A. Mục tiêu cần đạt
Sách giáo viên
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bảng phụ, tư liệu liên quan →Tác phẩm
- Học sinh : Soạn bài
C Lên lớp:
I . Hoạt Động 1: khởi động.
1 Ổn định:
2 Bài cũ: Nêu nội dung của VB “Bàn.đọc sách”? Ktra vở soạn?
3 Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 96, 97: Tiếng nói của văn nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 96-97 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
A. Mục tiêu cần đạt
Sách giáo viên
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bảng phụ, tư liệu liên quan →Tác phẩm
- Học sinh : Soạn bài
C Lên lớp:
I . Hoạt Động 1: khởi động.
1 Ổn định:
2 Bài cũ: Nêu nội dung của VB “Bàn..đọc sách”? Ktra vở soạn?
3 Bài mới:
II Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
-Nêu hiểu biết của em về tác giả tác phẩm?
*Chốt:
+Tác giả: Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng tháng 8. Không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc, ông còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng.
+Tác phẩm: Tiểu luận “Tiếng…văn nghệ” có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành từ trái tim 1 nghệ sĩ. Tiểu luận này viết năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp. Những năm ấy chúng ta xây dựng 1 nền văn học nghệ thuật mới, đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Bởi vậy, nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường được NĐ Thi gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân trong cuộc chiến đấu và sản xuất. Đặt bài viết này vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc bấy giờ để hiểu thêm nhiệt tình của người nghệ sĩ kháng chiến ở NĐT.
-Hướng dẫn học sinh đọc VB.
-VB được trình bày bằng phương thức biểu đạt nào?
-Tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản?
< Có 3 luận điểm :
+ Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhận nghệ sĩ. Mỗi TP V.nghệ lớn là 1 cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
+ Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của nhiều người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu sản xuất vô cùng gian khổ cảu dân tộc ở những năm đầu của kháng chiến?
+Luận điểm 3: V.nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn vì đó là tiếng nói của tình cảm, tác động đến mỗi của những người.>
-Căn cứ vào ND chính của hệ thống luận điểm trên em hãy xác định bố cục của bài viết?
< Gồm 3 phần :
P1: từ đầu → chung quanh : Ndung tiếng nói của văn nghệ
P2: tiếp→ trang giấy: tiếng nói của V.nghệ rất cần thiết đời sống của những người.
P3: Còn lại: nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.>
-Em có nhận xét gì về bố mẹ của văn bản ? .
*Chuyển: Để hiểu rõ hơn nội dung của văn bản, rõ hơn về hệ thống luận điểm được trình bày trong bài, chúng ta cùng phân tích: → ghi
-Đọc phần 1. nhắc lại nội dung → ghi
-Theo em nôi dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? .
-Em có suy nghĩ, nhận xét gì về nội dung phản ánh cảu văn nghệ?
-Đọc phần 2, → theo dõi đoạn “Nguyễn Du viết…Tôn xtôi”
-Mục đích của việc tác giả phân tích ngắn gọn câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết Lép-Tônxôi là gì ? ( HS thảo luận và trả lời .)
*Chốt: Hai câu thơ của Nguyễn Du không phải cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà muốn làm chúng ta rung động với cái đẹp của thiên nhiên, cảm nhận về sự sống tươi trẻ luôn tái sinh ấy. Quan nhân vật của Lép-Tôixôi để chúng ta suy nghĩ về số phận, về cuộc đời. Như vậy 1 câu thơ, 1 đoạn thơ, số phận 1 nhân vật trong truyện hay ở trong 1 tác phẩm, văn học, 1 bài hát, 1 điệu múa, 1 bức tranh đặc sắc sẽ đánh thức chúng ta trong chúng ta những bâng khuâng, suy nghĩ… kiến ta vấn vương vì buồn vui về cuộc sống, về những người. Như vậy văn hóa khoa học nghệ thuật hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.( cho Hs gạch trong sách gkhoa các chi tiết: “Trước trang sách…bậng khuâng…suy nghĩ : trong lòng…vương vất…buồn vui” và chốt lại ở phần bài học: hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống ) → Ghi
-Theo dõi gạch chân đoạn “Lời gửi…cách sống tâm hồn”:
-Tác giả sử dụng lý lẻ và dẫn chứng về tác phẩm của Nguyễn Du và Tôn-xtôi nhầm minh họa cho luận điểm nào?
*Bình : Không những chúng ta nhận được ở người nghệ sĩ vĩ đại ấy mà còn, cảm nhận được bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà chúng ta không nhận ra hàng ngày( dẫn chứng thơ Xuân Diệu, Huy Cận…)
-Em hiểu như thế nào về nội dung đoạn văn “Mỗi tác phẩm lớn như vợi vào…1 cách sống của tâm hồn” (cho HS gạch chi tiết vào SGK để học : văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy dủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. Vnghệ đã tác động mạnh mẽ tới cảm xúc, tâm hồn, của con người → ghi
-Sức mạnh của văn nghệ còn được tả tiếp tục phân tích trong đoạn nào của văn bản ?
-Ở đây sức mạnh của văn nghệ được tác giả phân tích qua những ví dụ điển hình nào? → ghi
-Qua những phân tích trên, tác giả muốn ta hiểu văn nghệ có sức mạnh kỳ diệu nào?
-Em hãy nhắc lại: Vì sao con người cần đến tiếng nói của VN?
-Vậy em thử tưởng tượng xem nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao?
-Nêu nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần VB này?
< +Kết hợp nghị luận với miêu tả và tự sự.
+Sử dụng những ngữ gợi cảm, dễ hiểu cùng với sự lựa chọn ngôn từ chính xác. Sử dụng cách lập luận qui nạp, khiến cho luận điểm vốn là những khái niệm khó trở nên dễ hiểu, đầy sức thuyết phục>.
*Chuyển: → mục 2
-Tiếp tục theo dõi phần 2, đoạn “có lẽ VN…trang giấy”
-Em hiểu như thế nào về câu văn: “VN nói nhiều nhất vơi cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày” (gạch ở sách giáo khoa) .
-Em hiểu như thế nào về “chỗ đứng” và “chiến khu chính của VN”?
-Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh đặc điểm nào trong nội dung phản ánh và tác động chính của VN?
*Chốt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ( Ghi →
những cấu thơ hay, những hình tượng của nhân vật sống động, những lời ca tiếng hát hay lay động con tim chúng ta, khiến chúng ta xúc động, dâng trào niềm vui,lòng thương xót, niềm mến yêu, hy vọng… trong cuộc sống. Như thế tác phậm văn chương chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui của con người. Chúng ta được cuộc sống sinh động, thường ngày → sức mạnh của VN bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
-Nội dung của VN là các cảm xúc của lòng người. Tác động của Vn là đời sống tình cảm của con người. NHưng theo em, cách thể hiện và tác động của VN có gì đặc biệt? (HS thảo luận: Đến với một tác phẩm VN chúng ta cùng được sống với cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn, vui, chờ đợi cùng với các nhận vật và cùng nghệ sỹ. Đi từ tình cảm đến tư tưởng, từ cách lay động con tim, đến sự thức tỉnh trí óc… mỗi tác phẩm nghệ thuật đã tác động đến những nơi tinh nhạy, thiêng liêng nhất trong sự sống của con người. Những tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến, tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”…thực sự đốt lửa trong lòng người) → Ghi
-Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong văn bản này?
-Từ đó tác giả muốn cho ta nhận thức điều gì về nội dung phản ánh và tác động của văn nghệ? .
III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ
-Từ những lời bàn về “Tiếng nói VN” tác giả đã ch thấy về quan điềm nghệ thuật của ông như thế nào?
-Cảm nhận của em sau khi học VB này? .
-Em học tập được điều gì ở nghệ thật viết văn của tác giả?
-HS đọc ghi nhớ / SGK/17→ Ghi
IV. Hoạt đỗng 4 : Luyện tập
-HD HS làm Bt SGK/17
V. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung của bài học.
- Hoàn thành phần Bt về nhà.
- Soạn bài “ Các thành phần biệt lập”
A.Tìm hiểu bài:
I.Tác giả-tác phẩm:
II.Kết cấu tác phẩm:
III.Phân tích:
1.Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ:
→Hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
→Gợi những bài học triết lý, luân lý khuyên nhủ.
→Giúp cuộc sống vui vẻ, lạc quan và hy vọng.
2.Tiếng nói chính của văn nghệ:
→Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm:
→Khơi dậy những vấn đề suy nghĩ.
→Từ tình cảm tác động đến tư tưởng.
IV. Tổng kết
-Ghi nhớ/17
B.Luyện tập:
File đính kèm:
- tiet 96.97.doc