A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS: - Tìm hiểu được cấu trúc văn bản thấy được đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong bài nghị luận.
- Bước đầu thấy được sự cần thiết của việc đọc sách (tích luỹ, nâng cao học vấn), phương pháp đúng đắn của đọc sách (tinh và kĩ hơn nhiều mà hời hợt. Kết hợp đọc diện rộng với việc đọc sâu cho chuyên môn).
- Bước đầu Thấy được Thái độ khoa học nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách.
B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập.
Học sinh: Học bài; Soạn bài - đọc trả lời câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
108 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 năm học 2007-2008_Nguyễn Thành Duyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng – 1 bài 18 _Tiết 91 bàn về đọc sách (tiết 1)
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Tìm hiểu được cấu trúc văn bản thấy được đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong bài nghị luận.
- Bước đầu thấy được sự cần thiết của việc đọc sách (tích luỹ, nâng cao học vấn), phương pháp đúng đắn của đọc sách (tinh và kĩ hơn nhiều mà hời hợt. Kết hợp đọc diện rộng với việc đọc sâu cho chuyên môn).
- Bước đầu Thấy được Thái độ khoa học nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách..
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập.
Học sinh: Học bài; Soạn bài - đọc trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: Sự chuản bị của học sinh
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm);
- Tên văn bản cho thấy kiểu văn bản này là gì?
- Kiểu văn bản này được trình bày theo hình thức nào?
- Đọc chú thích SGK.
- Tác giả trinh bày bài nghị luận theo những luận điểm chính nào?
- Nếu nội dung của hai luận điểm đó?
- Nếu chuyển các nội dung trên thành hai câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời câu hỏi nào?
- Nhận xét về: đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong bài nghị luận; Vai trò của tác giả trong bài viết này?
Theo dõi phần đầu văn bản, cho biết:
- Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tg đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận qua quá trình học tập, thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
- Khi cho rằng: học vấn không cỉi là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn?
- Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tg phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
- Theo tg, Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Em hiểu ý kiến này ntn?
- Những cuốn SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao?
- Vì sao tg lại quả quyết cho rằng: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá hpcj thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát?
- Theo tg, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến đó ntn?
- Ví dụ, em đã hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Những lí lẽ trên của tg đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
I. Tiếp xúc văn bản.
1, Đọc văn bản
- Chú ý đọc diễn cảm, đặc biệt là các đoạn nghị luận.
- Bài bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nghị luận.
- Theo hệ thống luận điểm.
2, Tìm hiểu chú thích:
Chú ý chú thích * (SGK)
3. Bố cục: 3 phần.
- Tác giả đã bàn về việc đọc sách theo hai luận điểm chính, trong hai đoạn văn bản sau:
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (từ đầu đến phát hiện thế giới mới) - Sự cần thiết của việc đọc sách. (vì sao phải đọc sách?)
+ Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn (phần con lại) - Phương pháp đọc sách. (Đọc sách ntn?)
=> Giàu lí lẽ và dẫn chứng, được phân tích sâu sắc và hệ thống; dùng lí lẽ và dẫn chứng được dựng từ sự hiểu biết việc đọc sách của một nhà khoa học để thuyết phục người đọc.
II. Phân tích văn bản:
1. Vì sao phải đọc sách?
- Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
- Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người; trong đó, đọc sách chỉ là một mặt, nhưng là mặt quan trọng; muốn có học vấn, không thể không đọc sách...
- Sách là thành tựu đáng quý: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại; Muốn nâng cao học vấn, cần dựa vào thành tựu này: Nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát; Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn.
- Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị; Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
- Cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì đó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận.
-> Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại; Muốn nâng cao học vấn, cần kế thừa thành tựu này.
- Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý bàu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước. Để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này.
- Chẳng hạn, tri thức về Tiếng Việt và văn bản giúp chúng ta có kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe - nói - đọc - viết, kĩ năng đọc hiểu các loại văn bản của bản thân ...
* Tiểu kết:
Sách là vốn quý của nhân loại; đọc sách là cách để tạo học vấn; muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách...
* Hoạt động 3. củng cố
+ Khái quát nội dung bài giảng.
+ Vì sao phải đọc sách?
* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà
+ Học bài – nắm chắc nội dung đã học.
+ Phân tích, tại vì sao chúng ta phải đọc sách, đọc sách có tác dụng gì?
+ Soạn tiếp phần văn bản còn lại (Phân tích : Đọc sách như thế nào?)
Giảng – 1 bài 18 _Tiết 92 bàn về đọc sách (tiết 2)
A. Mục đích yêu cầu:
Tiếp tục giúp HS: - Sự cần thiết phải đọc sách (tích luỹ, nâng cao học vấn; phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (tinh và kĩ hơn nhiều mà hời hợt, kết hợp đọc diện rộng với việc đọc sâu cho chuyên môn). Từ đó liên hệ tứi việc đọc sách của mình.
- Thấy được Thái độ khoa học nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách.
- Học hỏi đượckĩ năng phân tích trong một bài nghị luận gaìu lí lẽ và dẫn chứng để vấn đề trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập.
Học sinh: Học bài; Soạn bài - đọc trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: ? Kể tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách?
? Tại sao phải đọc sách?
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.
- Trong phần văn bản tiếp theo, tg đã bộc lộ những suy nghĩ của mình về việc đọc sách ntn? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính xuyên suốt phần văn bản này?
- Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
- Hãy tóm tắt ý kiến của tg về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
- Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tg?
- Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tg?
- Nhân xét của tg về cách đọc lạc hướng?
- Vì sao có cách đọc lạc hướng?
- Cái hại của đọc lạc hướng được phân tích ntn?
- Tg đã có cách nhìn và trình bày ntn về vấn đề này?
- Em nhận được lời khuyên nào từ việc này?
- Liên hệ.
- Hãy tóm tắt quan niệm của tg về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí?
- Tg đã có thái độ ntn về cách đọc sách này?
- Là người đọc sách, em cảm nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bỏ ích nào?
- Liên hệ đến việc đọc sách của bản thân?
- Theo tg, thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?
- Vì sao tg đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
- Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tg lí giải ntn?
- Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tg?
- Từ đó, em thu nhận được gì từ lời khuyên này?
- Liên hệ lời khuyên tới việc đọc sách?
- Nhận xét về cách bàn về đọc sách của tg?
- Từ đó, những kinh nghiệm về đọc sách nào được truyền tới người đọc?
- Những lời bàn trong văn bản cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách?
- Qua văn bản, em hiểu gì về tg Chu Quang Tiềm từ lời bàn về đọc sách của ông?
- Em học được những gì trong cách viết văn nghị luận này của tg?
II. Phân tích văn bản:
2. Đọc sách như thế nào?
- Đọc sách đê nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu; Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải lựa chọn cho tinh, đọc cho kĩ; Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Ví dụ: cách đọc của các học giả Trung Hoa đời cổ đại; Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều, nhưng "đọng lạ" thì rất ít.Ví dụ: cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay.
- Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu; Phân tích qua so sánh, đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
- Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam hời hợt.
- Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không thực chất.
- Do sách vở ngày một nhiều (chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản, đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển, trong khi người đọc lại tham lam nhiều mà không vụ thực chất.
- Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt; bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- Báo động về cách đọc sách tràn lan thiếu mục đích; Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế: Làm học vấn giống như đánh trận ...
- Đọc sách không đọc lung tung mà cần có mục đích cụ thể.
(Học sinh tự bộc lộ)
- Đọc sách không cốt lấy nhiều; nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không chỉ bằng lấy một quyển mà đọc mười lần; Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khi chất; Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của {...} cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- Đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ.; phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.
- Đọc sách cần tinh, kĩ hơn là nhiều, dối.
(Học sinh tự bộc lộ)
- Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ở trung học và năm đầu đại học, mỗi mon phải chon lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ, tổng cộng cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển ... Kiến thức phổ thống không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
- Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc Trung học và năm đầu đại học; Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông; Vì các môn học có liên quan đến nhau, không có học vấn nào cô lập.
- không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
- Kết hợp phân tích với lí lẽ liên hệ so sánh.
- Đọc sách cần chuyên sâu, nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu một lĩnh vực.
( HS tự liên hệ)
- Toàn diện, tỉ mỉ, có đối chiếu, so sánh nên dễ đọc, dễ hiểu.
- Đọc sách cốt chuyên sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kĩ theo mục đích hơn là ham đọc nhiều, đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để cói học vẫn rộng phục vụ cho chuyên môn sâu.
III. Tổng kết.
- Sách là tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. Nhưng không phải cứ đọc là có học vấn. Đọc sách thành tích luỹ và nâng cao học vấn chỉ có ở người biết cách đọc. Đó là coi trọng đọc chuyên sâu (chọn tinh, đọc kĩ, có mục đích) kết hợp với đọc mở rộng học vấn.
- Ông là người yêu quý sách; là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.; là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
- Thái độ khen chê rõ ràng; lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục.
* Hoạt động 3. củng cố
+ Khái quát nội dung bài giảng.
+ Nêu cảm nhận của em về tình bạn của A-li-ô-sa với bọn trẻ?
* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà
+ Học bài – nắm chắc nội dung đã học.
+ Phân tích tình bạn của bọn trẻ và A-li-ô-sa khi chúng bị ngăn cấm và khi chúng gặp lại nhau?.
+ Ôn tập Tiếng Việt.
Giảng – 1 bài 19 _Tiết 93. khởi ngữ
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu lên đề tai của câu chứa nó như: Câu hỏi thăm dò để nhận biết là: "Cài gì là đối tượng được nói đến trong câu".
- Biết và vận dụng đặt câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; bảng nhóm
Học sinh: Học bài – Xem trước bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Tổ chức cho học sinh đọc ngữ liệu.
- Chia lớp làm 6 nhóm thảo luận phát hiện kiến thức.
- Phát bảng nhóm cho 6 nhóm.
- Giao nhiệm vụ:
* Tổ chức cho các nhóm rút thăm ba nội dung. (2 nhóm 1 nd)
- Quan sát, đôn đốc các nhóm thảo luận,
- Giải quyết các thắc mắc của các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét - Đánh giá, cho điểm các nhóm có kết quả thảo luận tốt.
- Tổ chức cho các cá nhân làm bài tập.
- Chữa bài tập cho HS.
Đọc ngữ liệu.
- Về nhóm thảo luận.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận
- Báo cáo kết quả thảo (treo bảng nhóm lên bảng lớn - thưyết trình kết quả thảo luận của nhóm.)
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Làm bài tập (cá nhân)
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Chữa bài tập vào vở.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
a, Chủ ngữ trong câu cuối là từ anh thứ hai.
b, Chủ ngữ là từ tôi.
c, Chủ ngữ là từ chúng ta.
* Nhận xét: các từ in đậm .
- Vị trí: đứng trước chủ ngữ.
- Quan hệ: không có quan hệ C - V với vị ngữ.
2. Bài học. (Ghi nhớ SGK/7)
- Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có quan hệ từ: còn, về, đối với..
II. Luyện tập.
Bài tập1. Khởi ngữ trong đoạn trích.
a, Điều này; b, đối với chúng mình; c, một mình; d, làm khí tượng; đối với cháu.
Bài tập 2.
a, Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b, Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
* Hoạt động 3. củng cố
+ Khái quát nội dung bài giảng.
? Nhắc lại ghi nhớ - Thế nào là khởi ngữ ?
* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà
+ Học bài – nắm chắc nội dung đã học, thuộc ghi nhớ và lấy được ví dụ.
+ Làm lại các bài tập vào vở.
+ Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp
Giảng – 1 bài 19 _Tiết 94. phép phân tích và tổng hợp
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Hiểu được phép lập luận phân tích và tổng hợp để làm rõ ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó trong đời sống...
- Làm tốt kĩ năng phân tích tổng hợp.
- Vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong bài làm văn nghị luận.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; bảng nhóm
Học sinh: Học bài – xem trước bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Tổ chức cho học sinh đọc ngữ liệu.
- Chia lớp làm 6 nhóm thảo luận phát hiện kiến thức Theo hệ thống câu hỏi sau đây:
- ở đầu bài viết, tg nêu ra một loạt dẫn chứng nào? về trang phục?
- Vì sao không ai làm cái điều phi lí ấy?
- Việc không làm đó cho thấy quy tắc nào trong ăn mặc?
- Để làm rõ nét văn hoà trong trang phục thì tg đã đưa ra những luận điểm chính nào?
- Để làm sáng tổ hai luận điểm chính tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
- Khi đưa ra những dẫn chứng tác giả đã dùng những lập luận nào ?
- Đoạn văn Ăn mặc ... xã hội có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng không?
- Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc trên bài viết đã mở ra vấn đề ăn mặc đẹp ntn?
- Nêu những điều kiện quy định cái đẹp?
- Để làm rõ việc mặc đẹp, tác giả đã làm ntn?
- Đoạn văn cuối, là phân tích hay tổng hợp?
- Nhân xét vè vị trí của phân tích và tổng hợp?
- Vậy thế nào là lập luận pt và th?
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Gọi học sinh làm bài tập.
- Chữa bài tập cho học sinh
Đọc ngữ liệu.
- Về nhóm thảo luận.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thảo luận
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Làm bài tập (cá nhân)
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Chữa bài tập vào vở.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
- Không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày.... áo.
=> Sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ, trông chướng mắt. Vì nò trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề.
-> Quy tắc ngầm trong văn hoà trang phục.
* Luận điểm 1 (Quy tắc ăn mặc)
- Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng.
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
"Ăn cho mình, mặc cho người"
"Y phục xứng y đức"
=> Tác giả dùng phép lập luận phân tích.
(Học sinh thảo luận)
* Luận điểm 2 (Quy tắc mặc đẹp)
(Học sinh thảo luận)
- Cái đẹp bao giờ cúng đi với cái giản dị, phù hợp với ...
-> Có phù hợp mới đẹp.
- Tác giả lập luận phân tích.
"Thế mới .... đẹp" -> Tổng hợp
2. Bài học. (Ghi nhớ SGK/10)
II. Luyện tập.
Bài tập1. (giao về nhà).
Bài tập 2. Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc.
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
- Do sức người có hạn, không lựa chon sách để đọc thì sẽ lãng phí thời gian
- Sách có loại sách chuyên môn, sách thưởng thức, chúng liên quan với nhau.
Bài tập 3. Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn sách đọc thì đời ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn là đọc nhiều mà dối, đọc qua loa, không có lợi ích gì.
Bài tập 4. Phương pháp phân tích rất cần thiết cho lập luận. Vì có sự phân tích lợi- hại, đúng - sai, thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
* Hoạt động 3. củng cố
+ Khái quát nội dung bài giảng.
? Nhắc lại ghi nhớ - Thế nào là phép lập luận phân tích và tổng hợp?
* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà
+ Học bài – nắm chắc nội dung độc học, thuộc ghi nhớ.
+ Làm lại các bài tập vào vở.
+ Chuẩn bị bài: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp
Giảng – 1 bài 19 _Tiết 95. luyện tập phân tích và tổng hợp
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Củng cố và khắc sâu kiến thức về phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận của mình.
- Biết và vận dụng các kiến thức, kĩ năng về phép lập luận phân tích và tổng hợp để viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; bảng nhóm
Học sinh: Học bài – Xem trước bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Tổ chức cho học sinh đọc ngữ liệu.
- Chia lớp làm 6 nhóm thảo luận phát hiện kiến thức.
- Phát bảng nhóm cho 6 nhóm.
- Giao nhiệm vụ:
* Tổ chức cho các nhóm rút thăm bài tập (2 nhóm 1 bài tập)
- Quan sát, đôn đốc các nhóm thảo luận,
- Giải quyết các thắc mắc của các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét - Đánh giá, cho điểm các nhóm có kết quả thảo luận tốt.
- Tổ chức cho các cá nhân làm bài tập.
- Chữa bài tập cho HS.
Đọc ngữ liệu.
- Về nhóm thảo luận.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận làm bài tập theo kết quả bốc thăm
- Báo cáo kết quả thảo (treo bảng nhóm lên bảng lớn - thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm.)
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Chữa bài tập vào vở.
Bài tập 1.
- Tác giả phân tích từ cái "hây cả hồn lẫn xác, hay cả bài"
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động.
+ ở các vần thơ.
+ ở các chữ không non ép.
- Đoan mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
- Đoạn tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng, sai thế nào
- cuối cùng kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài tập 2.
* Phân tích thực chất của việc học đối phó.
- Là học mà không láy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ.
- Là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của giáo viên, của thi cử.
* Phân tích các quan niệm về học đối phó.
- Do học bị động nên thấy không hứng thú -> chán học, hiệu quả thấp.
- Không đi sâu vào thực chất kiến thức.
- Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng.
Bài tập 3. Phân tích các lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách.
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó như thế mới có ích, như thế mới có ích.
- Bên cạnh đọc chuyến sâu phục vụ ngành nghề, cần phải đọc mở rộng kiến thức...
Bài tập 4. (Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập)
* Hoạt động 3. củng cố
+ Khái quát nội dung luyện tập.
? Nhắc lại ghi nhớ - Thế nào là phép lập luận phân tích và tổng hợp?
* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà
+ Học bài, làm bài tập 4/12
+ Làm lại các bài tập vào vở.
+ Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ Đọc - trả lời câu hỏi SGK
Giảng – 1 bài 19 _Tiết 96 tiếng nói của văn nghệ (tiết 1)
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Thấy được các cụm từ đã lặp đi lặp lại, từ đó định hướng được nội dung chủ yếu của văn bản
- Thấy được sức mạnh kì diệu của văn nghệ tới đời sống tâm hồn của con người
- Hiểu được nét riêng trong nghệ thuật nghị luận của tác giả về một vấn đề lia luận nghệ thuật, đó là sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo tổng hợp, lời văn nghị luận giàu cảm xúc.
B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập.
Học sinh: Học bài; Soạn bài - đọc trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Tổ chức: 9A 9C
- Kiểm tra: Sách có vai trò và tầm quan trọng ntn? Nêu cách lựa chọn sách và cách đọc sách?
- Bài mới: (Bài mới)
* Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.
- Đọc văn bản, chúng ta thấy xuất hiện liên tiếp các cụm từ:
- Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
- Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống.
- Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống.
- Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.
- Văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.
- Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
- Trong đó, những từ nào được lặp đi lặp lại? Từ những từ lặp như vậy, theo em nội dung chính của văn bản là gì?
- Đọc chú thích SGK.
- Tác giả phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống tâm hồn con người bằng những luận điểm nào? Hãy tách các đoạn văn bản tương ứng với các luận điểm đó?
- Theo tác giả, trong tác phẩm văn nghệ cso nhứng cái được ghi lại đồng thời có cả nhỡng điều mới mẻ nghệ sĩ muốn nói. Trong tác phẩm của Nguyễn Du và Tôn-xtôi, những cái đã có được ghi lại là gì ?
- Chúng tác động thế nào đến con người ?
- Những điều mới mẻ muốn nói của hai nghệ sĩ này là gì?
- Chúng tác động ntn đến con người?
- Qua sự phân tích trên, em thấy tg muốn nhấn mạnh phương diện tác động nào của nghệ thuật?
- Tác động của nghệ thuật còn được tác giả phân tích qua những ví dụ điển hình nào?
- Em hiểu nghệ thuật đã tác động ntn đến con người từ những lời phân tích sau đây; Câu ca dao từ bao giờ truyền lại [...] rỏ dấu một giọt nước mắt?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tg trong phần văn bản này?
- Từ đó, tác giả muốn ta hiểu sức mạnh kì diệu nào của văn nghệ?
I. Tiếp xúc văn bản.
1, Đọc văn bản
- Chú ý đọc diễn cảm, đặc biệt là các đoạn nghị luận.
- Các cụm từ được lặp đi lặp lại: văn nghệ, tâm hồn.
- Nội dung chính: Văn nghệ tác động như thế nào tới tâm hồn con người.
2, Tìm hiểu chú thích:
Chú ý chú thích * (SGK)
3. Bố cục: 2phần.
- Từ đầu đến là sự sống: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Còn lại: Tiếng nói chính của văn nghệ.
II. Phân tích văn bản:
1. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Cảnh mùa xuân trong câu thơ "Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vaìo bông hoa", nàng Kiều mười lăm năm đã chìm nổi những gì, An-na Ca-rê-nhi-a đã chết thảm khốc ra sao, mấy bài học luân lí như cái tài, chữ tâm, triết lí bác ái.
- Làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thoả mãn.
- Những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích.
- Bao nhiêu tư tưởng của câu thơ, từng trang sách.
- Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người.
- Bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta
-> Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người.
-> Tác động đặc biệt của văn nghệ đến đời sống tâm hồn con người.
- Đoạn tiếp theo (Chúng ta ... là sự sống)
- Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước suốt đời làm lụng khổ sở đã ru con, hát ghẹo, say mê xem một buổi chèo.
- > Văn nghệ đem lại niềm vui cuộc sống cho những kiếp người nghèo khổ.
- Lập luận từ những luận cứ
File đính kèm:
- Giao an Ngu van HK II.doc