Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 21 năm 2013

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.

 - Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.

 3. Thái độ:

 - Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 21 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần 21 Ngày giảng: Tiết 96 Văn bản: tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi – I. mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 2. Kỹ năng: - Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh. - Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi. 3. Thái độ: - Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Chuẩn bị chân dung nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Sách TKBG Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. 2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo… III. Phương pháp: - Phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình, khái quát hoá... - Cách thức tổ chức: Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm của một thể loại văn bản nghị luận. IV. tiến trình giờ dạy: hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung cần đạt 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm – bàn về vấn đề gì? Tác giả triển khai bằng mấy luận điểm chính? Em hiểu biết được thêm điều gì sau khi học xong văn bản này? - Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung phân tích vở ghi và ghi nhớ. 3. Giảng bài mới: a. Dẫn vào bài: Có một tác giả đã nói rằng: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một nghệ thuật, anh chị em nghệ sỹ cũng là những chiễn sỹ trên mặt trận ấy". Đúng vậy, mặt trận ở đây chính là mặt trận văn hoá tư tưởng, nó có đặc trưng riêng, nó góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Bài tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" – Nguyễn Đình Thi – mà chúng ta học hôm nay sẽ phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ với đời sống con người… b. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ú trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Đình Thi? ? Tác phẩm được viết vào năm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng và diễn cảm. - Giáo viên đọc mẫu một đoạn đ gọi 2 – 3 học sinh đọc tiếp đ nhận xét, RKN… - Giáo viên căn cứ vào chú thích trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó. ? Nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na mà tác giả nhắc tới trong văn bản này là ai? Là người như thế nào? ? Bác ái được hiểu như thế nào? ? Luân lý là gì? ? Triết học là ngành khoa học như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. ? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Văn bản được chia làm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm này? ? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? GV: Lưu ý học sinh: Văn nghệ gần giống với văn học nghệ thuật và văn hoá nghệ thuật. ? Đây là kiểu văn bản nghị luận, vậy theo các em thì chúng ta đi khai thác văn bản này theo hướng nào là hợp lý? ? Theo em chất liệu để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật được lấy từ đâu? ? Khi lấy chất liệu từ ngoài đời để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, đó có phải là sự sao chép y nguyên hay không? GV: - Trong tác phẩm của mình; Nam Cao đã có lần phát biểu: "Người nghệ sỹ không nên là những người thợ khéo tay, chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho … người nghệ sỹ phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có". Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh bộ mặt của xã hội phong kiến, thế kỷ XVIII – XIX nhưng hơn nữa nó có sức sống lâu bền bởi nó thể hiện tài năng, tâm huyết tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du với thân phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. ? Với nội dung phản ánh như vậy, văn nghệ đem đến cho người đọc, người nghe những gì? ? Phân tích các dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ điều đó? 4. Củng cố bài: ? Tác phẩm được viết vào năm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? -Nội dung phản ánh văn nghệ? 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: - Đọc lại toàn bộ nội dung văn bản, phân tích theo hướng dẫn. - Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003). - Nguyễn Đình Thi bước vào con đường hoạt động, sáng tác văn nghệ trước cách mạng. Không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc, ông còn là một cây bút lý luận phê bình văn học có tiếng. Vỳ thế tiểu luận "Tiếng nói của văn nghệ" có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sỹ… - Được tặng huân chương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). - Tác phẩm được viết vào năm 1948, khi tác giả mới 24 tuổi. - Vào đầu năm 1948, những năm ấy chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc khánh chiến vĩ đại của nhân dân đ Nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ được gắn bó với đoài sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. - 2 – 3 học sinh đọc đ nhận xét, RKN. - Học sinh căn cứ vào chú thích trong SGK tìm hiểu và trả lời các từ khó. - Vấn đề nghị luận: Vai trò và ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người. - Chia làm 3 luận điểm chính: + Luận điểm 1: Từ đầu đ cách sống của tâm hồn: Nội dung của văn nghệ. + Luận điểm 2: Tiếp theo đ tiếng nói của tình cảm: Nghệ thuật với đoằi sống tình cảm của con người. + Luận điểm 3: Còn lại: Sức mạnh là kỳ diệu, khả năng cám hoá văn nghệ. - Luận điểm đầy đủ, lô-gíc, chặt chẽ… - Kiểu văn bản: Nghị luận - Phương thức biểu đạt: Lập luận. - Theo bố cục, 3 luận điểm chính. - Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sỹ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con đường như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sỹ gửi gắm trong đó. - Đọc hai câu thơ của Nguyễn Du cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao, làm cho chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả nhìn thấy trong mùa xuân cảnh vầt… cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh ấy. - Đọc Truyện Kiều – Nguyễn Du – biết được số phận nàng Kiều 15 năm chìm nổi. Đọc tác phẩm và biết hết được An-na Ca-rê-nhi-na thảm khốc ra sao… đ đầu óc bâng khuân nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quyên được nữa. ị Thấu hiểu tâm tư tình cảm cảu người nghệ sỹ gửi gắm vào trong đó. - Câu nói cho ta hiểu giá trị của những tác phẩm văn nghệ chân chính, tác phẩm ấy không bao giờ nhoà đi, nó có sức sống bất diệt trường tồn, nó có tác dụng tới nhận thức, tình cảm, hành động của con người, giáo dục con người, hướng con người tới giá trị chân thiện mỹ ở đời. - Tác phẩm Văn nghệ chân chính không nên là những lời thuyết giáo suông mà nó phải xuất phát từ sự xung đột trăn trở, yêu ghét, vui buồn của tác giả… i. tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003). - Là nhà thơ, văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận và phê bình văn học. - Được tặng huân chương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). 2. Tác phẩm: - Viết năm 1948, trích trong "Mấy vấn đề văn học" (1956). 3. Đọc – chú thích: a) Đọc: b) Chú thích: ii. phân tích văn bản: 1. Bố cục: - 3 phần (3 luận điểm). - Phương thức biểu đạt: Lập luận 2. Phân tích: a) Nội dung phản ánh văn nghệ: - Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại, không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc, mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. - Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện của con người như cuộc sống thực mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó. ị Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. - Văn nghệ tác động đến nhận thức và gây cho người đọc những rung cảm trong tâm hồn. đ Làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tuần 21 Ngày giảng: Tiết 97 Văn bản: tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi I. mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 2. Kỹ năng: - Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh. - Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi. 3. Thái độ: - Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Chuẩn bị chân dung nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Sách TKBG Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. 2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo… III. Phương pháp: - Phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình, khái quát hoá... - Cách thức tổ chức: Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm của một thể loại văn bản nghị luận. IV. tiến trình giờ dạy: hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung cần đạt 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tác phẩm được viết vào năm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? -Nội dung phản ánh văn nghệ? 3. Giảng bài mới: a. Dẫn vào bài: ? Em hiểu gì về câu nói: "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, có ta nghĩ."? b. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. ? Theo em, cuộc sống con người có thể thiếu tiếng nói cuả văn nghệ được không? Vì sao? ? Dựa vào văn bản và cho biết, văn nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống tình cảm của con người? ? Theo tác giả chỗ đứng của văn nghệ là ở đâu? ? Em hiểu gì về câu nói của Tôn-xtôi: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm" ? ? Em có thể nhận xét như thế nào về những lý lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra để lập luận? GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần 3 của văn bản. ? Văn gnhệ là hiện thực khách quan được phản ánh qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính tác động mạnh tới đời sống tình cảm con người. Vậy theo em, văn nghệ có sức cảm hoá như thế nào với con người? GV: Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta, "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi… sống được nhiều hơn nghệ thuật giải phóng được cho con người… đời sống tâm hồn xã hội". - Ví dụ: Bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", văn bản "Hịch tướng sỹ", câu chuyện "Bó đũa", bài hát chủ đề "Biết ơn cha mẹ, thầy cô, yêu quê hương đất nước"… Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. ? Nêu lại nét đặc sắc nghệ thuật làm nên thành công của văn bản này? ? Em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ qua học nội dung văn bản này? GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 17. *) Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh lài bài tập trong phần luyện tập (SGK – 7). ? Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu tích và phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy đối với bản thân mình? 4. Củng cố bài: ? Văn nghị luận có tác dụng như thế nào đến đời sống tình cảm của con người? ? Nếu thiếu văn nghệ thì cuộc sống của con người sẽ ra sao? 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: - Đọc lại toàn bộ nội dung văn bản, phân tích theo hướng dẫn. - Làm bài tập, phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học xong văn bản này. - Làm toàn bộ nội dung bài tập trong SBT Ngữ văn 9. - Soạn nội dung bài tiếp theo "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" (Vũ Khoan). - Cuộc sống con người không thể thiếu tiếng nói cuả văn nghệ, văn nghệ là đời sống văn hoá tinh thần của con người góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú, tốt đẹp hơn. - Ví dụ: Những người tù chính trị ngăn cách với thế giứo bên ngoài, bị tra tấn, đánh đập, không gian tối tăm chật hẹp đ Tiếng nói của văn nghệ đến bên học như phép màu nhiệm, là sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. - Ví dụ: Những người đàn bà quê lam lũ, suốt ngày đầu tắt mặt tối… biến đổi khác hẳn khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao. Khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo… đ Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực được sống. - Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau… những người làm lụng khác. - Chỗ đứng chính của văn nghệ… đời sống xã hội của chúng ta. - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm người nghệ sỹ truyền đến cho bạn đọc. - Nghệ thuật bồi dưỡng tâm hồn tình cảm chúng ta… là đời sống chúng ta thêm phong phú… Qua nghệ thuật, người với người ngư gần nhau hơn. ị Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục, phân tích một cách thầm kín theo sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. - Học sinh đọc thầm lại phần 3 của văn bản. - Học sinh thảo luận nhóm ý kiến: "Văn nghệ là một thứ tuyên truyền – không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". đ Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ, hướng người đọc, người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó. - Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn chứng tự nhiên. - Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý. - Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao. - Lời văn: Chân thực, say sưa, nhiệt tình và chân thành. - Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc, thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 2 học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 17. - Học sinh tự lựa chọn và phát biểu tự do… b) Vai trò và ý nghĩa của văn nghệ với đời sống tình cảmcủa con người: - Trong những hoàn cảnh con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói văn gnhệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. - Những tác phẩm văn nghệ hay hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở lên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ. ị Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục, phân tích một cách thầm kín theo sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. c) Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ: - Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt: Con đường tình cảm. - Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn. - Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người. ị Tóm lại: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kỳ diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn đ Nghệ thuật hướng con người đến giá trị chân – thiện – mỹ ở đời. iii. tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn chứng tự nhiên. - Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý. 2. Nội dung: - Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc, thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 3. Ghi nhớ: (SGK – 17) iv. luyện tập V. Rút kinh nghiệm: Tuần 21 Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 98 các thành phần biệt lập I. mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nhận biết hai thành phần biệt lập trong câu: Thành phần tình thái và thành phần cảm thán. - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết thành phần biệt lập tình thái và cảm thán, đặt được câu có các thành phần biệt lập đó. 3. Thái độ: - Học sinh biết sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lý và có hiệu quả trong câu. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. 2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ… III. Phương pháp: - Phương pháp: Khái quát hoá sau khi phân tích tổng hợp các ngữ liệu, kiến thức và liên hệ thực tế, làm bài tập... - Cách thức tổ chức: Vấn đámp, thảo luận nhóm, tổ… IV. tiến trình giờ dạy: hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm và tác dụng của khởi ngữ? Lấy ví dụ về khởi ngữ, phân tích và chỉ rõ? 3. Giảng bài mới: a. Dẫn vào bài: Trong khi nói, viết, ta bắt gặp nhiều thành phần nằm trong cấu trúc cú pháp của câu (Chủ ngữ, Vị ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ…) có những thành phần câu không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu đ được gọi là thành phần biệt lập. vậy thành phần biệt lập là gì, có những thành phần biệt lập nào trong câu? Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu… b. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về thành phần biệt lập. GV: Lấy ví dụ lên bảng. Gọi học sinh phân tích ví dụ. ? Từ Có lẽ có nằm trong cấu trúc cú pháp của câu hay không? ? Từ đó được dùng với ý nghĩa gì? đ Có lẽ được gọi là thành phần biệt lập trong câu. ? Qua phân tích ngữ liệu trên, em hiểu như thế nào là thành phần biệt lập? GV: Có các thành phần biệt lập trong câu là: - Thành phần tình thái; - Thành phần cảm thán; - Thành phần phụ chú; - Thành phần gọi đáp. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần tình thái. GV: Gọi học sinh đọc nội dung ví dụ trong SGK – 18, chú ý vào các từ in đậm. ? Các từ in đậm "chắc", "có lẽ", thể hiện điều gì? (được dùng để làm gì trong câu?) ? Các từ in đậm trên có tham gia vào việc diễn đạt hay không? ? Nếu thiếu nó, sự việc được diễn đạt trong câu có thay đổi hay không? Vì sao? ? Trong hai từ "chắc, có lẽ"; từ nào thể hiện thái độ tin cậy cao hơn? ? Em hiểu thế nào là thành phần tình thái? GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 18 ? Lấy ví dụ có sử dung thành phần tình thái? Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần cảm thán. Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK – 18. ? Các từ in đậm trong ví dụ có chỉ sự vật, hiện tượng hay không? ? Nó có tham gia vào nòng cốt của câu hay không? ? Phân tích tác dụng của từ in đậm trong từng câu? ? Theo em, các từ in đậm có tách ra thành câu độc lập được hay không? Khi ấy nó là loại câu nào? ? Từ phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là thành phần cảm thán? - Cho học sinh lấy ví dụ câu có thành phần cảm thán? Giáo viên gọi học sinh nhắc lại thế nào là thành phần biệt lập, thành phần tình thái và thành phần cảm thán? GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 18. ị Giáo viên chốt lại bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK – 19. GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1 SGK – 19. Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1, dưới lớp lấy giấy nháp ra làm bài tập. GV: gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Gọi 3 học sinh lên bảng sắp xếp các từ đ gọi học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời yêu cầu nội dung bài tập 3. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết một đoạn văn ngắn theo như yêu cầu của nội dung bài tập 4 SGK – 19. 4. Củng cố bài: - Thế noà là thành phần biệt lập? Thành phần cảm thán và thành phần tình thái là gì? - Thiếu các thành phần trên thì ý nghĩa của câu có bị thay đổi hay không? Vì sao? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: - Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung ghi nhớ và nội dung bài học. - Làm hết nội dung bài tập vào vở. - Tìm các câu trong nội dung văn bản đã học có các thành phần tình thái, cảm thán; thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp. - Đọc và tỡm hiểu nội dung bài tiếp theo: "Cỏc thành phần biệt lập" (Tiết 2) - Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ trong SGK. Lấy ví dụ lên bảng, phát triển và chỉ rõ được khởi ngữ trong câu. - Học sinh phân tích ví dụ - Có lẽ, trời / không mưa. C V đ Có lẽ: Thể hiện thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể không xảy ra tại thời điểm nói. ị Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cánh đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. đ Mỗi thành phần biệt lập có những công dụng nhất định. - Học sinh đọc ví dụ SGK – 18. - Sự việc được nói đến: + Anh nghĩ rằng … cổ anh; + Vì khổ tâm … vậy thôi. - Không. - Không, vì nó chỉ là thành phần phụ được đưa vào trong câu… - Từ "có lẽ" thể hiện thái độ tin cậy cao hơn. - Học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 18 - Ví dụ: + Dường như giữa họ đã chớm nở một thứ tình cảm đẹp đẽ… + Tôi viết thư mà không thấy Lan trả lời, chắc là Lan còn giận tôi nhiều lắm. - Học sinh đọc ví dụ (SGK – 18). - Các từ "ồ", "Trời ơi" kgông tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói. - "ồ" : Tâm trạng ngạc nhiên vui sướng khi nghĩ đến khoảng thời gian đã qua (của ông Hai) "độ ấy vui": sự việc được nói đến. - "Trời ơi" : Thái độ tiếc rẻ của người nói. "còn năm phút" : Sự việc được nói tới. - Các từ: "ồ", "Trời ơi" khi tách ra thành câu độc lập đ Là câu cảm thán. - Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ và nội dung phân tích. - Ví dụ: + Trời ơi, nó đã làm cho tôi phải thất vọng! - Học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 18. - Học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 1 SGK – 19. - 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1. đ Nhận xét, RKN. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy (Hay độ chắc chắn). - Học sinh trả lời: So sánh sự khác nhau giữa các từ "Chắc chắn", "Hình như" và từ "Chắc". - Với từ "Chắc chắn" người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. - Từ "Hình như" trách nhiệm thấp nhất. - Từ " Chắc" thể hiện thái độ của ông Ba … ở mức độ cao nhưng chưa phải là tuyệt đối. đ Thể hiện cách nhìn của ông ba đối với suy nghĩ, tâm trạng của ông Sáu: Nóng lòng mong được gặp con… a. lý thuyết 1. Thế nào là các thành phần biệt lập? a) Ngữ liệu: - Có lẽ, trời không mưa. b) Phân tích ngữ liệu: đ Có lẽ: Thể hiện thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể không xảy ra tại thời điểm nói. c) Nhận xét: ị Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cánh đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. đ Mỗi thành phần biệt lập có những công dụng nhất định. 2. Thành phần tình thái a) Ngữ liệu: (SGK – 18) b) Phân tích ngữ liệu: - Sự việc được nói đến: + Anh nghĩ rằng … cổ anh; + Vì khổ tâm … vậy thôi. c) Nhận xét: - Từ in đậm "chắc", "có lẽ" là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Chúng không tham gia vào nòng cốt câu - Nếu thiếu chúng sự việc diễn đạt trong câu không hề thay đổi. đ Từ "chắc", "có lẽ" là những từ chỉ tình thái. 3. Thành phần cảm thán: a) Ngữ liệu: (SGK – 18) b) Phân tích ngữ liệu: - Các từ "ồ", "Trời ơi" không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói. - "ồ" : Tâm trạng vui sướng. - "Trời ơi" : Tiếc rẻ. c) Nhận xét: - Các từ: "ồ", "Trời ơi" khi tách ra thành câu độc lập đ Là câu cảm thán. ị Thành phần cảm thán. 4. Ghi nhớ: (SGK – 18) ii. Luyện tập Bài tập 1: Thành phần tình thái Thành phần cảm thán a) có lẽ; c) hình như; d) Chả nhẽ. b) Chao ôi. Bài tập 2: - Sắp xếp:

File đính kèm:

  • docNV9TUAN 21.doc