Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 121 đến tiết 125

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.

 - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ).

 B/ Chuẩn bị

 - Hs cần chuẩn bị tốt phần I: Chuẩn bị ở nhà.

 - Tích hợp với tiết 119, 120 và văn bản: “ Chiếc lược ngà”

 C/ Tổ chức các hoạt động dạy – hoc.

 * Ổn định tổ chức

 * Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )?

 ? Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích là gì?

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 121 đến tiết 125, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /02/2013 Ngày dạy: /03/2013 Tiết 121 - TLV: Luyện tập Làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước. - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ). B/ Chuẩn bị - Hs cần chuẩn bị tốt phần I: Chuẩn bị ở nhà. - Tích hợp với tiết 119, 120 và văn bản: “ Chiếc lược ngà” C/ Tổ chức các hoạt động dạy – hoc. * ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )? ? Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích là gì? * Tổ chức các hoạt động dạy - học. * Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 1. Tìm hiểu đề ? Đề văn trên thuộc kiểu đề gì? - Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện. ? Yêu cầu nghị luận vấn đề gì? - Có thể trình bày cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng cảm động nhất ở nhân vật ông Sáu và bé Thu trong tình cảnh éo le. ? Cần chú ý từ nào để định hướng phương hướng làm bài? - Từ “ cảm nhận” yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm, sau đó phân tích để làm sáng rõ nhận xét đánh giá đó. 2. Tìm ý ? Hoàn cảnh lịch sử cụ thể khiến ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu? - Hoàn cảnh chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện được viết năm 1966 tại chiến trường miền Đông Nam Bộ. ? Cảm nhận nổi bật của em về đoạn trích truyện? - Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. ? Để làm nổi bật tình cha con sâu nặng cần tập chung phân tích những nhân vật nào? - 2 nhân vật: nhân vật bé Thu và nhân vật ông Sáu. 3. Lập dàn ý a. Mở bài ? Nêu những ý cần trình bày ở mở bài? - “Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn NQS. Truyện được viết năm 1966 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Truyện diễn tả 1 cách cảm động tình cha con tha thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. ( Bé Thu và ông Sáu là 2 nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề này) b. Thân bài * Luận điểm a: Tình cảm của bé Thu đối với cha hết sức sâu sắc, mãnh liệt. ? Hãy tìm và phân tích những chi tiết đặc sắc về lời nói, cử chỉ, hành động đối với ông Sáu của nhân vật bé Thu? - Thái độ và tình cảm của bé Thu khi gặp ông Sáu: Không nhận ông Sáu là ba “ nghe gọi nó giật mình tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác lạ lùng… mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên : “ Má …Má” - Thái độ tình cảm của bé Thu trong 3 ngày ông Sáu ở nhà càng tỏ ra lậnh nhạt xa cách ba: + Chỉ gọi trống không nhất định không chịu gọi ông Sáu là Ba. + Không chụi nhờ ông chắt nước nồi côm to đang sôi. + Hất cái trứng cá mà ông gắp cho- đối xử như người xa lạ. + Ông càng muốn gần con thì con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách à ương ngạnh, bướng bỉnh. + Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại à ngờ vực lảng tránh. à Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của con sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba mình. - Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha: Khi ông Sáu lên đường thái độ của bé Thu đột ngột thay đổi: “ Nhưng thật lạ ling đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó. Trong lúc không ai ngờ thì nó thét lên “ ba… tiếng kêu của nó như tiếng xé… + nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như 1 con sóc… ôm chặt lấy cổ ba nó. + Nó hôn ba nó cùng khắp: nó hôn tóc…của ba nó nữa. ? Nhận xét đánh giá những tình cảm trên? => Tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. * Luận điểm b: Tình cảm của ông Sáu đối với con: yêu thương con tha thiết. ? Tìm những chi tiết? - Thấy con sợ hãi mình bỏ chạy, ông thật sự hụt hẫng: “ anh đứng sững lại đó... như bị gãy” - Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha. - Đến phút chia tay có cảm xúc buồn “ anh nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. - Khi con thốt lên tiếng ba thì hạnh phúc tột đỉnh: “ Một tay ôm con, một tay rýt khăn lau nước mắt” - Sau đợt nghỉ phép là biểu hiện tập trung và sâu sắc tình cảm của ông đối với con: + Say sưa tỉ mẩn làm chiếc lược ngà khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” + Trước khi chút hơi thở cuối cùng “ hình như chỉ có tình cha con là không chết được” trong trái tim ông Sáu, ông đưa cây lược nhờ bạn gửi cho con gái thân yêu của mình. * Nhận xét đánh giá về nghệ thuật của truyện. ? Chỉ ra những thành công về nghệ thuật của đoạn trích? -Sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí: bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà. Rồi lại biểu lộ tình cảm thật nông nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. - Thành công ở nhòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật. c. Kết bài ? Cần tổng hợp những vấn đề gì? - Đây là đoạn trích cảm động ca ngợi tình cha con sâu nặng. - Qua đó tác giả khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như 1 giá trị nhân bản sâu sắc. 4. Luyện viết bài nghị luận - Gv chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1: Viết mở bài + Nhóm 2: Tình cảm của bé Thu đối với ch. + Nhóm 3: Tình cảm của ông Sáu đối với con. + Nhóm 4: Viết phần kết bài. - Hs viết - Gọi HS đọc bài làm - Đại diện nhóm trình bày. - Gv và HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa * Củng cố: ? Nêu bố cục của bài nghị luận và nhiệm vụ từng phần? ? Giữa các phần các đoạn của bài nghị luận cần đảm bảo yêu cầu gì? * Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện. - Viết hoàn chỉnh bài nghị luận theo dàn ý trên. - Soạn bài “ Sang thu” - Viết bài tập làm văn số 6- nghị luận văn học ( làm ở nhà) I/ Đề bài Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. II/ Yêu cầu - Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là sự thống nhất giữa tình yêu làng với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. + Người nông dân VN vốn có tình cảm sâu nặng với làng quê của mình, khi cách mạng tháng 8/1945 thành công họ được trở thành người nông dân của 1 nước độc lập thì tình yêu làng quê của họ trở thành lòng yêu nước rộng lớn. + Hình tượng ông Hai ở trong truyện ngắn này là điển hình của người nông dân mới đó. - Phân tích, chứng minh ở nhân vật ông Hai: + ở nơi tản cư ,ông nhớ làng, muốn về làng lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ,xẻ hào khuân đá… Có lúc ông phải thốt lên “ Chao ôi…quá”. - ông là người nông dân tiến bộ, sớm giác ngộ cách mạng thường xuyên theo dõi cuộc kháng chiến: “ Tới phòng thông tin…nghe chẳng sót 1 câu nào…ruột gan ông cứ múa cả lên” - Ông yêu làng tha thiết. Khi nghe tin làng Dầu theo giặc: ông sững sờ, đau đớn, uất nghẹn. + Xấu hổ tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi… + Tủi thân khi nhìn đàn con, nước mắt ông cứ giàn ra… + Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi “ suốt mấy ngày ông không dám đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà… - Tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai. + Từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc, ông bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi.Đi đâu bây giờ nhưng không thể quay về làng “về làng tức là bỏ kháng chiến” -> Cuộc xung đột nội tâm hết sức gay gắt ->Ông đã lựa chọn dứt khoát “ Làng thì yêu thật ...thù”=> tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng quê. + Dù đã xác định như thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng. Trong tâm trạng dồn nén bế tắc ấy ông chỉ biết chút nỗi lòng mình vào những lời tâm sự với đứa con nhỏ. Đây là đoạn văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt chân thành của ông Hai- người nông dân gắn bó với que hương đất nước, với cách mạng và kháng chiến. -> Nhân vật ông Hai vừa thể hiện một cách sinh động vừa mang đậm cá tính nhân vật, vừa có nét chung của người nông dân mới có tấm lòng gắn bó bền chặt với làng quê và tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng. III.Biểu điểm - Điểm 8 -10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. - Điểm 7: Văn viết giàu cảm xúc, bố cục rõ ràng còn sai 1 vài lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài viết về cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên, còn mắc ít lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 3 - 4: Bài làm nhận xét, phân tích chưa rõ chưa đủ, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1 - 2: Lạc đề. ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn: /02/2013 Ngày dạy: /03/2013 Tiết 122 - Văn bản: Sang thu Hữu Thỉnh A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu. - Rèn thêm năng lực cảm thụ thơ ca. - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương B. Chuẩn bị - Tìm đọc tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” - Tích hợp với văn biểu cảm C/ Tiến trình tiết giảng *ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Viếng lăng Bác? Nêu cảm xúc bao trùm bài thơ? ? Phân tích 2 câu thơ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” * Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ? Nêu những hiểu biết về tác giả Hữu Thỉnh và xut xứ của bài thơ? - Học sinh trả lời theo SGK - GV chốt những nội dung quan trọng - HS ghi nhớ 2. Đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu các chú thích SGK 3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thể thơ năm chữ ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? - Phương thức biểu cảm (kết hợp với miêu tả - miêu tả để biểu cảm) ? Chủ thể biểu cảm là ai? - Tác giả ? Nội dung biểu cảm là gì? - Những rung cảm của tác giả trước thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc sang thu ? Dựa vào dòng cảm xúc đó, em hãy chia bố cục bài thơ? - Bố cục: 3 phần: + Phần 1(khổ 1): Cảm xúc trước khung cảnh làng quê lúc sang thu + Phần 2 (khổ 2): Cảm nhận về không gian lúc giao mùa + Phần 3 (khổ 3): Cảm xúc và suy ngẫm về thời tiết lúc sang thu II. Phân tích 1. Cảm xúc trước khung cảnh làng quê lúc giao mùa ? Khung cảnh làng quê lúc giao mùa được hiện lên qua những dòng thơ nào? - Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ ? Tín hiệu nào được tác giả cảm nhận trước tiên? - Hương ổi chín trong gió se ? Từ nào đặc tả trạng thái của hương trong gió? Đó là trạng thái ntn? - Động từ Phả -> Hương ổi hiện hữu rất cụ thể, đậm nét ? Ngoài ra, động từ Phả còn gợi cho em liên tưởng tới điều gì? - Gợi: + Sự vận động nhẹ nhàng của gió thu +Sự nồng nàn quấn quýt của hương trong gió ? Nhà thơ còn cảm nhận được tín hiệu nào của mùa thu nữa? - Làn sương chùng chình qua ngõ ? Chùng chình thuộc loại từ gì? Nó diễn tả trạng thái nào của sương? - Từ láy tượng hình -> Sương cố tình đi chậm lại khi qua ngõ ? Em hiểu ngõ ở đây là gì? - Là ngõ nhà tác giả cũng có thể là cửa ngõ tâm hồn của thi nhân ? Như thế, biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng? - Nghệ thuật nhân hóa ? Em hãy dùng lời văn của mình miêu tả lại vẻ đẹp của làn sương qua hình ảnh nhân hóa đó? - Làn sương giống như một thiếu nữ, khi qua ngõ thi nhân, cố tình chậm lại để làm duyên, làm dáng ? Một khung cảnh như thến nào đã được vẽ nên từ những lời thơ như thế? -> Cảnh làng quê sang thu êm đềm, dịu nhẹ mang nét đặc trưng ở một làng quê Bắc Bộ ? Cảm xúc của tác giả trước hết được thể hiện qua từ ngữ nào? Em hiểu gì về cảm xúc ấy? - Bỗng nhận ra -> Cảm xúc bất ngờ, xúc động ? Cảm xúc của nhà thơ còn được thể hiện đậm nét qua dòng thơ nào? - Hình như thu đã về ? Từ Hình như diễn tả trạng thái cảm xúc nào? - Mơ hồ, chưa chắc chắn xen lẫn chút bối rối và nỗi niềm xao xuyến, bâng khuâng ? Từ đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với thiên nhiên, với mùa thu nói riêng? -> Yêu thiên nhiên nhiên, yêu mùa thu tha thiết 2. Cảm xúc của tác giả trước không gian lúc giao mùa ? Không gian lúc giao mùa trước hết được hiện lên qua những dòng thơ nào? - Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã ? Có những hình ảnh nào được tác giả chọn tả? - Hình ảnh dòng sông và cánh chim ? Nhận xét hình ảnh được tác giả lựa chọn? - Hình ảnh gần gũi thân quen mang nét đặc trưng ? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đặc biệt? - Tác giả sử dụng các từ láy gợi hình: dềnh dàng, vội vã ? Em hãy dùng lời văn của mình miêu tả lại khung cảnh ấy? - Dòng sông thanh thản, lững lờ thong thả êm trôi - Những cánh chim thì đã bắt đầu vội vã hơn để trở về với tổ ấm của mình ? Biện pháp nghệ thuật nào còn được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ trên? - Nghệ thuật nhân hóa ? Hiệu quả diễn đạt của biện pháp nghệ thuật ấy? - Cảnh vật sinh động, có hồn ? Đến đây, em có cảm nhận gì về sắc thái của cảnh vật? -> Cảnh vật chuyển động tuy vẫn khẽ khàng nhưng đã rõ rệt hơn. ? Không gian lúc giao mùa còn được đặc tả qua hình ảnh nào? - Hình ảnh đám mây ? Hình ảnh đó được khắc họa qua lời thơ nào? - Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ? Em hiểu hình ảnh trên ntn? - Hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng. Trên nền trời, đám mây mỏng, nhẹ kéo dài như giăng mắc giữa hai mùa thu – hạ ? Biện pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng khi miêu tả hình ảnh đám mây vắt nửa mình sang thu? - Nghệ thuật nhân hóa ? Qua đó, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của hình ảnh này? - Đám mây mang một vẻ đẹp vừa duyên dáng vừa tinh nghịch- muốn sang thu lắm nhưng vẫn còn vấn vương, lưu luyến chưa nỡ rời mùa cũ ? Có thể bình luận ntn về hình ảnh đám mây trong bức tranh không gian lúc giao mùa? - Hình ảnh đặc sắc nhất diễn tả thần tình nhất cái hồn của khoảnh khắc giao mùa. ? Một không gian như thế nào đã được vẽ nên từ những lời thơ như thế? - HS trả lời: Không gian rất nên thơ làm xao xuyến lòng người. ? Qua bức tranh ấy, em cảm nhận được gì về tâm hồn và tình cảm của tác giả? - Tác giả có tâm hồn nhạy cảm và như đang đắm say cùng thiên nhiên tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu 3. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả về thời tiết lúc sang thu ? Lời thơ nào diễn tả thời tiết lúc sang thu? - Vẫn còn bao … … hàng cây đứng tuổi ? Những hiện tượng thời tiết nào được nhắc tới? - Nắng, mưa, sấm ? Nhữg hiện tượng ấy gắn liền với trạng thái nào? Em hiểu gì về trạng thái ấy? - Nắng vẫn còn – nắng còn nhưng đã bớt phần chói chang, gay gắt - Mưa vơi dần – mưa đã giảm cả về mức độ và số lượng - Sấm cũng bớt ngờ - không còn dữ dội trên những hàng cây ? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả? - Từ ngữ được chọn lọc tinh tế, chính xác ? Có thể khái quát ntn về đặc điểm thời tiết qua những lời thơ ấy? - Các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần về mức độ ? Từ đó, cảm giác giao mùa được gợi lên ntn? -> Cảm giác giao mùa rõ rệt hơn, mùa thu đang dần hiện hữu đậm nét hơn ? Dựa vào gợi ý SGK, em hãy nêu lớp nghĩa ẩn dụ của hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi? - Sấm: Những tác động bất thường của cuộc sống - Hàng cây đứng tuổi: Những con người trải ? Từ cách hiểu đó, em hiểu gì về suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời và con người? - Những người từng trải thường vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc sống. ? Em có nhận xét gì về những suy ngẫm ấy? -> Những suy ngẫm mang tính trải nghiệm sâu sắc. III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật ? Nhận xét ngôn từ, hình ảnh trong bài thơ? - Ngôn từ giản dị, trong sáng nhưng chứa đầy cảm xúc tha thiết, bâng khuâng. - Hình ảnh: mượt mà trong trẻo giàu sức biểu cảm 2. Nội dung ? Bài thơ giúp ta cảm nhận được điều gì? Cảnh đất trời quê hương trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu- đất trời có những biến đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt. -> Ghi nhớ - Gọi hs đọc - HS đọc * Củng cố: ? Bài thơ viết về thời điểm nào của mùa thu? ? Cảm nhận đặc sắc nhất khi học bài thơ này? ? Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc được cảm nhận bắt đầu từ đâu? Qua những hình ảnh nào? ? Không gian đất trời sang thu được cảm nhận ntn? * Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc và luyện đọc diễn cảm bài thơ. - Phân tích được nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ. - Soạn bài: “Nói với con”: + Tìm hiểu thêm về đời thơ Y Phương + Soạn bài theo câu hỏi SGK, chú ý phát hiện những yếu tố nghệ thuật mang nét đặc trưng của một cây bút người dân tộc thiểu số trong đoạn đầu của bài thơ. --------------------------o0o---------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 123 - Văn bản: Nói với con - Y Phương - A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận được tình cảm tha thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng qua lời của người cha nói với con; Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi. - Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn học. - Bồi đắp tình cảm gia đình. B. Chuẩn bị - Tìm hiểu cách nói, cách diễn tả tình cảm của người dân miền núi. - Tích hợp với văn biểu cảm. C.Tiến trình tiết học * ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài “ Sang thu”? Trình bày cảm nhận của em khi học xong bài này? ? Trình bày cảm nhận của tác giả về sự biến đổi của đất trời sang thu? * Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm ? Hãy nêu những nét khái quát về tác giả? và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - HS trả lời theo sgk. - GV chốt một số nội dung quan trọng - HS ghi nhớ 2. Đọc- hiểu chú thích - GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc - HS nghe và đọc theo hướng dẫn - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu các chú thích SGK 3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thể thơ tự do ? Phương thức biểu đạt chính là gì? - Phương thức biểu cảm ? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? - Là lời của người cha nói với con trong cuộc chia tay để con lên đường bước vào cuộc sống ? Hoàn cảnh đó chi phối thế nào đến giọng điệu và cảm xúc của bài thơ? - Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, cảm xúc thiết tha trìu mến ? Em hãy chia bố cục của bài thơ? - Bố cục: 2 phần (ứng với hai đoạn thơ): + Phần 1 (Đoạn 1): Nói với con về những tình cảm cội nguồn + Phần 2 (Đoạn 2): Nói với con về sức sống của quê hương và mong ước của cha ? Bố cục đó được xây dựng trên mạch cảm xúc nào? - Từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương; Từ kỉ niệm gần gũi thiết tha -> niềm khát khao, mong mỏi. ? Nhận xét về bố cục? -> Bố cục tự nhiên mà chặt chẽ II. Phân tích. 1. Nói với con về những tình cảm cội nguồn a. Nói với con về tình cảm gia đình ? Những câu thơ nào diễn tả lời của người cha nói với con về tình cảm gia đình? - Chân phải bước tới cha ..... Hai bước tới tiếng cười ? Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới hình ảnh nào? - Cha mẹ đang tập cho con đi những bước đầu tiên ? Nhận xét cách diễn đạt của tác giả? - Cách diễn đạt cụ thể mà rất giàu hình ảnh mang nét đặc trưng của người miền núi ? Trong đoạn thơ trên, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Điệp từ, điệp cấu trúc ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? - Khắc họa rõ nét hình ảnh con đang chập chững tập đi, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha, được cha nâng mẹ đỡ ? Âm thanh nào vang lên từ đó? - Tiếng nói, tiếng cười ? Em hiểu đây là tiếng nói, tiếng cười của ai? - Có thể là tiếng nói, tiếng cười thích thú của con, cũng có thể là tiếng nói tiếng cười vui mừng hạnh phúc của cha mẹ ? Từ đó, em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh thơ của tác giả? - Hình ảnh thơ rất giàu sức gợi ? Một khung cảnh gia đình ntn được vẽ nên từ những lời thư như thế? -> Một mái ấm gia đình hạnh phúc, ở đó, con được sống, được nâng niu trong tình yêu thương và sự chở che của cha mẹ ? Qua đó, cha muốn bày tỏ và nhắn nhủ con điều gì? -> Bày tỏ tình yêu con và nhắn nhủ con luôn nhớ về gia đình – cái nôi ấm đầu tiên của cuộc đời con Giáo viên bình: b. Nói với con về tình cảm quê hương *Hình ảnh người đồng mình ? Hình ảnh người đồng mình trước hết được nói tới qua những câu thơ nào? Người đồng mình…. …. câu hát ? Những câu thơ trên nói tới khía cạnh nào trong cuộc sống của người đồng mình? - Cuộc sống lao động của người đồng mình ? Công việc lao động nào được nhắc tới? - Đan lờ và ken vách nhà ? Đó là những công việc ntn? - Những công việc lao động bình dị ? Những từ ngữ nào đặc tả người đồng mình trong công việc lao động ấy? - Những từ: cài, ken ? Những từ đó thuộc từ loại gì? Chúng giúp em hiểu gì về người đồng mình trong lao động? - Những động từ diễn tả sự cần cù, khéo léo của người đồng mình trong lao động ? Cách miêu tả công việc lao động của người đồng mình có gì đặc biệt? (Gợi: Thông thường, đan lờ phải cài nan tre, vách nhà phải ken cây nứa, cây gỗ nhưng ở đây thì sao?) - Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát ? Hình ảnh cài nan hoa khiến ta liên tưởng ntn tới bàn tay lao động của người đồng mình? - Những bàn tay khéo léo, đầy chất tài hoa nghệ sĩ ? Em hiểu thế nào là ken câu hát? - 1. Người đồng mình vừa ken vách nhà vừa cất cao lời ca tiếng hát - 2. Tiếng hát then, hát lượn trong những buổi sinh hoạt cộng đồng lan tỏa thấm vào vách những ngôi nhà ? Dù hiểu theo cách nào thì hình ảnh đó cũng giúp em hiểu gì về tâm hồn của người đồng mình? - Lãng mạn, yêu đời, yêu cuộc sống ? Từ đó, em hãy nhận xét những hình ảnh mà tác giả sử dụng - Hình ảnh đẹp, gợi cảm ? Tới đây, em hiểu gì về người đồng mình? -> Cần cù lao động, rất tài hoa và có một tâm hồn lãng mạn ? Người đồng mình còn được nói tới qua lời thơ nào? - Cha mẹ… ….. trên đời ? Ngày cưới có vị trí như thế nào trong kí ức của cha mẹ cũng như những đôi lứa nơi đây? - Là kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời ? Từ đó, em hiểu gì về tình cảm của họ? - Họ luôn yêu thương, đầm ấm, hạnh phúc bên nhau ? Đến đây, em có nhận xét gì về người đồng mình? -> Những con người có phẩm chất tốt đẹp, có tâm hồn, tình cảm trong sáng rất đáng trân trọng *Đất quê mình ? Đất quê mình được nhắc tới qua những lời thơ nào? - Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng ? Em hiểu hình ảnh hoa, những tấm lòng tượng trưng cho điều gì? - Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, Những tấm lòng tượng trưng cho vẻ đẹp của tình người ?Như thế, đặc điểm nào của trong cách sử dụng hình ảnh thơ của Y Phương tiếp tục được thể hiện? - Hình ảnh thơ rất gợi cảm và giàu ý nghĩa biểu tượng ? Biện pháp nghệ thuật nào còn được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên? - Điệp từ cho, điệp cấu trúc ? Từ đó, em cảm nhận ntn về đất quê mình? - Hào phóng, ân tình cho con biết bao vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống ? Một miền quê như thế nào được gợi lên từ những lời thơ như thế? -> Một miền quê tươi đẹp và chan chứa nghĩa tình ? Người cha muốn bày tỏ cảm xúc và nhắn nhủ con điều gì ? -> Yêu quê hương và muốn con ghi nhớ tình cảm của quê hương ? Vì sao mở đầu lời tiễn con, người cha lại nói với con về tình cảm gia đình và tình cảm quê hương ? - Người cha muốn trao truyền, muốn nhắc con luôn ghi nhớ bởi đó chính là những tình cảm cội nguồn sinh dưỡng cuộc đời con. * Củng cố - Đọc diễn cảm bài thơ ? Người cha muốn nói với con về nhứng tình cảm cội nguồn nào? ? Em ấn tượng với hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao? * Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc bài thơ. Phân tích được lời người cha nói với con qua đoạn 1. - Chuẩn bị bài: Nói với con – tiết 2 + Tìm hiểu cuộc sống và ý chí của người đồng mình + Tìm hiểu niềm khát vọng của cha qua lời tiễn dặn con ----------------------------o0o------------------------------- Ngày soạn: / /2013 Ngày dạy: /3/2013 Tiết 124 - Văn bản: Nói với con - Tiếp theo - A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận được sức sống bền bỉ, dẻo dai và mãnh liệt của quê hương qua lời của người cha nói với con, hiểu được khát vọng và niềm mong ước của cha gửi gắm nơi con. Tiếp tục hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi. - Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn học. - Bồi đắp tình cảm gia đình. B. Chuẩn bị - Tìm hiểu cách nói, cách diễn tả tình cảm của người dân miền núi. - Tích hợp với văn biểu cảm. C.Tiến trình tiết học * ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng đoạn đầu bài thơ Nói với con và nêu nội dung chính của đoạn thơ ? * Tổ chức các hoạt động dạy - học: II. Phân tích (tiếp) 2. Nói với con về sức sống của quê hương và mong ước của cha ? Tìm những chi tiết mà người cha gợi nhắc với con về cuộc sống của người đồng mình? - Người đồng mình ... ... nghèo đói ? Cảm nhận của em về hình ảnh thơ? - Những hình ảnh thơ chân thực giàu sức gợi ? Em hiểu gì về cuộc sống của người đồng mình? -> Một cuộc sống nhọc nhằn, vất vả, gian lao và không ít hiểm nguy ? Đoạn thơ còn đem đến cho ta thông điệp gì? - Đoạn thơ còn thể hiện thái độ sống của người đồng mình ? Điều đó được tập trung thể hiện qua những từ ngữ nào? - Không chê ... không chê... Sống như sông như suối Không lo cực chọc ... ? Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ ? Tình cảm nào của người đồn

File đính kèm:

  • docGA tuan 26.doc
Giáo án liên quan