Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 71, 72: Cố hương

A. Mục tiêu cần đạt :

 Sách giáo viên

B.Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến tác phẩm

 - Học sinh : Soạn bài.

C.Lên lớp :

I. Hoạt động 1 : Khởi động

1. Ổn định :

2. Bài cũ :

 Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Bé Thu? Về chiến tranh?

3. Bài mới :

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 71, 72: Cố hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71-72 Cố hương Lỗ Tấn Mục tiêu cần đạt : Sách giáo viên B.Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến tác phẩm - Học sinh : Soạn bài. C.Lên lớp : I. Hoạt động 1 : Khởi động 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Bé Thu? Về chiến tranh? 3. Bài mới : II. Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản -Tóm tắt tác giả, tác phẩm? -Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện? -HD HS đọc văn bản.( Sgk) -Từ việc đọc hãy xây dựng bố cục của văn bản? (3 đoạn : -Đ 1: từ đầu…..làm ăn sinh sống: Nhân vật tôi trên đường về quê. -Đ 2 : Tiếp… sạch trơn như quét: Nhận vật tôi những ngày ở quê. -Đ 3 : Còn lại : Nhân vật tôi những ngày xa quê) -Em có nhận xét gì về thời gian được tác giả xử dụng ở phẩn đầu và phần cuối truyện? (+ Phần đầu : Không gian : trên một con thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương ; Thời gian : Trong đêm. +Phần cuối : Không gian : Trên con thuyền, có thêm người mẹ và cháu Hoàng; Thời gian : buổi hoàng hôn.) *Chốt: đấy là bố cục “đầu cuối tương ứng” -Truyện được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? ( Tự sự là chủ yếu có xem kẻ những đoạn hồi ức. Đây là truyện ngắn có yếu tố hồi ký. Ngoài ra còn kết hợp với phương thức biểu đạt khác như biểu cảm để biểu hiện tình cảm, nguyện vọng; nghị luận để bày tỏ quan điểm, suy nghĩ nội tâm củ nhân vật tôi; miêu tả để thể hiên sự thay đổi của con người và quê hương) -Những phản ứng trên biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu lúc này? ( HS nhận xét trả lời, gv ghi bảng phụ : ngạc nhiên, lo lắng sợ hãi → *Chốt: Ở Cố hương ta thấy có sự kết hợp sinh động giữa các phương thức biểu đạt. -Trong tuyện có những nhân vật chính ? Nhân vật trung tâm? Vì sao em biết?(HS thảo luận 2 phút : có 2 nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”. Tuy nhiên Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm, vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của câu chuyện, có quan hệ toàn bộ hệ thống nhân vật, từ nó không thể toát lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.) *Chuyển : Để hiểu rõ hơn về chuyến về quê cuối của nhân vật “tôi”, những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của làng quê. Chúng ta cùng tìm hiểu → ghi mục phân tích +HS đọc đoạn 1 -Trên đường về quê, nhân vật tôi đã nhìn thấy những cảnh vật gì? Những cảnh ấy gợi lên cuộc sống như thế nào? Nhân vật tôi có cảm giác gì trước cảnh ấy? ( Thấy….thôn xóm điêu tàn hoang vắng… lòng se lại… a, đây thật…là làng cũ…trong ký ức không) -Vì sao nhân vật “tôi” suy nghĩ : A, đây không phải là làng cũ…không?(quá ngạc chua xót trước sự tàn tạ, nghèo khổ của quê hương, quê hương trong thực tế khác xa quê hương mà nhân vật tôi có trong lòng, có trong ký ức: làng cũ tôi đẹp hơn kia). -Chuyến về quê lần này của nhân vât vật tôi có gì đặc biệt? (từ giả làng cũ, đem gia đình đến nơi đất khách, nơi “tôi” đang làm ăn sinh sống) -Qua đoạn 1 em hiểu gì về tấm lòng của người thăm cố hương? (ngạc nhiên chua xót, buồn bã → ghi *Bình : Sự đau buồn ngạc nhiên chua xót vì những gì ông thấy đó không phải là hình ảnh về quê hương mà nhân vật “tôi” hằng mong chờ và hồi hộp biết bao, sau 20 năm trở lại. cái buồn man mác về sự thưa vắng của quê hương đấy là điều tất nhiên. HẾT TIẾT 1→ TIẾT 2 * Chuyển : Nỗi buồn ấy càng buồn hơn trong những ngày ở quê phải chứng kiến những cảnh mà nhân vật tôi không thể tinn được. Những cảnh đó như thế nào ta sang phần tiếp theo → ghi phần b +Theo dõi đoạn “Tinh mơ… như quét”. -Tóm tắt nội dung đoạn này? *Chốt : Những ngày ở quê nhân vật “tôi” gặp gỡ chị Hai Dương nhớ lại cái quá khứ cùng người bạn Nhuận Thổ thuở ấu thơ và cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ trong hiện tại. -Những ngày ở quê nhân vật “tôi” đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp gỡ với nhân vật nào được kể nhiều nhất? (Chị Hai Dương, Nhuận Thổ) -Nhớ về quá khứ, lúc này trong ký ức nhân vật tôi là những cảnh tượng gì? (HS phát hiện, Gv gỡ bảng phụ : Trong ký ức…cảnh thần tiên) -Vì sao nhân vật tôi gọi đó là cảnh thần tiên?(vì đó là dấu hiệu của 1 cuộc sống hòa bình nơi làng quê giờ chỉ còn trong giấc mơ) -Vậy sau 20 năm, người phụ nữ ấy xuất hiện nhân vật “tôi” với bộ dạng, lời nói, hành động như thế nào? (hs phát hiện, gv gỡ bảng phụ :giật đôi bít tất…lấy cái “cẩu khí sắt”…) *Chốt: Bộ dạng một người đàn bà trên dưới 50 tuổi giống cái com pa; lời nói: ái chà, làm quan rồ…chẳng giấu nổi chúng tôi đâu; hành động: giật đôi bít tất, lấy cái cầu khí sắt. - Theo em vì sao Thím Hai dương thay dổi nhiều đến vậy?( HS thảo luận: 3p) *Bình:Bởi cái đói nghèo lạc hậu mà thím Hai Dương nhan sắc một thời được mệnh danh là “Tây Thi đậu phụ”có cái duyên bán hang đã trở thành Hai Dương, có thái độ sổ sang hành động thô lỗ, lưu manh, nói năng đơm đặt. Nhân vật Hai Đương có lẽ là đại diện cho số đôngnhững biểu hiện lưu manh hóa. Ra vẻ tức giận nhân vật “tôi” giàu mà keo kiệt vì không chụi cho những thứ đồ hỏng, mụ quay gót thong thả đi ra rồi tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của nhân vật “tôi” giắt vào túi quần cút thẳng. Hoặc lần đứng cạnh lôi ra hơn 10 cái bát lẫn đũa rồi đổ thừa cho Nhuận Thổ có ý gian, sau đó cho mình là có công, liền lấy ngay cái “cầu khí sắt” và chạy biến đi. Chứng kiến vì cảnh này nhân vật “tôi” càng xót xa. -Trong những ngày nhân vật “tôi” mong gặp lại Nhuận Thổ người bạn thời thơ ấu, nhưng vì sao trong truyện tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện mà lại xen vào hồi ức quá khứ?(mục đích làm tăng sự mong đợi, tăng nỗi hao khát gặp lại bạn cũ, khao khát càng mãnh liệt thì cuộc gặp gỡ càng chua xót) -Gặp lai Nhuận Thổ, nhân vật “tôi” mừng lắm, tại sao Nhân vật “tôi” nhận ra Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong ký ức của nhân vật “tôi”? (HS phát hiện, GV gở bảng phụ : Nhận ra Nhuận Thổ…nhưng không phải…trong ký ức) -Thái độ của nhân vật “tôi” khi thấy Nhuận Thổ chào 1 cách cung kính? (điếng cả người) -Vì sao nhân vật “tôi” “điếng cả người” như thế? (HS thảo luận và trả lời) *Chốt: trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên ấy, “tôi” và Nhuận Thổ đã từng là bạn bè, anh em, dù 2 gia đình không cùng hoàn cảnh sống, không có gì để phân chia kẻ nông dân, người thành phố. Nhưng những giọt nước mắt hồi ấy rất chân thành. Giờ sau 20 năm gặp lại quan hệ thân mật đã trở nên xa cách bởi sự ngăn cách giai cấp, anh làm quan còn tôi hèn hạ. Thật là bi đát, cuộc trò chuyện trở nên rời rạc, vô hồn nhạt nhẽo. -Từ đây em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê, khi phải chứng kiến những đổi thay của người dân, cụ thể là Hai Dương và Nhuận Thổ? (buồn bã, chua xót, bất lực→ ghi *Chuyển: Ở đoạn cuối văn bản, lúc rời quê, tâm trạng của nhân vật”tôi” thể hiện như thế nào, ta tiếp tục tìm hiểu → ghi mục c -Theo dõi đoạn cuối văn bản, lúc này em thấy nhân vật “tôi” mong ước điều gì? ( Hs phát hiện, Gv gỡ bảng phụ : …mong chúng nó không giống chúng tôi, chúng cần có một cuộc đời mới ) -Trong tưởng tượng của em “một cuộc đời mới” như mong ước của nhân vật tôi là một cuộc đời như thế nào?(một xã hội no đủ, con người với con người sống thân thuộc, thương yêu lẫn nhau) -Qua mong ước này em hiều gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương? (hy vọng quê hương đổi mới ) → ghi -Em hiểu gì về suy nghĩ của nhân vật ‘tôi” : “Trên mặt đất… thành đưởng thôi”?(HS thảo luận và trả lời) *Chốt : Cũng như những con đường trên mặt đất, cuộc sống không tự có sẵn, nhưng muốn có nhất thiết con người phải trãi qua lao động và đấu tranh bền bỉ. Nhân vật “tôi” muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chụi cuộc sống nghèo nàn, áp bức. Bằng hình ảnh con đường, nhân vật “tôi” muốn đặt ra vấn đề con đường đi của nhân dân Trung Quốc, của xã hội Trung Quốc để mọi người ý thức giác ngộ. -Từ những suy nghĩ trên đây của nhân vật “tôi” tác giả đã thể hiện tư tưởng tình cảm nào với quê hương? (đặt ra con đường đi của nhân dân của xã hội) → ghi HẾT TIÊT 2 → TIẾT 3 *Chuyển: Chúng ta đã tìm hiểu và hiểu rõ về nhân vật “tôi”, nhân vật chính thứ nhất, còn nhân vật thứ 2 là nhân vật như thế nào, để hiểu cụ thế, ta tiếp tục tìm hiểu → ghi mục 2 +Đọc đoạn “ Thế là ngày nào…kể không xiết” - Nội dung đoạn vừa đọc là gì? (ký ức của tác giả về Nhuận Thổ) -Nhân vật “tôi” vốn lưu giữ một hình ảnh Nhận Thổ lúc còn bé thật là tuyệt đẹp. Em hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó? (HS phát hiện chi tiết, GV ghi bảng phụ và đối chiếu : a/ Lúc còn bé -Mặt tròn trĩnh. -Da bánh mật. -Đeo vòng bạc -…biết nhiều chuyện lạ b/ Sau 20 năm : -…da vàng sạm -…những nếp nhăn -mũ rách…áo mỏng -…. Nét mặt thê lương dáng điệu cung kính… -Vì sao lúc ấu thơ nhân vật “tôi” thán phục Nhuận Thổ? (HS trả lời, Gv nhận xét bổ sung…) -Em có nhận xét gì về Nhuận Thổ lúc còn bé? → ghi mục a -Tình cảm của nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ lúc bé như thế nào?(Thấn thiết, chân thành cởi mở, không phân biệt giàu nghèo) +HS đọc : “Người đi vào là Nhuận Thổ…không nói lên lời” -Nôi dung vừa đọc là gì? (hình ảnh Nhuận Thổ sau 20 năm) -Sau 20 năm Nhuận Thổ đã có những thay đổi thế nào?(Hs phát hiện các chi tiết ở mục b) -Em hãy giải thích thế nào là “co ro cúm róm”? -Vì sao gặp bạn cũ mà nét mặt lại vừa hớn hở vừa thê lương? (Hs phát hiện, suy nghĩ trả lời.) *Chốt: Vui mừng là tình cảm chân thực của anh, nhân vật “tôi” đi xa, anh từng đến hỏi thăm. Nhân vật “tôi” về, anh đến gặp, lại cho quà, dù chỉ là 1 gói đậu xanh. Nhưng cái gì đã nhấn con người lương thiện này xuống bùn đen, để gương mặt vui tươi ngày trước trở thành thê lương, thảm hại. -Nhuận Thổ đã thay đổi cách xưng hô như thế nào? tại sao? (HS suy nghĩ tả lời) *Bình: Nhuận Thổ đã tạo ra một thứ hàng rào ngăn cách, thay cho cách nói “anh anh em em” ngày nào là một thái độ khác hẳn, thái độ cung kính, một cách chào rành mạch, dường như Nhuận Thổ đã dặn lòng mình cố tập để không vụng về lung túng. “Bẩm ông” tiếng nói ráo hoảnh trong sự phân cách : Người đi ở vẫn là người đi ở. -Nhuận thổ đến thăm bạn và tiện thể xin một số đồ dùng. Mặc dù được quyền tùy ý chọn, nhưng vì sao Nhuận Thổ lại xin những thứ ấy?(vì những thứ ấy phù hợp với hoàn cảnh của mình) -Khi thấy bạn xin lư hương, đèn nến, nhân vật “tôi” cảm thấy như thế nào? -Theo em nguyên nhân nào khiến khiến Nhuận Thổ biến đổi tàn tạ, trở thành đần độn,mụ mẫm như thế??( con đông, mất mù, thuế nặng, trộm cướp, quan lại… khổ hơn nữa là mê tín cam chịu một cách đáng giận và đáng thương) -Vậy em có cảm tưởng gì về Nhuận Thổ trong hiện tại? ( khốn khổ, đần độn, mụ mẫm → ghi mục 2b -Tuy có thay đổi về diện mạo lẫn tinh thần nhưng Nhuận Thổ vẫn có nết nào không thay đổi? ( tình cảm đối với nhân vật “tôi”) -Ý nghĩa của sự không thay đổi này là gì? (HS thảo luận) *Chốt: Tận đáy lòng Nhuận Thổ vẫn giữ tình bạn sâu nặng với nhân vật “tôi”, chính những yếu tố không thay đổi ấy càng làm cho những điều thay đổi trong quan hệ của 2 người càng thêm bi đát và phi lý. -Để làm nổi bật Nhuận Thổ sau 20 năm xa cách, tác giả đã dùng nghệ thuật gì?? (Nghệ thuật chính là hồi ức và đối chiếu kết hợp nhuần nhuyễn giữa con người và cảnh vật. Quê hương ngày xưa đông đúc, ngày nay ảm đạm, tiêu điều. Khuôn mặt Nhuận Thổ ngày xưa bầu bỉnh đáng yêu, hôm nay trước mặt nhân vật “tôi” là khuôn mặt vàng vọt) -Qua những thay đổi của quê hương và con người, nhân vật “tôi” nhân vật “tôi” muốn nói với bạn đọc điều gì? ( muốn phản ánh hình anh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân do áp bức, tham nhũng, con người mặc cảm, chấp nhận số phận…) III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ -Qua hình ảnh nhân vật Nhuận Thổ, em có suy nghĩ gì về người nông dân vùng này? -Qua “Cố hương” em cảm nhận được điều gì?(Cảnh vật tiêu điều xơ xác, con người già nua, nghèo hèn, xa lạ với nhau →chua xót trước đây là một làng quê đẹp, bây giờ tàn tạ yếu hèn, đồng thời phê phán thực trạng xã hội phong kiến trì trệ lạc hậu, mong mỏi quê hương được đổi mới) -Em học điều gì trong cách kể chuyện của nhà văn Lỗ Tấn? (muốn kể chuyện hay ở làng quê, phải am hiểu cuộ sống, có tấm long chân thành ta thiết với quê hương, kết hợp nhiều phương thức để kể chuyện) *Chốt: HS phát biểu, GV tổng hợp → ghi nhớ IV. Hoạt động 4 : Luyện tập V. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - Học bài làm BT ở BT. - Soạn bài “Ôn tập phần tập làm văn” học tiết sau A.Tìm hiểu bài: I.Tác giả-tác phẩm: II.Phân tích: 1. Nhân vật “tôi” a.Trên đường về quê: -Ngạc nhiên, chua xót buồn bã. b.Những ngày ở quê. -Buồn, đau xót, bất lực. c.Lúc rời quê: -Hy vọng quê hương đổi mới. 2.Nhân vật Nhuận Thổ: a.Lúc còn bé: -Khỏe mạnh hồn nhiên, hoạt bát. b.20 năm sau: -Khốn khổ, mụ mẫm, đần độn. I V.Tổng kết: B.Luyện tập:

File đính kèm:

  • docTiết 76-77-78 -v9.doc