A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những hiểu biết về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Học sinh biết nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Học sinh biết yêu gia đình, quê hương đất nước
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, ảnh tác giả.
2. Học sinh: Đọc trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 12 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 30/10/2013
Tiết 56 BẾP LỬA
( Bằng Việt )
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những hiểu biết về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Học sinh biết nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Học sinh biết yêu gia đình, quê hương đất nước
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, ảnh tác giả.
2. Học sinh: Đọc trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, ….
- Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm những khổ thơ nói về cảnh đánh cá trên biển đêm. Bút pháp nghệ thuật trong những khổ thơ này có gì đặc sắc ?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Những kỉ niệm tuổi thơ luôn có sức ám ảnh sâu sắc, là động lực giúp con người khôn lớn trưởng thành. Để hiểu điều đó, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Hãy nêu những thông tin cơ bản về tác giả Bằng Việt ? GV giới thiệu ảnh tác giả.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- GV hướng dẫn đọc: giọng tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động, bồi hồi.
- GV đọc, HS đọc
- GV hướng dẫn tìm hiểu đinh ninh, ấp iu
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? em hiểu gì về đặc điểm của thể thơ ấy?
? Văn bản có thể chia bố cục như thế nào.
? Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh nào? Vì sao?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì. Nhằm nhấn mạnh điều gì.
? Từ hình trên nhà thơ gợi tả lại điều gì.
? Tuổi thơ ấy được tác giả miêu tả bằng chi tiết nào.
? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của tác giả.
? Hình ảnh, chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí anh đến nỗi bây giờ nghĩ lại vẫn vô cùng xúc động. Vì sao.
? Bên cạnh đó còn hình ảnh, chi tiết nào gơị liên tưởng của nhân vật trữ tình. Qua đó gợi tả điều gì.
ê GV liên hệ: Khi con tu hú Tố Hữu
? Tiếng tu hú vang vọng trong trí nhớ của giúp tác giả nhớ lại những gì về.
I) Giới thiệu chung:
1. Tác giả: HS trình bày
2. Tác phẩm: Văn bản sáng tác năm 1963 được đưa vào tập :"Hương cây bếp lửa" (1968) của Bằng Việt - Lưu Quang Vũ.
II) Đọc- hiểu văn bản:
1) Đọc
* Chú thích:
- Thể thơ mới 8 tiếng xen 7 tiếng; vần chân, liền.
* Bố cục:
Đoạn1: khổ đầu hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Đoạn2: 4 khổ tiếp hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Đoạn 3: khổ tiếp theo Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Đoạn 4: khổ cuối người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
2. Phân tích:
a) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
- Một bếp lửa chờn vờn... Điệp ngữ,
- Một bếp lửa ấp iu ... từ láy.
Hình ảnh bếp lửa gần gũi, thân thuộc
Người bà kiên nhẫn, khéo léo.
® Thời thơ ấu bên người bà.
- Năm ấy ... đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn
- Khói hun nhèm mắt
Mùi khói bếp: Khói hun nhèm mắt, khói nhiều cay, khét vì củi ướt, vì sương nhiều và lạnh luôn hiện ra trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người cháu.
- Tu hú kêu
Tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu.
- Bà kể chuyện, dạy bảo cháu, chăm cháu học ...
4) Củng cố : Đọc lại bài thơ, nêu suy nghĩ của em về nhân vật trữ tình?
5) HD về nhà : - Học thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm những bài thơ viết về tình cảm gia đình.
- Soạn tiếp phần còn lại.
Tiết 57 BẾP LỬA (tiếp) ( Bằng Việt )
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Học sinh nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ, liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Học sinh biết yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, ….
- Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ Bếp lửa.
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước được thể hiện thật cảm động trong bài thơ, để hiểu được điều đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh người bà và bếp lửa qua chi tiết này.
? Điệp từ nhóm trong từng câu thơ có ý nghĩa giống và khác nhau như thế nào.
- GV yêu cầu HS chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.
? Hình ảnh người bà luôn gắn liến với hình ảnh bếp lửa. Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được tới mấy lần. Mục đích.
? Tác giả còn nhận ra điều gì sâu xa hơn từ hình ảnh bếp lửa.
? Tác giả muốn nói lên điều gì từ hình ảnh ngọn lửa.
- GV h.dẫn HS tổng kết của bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập
? Bài thơ “Bếp lửa” sâu hơn ý nghĩa nói về tình bà cháu còn có ý nghĩa gì ?
? Từ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em rút ra được những kinh nghiệm nào khi làm văn miêu tả và biểu cảm?
2. Phân tích:
b) Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Mấy chục năm rồi ...
... thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ...
Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh đã nhóm bếp lửa của tình yêu thương dành cho con cháu.
- Điệp từ nhóm: gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng vẫn khác nhau ở ý nghĩa.
+ Nhóm bếp lửa - sưởi ấm tình bà cháu, tình yêu thương vô hạn của bà, tình cảm xóm làng đoàn kết, tâm tình tuổi nhỏ.
- Hình ảnh bếp lửa 10 lần
Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người cháu
- Hình ảnh ngọn lửa.
+ Một ngọn lửa, lòng bà ..
+ Một ngọn lửa chứa niềm tin ...
Ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ nối tiếp.
3. Tổng kết: Ghi nhớ
III. Luyện tập
HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung
Khi miêu tả, ngoài quan sát cần phải có trí tưởng tượng, liên tưởng; muốn biểu cảm sâu sắc cần phải có cảm xúc mãnh liệt, tấm lòng sâu sắc, chân thật. Cần kết hợp với các yếu tố khác như tự sự, nghị luận.)
4) Củng cố : ? Đọc những lời thơ (ca dao) viết về tình yêu quê hương của nhân dân ta.
5) HD về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc những đặc sắc về NT và ND. Làm phần luyện tập ở bài thơ theo yêu cầu của SGK và GV: yêu cầu viết thành đoạn, bài cụ thể. HS yếu: Viết thành đoạn văn theo yêu cầu của BT SGK
- Chuẩn bị: soạn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
................................................................................
Tiết 58 Hướng dẫn đọc thêm:
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Thái độ: Học sinh biết trân trọng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: soạn bài, tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
2. Học sinh: Đọc trước bài và soạn bài.
C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và GQVĐ, thảo luận, phân tích, giảng bình...
- Kĩ thuật: động não.
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài Bếp lửa. Vì sao đối với nhân vật người cháu, hình ảnh bếp lửa lại trở nên "kì lạ" và “thiêng liêng”?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bà: Người mẹ thương con, thương dân làng, đất nước; chăm chỉ, can đảm, dũng cảm trong làm lụng, chiến đấu được thể hiện thật cảm động trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên... Để hiểu được bài thơ, hôm nay, chúng ta tìn hiểu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
- GV giới thiệu ảnh tác giả và bổ sung thêm một số thông tin
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn
(giọng tha thiết, ngọt ngào. Lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu có đối xứng)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, nhất là các từ khó: a- kay con (danh từ chung ), cu Tai bé trai tên là Tai
? Bài thơ chia làm mấy khúc hát ru ? Nêu nội dung của từng khúc ?
? Trong lời ru em cu Tai, những lời nào hướng về mẹ ?
? Ở khúc ru 1: Người mẹ gắn với công việc cụ thể nào?
? Một hình ảnh như thế nào được gợi nên từ lời thơ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng ?
? Người mẹ ấy đã hát từ trái tim mình lời ru con ngọt ngào: Mẹ thương a -kay...vung chày lún sân. Có bao nhiêu điều thương trong lời ru của người mẹ ?
? Điệp ngữ mẹ thương xuất hiện trong câu thơ, ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ có tình thương như thế nào ?
? Trong lời ru của mẹ có những điều ước nào ?
? Vì sao người mẹ không ước những điều lớn lao, sung sướng mà chỉ ước có gạo trắng và con mình đủ sức vung chày lún sân?
? Em nghĩ gì về điều ước này ?
? Những điều thương và điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ như thế nào?
? Nét đặc biệt trong cách cấu tạo các khúc hát ru này là gì ?
? Trong khúc hát ru thứ hai có hình ảnh người mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Hình ảnh người mẹ được đặc tả qua những chi tiết nào ?
? Có gì đặc sắc về nghệ thuật thể hiện ở hai câu thơ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
? Tác dụng của các biện pháp NT đó ?
é GV chốt: Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ và phép đối làm nổi bật tình cảm và những hi vọng mãnh liệt của người mẹ đối với con.
? Trong lời ru tiếp theo của người mẹ có điều gì day dứt ?
? Điều đó phản ánh tấm lòng của người mẹ đối với dân làng như thế nào ?
? Lúc này điều ước của mẹ là gì ?
? Tình thương dân làng gắn liền với những điều ước đó nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
é GV chốt: Đó là người mẹ thương người, biết sống vì người khác.
? Ở khúc hát ru thứ ba, người mẹ được khắc hoạ qua những chi tiết nào ?
? Có điều gì mới hơn ở người mẹ trong khúc hát ru thứ ba này ?
? Một người mẹ chuyển lán, đạp rừng, địu con vào chiến trường. Vì sao mẹ phải làm việc đó ?
? Từ đó đức tính nào của người mẹ Tà Ôi được bộc lộ ?
? Trong lời ru con cuối văn bản có điều thương mới nào ?
? Vì sao tình thương của người mẹ dành cho đất nước?
- GV bình: Từ tình thương con, thương bộ đội đến thương dân làng, thương đất nước. Đó là một tình thương rộng mở, đầy đức hi sinh.
? Người mẹ ấy đã ước thêm điều gì ?
? Vì sao người mẹ Tà Ôi lại mong ước điều đó ?
? Điều thương và điều ước đó nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
é GV chốt: Người mẹ yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do của DT
? Bài thơ “Khúc hát ru...mẹ” được viết bằng một hình thức nghệ thuật như thế nào ?
? Qua bài thơ, hình ảnh người mẹ Tà Ôi hiện lên với những đức tính cao đẹp nào ?
Hoạt động 4: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
? Yếu tố tự sự trong bài thơ được thể hiện ở chỗ nào? ý nghĩa của yếu tố đó ?
* 1 HS đọc yêu cầu của phần LT.
* HS thảo luận nhóm yêu cầu và trả lời:
I) Giới thiệu chung :
1) Tác giả:
- Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên- Huế.
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2) Tác phẩm:
Bài thơ sáng tác năm 1971- in trong tập
“Đất và khát vọng”
II) Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản :
1) Đọc
* Chú thích:
* Bố cục:
Bài chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 2 khổ:
- Khúc 1: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
- Khúc 2: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng
- Khúc 3: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
- Mỗi khúc đều được mở đầu bằng hai câu thơ giống nhau và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
- Có hai phần: 7 câu đầu nói về hoàn cảnh, công việc của người mẹ; 4 câu sau nói lên tình cảm và khát vọng của người mẹ.
- Có sự phát triển ngày càng cao, càng rộng lớn của tình cảm, khát vọng của người mẹ qua các lời ru.
2) Phân tích:
a. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội:
- Người mẹ chịu thương, chịu khó trong lao động và vô cùng yêu con
- Người mẹ giàu đức hi sinh.
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng....
Mồ hôi mẹ rơi má em...
- Hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày mẹ nghiêng kéo theo giấc ngủ con nghiêng.
- Hai điều thương: thương con và thương bộ đội.
- Thương con như thương bộ đội
- Lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.
+ Hai điều ước:
- Có gạo: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
- Con mau lớn: Mai sau con lớn...
- Vì mẹ đang mong có gạo để nuôi bộ đội
- Mong con mau lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội đánh Mĩ.
- Đó là điều ước chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của mọi bà mẹ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ
à Đó là người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng yêu nước.
b. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ...
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
+ Dùng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh
mặt trời của mẹ
so sánh ngầm đứa con như mặt trời để đứa con thành thiêng liêng, cao quý, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ.
- Dùng phép đối cân xứng, hài hoà làm nổi bật những tình cảm và hi vọng mãnh liệt của người mẹ đối với con.
- Dân làng đang đói khổ
muốn cưu mang, chia sẻ, giàu tình yêu thương cộng đồng.
- ước được mùa: Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.
- ước con có sức khoẻ làm nương giỏi: Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
- Người mẹ Tà Ôi là người mẹ nhân hậu, biết sống vì người khác.
c. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước:
Mẹ đang chuyển lán....
Mẹ địu em đi để ....
Từ trên lưng mẹ....
- Mẹ không chỉ thể hiện tình cảm bằng lời nói, suy nghĩ mà còn bằng hành động cụ thể.
Vì giặc Mĩ không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.
- Đó là người mẹ can đảm và dũng cảm.
- Mẹ thương đất nước
Đất nước đang bị bọn đế quốc Mĩ xâm lược, gây bao tội ác. Đất nước phải đứng lên cầm súng diệt thù.
- Ước gặp Bác Hồ, làm người tự do
- Vì Bác Hồ là người cha của dân tộc, là hình ảnh của đất nước tự do.
- Người mẹ yêu nước, yêu tự do độc lập.
3- Tổng kết:
- Bố cục độc đáo, lời thơ tha thiết, ngọt ngào, hình ảnh mới lạ gây cảm xúc và liên tưởng Người mẹ thương con, thương dân làng, đất nước; chăm chỉ, can đảm, dũng cảm trong làm lụng, chiến đấu.
III) Luyện tập:
- Yếu tố tự sự: kể việc giã gạo, sản xuất, chiến đấu của bà mẹ Tà Ôi.
- Ý nghĩa: giúp người đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn và sự bền bỉ, dũng cảm của nhân dân ta ở vùng Trị Thiên thời chống Mĩ.
4) Củng cố : ? Có bao nhiêu người ru trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm ?
5, HD về nhà :
- Học thuộc lòng cả bài thơ, nắm chắc phần ( ghi nhớ) để nắm chắc những nét đặc
sắc về nghệ thuật và nội dung.
- HSG: Làm bài tập bổ sung ở SBT; hS yếu: Cố gằng hoàn thành bài tập SGK.
- Soạn văn bản: “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy
Ngày soạn: 2/11/2013
Tiết 59 ÁNH TRĂNG
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Kỉ niệm về một thời gian nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- HS có tình nghĩa thủy chung với quá khứ, thái độ sống uống nước nhớ nguồn.
- HS biết liên hệ môi trường và tình cảm: tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ rừng và sử dụng nguồn tài nguyên rừng hợp lí
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, ảnh Nguyễn Duy
2. Học sinh: Đọc trước văn bản SGK và soạn bài.
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, ….
- Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm. Em thích nhất những câu thơ nào? Vì sao ?
3) Bài mới :
2) KT bài cũ:
3, Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Sự “giật mình” của Nguyễn Duy trước những điều vô tình của con người với những gian nan, nghĩa tình của quá khứ được thể hiện thật chân thực và cảm động trong bài thơ Ánh trăng. Để hiểu điều đó, hôm nay, chúng ta học bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
- GV cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin.
? Hãy nêu thời điểm sáng tác bài thơ ?
- GV cung cấp thêm thông tin về thời điểm sáng tác bài thơ
- GV hướng dẫn đọc :
- 3 khổ đầu: giọng kể, nhịp thơ trôi chảy, bình thường.
- Khổ 4: nhấn giọng thể hiện sự bất ngờ, đột ngột.
- Khổ 5+6: giọng đọc thiết tha, chậm lại, thể hiện cảm xúc suy tư.
GV đọc một lần. gọi HS đọc.
GV kết hợp kiểm tra phần chú thích trong quá trình tìm hiểu VB.
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn ?
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ
- “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
? Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào ? Ý nghĩa của những hình ảnh đó
? Hình ảnh gắn bó với tác giả hồi chiến tranh ?
? Khi nói về hình ảnh vầng trăng, tác giả đã dùng nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nghệ thuật đó ?
GV liên hệ tích hợp với hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ
“ Đồng chí ”- Chính Hữu.
? Trăng trong quá khứ mang một vẻ đẹp như thế nào ?
? Như vậy trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ như thế nào ?
é GV chốt: Bằng NT nhân hoá, tác giả đã thể hiện sự gắn bó chia sẻ, vẻ đẹp tình nghĩa, thuỷ chung giữa trăng và người lính trong những năm kh/chiến gian khổ.
I) Giới thiệu chung:
1- Tác giả:
- Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ
Sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá
- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Phong cách thơ độc đáo, nhất là ở thể lục bát (có nhiều sáng tạo, uyển chuyển, mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ)
2- Tác phẩm: Đó là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước những điều vô tình của con người với những gian nan, nghĩa tình của quá khứ.
Bài thơ viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh
II) Đọc- hiểu VB :
1- Đọc
* Chú thích:
* Bố cục:
Bài thơ chia làm 3 đoạn:
- 2 khổ đầu: Vầng trăng trong hoài niệm
- 3 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại
- Khổ cuối: Sự suy ngẫm của nhà thơ.
Bố cục theo trình tự thời gian như một câu chuyện nhỏ
- Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
2. Phân tích
a. Hai khổ thơ đầu :
- Với đồng, với sông -> thiên nhiên - môi trường tươi mát, trong lành, bao la, khoáng đạt
- Hình ảnh vầng trăng.
àNghệ thuật nhân hoá khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến
- Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ
- Trăng và người lính cùng gắn bó, chia sẻ như những người bạn tri âm, tri kỉ
4) Củng cố : ? HS đọc diễn cảm bài thơ
Để có những kỉ niệm đẹp với quê hương, em sẽ làm những gì? Với môi trường, mỗi chúng ta cần có những cách bảo vệ nào để môi trường sống trong lành, an toàn?
5) HD về nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ và soạn tiếp phần còn lại.
- Tìm đọc những sáng tác của Nguyễn Duy.
........................................................................
Tiết 60
ÁNH TRĂNG
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những nhận thức của người lính khi đã lãng quên kỉ niệm về quá khứ nghĩa tình.
- Cách kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975, biết vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: Học sinh có tình nghĩa thủy chung với quá khứ, có thái độ sống “uống nước nhớ nguồn", biết liên hệ môi trường và tình cảm: tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ rừng và sử dụng nguồn tài nguyên rừng hợp lí
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước văn bản SGK và soạn bài.
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, ….
- Kĩ thuật: động não
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm khổ 1, 2 bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Em thích nhất những câu thơ nào? Vì sao ?
3, Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với những vật chất cao sang, lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm chiến tranh, lãng quên quá khứ và giật mình thức tỉnh như thế nào, hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học
- GV yêu cầu HS đọc 3 khổ thơ tiếp theo và cho biết: Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ?
- GV kiểm tra chú thích (1): giải thích từ “người dưng”.
? Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình chung thuỷ nay “Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường” ?
- GV bổ sung: Chính sự lãng quên của con người đã phá vỡ tình bạn giữa người lính và vầng trăng. Khổ thứ ba hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ.
- Trong diễn biến thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Em hãy đọc lại khổ thơ thứ tư và nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
? Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ?
? Cảm xúc rưng rưng: “Như là đồng là bể. Như là sông là rừng” cho thấy tâm hồn con người đang hướng về những kỉ niệm nào ?
? Như vậy trong khổ thơ giữa vầng trăng hiện lên ở thời điểm hiện tại như thế nào?
é GV chốt: Ánh trăng thời hiện tại đánh thức những kỉ niệm quá khứ, đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người lãng quên. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.
- GV nêu các yêu cầu cho HS thảo luận nhóm
? H.ảnh vầng trăng “tròn vành vạnh” và “ánh trăng im phăng phắc“ có những ý nghĩa gì ?
? Phân tích cái “giật mình” của nhà thơ khi nhìn thấy trăng ?
? Như vậy đặc sắc của khổ thơ cuối là gì
é GV chốt: Khổ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: là quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không phai mờ; là người bạn- nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc - đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
- GV dựa vào câu hỏi 2- SGK cho HS tổng kết giá trị nghệ thuật của bài thơ và tác dụng của nghệ thuật ấy.
- GV dựa vào câu hỏi 4 để HS nêu chủ đề của bài thơ và mạch cảm xúc liên quan đến đạo lí, lẽ sống của người Việt Nam
Hoạt động 4: Luyện tập
? Những vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ Ánh trăng đặt ra là gì ?
II) Đọc- hiểu VB :
2. Phân tích:
b. Ba khổ thơ tiếp:
- Từ hồi về thành phố...
- Thình lình đèn điện tắt
- Giải nghĩa từ dựa vào chú thích (é).
àVì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với những vật chất cao sang như “ánh điện”, “cửa gương” lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, nhữn
File đính kèm:
- NV9HKI Tuan 12.doc