Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 13 năm 2013

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.

- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:

- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

- Phân tích được tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Soạn bài

- Học sinh: Xem trước yêu cầu các bài tập

C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.

- Kĩ thuật: động não

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 13 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày soạn: 6/11/2013 Tiết 61 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng: - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. - Phân tích được tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Xem trước yêu cầu các bài tập C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.. - Kĩ thuật: động não D. Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để biết vận dụng các kiến thức về biện pháp tu từ đã học vào làm bài tập một cách hiệu quả, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Luyện tập: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm các bài tập. - GV cho HS suy nghĩ, thảo luận yêu cầu của bài tập 2.(GV lưu ý: Đây là cách nói chuyển nghĩa dựa trên phương thức hoán dụ). - GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ yêu cầu của bài tập. ? Hãy tìm các từ cùng trường từ vựng trong khổ thơ. ? Hãy chỉ ra cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ, vận dụng kiến thức về trường từ vựng. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích ở bài tập, sau đó xác định xem các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào và tìm 5 tên gọi tương tự. (HS thi theo nhóm, nhóm nào tìm ra được nhiều tên gọi đáp ứng yêu cầu của bài tập sẽ chiến thắng). - GV gọi 1 HS trả lời yêu cầu của bài tập. 1) Bài tập 1: ’ Lưu ý điểm khác nhau về nghĩa giữa từ gật đầu và gật gù để thấy được từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt (thái độ đồng tình tán thưởng). 2) Bài tập 2 : - Người vợ hiểu sai nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút ’ Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người ghi bàn giỏi. 3) Bài tập 3 : - Những từ dùng theo nghĩa gốc: Miệng, chân, tay - Những từ dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu (vai: hoán dụ; đầu: ẩn dụ ) 4) Bài tập 4 : - Các từ: đỏ, hồng, xanh thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc. - Các từ: lửa, cháy, tro thuộc trường từ vựng lửa và những sự vật hiện tượng liên quan tới lửa. * 1 HS khá (giỏi) trả lời: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa và lan ra cả không gian làm không gian cũng biến sắc (cây xanh’hồng). Ngọn lửa đó lan toả trong con người làm anh say đắm, ngây ngất đến mức có thể cháy thành tro. Qua đó đã thể hiện độc đáo một t/yêu mãnh liệt, cháy bỏng. 5) Bài tập 5 : - Các sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ đã có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên. 6) Bài tập 6: * Chi tiết gây cười : Dù đang đau quằn quại vẫn sính dùng từ đốc tờ ’ Phê phán thói sính dùng từ mượn của một số người. 4) Củng cố : ? Tiết học hôm nay cung cấp cho em những kiến thức nào về tiếng Việt để em ôn lại? (Nghệ thuật dùng từ, phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng và cách sử dụng từ mượn). 5) HD về nhà : - Ôn lại các kiến thức về từ vựng đã học có liên quan đến phần bài hoc. - Làm các bài tập vào vở. HS yếu: cố gắng nắm được những kiến thức cơ bản. - Chuẩn bị các yêu cầu của tiết tiếng Việt: Chương trình địa phương Tiết 62 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Đoạn văn tự sự. - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng: - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ. - Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác viết các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Xem trước yêu cầu các bài tập, tập lập ý để viết đoạn văn. C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: ? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự được biểu hiện ntn? Cho VD? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn (đoạn văn) thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Để biết đưa các yếu tố nghị luận vào trong văn bản tự sự một cách hợp lí, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Đọc đoạn văn? ? Nhìn một cách tổng thể thì VB vừa đọc mang phương thức biểu đạt chính là gì? Nội dung ý nghĩa của câu chuyện đó là gì? ? Hãy chỉ ra yếu tố nghị luận được sử dụng trong bài? Nó có tác dụng gì trong việc thể hiện ND câu chuyện ? Như vậy yếu tố nghị luận có tác dụng ntn trong VBTS? GV: Bài học rút ra từ truyện này có thể nêu bằng nhiều cách nhưng chủ yếu là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ công ơn… ? Bài tập này nêu ra những yêu cầu gì? GV: Để đạt những yêu cầu đó em cần chú ý: thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt ntn? Nội dụng của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao? Em đã dùng những lí lẽ dẫn chứng nào để thuyết phục? Viết thành đoạn văn? ? Đọc bài tập 2? Nội dung đoạn văn cần chú ý: ? Người em kể là ai? ? Người đó để lại một việc làm, một lời nói hoặc một suy nghĩ. Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? ? Nội dung cụ thể là gì ? Nội dung kể cần chú ý gì? I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: 1) Ví dụ: - Tự sự - Lỗi lầm và sự biết ơn - Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn: Câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của đoạn văn. à câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. 2) Nhận xét : -Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: Bài tập 1: Hs trình bày - Nhận xét Bài tập 2: HS viết, trình bày - GV gọi HS khác nhận xét. GV gọi một HS đọc bài tham khảo 4) Củng cố : ? Qua tiết thực hành, luyện tập hôm nay, em cho biết làm thế nào để đưa được các yếu tố nghị luận vào VB tự sự? 5) HD về nhà: - HS Yếu: Viết lại các đoạn văn của bài tập 1, 2 (mục II) nếu chưa đạt yêu cầu, làm bài tập bổ sung (SBT). - Đọc và tìm hiểu bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 63 Ngày soạn: 8/11/2013 LÀNG (Kim Lân) A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. - Hiểu được biểu hiện về tình yêu làng của ông Hai và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản truyện Việt Nam hiện đại - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận phần đầu VB. 3. Thái độ: Học sinh có tình yêu làng xóm, quê hương. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: soạn bài, tác giả Kim Lân 2. Học sinh: soạn bài C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: ? Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được thể hiện thật ấn tượng trong phần đầu của tác phẩm. Để hiểu về nội dung đó, hôm nay, chúng ta học bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ? Những hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân. GV giới thiệu ảnh tác giả, bổ sung thông tin ? Thời điểm ra đời tác phẩm GV đọc, gọi HS đọc. GV tóm tắt đoạn đầu truyện, HS tóm tắt phần còn lại. ? Truyện nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào? ? Giải thích các chú thích? ? Văn bản có bố cục ntn? ? Đọc phần đầu truyện cho ta biết điều gì? ? Tìm một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê ở ông Hai ? GV bổ sung: Ông say khoe về làng nhà ngói san sát, sầm uất đường lát đá xanh, khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc (Tr. CM) ? Nhận xét của em về cách kể chuyện của tác giả? ? Tìm những câu ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước? - Làng ta phong cảnh hữu tình … - Anh đi anh nhớ quê nhà... ? Học sinh đọc đoạn ông Hai đến phòng thông tin và cho biết ông Hai đến phòng thông tin để làm gì? ? Ông Hai nghe được những tin gì? ? Có thể mô tả dáng vẻ của ông Hai? Tâm trạng của ông như thế nào? ? Có ý kiến cho rằng nhà văn Kim lân là nhà văn của người nông dân theo em có đúng không? Đúng, cách viết chân thực am hiểu về người nông dân: - Ở nhân vật ông Hai, cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy tình cảm yêu nước rộng lớn hoà nhập thống nhất với tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. - Ở nhân vật ông Hai tình yêu làng thống nhất với tình yêu nuớc và tinh thần kháng chiến. ? Những đặc điểm nào của nhân vật ông Hai ở nơi tản cư đựơc bộc lộ? Là người nông dân có tính tình vui vẻ chất phác, có tấm lòng gán bó với làng, với quê hương và kháng chiến ? Thành công trong cách kể chuyện của tác giả? I . Giới thiệu chung: 1. Tác giả : - Kim Lân : Nguyễn Văn Tài. + Sinh năm 1920. + Quê: Từ Sơn - Bắc Ninh. +Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác trước Cách mạng tháng Tám. 2. Tác phẩm: Sáng tác sau kháng chiến chống Pháp (1948). II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Đọc  - tóm tắt. - Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp. * Chú thích: * Bố cục: 3 phần. 2. Phân tích : a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc *Ở nơi tản cư : - Nghĩ về làng...chao ôi ...nhớ cái làng quá... - Sau c/m ông khoe làng ông có cái phòng thông tin rộng, sáng sủa, ông tình nguyện và hăng hái ở lại làng tham gia du kích, phải đi tản cư ông khổ tâm day dứt lắm => tự hào về làng chợ Dầu với tình yêu tha thiết. - Cách kể chuyện chân thực diễn tả tâm lý quen thuộc của người dân Việt Nam gắn bó với quê hương. - Đến phòng thông tin : nghe tin kháng chiến...ruột gan ông cứ múa cả lên ...vui quá ! => vui sướng , tự hào Với cách diễn tả bằng ngôn ngữ quần chúng, kết hợp với độc thoại nhà văn đã bước đầu thành công trong việc diễn tả tâm trạng n/v ông Hai. 4) Củng cố : ? Tình yêu làng yêu nước được tác giả gửi gắm vào nhân vật ông Hai như thế nào ? 5) HD về nhà: - Tóm tắt truyện ngắn, kể về diễn biến tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - HS yếu: Đọc và gạch chân những chi tiết quan trọng. - Soạn tiếp truyện ngắn này. Tiết 64 LÀNG (tiếp) Kim Lân A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự hiện đại. - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận phần tiếp theo của VB. 3. Thái độ: Học sinh có tình yêu làng xóm, yêu quê hương. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh: soạn bài C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích... - Kĩ thuật: động não. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn KL và phân tích diên biến tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng CD theo giặc. 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin cải chính ntn, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động2: Tìm hiểu ND bài học ? Để làm nổi bật tính cách của nhân vật ông Hai nhà văn đã đặt ông vào tình huống như thế nào? ? Khi nghe tin ấy ông có biểu hiện như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cử chỉ, cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây? Nó thể hiện suy nghĩ tâm trạng gì của ông? Rồi ông có tin không? Lúc đó hành động của ông là gì? Tại sao ông lại hành động như vậy? Đọc đoạn về đến nhà… sự này chưa (166) Cho biết xem đoạn văn diễn tả những suy nghĩ gì của ông Hai? ? Những suy nghĩ đó cho thấy nhận thức của ông Hai về việc làm Việt gian gắn liền với những gì? ? Đoạn ông Hai trò chuyện với vợ, em nhận thấy thái độ tâm trạng của ông ntn? ? Những ngày sau đó ông Hai ntn? Tại sao? ? Cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con nhỏ cho em cảm nhận gì? (SGV 188) ? Những diễn biến tâm trạng đó của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho em hiểu tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu ntn? ? Ở trong truyện, diễn biến tâm lí trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian ở ông Hai có giống nhau không? Điều đó cho thấy tình cảm của ông với làng chợ Dầu với CM là ntn? (SGV 187) ? Khi biết tin cải chính về làng, ông Hai có biểu hiện như thế nào? ? Tâm trạng nào của ông Hai được thể hiện rõ? So sánh với tâm trạng của ông trước đó? Tại sao ông Hai lại đi khoe cái việc Tây nó đốt nhà tôi một cách hả hê như vậy? Trong đoạn trích tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào? Diễn biến tâm lí nhân vật có hợp lí không? ? Nhận xét của em về ngôn ngữ trong truyện, tác phẩm có giá trị nổi bật gì nội dung và nghệ thuật? b. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Ở nơi tản cư ông nghe tin làng theo giặc. - Cổ nghẹn ắng…da mặt tê… lặng đi, không thở được - Tác giả đã cụ thể hoá cái tâm trạng sững sờ, ngạc nhiên cao độ, đến hốt hoảng của ông Hai khi nghe cái tin động trời đó… (GV thuyết giảng) - Sau đó: Ông tin, rồi ông lảng chuyện; ông sợ người ta biết ông cũng là người làng chợ Dầu… Những lời mỉa móc, căm ghét của mọi người làm ông xấu hổ… ông cúi gằm mặt xuống mà đi trong sự trốn tránh, xấu hổ và nhục nhã… - Ông thương con vì nghĩ đến sự hắt hủi khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ làng Việt gian… - Ông căm giận những kẻ làm Việt gian làm hại đến danh dự của làng… - Ông không tin vào chuyện đó… - Ông lại phải tin: sự nhục nhã đó lại dày vò tâm trí ông… - Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người… - Gắn với sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của gia đình ông, của những người đi tản cư như gia đình ông, sẽ không có nơi mà sinh sống… - Đó là thái độ bực bội, đau đớn cố kìm nén: gắt gỏng vô cớ, trằn trọc thở dài, lo lắng tới mức chân tay nhũn ra nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích, nằm im chịu trận… - Mấy ngày sau: không dám ra khỏi nhà lo lắng, sợ hãi: lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện ấy… - Đoạn văn rất chân thật và cảm động: diễn tả tình cảm cha con, thể hiện tâm trạng buồn bã, đau khổ và quyết tâm trung thành với cách mạng của ông Hai… - Tình cảm với làng chợ Dầu là một phần không thể thiếu trong con người ông Hai, mọi suy nghĩ, hoạt động, sinh hoạt của ông nó gắn liền với làng chợ Dầu: đó là 1 tình yêu sâu nặng gắn bó… * Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai: - Hai tâm trạng hoàn toàn trái ngược nhau: lúc ở phòng thông tin: ông hớn hở hăng hái, náo nức…Khi nghe tin: ông tưởng chừng nghẹt thở… - Tình yêu làng và tình yêu với cách mạng gắn liền hoà quyện làm một. Tin làng theo giặc đã dẫn đến một cuộc xung đột lớn trong nội tâm ông Hai: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù…lúc này tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm tình cảm làng quê, nhưng dù vậy không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê điều đó khiến ông tủi hổ. - Hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại c. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính về làng. - cái mặt …tươi vui - mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ… - khoe… => sung sướng hả hê như được hồi sinh (SGV 188) 3. Tổng kết: SGK (174) 4) Củng cố : Em có nhớ tác phẩm nào cũng viết về tình cảm quê hương đất nước? Nét riêng của truyện ngắn Làng so với các tác phẩm ấy? *Về các nhân vật phụ: ? Trong tác phẩm em còn gặp các nhân vật nào? Đặc điểm nổi bật của họ? - Bà Hai cam chịu, lặng lẽ tần tảo - Cu Húc ngây thơ nhưng lập trường vững: ủng hộ cụ HCM - Người đàn bà tản cư: Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát - Mụ chủ nhà ngoa ngoắt nhưng cởi mở ? Ở họ có điểm gì chung- lòng yêu nước. * Ý nghĩa nhan đề Làng? Tác phẩm viết về ai? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tại sao tác giả lại dặt tên là Làng? -Tác phẩm viết về một người dân cụ thể với một đời cụ thể là ông Hai ở làng CD. Đặt tên Làng chính là tạo nên sức khái quát cho tác phẩm. Ông Hai chỉ là một người nông dân điển hình trên một làng quê điển hình. Đó là câu chuyện của bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam. Tìm hiểu tác phẩm cô giáo muốn: Đặng bác một nhịp cầu Thắp lên một ngọn lửa Cùng nhà văn truyền tình yêu ấy đến với các em và mỗi người đọc tác phẩm. Bởi tình yêu làng là cội nguồn của tình yêu nước như văn hào I-li-a-Ê-ren-bua đã viết: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn Ga, con sông Vôn Ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. 5) HD về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. Tóm tắt và tập phân tích tác phẩm - Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần TV ------------------------------------------------------------------------- Tiết 65 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT A/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất… - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng: - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương thức khác nhau. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản. - HS hiểu và biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp; biết phân tích các cách sử dụng từ ngữ thích hợp trong giao tiếp của cá nhân. 3. Thái độ: HS có ý thức lựa chọn từ ngữ thích hợp trong giao tiếp. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: đọc trước bài, sưu tầm các từ ngữ địa phương, ôn tập kiến thức để làm bài kiểm tra 15 phút. C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, …. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 2. Kiểm tra: 15 phút: Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. * Yêu cầu: + Hình thức: một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn + Nội dung: HS trình bày được: - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn buông xuống trên biển: . Với phép tu từ so sánh, liên tưởng: Biển đẹp kì vĩ, lung linh, tráng lệ. . Với phép tu từ nhân hóa: biển đêm trở nên gần gũi, ấm áp, con người lao động như đang được làm việc trong ngôi nhà thân thương của mình. . Từ lại khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, tạo thành nề nếp trong cuộc sống hòa bình. . Phép tu từ ẩn dụ: câu hát diễn tả tâm trạng náo nức với khí thế lạc quan, phấn khởi của những con người lao động được làm chủ biển trời làm giàu cho quê hương đất nước. (Nội dung câu hát ca ngợi biển giàu có với những loài cá quý, thể hiện ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản. Qua đó, gửi gắm niềm vui của những con người lao động trong tư thế làm chủ TN, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời). - So sánh hồn thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng. * Biểu điểm: + Điểm 9 -> 10: Đoạn văn đảm bảo đủ yêu cầu, nội dung sâu sắc, diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch đẹp. + Điểm 7 -> 8: Đoạn văn đã đạt được yêu cầu về nội dung và hình thức, chữ viết rõ ràng, còn mắc một vài lỗi nhỏ. + Điểm 5 -> 6: Đoạn văn đã đạt được yêu cầu về nội dung và hình thức song chưa sâu sắc, còn mắc lỗi, nội dung gượng ép. + Điểm < 5: Đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nội dung và hình thức. (GV căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp) 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ngữ pháp TV của chúng ta rất phong phú, đa dạng, các phương ngữ trên mỗi vùng miền cũng đa dạng, phong phú không kém. Hôm nay chúng ta có tiết học tìm hiểu về sự phong phú, đa dạng của các phương ngữ đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học Gv giải thích thuật ngữ: phương ngữ: từ địa phương. ? Tìm các từ địa phương chỉ có ở địa phương nhất định, không có từ toàn dân…? ? Các từ giống về nghĩa nhưng khác về ngữ âm? ? Các từ đồng âm khác nghĩa giữa các địa phương? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của dân tộc Việt ta? ? GV gọi HS đọc và lí giải bài tập 2. HS khác nhận xét, GV kết luận. ? HS thực hành bài tập 3 theo nhóm. Báo cáo, GV tổng kết. Đọc đoạn trích? Chỉ ra những từ địa phương được sử dụng trong đoạn thơ? ? Tác dụng. Bài tập 1: a. Chỉ sự vật, hiện tượng VD: Nghệ Tĩnh: nốc: chiếc thuyền nuộc chạc: mối dây Nam bộ: mắc: đắt reo: kích động Huế: bọc: cái túi áo b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm: Bắc: bố, mẹ, giả vờ, đâu, nghiện, vào, xa, cái bát, vừng, thuyền, quả, quả doi, quả dứa, tuyệt vời, thấy… (Tìm những từ tương ứng của miền Nam, Trung) c.Đồng âm nhưng khác nghĩa giữa địa phương. Hòm: Bắc: đồ đựng Trung, Nam: quan tài. Nón: Bắc, Trung: chỉ nón mũ nói chung… - Sự phong phú trong cuộc sống lao động sinh hoạt cũng dẫn đến sự phong phú về mặt ngôn ngữ… Bài tập 2: - Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì: ĐKTN, địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi địa phương trên đất nước ta là rất khác nhau, những sự vật có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác… - Thể hiện sự đa dạng, phong phú về tự nhiên, xã hội của các vùng miền trên đất nước. Song số lượng những từ ngữ như vậy không nhiều, không cản trở việc giao tiếp trên phạm vi cả nước. Bài tập 3: - Không có từ ngữ nào trong mục b, c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân bởi vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương. - Có thể dùng từ ngữ địa phương để tạo không khí địa phương sinh động cho văn bản. Bài tập 4: - Những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, mụ...thuộc phương ngữ Trung bộ được dùng phổ biến ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.. - Đây là đoạn trích trong bài thơ Mẹ Suốt viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê, tình cảm suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy làm tăng sự sống động, gợi cảm. 4) Củng cố: ? Có nên dùng từ ngữ địa phương hay k0 ? Nếu dùng thì nên dùng trong những trường hợp nào ? 5) HD về nhà - Sưu tầm , chép vào sổ tay văn học 1 số đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương mà em cho là đặc sắc. (Bài thơ của của Tố Hữu ) -Thực hiện các yêu cầu của mục 1 các mục I, II , III của tiết : Ôn tập phần tiếng Việt. ---------------------------------------------- Ngày 11 tháng 11 năm 2013

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 13.doc