I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
giúp học sinh:
+Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
+Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, chi tiết chân thật, hình ảnh gợi cảm và cố đúc giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Rèn năng lực cảm thụ, phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bỗng
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
sách ngữ văn 9 và sách hướng dẫn giáo viên
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết 46: Đồng chí
Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tiết 48: Kiểm tra truyện trung đại
Tiết 49: Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng ... Trau dồi vốn từ)
Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự
Tuần 10
BÀI 10
ĐỒNG CHÍ
Tiết 46:
Chính Hữu
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
giúp học sinh:
+Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
+Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, chi tiết chân thật, hình ảnh gợi cảm và cố đúc giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Rèn năng lực cảm thụ, phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bỗng
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
sách ngữ văn 9 và sách hướng dẫn giáo viên
III/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.Phân tích các nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, quang niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật Vân Tiên.(3 học sinh)
3. Bài mới: qua các tác phẩm thuộc văn học trung đại, các em đã cảm nhận được tình bạn chân thật của nhà thơ Nguyễn Khiến. Cái”ta với ta” đo là hòa nhập với khuynh hướng sáng tác mớinơi các tác gỉa trong thời kì kháng chiến chống thực dân Phápvà nâng lên thành tình cảm mới lạ nơi những người chiến sĩ cách mạng- đó là tình đồng chí mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài thơ cùng tên của nhà thơ chính hữu
IV/ TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: đọc và tìm hiểu ghi chú+cho biết vài nét về tác giả
+Bài thơ được Chính Hữu viết trong hoàn cảnh nào?
+Học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:nhìn chung đọc chậm rãi để diễn tả cảm xúc .Ba dòng thơ cuối cần đọc chậm hơi và cao hơi để khắc họa biểu tượng người lính cách mạng.
+Sau khi đọc xong bài thơ,các em hãy cho biếtbài thơ có thể phân đoạn dựa trên mạch cảm xúc như thế nào?
Hoạt động 2:phân tích vẻ đẹp của tình đồng chíđược thể hiện trong bài thơ
Sáu câu đầu nói về cơ sở hình thành tình dồng chí của những người lính cách mạng .Các em hãy cho biết cơ sở ấy là gì.
+Chú ý đến cách nói sóng đôi
+Anh –Tôi-Anh với tôi như một sự kết dính và hình thành tình cảm lớn.
Em cónhận xét gì về vai trò và tác dụng của câu thơ thứ 7
Khắc họa tình đồng chí, một tình cảm mới mẻ nhưng không phải xa lạ nơi những người lính cách mạng thời chóng Pháp.
Chuyển ý:nếu như sáu câu thơ đầu là cội nguồn của tình đồng chí thì mười câu thơ kế tiếp là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình dồng chínơi những anh Bộ Đội Cụ Hồ.
Các em hãy đọc 10 câu thơ tiếp theo và cho biết tác giả đã viết tiếp những gì về tình đồng chí?
Thảo luận:Hình ảnh “thương nhau tay nắm lấy bàn tay “gợi cho em suy nghĩ gì về tình đồng chí.
Chuyển ý:
Bài thơ kiết thúc bằng hình ảnh rất đẹp “Đêm nay …… đầu súng trăng treo”
Thảo luận:cac em cảm nhận thế nào về bức tranh về tình đồng chí,đồng đội mà tác giả đã vẻ nên ở đây ?
Lời nhà thơ Chính Hữu:
“đầu súng, trăng treo ngoài hình ảnh bốn chử còn có nhịp diệu như nhịn lắc lư của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát .Nó nói lên một cái gì đó lơ lửng ở xa chứ không phải là buộc chặt ,suốt đêm vần trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc treo lơ lửng trên dầu mũi súng .những đêm phục kích chờû giặc , vần trăng đối với chúng tôi như một người bạn ;rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật …”
Hoạt động 4 :Hình ảnh người lính thời chống Pháp
Thảo luận :Qua bài thơ em biết gì về những anh bộ đội thời chống Pháp?
Hoạt động 5:Tổng kết bài thơ:
Nên nhận xét về giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
Đọc ghi nhớ trong sách gíao khoa
Hoạt đỗng 6: củng cố, luyện tập
Học sinh đọc lại bài thơ
Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
Hoạt động7 :dặn dò chuẩn bị bài Đòan thuyền đánh cá
+Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc.sinh năm 1926 tại Can Lộc Hà Tĩnh 1946 gia nhập trung đoàn Thủ Đô,hoạt động trong quân đội suối hai cuộc kháng chiến ,làm thơ tư1947,viết đề tài người lính
+Bài đồmg chí ra đời đầu 1948 sau chiến dịch Việt Bắc-Thu đông 1947 thể hiện tình cảm sau sắccủa những người đồng chí.
+Học sinh đọc theo hướng dẫn của gíao viên
+Ba đoạn
7 câu đầu :sự hình thành tình đồng chí
10 câu kế:sự thể hiện tình đồng chí
3 câu cuối:biểu tượng của tình đồng chí
Cơ sở hình thành tình đồng chí:
+Sự tương đồng ve à tình cảnh xuất thân nghèo khó
+sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh trong chiến đấu
+sư chan hòa và chia sẻ mõi gian lao , mọi niềm vui
Câu thơ chỉ có 2 tiếng, tạo nên một dấu nhấn , một sự phát hiện ,khẳng định ,như một bản lề kết dính đoạn đầu và đoạn hai
Tình đồng chí là sự kế thừa và nâng cao sự quen biết ,tình bạn, tình tri kỷ.
Sự thể hiệ của tình đồng chí:
+đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau
+đồng chí đó là cùng chia sẻ những gian lao của đời người lín, nhất la những cơn sốt run nười trán ướt mồ hôi.
Chú ý các câu thơ sóng đôi,đối ứng nhau
* Hình ảnh này như một sự khái quát tình đồng chí .Hình ảnh cô đọng giàu cảm xúc và liên tưởng như một tượng đài về tình đồng chí.
+Hiện thực:rừng đêm giá rét, ba hình ảnh người lính.Khẩu súng và ánh trăng đã gắn kết với nhau .
+tình đồng đội ,đồng chí đã giúp họ trải qua gian nan , nguy hiểm . Aùnh trăng cũng đã gắn bó như người bạn, người đồng đội
+súng và trăng vừa hiện thực vừa mộng mơthể hiện chất chiến đấu ,chất trữ tình ,sự lãng mạng cách mạng .
+dây là tượng đài về tình đồng chí mà những anh bộ đội Cụ Hồ xây dựng nên bằng những cống hiến hết mực của mình.
Học sinh thảo luận ,nêu nhận biết:
+xuất thân từ nông dân
+sẵn sàng hi sinh riêng tư vì nghĩa lớn
+Gắn bo ù với làng quê
+trải qua những thiếu thốn , gian khó , hiểm nguy
+gắn bó với nhau bằng tình đồng chí ,đồng đội sắc sâu
thơ bình dị , giàu cảm xúc thể hiện qua những câu thơ sóng đôi có sức khái quát cao.
Hình ảnh người lính thời chống Pháp bình di ,gỉan đơn hi sinh , chụi đựng vì nghĩa lớn
Chính tình đồng chí ,đồng đội thắm thiết đã giúp họ vượt qua mọi thử thách trên bước đường đi tới
Học sinh đọc và chép ghi nhớ vào vở.
I/ đọc và tìm hiểu chú thích
+Tác giả:
Trần Đình Cảnh, 1926. Can Lộc,Hà Tĩnh
+Hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến, viết đề tài người lính
+Hoàn cảnh sáng tác :tại nơi an dưỡng sau chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông1947
+Tác phẩm: Đầu súng trăng treo.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. vẻ đẹp của tình đồng chí:
+Sự hình thành tình đồng chí:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày trên sỏi đá
Anh với tôi … xa lạ …… quen nhau Súng bên sung đầu sát bên đầu
…chung chăn …… đôi tri kỷ
đồng chí!
+Sự thể hiện tình đồng chí:
Ruộng mương …gửi
Gian nhà không mặc kệ ……
Giếng nước gốc đa nhớ ……
Anh với t6i …cơn ớn lạnh …sốt run người
Aùo anh rách vai …
Quần tôi ……vài mảnh vá
Cười buốt giá
chân không giày
Tương nhau tay nắm lấy bàn tay
2. hìn tượng tình đồng chí
Rừng hoang sương muối
Đầu súng trăng treo
3hình ảnh anh bộ đội
Nông dân vì nghĩa lớn
Yêu làng quê
Chịu gian khổ hiểm nguy
Gắn bó bằng tình đồng chí
III/ Tổng kết :
Lời thơ bình dị
Câu thơ sóng đôi
Hình ảnh gợi t3a ,gợi cảm
Khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí
Ghi nhớ :sách gíao khoa
Tiết 47:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng người lái xe Truờng Sơn hiên ngang , dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ .
-Thấy được nét riêng của giọng điệu , ngôn ngữ ,của bài thơ.
-Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh , ngôn ngữ thơ.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Sách ngữ văn 9 và sách hướng dẫn giáo viên
III/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc 02 khổ thơ đầu hoặc 02 khổ cuối bài “Bếp Lửa”
Tại sao hồi ức của tác giả về Bà luôn gắn liền với hình ảnh của Bếp Lửa?
Đọc lại những câu thơ miêu tả nhựng kỷ niệm của tác giả đối với Bà ?Nhận xét về những hình ảnh miêu tả?
3. Bài mới:
Viết về Trường Sơn và những người lính Trướng Sơn là những đề tài trong dòng văn học thời chống Mỹ cứu nước . Cùng đồng hành với nhà thơ TỐ HỮU trong suốt chặng đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “ còn có biết bao nhà văn ,nhà thơ … Đặc biệt là PHẠM TIẾN DUẬT .Nhà thơ trẻ nổi tiếng với những bài thơ viết về Trường Sơn ,tiêu biểu là bài “Bài Thơ Về Đội Xe Không Kính”
IV/ TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
*HĐ 1 :Đọc & tìm hiểu chú thích .
-Đọc đọc tự nhiên sôi nổi tự hào
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật ?
?Tự đề bài thơ có gì độc đáo ?
?Có thể đặt tựa đề (những chiếc xe không kính “mà bỏ đi từ bài thơ được không ? vì sao?
* HĐ 2 : hình ảnh nhưng chiếc xe không kính
*Giới thiệu đề tài:Phạm Tiến Duật đã chọn một hình ảnh độc đáo:những chiếc xe không kính để chuyển tải chủ nghĩa anh hùng cách mạng .Đặc biệt là nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng lời phân trần của người lính lái xe về hiện tượng xe không kính.
?nhận xét gì về câu thơ mở đầu?
Nhưng trên tuyến đường Trường Sơn,không phải chỉ có những chiếc xe không kính , mà tình trạng những chiếc xe còn hơn thế nữa .Đó là những chiếc xe được miêu tả như thế nào ?
* Chuyển Ý:
? Theo em vì sao tác giả có thể miêu tả chân thâït
những chiếc xe không kính?
-Tác giả đã từng người lính lái xe ỏ Trường Sơn từng trực tiếp đương đầu với bom đạn chiến tranh từ hình ảnh những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt , tác giả đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe như thế nào?
* HĐ 2 : Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
Tuy lái những chiếc xe biến dạng vì bom đạn giặc Mỹ nhưng tư thế của người lính được miêu tả như thế nào.?
Không phải chỉ đương đầu với bom đạn, mà người lính còn phải đối mặt với những chiếc xe không kính bị tàn phá nặng nề.
?Thái độ của họ như thế nào trước những gian khổ ấy.
?Tuy nhà thơ không đề cập đến tình đồng đội đồng chí nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rất cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy.
?Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh &ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam của người lính ?Hãy đọc &phân tích hai câu thơ cuối cùng của bài thơ? Từ những chi tiết hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn
?Bài thơ đã thể hiện 1 phong cách sáng tác riêng rất độc đáùo của Phạm Tiến Duật.Em có đồng ý với nhận xét đó không vì sao?
HĐ 3 :Thảo Luận ? Từ hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, hãy nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
Cho HS đọc và ghi nhớ
HĐ 4 : Luyện Tập : Đọc diễn cảm bài thơ
-Làm bài tập 2 trang 140(về nhà)
-HS đọc theo hướng dẫn GV
-HS đọc chú dẫn & bổ sung ý
-HS nhận xét từ ngữ +đề tài
-HS nhận xét lần lượt từng nội dung
-Như câu văn xuôi với điệp từ”không”
-HS lần lượt phát hiện chi tiết trong bài thơ
-HS nhận xét dựa theo chú dẫn tác giả!
-HS đọc câu thơ khái quát tư thế lính
-HS trả lời theo bài thơ
-HS nhận xét từ ngữ”ừ thì …” trước những gian khổ
-HS nêu được chi tiết “chung bát đũa…”
-HS lần lượt phát biểu ,bổ sung
* Câu hỏi thảo luận :
-HS nêu suy nghĩ để hệ thống phần ghi nhớ
I . Đọc & tìm hiểu chú thích :
1.Tác giả :
- Nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ.
-Giọng thơ sôi nổi , tinh nghịch.
-“Những chiếc xe không kính “ àhiện thực chiến tranh.
-“Bài thơ “àchất thơ của hiện thực
II.Tìm Hiểu Bài Thơ
1.Những Chiếc Xe Không Kính
“không có kính…”
Bom giật,bom rung kính vỡ đi rồi
à nguyên nhân
“không có kính”
“không có mui xe”
àsự tàn phá khồc liệt của chiến tranh
2.Hình ảnh những chiến sĩ trường sơn
-“ung dung…’
-nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
à ung dung đương đầu vơí gian khổ
-“Bụi phun tóc trắng”
-“Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
àthiên nhiên khắc nhiệt ở Trường Sơn.
-“ừ thì … ừ thì …”
àngang tàng, bất chấp gian khổ
-…”cười ha ha …”
-… “bắt tay qua …”
à tình đồng chí ruột thịt
-“chỉ cần … một trái tim
“à ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam
-Hình ảnh thật
-Giọng thơ ngang tàng , nghịch ngợm
-Điệu thơ gần như với lời nói
à phong cách thơ
àphong cách người lính trẻ.
III.Ghi Nhớ :
IV.Luyện Tập :
-Đọc diễn cảm
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Tiết 48:
I-TRẮC NGHỊÊM (3đ):
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1à6 bằng cách khoanh tròn câu mà em chọn là đúng.
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc, Sinh dỗ dành:
-Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm.
Đứa con ngây thơ nói:
-Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như chatôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
-Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tác giả đoạn trích trên là ai?
a. Nguyễn Du b. Nguyễn Dữ c. Phạm Đình Hổ d. Ngô Gia Văn Phái
Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
a. Truyện b. Hồi kí c. Tuỳ bút d. Thơ
Ngôi kể trong đoạn trích là:
a. Ngôi thứ 1 b. Ngôi thứ 2 c. Ngôi thứ 3 d. Cả ba ngôi
Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
a. Lập luận b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Tự sự
Nội dung của đoạn trích là:
Việc Trương Sinh trở về b. Việc mẹ Trương Sinh mất
c. Nguyên nhân gây nên nỗi oan của Vũ Nương d. Ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương
6. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng nghĩa với “qua đời”
a. Từ trần, mất b. Lên đường, từ trần c. Khuất núi, qua sông d. Chết, cõi đời
Dựa vào nội dung sách ngữ văn 9 trả lời các câu sau từ câu 7à câu 12 :
7-Nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là :
a. Nghệ thuật so sánh b. Nghệ thuật ước lệ c. Nghệ thuật nhân hoá d. Dùng điển tích
8- Cuốn tiểu thuyết “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” gồm mấy hồi:
a. 20 hồi b. 17 hồi c. 15 hồi d. 14 hồi
9- “Truyền kì mạn lục” là:
a.Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền b.Ghi chép tản mạn những đìêu kì lạ
c.Ghi chép những điều kì lạ được lưu truyền d.Ghi chép những điều được lưu truyền
10-Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê Nhất thống chí” tái hiện sự việc gì :
a. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm hại của quân Thanh
b.Chiến thắng của vua Quang Trung
c. Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê
d. Sự thống nhất của vua Lê
11-Tác phẩm nào được viết bằng chữ Hán :
a. Truyện Kiều b. Chuyện người con gái Nam Xương
c. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh d. câu b và c đúng
12-Tả cảnh ngụ tình là :
a. Tả cảnh, tả tình b. Nói lên tình cảm của con người
c. Tả vẻ đẹp của cảnh, nỗi khổ của người d. Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng
II- TỰ LUẬN: (7đ)
1-Giới thiệu tác giả Phạm Đình Hổ (1đ)
2- Tóm tắt “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (2đ)
3-Chép thuộc lòng 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (2đ)
4-Diễn xuôi 4 câu đầu trong “Cảnh ngày xuân” thành một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên (2đ)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 49:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm vững, sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 ® 9 (sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nhắc lại những hình thức phát triển của từ vựng.
- Sự phát triển của từ vựng thật phong phú cả về chất lẫn về lượng, cho nên chúng ta cần trau dồi vốn từ như thế nào để rèn luyện kỹ năng diễn đạt?
3. Giới thiệu bài:
Để giúp chúng ta biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học: Từ sự phát triển của tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, cả thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội,... Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại bằng tiết tổng kết từ vựng này.
4. Tiến Trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Ôn lại các hình thức phát triển của từ vựng bằng cách điền vào ô trống của sơ đồ:
- GV gọi HS điền nội dung thích hợp vào ô trống trong SGK.
- HS tìm dẫn chứng minh họa cho những hình thức phát triển từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
+ Hình thức phát triển nghĩa của từ: dưa chuột – con chuột,
+ Hình thức tăng số lượng từ ngữ:
- Cấu tạo thêm từ ngữ mới: tiếp thị, thương hiệu, sách đỏ, thị trường tiền tệ, rừ phòng hộ, tiền khả thi...
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: Ôsin, Quô ta, SARS, internet.
* GV cho HS thảo luận vấn đề “Nếu không có sự phát triển của từ ngữ thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS phát biểu và GV chốt lại các ý sau:
+ Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ ngữ thì mỗi từ chỉ có một nghĩa. Do nhu cầu giao tiếp mỗi ngày một tăng thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây chỉ là giả định, không xảy ra đối với bất kỳ ngôn ngữ nào.
+ Nói chung ngôn ngữ nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả các hình thức đã nêu ở sơ đồ trên.
Hoạt động 2
Ôn lại khái niệm từ mượn
-Chọn nhận định c
-Hướng dẫn hs làm bài tập 3
Hoạt động 3
Cho hs ôn lại khái niệm từ Hán Việt
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 mục III SGK
Chọn cách hiểu b
* Hoạt động4: GV cho HS ôn lại khái niệm thuật ngữ và thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong cuộc sống ngày nay.
- Qua phát biểu của HS, GV chốt lại các ý như sau:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, trình độ dân trí của người Việt Nam không ngừng được nâng cao, vì vậy thuật ngữ giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nhu cầu giao tiếp, nâng cao tri thức của mọi người.
GV giúp HS ôn lại khái niệm biệt ngữ xã hội.
Hướng dẫn hs làm bài tập 3 mục IV SGK
Hoạt động 5: Trau dồi vốn từ
GV cho HS ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện để biết đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng của từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mình chưa biết để làm tăng vốn từ về số lượng.
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các từ ngữ đã cho - HS có thể đặt câu hỏi với các từ ngữ này để hiểu rõ hơn về nghĩa và cách sử dụng các từ ngữ này trong cuộc sống.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 mục V
GV đúc kết lại nội dung của bài học “Tổng kết từ vựng”.
I. Sự phát triển của từ ngữ tiếng Việt:
1. Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ:
-( dưa) chuột –( con) chuột.(một bộ phận của máy tính)
2. Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng từ ngữ.
+ Tạo thêm từ ngữ mới: Rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thiù.
+ Mượn từ ngữ nước ngoài:
in-tơ-net(intơnet), cô- ta(quota), (bệnh dịch)SARS…
II- Từ mượn
1-Từ vay mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn:
Săm, lốp, ga, xăng,phanh
2-Từ vay mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn:
a-xít(axit), ra-đi-ô(rađiô), vi-ta-min(vitamin)
III-Từ Hán Việt
Phi cơ, phi trường
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1-Thuật ngữ:
1. Khái niệm: Từ ngữ thể hiện khái niệmkhoa học kỹ thuật công nghệ.
2. Vai trò: Có tầm quan trọng trong thời đại KHKT phát triển mạnh mẽ.
2-Biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
Biệt ngữ XH: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
V.Trau dồi vốn từ:
1. Rèn luyện để biết rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng.
3. Giải thích và đặt câu với các từ : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khầu khí, môi sinh.
5. Dặn dò:
- Làm nốt các bài tập (nếu trên lớp không đủ thời gian).
- Học lại các khái niệm.
- Chuẩn bị xem trước bài ôn tập từ vựng tiếp theo.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 50:
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu thế nào là lập luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố lập luận trong văn bản đó.
- Luyện tập nhận diện các yếu tố lập luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố lập luận.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là miêu tả bên ngoài?
- Thế nào là miêu tả nội tâm?
- Chuyển thành đoạn văn tự sự đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, chú ý miêu tả rõ nội tâm Thúy Kiều.
3. Bài mới:
Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả phương thức lập luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một ý kiến. Đó chính là mục tiêu cần đạt và là nội dung bài học hôm nay.
4. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
?- Trước tiên ta cần nhắc lại khái niệm lập luận. Theo em thế nào là lập luận?
- Trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có lô gíc nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề.
- Để hiểu vai trò của lập luận trong văn bản tự sự, các em hãy đọc đoạn trích 1 và 2 trang 137, 138. Học sinh đọc.
?- Căn cứ vào cách hiểu lập luận trên, các em hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ có tính chất lập luận, nhận xét về cách lập luận trong hai đoạn trích nói trên.
- Dãy A chuẩn bị trả lời câu hỏi về đoạn 1, dãy B trà lời câu hỏi về đoạn 2.
- HS tìm, trả lời dựa trên câu hỏi gợi ý (Lời của ai với ai? Thuyết phục điều gì?).
Đoạn 1:
Nêu vấn đề: không tìm hiểu người xung quanh thì luôn có cớ tàn nhẫn với họ.
Phát triển vấn đề: Vợ không ác nhưng tàn nhẫn, ích kỷ là vì quá khổ. Vì sao?
+ Đau thì chỉ nghĩ đến chân đau; khi người ta khổ thì không nghĩ đến ai (quy luật tự nhiên).
+ Những bản tính tốt đẹ
File đính kèm:
- Tuan 10.doc