Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện - chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
Mục tiêu:
Giáo viên: Nghiên cứu soạn giáo án, ảnh tác giả.
Học sinh: Đọc trước văn bản, soạn bài.
Mục tiêu:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6631 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Bài: Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nguyễn Thành Long)
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
¡ Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện - chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
¡ Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
¡ Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
Mục tiêu:
Giáo viên: Nghiên cứu soạn giáo án, ảnh tác giả.
Học sinh: Đọc trước văn bản, soạn bài.
Mục tiêu:
Nội dung
Hoạt động của Thầy.
Hoạt động của Tro.ø
Hoạt động 1: (7’)
Khởi động:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Làng
(Kim Lân)
Bài mới :
Lặng lẽ Sapa
(Nguyễn Thành Long).
-Kiểm diện.
-Kiểm tra:
+Chủ đề chính của truyện Làng là gì ? Những thành công nổi bật của tác giả trong truyện “Làng” ?
+Hãy phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai?.
-Nhận xét. Giới thiệu bài mới: Dân Việt Nam có truyền thống yêu nước. Trong chiến tranh, nhân dân anh dũng chiến đấu, khi miền Bắc hòa bình, họnhiệt tâm lao động xây dựng Tổ quốc, góp phần chi viện, miền Nam đánh Mỹ, giới thiệu “Lặng lẽ SaPa”.
- Lớp trưởng báo cáo.
-Cá nhân trả lời các câu hỏi (phần ghi nhơ và bài ghi).
-Nghe giới thiệu, ghi tựa bài.
Hoạt động 2: (70/ )
Đọc - hiểu văn bản
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Thành Long (1925 -1991) Duy Xuyên - Quảng Nam, nhà văn chuyên viết truyện ngắn và ký.
2. Tác phẩm:
“Lặng lẽ SaPa” viết 1970, sau chuyển đi Lào Cai của tác giả, trong tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
3. Đại ý: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Yêu cầu học sinh căn cứ vào chú thích * và sự chuẩn bị bài ở nhà hãy nêu tóm tắt:
Tiểu sử tác giả.
Giới thiệu tác phẩm.
-Tổng kết ý học sinh, ghi bảng.
-Cho học sinh xem ảnh tác giả.
Hỏi:
+Em đã đọc bài trước ở nhà, hãy cho biết: Truyện nhằm ca ngợi ai? Điều gì?
-Giảng bổ sung, hướng dẫn HS ghi.
- Cá nhân giới thiệu những nét khái quát về tác giả.
(Căn cứ chú thích *)
- Cá nhân căn cứ chú thích giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
-Cá nhân nêu đại ý truyện.
- Lớp góp ý, bổ sung.
-Nghe giảng, ghi bài.
II. Phân tích :
1. Tình huống chung về đoạn trích :
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của nhà họa sĩ, cô gái với anh thanh niên . Cốt truyện đơn giản.
-Nhân vật chính: Anh thanh niên.
- Văn trần thuật, ngôi kể: 3.
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Đọc mẫu: “Chúng ta ... ta kia”.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn in chữ to, tóm tắt đoạn chữ nhỏ và đọc tiếp đoạn chữ to.
Hỏi:
+Em hãy cho biết tình huống cơ bản của truyện là gì ?
+Em có nhận xét gì về cốt truyện ?
+Có mấy nhân vật trong truyện ? Ai là nhân vật chính ?
+Truyện biểu đạt theo phương thức nào là chính ? Ngôi kể thứ mấy ?
- Giảng tổng kết - chuyển ý.
- Nghe GV hướng dẫn đọc.
- Nghe đọc, theo dõi SGK.
-Đọc tiếp theo yêu cầu của GV.
-Trao đổi với bạn cùng bàn và trả lởi câu hỏi.
-Cá nhân đáp (cốt truyện đơn giản)
-Cá nhân trả lời hai câu cuối như bên nội dung.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
Tiết 2
2. Nhân vật anh thanh niên:
- Hiện ra qua suy nghĩ đánh giá của các nhân vật khác và của chính nhân vật.
-Làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2.600m “Cháu ở đáy ... chiến đấu”
- Công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sống một mình, rất cô độc.
-Ý thức trách nhiệm cao hiểu sự ích lợi của công việc.
-Yêu nghề, suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc: “Khi ta làm việc ... chết mất”.
-Chủ động tổ chức sắp xếp cuộc sống, học tập: (đủ, đẹp, ngăn nắp, không buồn tẻ, tiến bộ).
- Tính tình cởi mở, chân thành, chu đáo, khiêm tốn.
ã Hình ảnh người lao động mới với những nét đẹp về tình cảm, tinh thần.
2. Ông họa sĩ già :
-Là điểm nhìn trần thuật của tác giả.
-Là người từng trải, am hiểu nghệ thuật.
-Đi săn tìm đối tượng vẽ.
-Gặp anh thanh niên, ông say mê, bối rối, bất ngờ vì gặp đối tượng săn tìm.
3. Cô gái trẻ :
-Kỹ sư nông nghiệp mới ra trường.
-Bất ngờ gặp anh thanh niên cô suy nghĩ đúng hơn về tình yêu, công việc, cuộc sống.
-Cô biết ơn và trân trọng người bạn mới (đồng cảm).
4. Các nhân vật khác :
-Bác lái xe, kỹ sư vườn rau, cán bộ nghiên cứu khoa học ...
- Góp phần tạo sự hấp dẫn khắc họa nhân vật chính làm rõ chủ đề truyện.
Hỏi:
+Nhân vật trong tác phẩm, theo lời tác giả là “một bức chân dung”, theo em đó là ai ? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?
+Hoàn cảnh sống của anh thanh niên ra sao ? Công việc của anh là gì ?
+Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
+Động cơ nào giúp anh thanh niên vượt qua khó khăn ?
* Gợi ý: Anh suy nghĩ về công việc như thế nào ? Anh sắp xếp, tổ chức cuộc sống ra sao ?
+Ngoài những suy nghĩ của anh thanh niên về công việc, em còn tìm thấy những nét đẹp nào khác của anh thanh niên.
+Em cảm nhận thế nào về tính tình nhân vật chính của truyện?
+Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn giới thiệu với chúng ta điều gì?
-Tổng kết, hướng dẫn HS ghi.
- Giảng bình về nhừng người lao động mớiđể bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, liên hệ những gương lao động thực tế.
- Diễn giảng điểm nhìn trần thuật ?
Hỏi:
+Theo em, ông họa sĩ có những nét nổi bật nào?.
+Mục đích chuyến đi này của ông là gì?
+Thái độ, suy nghĩ của ông như thế nào, khi gặp anh thanh niên ?
-Giảng bình: Qua cái nhìn từng trải, say mê của họa sĩ, tính càch anh thanh niên được khắc họa đậm nét hơn.
-Tổng kết , hướng dẫn HS ghi.
Hỏi:
+Công việc của cô gái là gì ?
+Sau khi gặp anh thanh niên, cô gái có nhiều thay đổi về tư tưởng, tình cảm như thế nào ?
+Tình cảm của cô gái đối với anh thanh niên như thế nào ?
-Giảng bình: Cô gái trẻ đồng cảm, nhận ra ở anh thanh niên những điều tốt đẹp và học tập.
-Tổng kết, hướng dẫn HS ghi.
Hỏi:
+Ngoài những nhân vật đã phân tích, truyện còn có những nhân vật nào khác.
+Những nhân vật này góp phần thế nào cho việc xây dựng nhân vật chính và thể hiện chủ đề của truyện ?
-Tổng kết, hướng dẫn HS ghi.
-Trao đổi nhóm nhỏ cùng bàn và trả lời.
-Cá nhân trả lời (trên Yên Sơn 2.600m, làm công tác khí tượng)
-Cá nhân trả lời: Sống một mình, cô đơn, ...
-Cá nhân căn cứ nội dung văn bản để trả lời theo gợi ý của GV.
- Lớp góp ý bổ sung
-Cá nhân suy nghĩ từ cách tiếp khách, cách giới thiệu các gương lao động khác để trả lời.
-Cá nhân nêu cảm nhận riêng.
-Cá nhân nêu cảm nhận riêng.
-Nghe giảng, ghi bài.
- Nghe GV giảng, cảm nhận, liên hệ thực tế.
-Nghe giảng, hiểu.
-Cá nhân trả lời (là người yêu nghệ thuật...)
- Cá nhân trả lời: Đi tìm đề tài để vẽ.
- Cá nhân trả lời: Tìm gặp đối tượng, hứa sẽ trở lại, có ý vẽ anh...)
- Nghe GV giảng bình.
-Nghe giảng, ghi bài.
Cá nhân trả lời.
- Thảo luận nhóm, cá nhân nhóm phát biểu, lớp góp ý bổ sung.
-Cá nhân nhận xét (e lệ, quý mến).
-Nghe GV giảng, cảm nhận.
-Nghe giảng, ghi bài.
-Cá nhân dựa vào văn bản trả lời câu hỏi.
-Trao đổi nhóm 2, 3 HS và trả lời câu hỏi.
- Nghe giảng, ghi bài.
Hoạt động 3: ( 9’)
Tổng kết
III. Tổng kết :
-Nghệ thuật: Xây dựng tình huống hợp lí, kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự, trữ tình, bình luận.
âYếu tố trữ tình nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự việc, con người thể hiện ở: Tả cảnh thiên nhiên, cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cảm của nhân vậ.
-Nội dung: Văn bản khắc họa hình ảnh người lao động, khẳng định vẻ đẹp người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Hỏi:
+Nghệ thuật chính của văn bản là gì?.
+Văn bản trần thuật kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận. Em hãy chỉ ra yếu tố trữ tình trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng.
- Giảng tổng kết ý, hướng dẫn HS ghi phần nghệ thuật.
+Nội dung chính của truyện là gì ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và ghi bài.
-Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ.
-Nhóm thảo luận, ghi kết quả, nêu tác dụng và cá nhân nhóm phát biểu.
- Lớp góp ý.
- Nghe GV giảng, ghi.
-Cá nhân trả lời theo nội dung ghi nhớ nội dung và nghệ thuật.
-Đọc ghi nhớ, ghi bài.
Hoạt động 4: (4’)
Củng cố.
Dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại chủ đề của truyện.
-Dặn học sinh : Đọc “Chiếc lược ngà”. Tóm tắt văn bản, phân tích nhân vật theo gợi ý SGK.
- Cá nhân nhắc lại.
-Nghe GV dặn và thực hiện ở nhà.
File đính kèm:
- Lang le Sa Pa(1).doc