-- Nội dung sơ sài, văn lủng củng, diễn đạt hạn chế .
-- Sai nhiều lỗi các loại .
+ Điểm 1 -2
Bài kém về tất cả các mặt
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 8 tuan 3.doc