A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận thức rõ ưu điểm, nhược điểm của bài viết số 5 để rút kinh nghiệm trong quá trình viết văn
- Củng cố kĩ năng viết văn nghị luận
- Giáo dục ý thức vươn lên trong học tập.
B. Chuẩn bị:
Thông qua các thuật ngữ sử dụng trong tiết học tích hợp với kiến thức các môn
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
(Thực hiện trong tiết học)
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 160 đến tiết 120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /02/2012
Ngày dạy: / 02/2012
Tiết 116 - Tập làm văn : Trả bài tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận thức rõ ưu điểm, nhược điểm của bài viết số 5 để rút kinh nghiệm trong quá trình viết văn
- Củng cố kĩ năng viết văn nghị luận
- Giáo dục ý thức vươn lên trong học tập.
B. Chuẩn bị:
Thông qua các thuật ngữ sử dụng trong tiết học tích hợp với kiến thức các môn
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
(Thực hiện trong tiết học)
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Đề bài và yêu cầu của đề?
1. Đề bài
? Nhắc lại đề bài bài viết số 5?
Hiện nay, một số học sinh ham mê trò chơi điện tử mà không chú ý đến học hành. Trình bày ý kiến của em về vấn đề trên
2. Yêu cầu của đề bài
? Đề bài yêu cầu viết kiểu bài gì?
- Kiểu bài: Nghị luận (về một sự việc, hiện tượng đời sống)
? Vấn đề nghị luận là gì?
- Hiện tượng một số HS ham mê trò chơi điện tử mà không chú ý đến việc học hành
? Cần có những nội dung lớn nào trong bài viết?
- Cần phân tích nguyên nhân, chỉ rõ tác hại và bày tỏ quan điểm, thái độ về hiện tượng
3. Lập dàn ý
? Từ những yêu cầu trên, hãy lập dàn ý cho bài viết?
*MB: Từ thực tế cuộc sống -> Thực trạng của vấn đề
*TB:
- Nguyên nhân của hiện tượng (Nhận thức của HS, sự quan tâm chưa đầy đủ của nhà trường và gia đình, tác động cảu cuộc sống)
- Tác hại (ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, tác động xấu tới tư duy và nhân cách ...)
- Biện pháp khắc phục
*KB: Khái quát lại nội dung đã nghị luận
II. Trả bài
- Giáo viên trả bài cho HS
- HS nhận bài, đọc kĩ bài làm, đối chiếu với yêu cầu và lời phê của giáo viên.
III. Nhận xét
1. Tổ chức cho học sinh tự nhận xét
Gợi ý:
? Bài viết của em đã đảm bảo nội dung và đặc trưng kiểu bài chưa?
? Lập luận trong bài viết đã tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ chưa?
? Bài viết của em còn mắc những lỗi gì?
- HS suy nghĩ, tự đánh giá, bài làm của mình
2. Giáo viên nhận xét:
*Ưu điểm:
- Đa số bài viết đảm bảo đặc trưng kiểu bài
- Một số học sinh kĩ năng nghị luận tốt, bài viết sắc sảo giàu sức thuyết phục (Hà, Vân Anha, Thương).
- Kĩ năng viết văn khá tốt, diễn đạt trôi chảy, văn viết có giọng điệu (Hà, Tâm, Linh).
*Nhược điểm:
- Một số bài viết chưa đảm bảo nội dung.
- Kĩ năng nghị luận chưa tốt, bài viết thiếu sức thuyết phục
- Kĩ năng viết văn của một số HS yếu:
+ Chưa biết viết mở bài và kết bài
+ Chưa xây dựng được bố cục hợp lí cho bài viết+ Diễn đạt vụng về
- Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả
IV. Chữa lỗi điển hình:
( Lỗi chính tả)
- Chò trơi -> Trò chơi
- Chung thực -> Trung thực
- Xa đà -> Sa đà
V. Đọc bài văn
- Yêu cầu đọc một số bài làm tốt
(Hà, Thương)
- HS nghe để vận dụng
- GV đọc và phân tích lỗi ở một số đoạn văn
- HS chú ý để rút kinh nghiệm
*Củng cố:
- Giáo viên gọi điểm, khích lệ học sinh cố gắng học hành
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Tiếp tục rèn luyện kiểu bài nghị luận xã hội.
- Sửa lỗi trong bài viết.
- Chuẩn bị tiết 117 - Văn bản Viếng lăng Bác
+ Đọc diễn cảm bài thơ.
+ Phân tích bố cục của bài thơ
+ Tìm hiểu diễn biến cảm xúc của tác giả, chú ý các hình ảnh thơ ẩn dụ đẹp và giàu ý nghĩa.
-------------------------------------------------------o0o-------------------------------------------
Ngày soạn: /02/2012
Ngày dạy: /02/2012
Tiết 117- Văn bản: viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào mà đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác; Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng mà tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ.
B.Chuẩn bị:
Phóng to bức tranh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tích hợp với văn biểu cảm.
C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chứ:
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
* Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
? Nêu những hiểu biết về tác giả Viễn Phương?
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc thắng lợi, đất nước vừa thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu các chú thích SGK
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt?
- Kiểu văn bản biểu cảm - tác phẩm thơ trữ tình - kết hợp biểu cảm với miêu tả.
? Cảm hứng bao trùm bài thơ?
- Cảm hứng bao trùm: là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
? Cảm hứng đó chi phối giọng điệu cả bài thơ ntn?
- Giọng thơ thành kính trang nghiêm phù hợp với không khí trang nghiêm ở lăng- nơi lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư trầm lắng là nỗi đau xót lẫn tự hào.
? Mạch vận động cảm xúc theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian, không gian của cuộc vào lăng viếng Bác:
+ Cảm xúc trước lăng Bác.
+ Cảm xúc khi vào trong lăng.
+ Cảm xúc khi sắp phải rời lăng Bác.
II. Phân tích
1. Cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác.
* Khổ 1
? Gọi HS đọc khổ 1?
- HS đọc
? Mở đầu bài thơ tác giả như nói với Bác điều gì?
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
? Nhận xét giọng điệu, cách xưng hô?
- Giọng tâm tình, tác giả xưng hô con- Bác vừa kính trọng vừa gần gũi, ấm áp vừa yêu thương thành kính.
? Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?
- Tâm trạng xúc động, tình cảm yêu thương dồn nén của người con thăm lăng cha già.
? Tới thăm lăng bác hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy là hình ảnh nào?
- Thấy hàng tre: bát ngát
xanh xanh Việt Nam.
đứng thẳng hàng
? Bút pháp gì được sử dụng?
- Bút pháp miêu tả.
? Khi miêu tả tác giả sử dụng từ loại nào?
- Sử dụng từ láy -> tre tươi tốt, có sức sống mãnh liệt.
? Từ những câu thơ miêu tả hàng tre , nghệ thuật đặc sắc gì được sử dụng?
- Nghệ thuật ẩn dụ: cây tre đã trở thành cây tre VN, là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đất nước và con người VN.
? Vậy hình ảnh ẩn dụ này đã diễn tả cảm xúc gì của nhà thơ?
- > Cảm xúc tự hào về Tổ quốc, con người Việt Nam trong trường kỳ lịch sử mà Bác là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất.
* Khổ 2
? Gọi hs đọc khổ 2?
- HS đọc
? Hình ảnh nào diễn tả cảm nhận của tác giả về Bác khi đứng trước lăng Người?
- Ngày ngàymặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
? Nhận xét cách sử dụng hình ảnh trong 2 câu?
- Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời của thiên nhiên- Mặt trời là Bác.
? Hai câu thơ diễn tả thành công cảm xúc gì của tác giả?
-> Lòng ngưỡng mộ về sự trường tồn, vĩ đại của hình ảnh Bác và sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
? Đỉnh cao cảm xúc tôn kính được thể hiện qua hình ảnh nào?
- "Ngày ngày dòng...
...mùa xuân"
? Nghệ thuật độc đáo nào được sử dụng?
- Điệp từ "rưng rưng"tạo âm hưởng thương nhớ.
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo: 79 mùa xuân là Bác, dòng người như dâng hoa, dâng nỗi nhớ thương kính yêu lên Bác.
? Những hình ảnh đó diễn tả tình cảm gì của tác giả?
=> Tình cảm thương nhớ khôn nguôi của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
*Khổ 3
? Gọi HS đọc khổ 3?
- HS đọc
? Hình ảnh nào diễn tả cảm nhận của tác giả về Bác khi vào trong lăng?
"Bác nằm trong...
… ...dịu hiền"
? Nghệ thuật gì được sử dụng?
- NT nói giảm, nói tránh - Bác đang ngủ
- ẩn dụ: vầng trăng dịu hiền là ánh sáng của thương mến nâng niu, trân trọng
? ý nghĩa của hình ảnh này qua cảm nhận của tác giả?
-> Hình ảnh Bác trong lăng đẹp, thanh thản trong tình thương mến, nâng niu của nhân dân cả nước.
? Tâm trạng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh nào?
"Vẫn biết trời xanh...
...trong tim"
? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ đó?
- Nghệ thuật ẩn dụ – "Trời xanh" vĩnh hằng của thiên nhiên, "Trời xanh" là Bác, đạo đức tư tưởng cách mạng của Bác bất tử như trời xanh.
- ý thơ tương phản: vẫn biết- mà sao -> quy luật của tạo hoá nhưng vẫn đau đớn.
? Hai câu thơ diễn tả thành công cảm xúc gì của tác giả?
=> Cảm xúc đau đớn tiếc thương vô hạn vì sự ra đi vĩnh viễn của Người, niềm xúc động thiêng liêng thành kính pha lẫn xót đau dâng trào trong lòng tác giả.
2. Ước nguyện chân thành của nhà thơ đối với Bác.
? Gọi HS đọc khổ 4?
- Học sinh đọc
? Câu thơ nào diễn tả tâm trạng của tác giả khi nghĩ tới lúc chia tay Bác?
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
? Câu thơ diễn tả tâm trạng gì?
- Tâm trạng nhớ nhung lưu luyến đối với Bác.
? Cảm xúc muốn được bên Bác thể hiện qua hình ảnh nào?
- Muốn làm—con chim ru giấc ngủ cho Bác.
- Muốn làm đoá hoa dâng hương nơi Bác yên nghỉ.
- Muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào hàng tre trong lăng.
? Nhận xét hình ảnh mà tác giả nguyện làm?
- Hình ảnh giản dị, mộc mạc mà gợi ảm.
? Biện pháp ngệ thuật nào được sử dụng?
- Nghệ thuật điệp ngữ
? Điều đó thể hiện tấm lòng của nhà thơ ntn?
=> Thể hiện lòng kính yêu, lời hứa trung thành của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác, nguyện tu dưỡng theo hướng đi của Bác.
III. Tổng kết
? Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của bài thơ?
- Giọng điệu trang trọng, tha thiết.
- Hình ảnh: nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, lớn lao.
- Ngôn ngữ: bình dị, cô đúc.
? Với những đặc sắc nghệ thuật ấy, bài thơ đã thể hiện được điều gì?
- Thể hiện lòng thành kính của tác giả, của nhân dân khi vào lăng viếng Bác.
-> Ghi nhớ ( SGK)
? Gọi 2 HS đọc?
- HS đọc ghi nhớ
* Củng cố:
? Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì?
? Khi vào trong lăng cảm xúc được bộc lộ rõ nhất là gì?
? Bức ảnh trong sgk gợi liên tưởng rõ nhất đến lời thơ nào trong bài thơ?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc bài thơ.
- Tập hát bài “ Viếng lăng Bác”- Hoàng Hiệp.
- Phân tích được cảm xúc của tác giả khi tới viếng lăng Bác.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích):
+ Đọc kĩ bài văn SGK
+ Phát hiện bố cục, cáh triển khai ý của bài văn
-------------------------------------------------------o0o-------------------------------------------
Ngày soạn: /02/2012
Ngày dạy: /02/2012
Tiết 118 - TLV Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hểu rõ thế nào là nghị luận về một tác phẩm tryện( hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích); Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện để có cơ sở tiếp thu rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
- Rèn kĩ năng nghị luận văn học
B. Chuẩn bị:
- GV và học sinh nghiên cứu kĩ tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, văn bản nghị luận về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm.
C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Để làm tốt gài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần vận dụng những phép lập luận nào? ( giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp).
* Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Xét ví dụ SGK
? Vấn đề nghị luận của văn bản này?
- Vấn đề nghị luận: những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
? Vậy kiểu bài cụ thể của văn bản này là gì?
- Nghị luận về một nhân vật văn học.
? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
- Nhan đề: Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”
? Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Hãy tìm những câu nêu hoặc cô đúc luận điểm của văn bản?
- Hệ thống luận điểm:
+ Đoạn văn 1(câu2): "Dù được miêu tả… ...khó phai mờ" : Nêu vấn đề nghị luận.
+ Đoạn văn 2( Câu đầu): “ Trước tiên nhân vật…của mình”: câu chủ đề nêu luận điểm.
+ Đoạn văn 3 (câu2): “ Nhưng anh thanh niên này ... chu đáo”: Câu chủ đề nêu luận điểm.
+ Đôạn văn 4(câu 1): " Công việc vất vả ... khiêm tốn": Câu chủ đề nêu luận điểm.
+ Đoạn văn 5 (2 câu cuối): " Cuộc sống của …tin yêu": Những câu cô đúc vấn đề nghị luận.
? Hãy nhận xét các luận điểm trên?
- Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn xuất phát từ nhân vật trong tác phẩm.
? Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận ntn?
- Mỗi luận điểm đều được tác giả phân tích, chứng minh một cách thuyết phục có sức hấp dẫn bằng những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm, sử dụng nhiều phép lập luận.
? Nhận xét những luận cứ được người viết nêu ra làm sáng tỏ luận điểm?
- Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
? Bài văn có bố cục mấy phần? Nhận xét về bố cục?
- Bố cục 3 phần: Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch nghị luận được dẫn dắt tự nhiên: Từ nêu vấn đề -> đi vào phân tích, diễn giải -> khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.
GV chốt: Làm như vậy là ta đã đi nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện
- HS ghi nhớ
? Tới đây em thế nào là nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là ntn?
-> Ghi nhớ
? Gọi 2 HS đọc ghi nhớ?
- HS đọc
II. Luyện tập
? Gọi HS đọc đoạn văn?
- HS đọc
? Vấn dề nghị luận của đoạn văn là gì?
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống- chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
? Tìm ra câu mang luận điểm?
- Câu 1- mang luận điểm.
? Để làm sáng tỏ nhận xét, đánh giá này tác giả đã làm gì?
- Tác giả tập trung vào phân tích những diễn biến, hành động, nội tâm nhân vật trong việc chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
? Từ việc phân tích nội tâm, hành động nhân vật giúp ta hiểu gì về nhân vật lão Hạc?
=> Đã làm sáng tỏ 1 nhân cách đáng trọng, 1 tấm lòng hi sinh cao quý ở lão.
* Củng cố.
? Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện là ntn?
? Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải đảm bảo những yêu cầu gì?
* Hướng dẫn học tập
- Học bài nắm chắc kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích), đặc biệt là nghị luận về nhân vật văn học.
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện:
+ Đọc kĩ các đề bài trong SGK
+ Phát hiện điểm giống và khác nhau của các đề bài
+ Xem lại các bước làm một bài văn nghị luận (Lớp 7)
---------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: /02/2012
Ngày dạy: /02/2012
Tiết 119- TLV Cách làm
Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
B. Chuẩn bị
- HS nghiên cứu kĩ những tác phẩm truyện đã học trong chương trình.
- Tích hợp với tiết 118.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện?
? Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải đảm bảo yêu cầu gì?
* Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Xét các đề bài SGK
? Gọi hs đọc 4 đề sgk.
- HS đọc
? Các đề bài đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
- Đề 1:NL về thân phận người phụ nữ trong XH xưa.
- Đề2: NL về diễn biến cốt truyện.
- Đề 3: NL về thân phận Thuý Kiều.
- Đề 4: NL về đời sống tình cảm trong chiến tranh.
? Chỉ ra những nét giống và khác nhau trong những đề trên?
- Giống: đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Khác : mệnh lệnh khác nhau: suy nghĩ, phân tích.
? Các mệnh lệnh suy nghĩ, phân tích đòi hỏi bài làm phải khác nhau ntn?
+ Đề phân tích: yêy cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét.
+ Đề suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình về vấn đề nào đó trong tác phẩm để nhận xét, đánh giá.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng”của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
a. Tìm hiểu đề.
? Xác định yêu cầu của đề?
- Yêu cầu: Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm- suy nghĩ về nhân vật ông Hai.
? Phương pháp giải quyết vấn đề?
- Phương pháp: xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về nét đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn,
b. Tìm ý
? Nét nổi bật ở nhân vật ông Hai là gì?
- Tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước.
? Tình yêu ấy được bộc lộ trong tình huống nào?
- Ông Hai phải ra làng đi tản cư.
? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ?
- Đây là nét rất mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
? Những chi tiết nào chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước ấy?
- Hs tìm ra những từ ngữ chỉ tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.
2. Lập dàn bài
- Y/c HS theo dõi dàn ý trong sgk
a. Mở bài
? Theo doĩ y/c của mở bài và cho biết công việc của mở bài?
- Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình về vấn đề nghị luận.
? Theo dõi thân bài, nêu yêu cầu của thân bài bài nghị luận này?
b. Thân bài
- Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứn minh bằng những luận cứ tiêu biểu và xác thực lấy từ tác phẩm.
- Gọi hs đọc kết bài trong sgk
c. Kết bài
? Qua đoạn văn kết bài hãy chỉ ra công việc cụ thể của phần này?
- Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện( hoạc đoạn trích)
? Tới đây hãy nêu bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện?
->Ghi nhớ
3. Viết bài
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
+ Nhóm 1: Viết mở bài.
+ Nhóm 2: Viết đoạn văn nhận định đánh giá tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
+ Nhóm 3: Viết đoạn văn nhận định, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
+ Nhóm 4: Viết kết bài.
- HS viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
- GV hướng dẫn hs tự đọc lại ting phần, tong đoạn văn xem có phù hợp với vấn đề nghị luận không. Sự liên kết văn bản…nếu có lỗi cần sửa chữa cho hoàn chỉnh.
- HS đọc và sửa bài
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Đại diện nhóm trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét bổ sung.
- HS bổ sung, hoàn thiện
* Củng cố:
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?
? Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện là gì?
? Chỉ ra những công việc cụ thể ở 3 phần: MB-TB-KB?
* Hướng dẫn học tập
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài về tác phẩm truyện.
Chú ý mục I: Chuẩn bị ở nhà.
-------------------------------------------------------*****----------------------------------------------------------
Ngày soạn: /02/2012
Ngày dạy: /02/2012
Tiết 120 - TLV: Luyện tập
Làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ).
B/ Chuẩn bị
- Hs cần chuẩn bị tốt phần I: Chuẩn bị ở nhà.
- Tích hợp với tiết 118, 119 và văn bản: “ Chiếc lược ngà”
C/ Tổ chức các hoạt động dạy – hoc.
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )?
? Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích là gì?
* Tổ chức các hoạt động dạy - học.
* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề
? Đề văn trên thuộc kiểu đề gì?
- Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
? Yêu cầu nghị luận vấn đề gì?
- Có thể trình bày cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng cảm động nhất ở nhân vật ông Sáu và bé Thu trong tình cảnh éo le.
? Cần chú ý từ nào để định hướng phương hướng làm bài?
- Từ “ cảm nhận” yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm, sau đó phân tích để làm sáng rõ nhận xét đánh giá đó.
2. Tìm ý
? Hoàn cảnh lịch sử cụ thể khiến ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu?
- Hoàn cảnh chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện được viết năm 1966 tại chiến trường miền Đông Nam Bộ.
? Cảm nhận nổi bật của em về đoạn trích truyện?
- Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
? Để làm nổi bật tình cha con sâu nặng cần tập chung phân tích những nhân vật nào?
- 2 nhân vật: nhân vật bé Thu và nhân vật ông Sáu.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài
? Nêu những ý cần trình bày ở mở bài?
- “Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn NQS. Truyện được viết năm 1966 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Truyện diễn tả 1 cách cảm động tình cha con tha thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. ( Bé Thu và ông Sáu là 2 nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề này)
b. Thân bài
* Luận điểm a: Tình cảm của bé Thu đối với cha hết sức sâu sắc, mãnh liệt.
? Hãy tìm và phân tích những chi tiết đặc sắc về lời nói, cử chỉ, hành động đối với ông Sáu của nhân vật bé Thu?
- Thái độ và tình cảm của bé Thu khi gặp ông Sáu: Không nhận ông Sáu là ba “ nghe gọi nó giật mình tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác lạ lùng… mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên : “ Má …Má”
- Thái độ tình cảm của bé Thu trong 3 ngày ông Sáu ở nhà càng tỏ ra lậnh nhạt xa cách ba:
+ Chỉ gọi trống không nhất định không chịu gọi ông Sáu là Ba.
+ Không chụi nhờ ông chắt nước nồi côm to đang sôi.
+ Hất cái trứng cá mà ông gắp cho- đối xử như người xa lạ.
+ Ông càng muốn gần con thì con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách à ương ngạnh, bướng bỉnh.
+ Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại à ngờ vực lảng tránh.
à Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của con sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba mình.
- Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha: Khi ông Sáu lên đường thái độ của bé Thu đột ngột thay đổi: “ Nhưng thật lạ ling đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó. Trong lúc không ai ngờ thì nó thét lên “ ba… tiếng kêu của nó như tiếng xé…
+ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như 1 con sóc… ôm chặt lấy cổ ba nó.
+ Nó hôn ba nó cùng khắp: nó hôn tóc…của ba nó nữa.
? Nhận xét đánh giá những tình cảm trên?
=> Tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi.
* Luận điểm b: Tình cảm của ông Sáu đối với con: yêu thương con tha thiết.
? Tìm những chi tiết?
- Thấy con sợ hãi mình bỏ chạy, ông thật sự hụt hẫng: “ anh đứng sững lại đó... như bị gãy”
- Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha.
- Đến phút chia tay có cảm xúc buồn “ anh nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
- Khi con thốt lên tiếng ba thì hạnh phúc tột đỉnh: “ Một tay ôm con, một tay rýt khăn lau nước mắt”
- Sau đợt nghỉ phép là biểu hiện tập trung và sâu sắc tình cảm của ông đối với con:
+ Say sưa tỉ mẩn làm chiếc lược ngà khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
+ Trước khi chút hơi thở cuối cùng “ hình như chỉ có tình cha con là không chết được” trong trái tim ông Sáu, ông đưa cây lược nhờ bạn gửi cho con gái thân yêu của mình.
* Nhận xét đánh giá về nghệ thuật của truyện.
? Chỉ ra những thành công về nghệ thuật của đoạn trích?
-Sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí: bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà. Rồi lại biểu lộ tình cảm thật nông nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay.
- Thành công ở nhòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật.
c. Kết bài
? Cần tổng hợp những vấn đề gì?
- Đây là đoạn trích cảm động ca ngợi tình cha con sâu nặng.
- Qua đó tác giả khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như 1 giá trị nhân bản sâu sắc.
4. Luyện viết bài nghị luận
- Gv chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Viết mở bài
+ Nhóm 2: Tình cảm của bé Thu đối với ch.
+ Nhóm 3: Tình cảm của ông Sáu đối với con.
+ Nhóm 4: Viết phần kết bài.
- Hs viết
- Gọi HS đọc bài làm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv và HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa
* Củng cố:
? Nêu bố cục của bài nghị luận và nhiệm vụ từng phần?
? Giữa các phần các đoạn của bài nghị luận cần đảm bảo yêu cầu gì?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Viết hoàn chỉnh bài nghị luận theo dàn ý trên.
- Soạn bài “ Sang thu”
- Viết bài tập làm văn số 6- nghị luận văn học ( làm ở nhà)
I/ Đề bài
Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
II/ Yêu cầu
- Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là sự thống nhất giữa tình yêu làng với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
+ Người nông dân VN vốn có tình cảm sâu nặng với làng quê của mình, khi cách mạng tháng 8/1945 thành công họ được trở thành người nông dân của 1
File đính kèm:
- GA tuan 25.doc