A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
- Rèn kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
B. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số thư, điện chúc mừng, thăm hỏi
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 171 đến tiết 173, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 171 - TLV: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
- Rèn kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
B. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số thư, điện chúc mừng, thăm hỏi
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Những trường hợp cần viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi
- Gọi HS đọc mục 1 SGK
- HS đọc
? Trong cá tình huống trên, tình huống nào cần viết thư điện chúc mừng?
- Tình huống a, b
? Tình huống nào cần viết thư, điện thăm hỏi?
- Tình huống c, d
? Như thế, khi nào thì cần viết thư, điện?
- Khi có nhu cầu trao đoỏi thông tin, tâm tư, tình cảm nhưng người viết không gặp và nói trực tiếp với người nghe.
? Có mấy loại thư, điện? Mục đích của mỗi loại là gì?
- Hai loại:
+ Thư, điện chúc mừng: Chia vui, biểu dương, khích lệ
+ Thư điện thăm hỏi: Chia buồn, động viên, an ủi
? Qua đó, tính cách của Hoàng Việt đã được bộc lộ như thế nào?
=> Một con người "mới", cương quyết, táo bạo, có tri thức, có lập trường đổi mới rõ ràng, dứt khoát
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Gọi HS đọc văn bản
- HS đọc
? Các bức thư điện có kết cấu giống nhau ntn?
- Họ tên và địa chỉ người nhận
- Nội dung thư, điện
- Họ tên và địa chỉ người gửi
? Nhận xét lời văn của thư, điện?
- Ngắn gọn, súc tích thể hiện được tình cảm chân thành của người viết
? Từ cá nội dung trên, hãy nêu cách viết thư, điện?
-> Ghi nhớ 2, 3
- Gọi học đọc ghi nhớ
- HS đọc
*Củng cố:
? Nêu các trường hợp cần viết thư, điện?
? Mục đích của mỗi loại thư, điện?
? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức đối với thư, điện?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chức nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 172:
+ Tiếp tục sưu tầm thư, điện.
+ Nghiên cứu trước các bài tập SGK.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 172 - TLV: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về cách viết và luyện tập thực hành viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
- Nâng cao kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
B. Chuẩn bị:
- HS tập viết thư điện theo các tình huống SGK
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các tình huống cần viết và cách viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Ôn tập về lí thuyết
? Trong trường hợp nào cần ciết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi?
- Khi cần bày tỏ tình cảm mà người viết không thể nói trực tiếp với người nhận hoặc trong một số nghi lễ ngoại giao
? Nêu cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi?
- Viết theo khuôn mãu nhất định
? Nhận xét lời văn trong thư, điện?
- Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được tình cảm chân thành của người viết
II. Luyện tập
Bài tập số 1
- Gọi học sinh đọc bài tập
- HS đọc
- Giáo viên hướng dẫn HS viết bức điện theo mẫu SGK
- HS điền các nội dung thích hợp:
Họ tên, địa chỉ người nhận: Thày Nguyễn Văn A
Thôn ... xã .... huyện ... tỉnh ...
Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thày cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
Học sinh: Nguyễn Văn B, Lớp ... Trường Đại học...
- Tổ chức cho HS làm các câu còn lại
- HS thực hành làm
- Gọi một số HS trình bày bài làm
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện
Bài tập 2
- Gọ HS đọc lại các tình huống
- HS đọc
? Trong những tình huống trên, tình huống nào càn viết thư, điện thăm hỏi, tình huống nào cần viết thư, điện chúc mừng?
- Tình huống a,b,d,e cần viết thư, điện chúc mừng; Các trường hợp còn lại cần viết thư, điện thăm hỏi
Bài tập 3
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bức điện
- HS thảo luận. Bức điện cần:
+ Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức
+ Được trình bày theo đúng mẫu của bưu điện
- Gọi một số HS trình bày bài làm
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện
*Củng cố:
? Nhắc lại cách viết thư, điện?
- Giáo viên và HS đọc một số thư, điện đã sưu tầm được
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc cách viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
- Hoàn thiện các bài tập
- Chuẩn bị tiết 173: Xem lại đề bài và yêu cầu của bài kiểm tra văn.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 173- TLV: Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
-- Học sinh nhận thức rõ ưu điểm, nhược điểm của bài kiểm tra văn, kịp thời bổ sung và rèn kuyện những kiến thức và kĩ năng còn thiếu và yếu.
- Rèn luyện kĩ năng hành văn.
- Giáo dục ý thức vươn lên trong học tập.
B. Chuẩn bị.
- Tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề bài kiểm tra văn.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Đề bài và yêu cầu của đề.
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm ):
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn Tây và việt gian bán nước.
B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc.
C. Đau khổ, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
D. Muốn quay về làng để xen sự thực ra sao.
Câu 2: Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác trong thời kì nào?
Kháng chiến chống Pháp.
Kháng chiến chống Mĩ.
Trước Ccách mạng Tháng 8.
Câu 3: Văn bản Những ngôi sao xa xôi được viết ở thời kì nào?
Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Câu 4: Nội dung chính của truyện Những ngôi sao xa xôi là gì?
Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ.
Vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường sơn.
Vẻ đẹp của người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
Câu 5: ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc?
Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người.
Hãy trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống, quê hương.
“ Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người”.
Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình.
Câu 6: Truyện Bến quê được kể bằng ngôi thứ ba đúng hay sai?
Đúng
Sai
B. Phần tự luận ( 7 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
III. Đáp án
A .Phần trắc nghiệm (3 điểm )
Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1: D Câu 4: C
Câu 2: B Câu 5: B
Câu 3: D Câu 6: A
B. Phần tự luận ( 7 điểm )
- MB: Giới thiệu về truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” và nhân vật anh thanh niên.
- TB: Phân tích nhân vật anh thanh niên:
+ Yêu nghề, hăng say lao động.
+ Có ý thức và trách nhiệm với quê hương, đất nước.
+ Cởi mở, gần gũi, quan tâm chu đáo với những người xung quanh.
+ Khiêm tốn, thành thực.
- KB: Khẳng định anh thanh niên thật đáng yêu, đáng khâm phục cống hiến hết mình cho quê hương cho đất nước.
Về diễn đạt: yêu cầu văn viết trong sáng, rõ ràng không mắc các loại lỗi.
III. Biểu điểm:
Từ 8 -> 10 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ.
7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài; Song ấn tượng chưa thật sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt.
5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài ; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý.
4 điểm: Biết viết bài nghị luận song lập luận chưa chặt chẽ; Diễn đạt còn vụng về.
2 -> 3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Bài viết chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài nghị luận; Diễn đạt yếu.
*Củng cố :
- Gv thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản truyện.
- Xem lại yêu cầu bài kiểm tra.
File đính kèm:
- GA tuan 36.doc