A. Mục tiêu cần đạt.
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
1. Kiến thức.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kỹ năng.
- Biết cách đọc, hiểu văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích.
257 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Ngày soạn: 04/01/2013
Giảng:
TUẦN 20
TIẾT 91. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
1. Kiến thức.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kỹ năng.
- Biết cách đọc, hiểu văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
Gv yêu cầu Hs nêu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Giải nghĩa các từ khó SGK
Văn bản thuộc thể loại gì?
Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
-Vấn đề nghị luận là gì?
- Các luận điểm?
HS đọc lại đoạn 1 của văn bản.
Đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?
-Tại sao giả lại khẳng định đọc sách là con đường quan trọng của học vấn?
- Nhận xét về các luận cứ và cách lập luận của tác giả? Tác dụng?
- Đọc sách có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS đọc diễn cảm phần 1 của văn bản.
Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần không?
(Hs giải thích).
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
Đây là VB NL, cần chú ý đến các luận điểm. Đọc to, rõ ràng.
2. Tìm hiểu chú thích.
a.Tác giả.
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mỹ học và lý luận văn học trung Quốc.
b. Tác phẩm.
Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”.
c. Từ khó.
( Sg k T 6).
3. Thể loại, bố cục.
+ Thể loại:
-Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội).
+ Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> thế giới mới: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- P 2: Tiếp -> tiêu hao lực lượng: Tác hại của việc đọc sách không đúng cách.
-P 3: Còn lại: Cách chọn sách và phương pháp đọc sách có hiệu quả.
-> Bố cục chặt chẽ, hợp lí, làm sáng rõ luận điểm tổng quát.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
-Vấn đề nghị luận: Bàn về việc đọc sách.
- Các luận điểm: Mỗi đoạn văn là một luận điểm.
1.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Những cuốn sách có giá trị được xem như các cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
=> Sách là học vấn của toàn nhân loại.
- Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại mấy nghìn năm.
- Sách là cột mốc trên con đường tiến hoá của học thuật.
=>Luận cứ rõ ràng, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ. Khẳng định tầm quan trọng to lớn của sách đối với nhân loại. Nếu không có sách con người sẽ không có sự hiểu biết, sẽ lạc hậu, lịch sử sẽ đi giật lùi.
* Ý nghĩa:
+ Đọc sách là con đường gom góp, tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, hiểu biết của mình.
+ Đọc sách để tiếp nhận kinh nghiệm XH, kinh nghiệm cuộc sống.
=> Đọc sách giúp ta chinh phục, khám phá thế giới quanh ta.
* Tóm lại: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý bấu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. Đoc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
* Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Hệ thống toàn bài.
- Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.
Ngày soạn: 04/01/2013
Giảng:
TIẾT 92. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (TIẾP)
__ Chu Quang Tiềm __
A. Mục tiêu cần đạt.
- Tiếp tục giúp Hs hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
1. Kiến thức.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kỹ năng.
- Biết cách đọc, hiểu văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ.
- Thấy rõ bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Nêu vấn đề nghị luận và tóm tắt các luận điểm của bài viết “Bàn về đọc sánh” của Chu Quang Tiềm.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Nhưng chọn sách và đọc sách như thế nào để mang lại hiệu quả? Chúng ta tiếp tục với bài học hôm nay
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Hs đọc lậi phần 2 văn bản.
Tại sao phải lựa chọn sách khi đọc?
-Trong tình hình hiện nay, sách ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng không dễ chút nào. Khiến người đọc dễ mắc phải sai lầm.
- Theo tác giả đọc sách không đúng cách có tác hại gì?
- Khi đọc, cần phải làm như thế nào?
Tác giả đưa ra lời khẳng định gì?
Qua đó, ta thấy tác giả là người như thế nào?
- HS thảo luận nhóm: Đọc sách như thế nào là đúng phương pháp?
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Giáo viên kết luận:
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật của văn bản?
Nêu nhận xét của em về nội dung của văn bản?
HS đọc to phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Điều khiến em thấm thía nhất khi học VB "Bàn về đọc sách" là gì?
+ HS chuẩn bị bài ra nháp.
+ HS trình bày trước lớp.
+ GV và HS nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
2. Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc.
Tác giả chỉ ra cái hại:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối đọc "ăn tươi nuốt sống" không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật sự có ích.
- Cần phải lưa chọn sách:
+ Không tham đọc nhiều, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ những cuốn sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Cần đọc sách thuộc các lĩnh vực gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình.
+ Tác giả khẳng định: " Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác"
->Một học giả lớn giàu kinh nghiệm và từng trải.
3. Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
+ Lựa chọn sách để đọc là một điểm quan trọng của phương pháp đọc sách.
+ Ngoài ra, tác giả nêu hai ý kiến để mọi người suy nghĩ:
- Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do" nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc tràn lan mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
+ Theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
=> Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu.
* Tóm lại:
Phương pháp đọc sách đúng đắn: đọc kỹ,vừa đọc vừa suy ngẫm, cần có kế hoạch và có hệ thống.
III. Tổng kết, ghi nhớ.
1. Nghệ thuật:
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên xác đáng bằng giọng truyện trò, tâm tìnhcủa một họ giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, ví von cụ thểvà thú vị...
2. Nội dung:
+ Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
+ Phải biết chọn sách mà đọc.
+ Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu.
+ Đọc phải có kế hoạch, có mục đích.
* Ghi nhớ.
(Sgk T7).
* Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
+ Hệ thống toàn bài, nhấn mạnh trọng tâm.
+ Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài, lập lại hệ thống luận điểm của toàn bài.
+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học
+ Xem trước bài: Khởi ngữ.
__________________________________________________
Ngày soạn: 04/01/2013
Giảng:
TIẾT 93. KHỞI NGỮ
A. Mục tiêucần đạt.
- Học sinh nắm được khái niệm khởi ngữ, đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Gv yêu cầu các em đọc 3 ngữ liệu trong Sgk.
Xác định chủ ngữ trong câu ? Nhận xét về vị trí và quan hệ với vị ngữ của các từ in đậm
Trước các từ in đậm có thêm các quan hệ từ nào?
Các từ in đậm được gọi là Khởi ngữ. Vậy em hiểu khởi ngữ là gì
Hs đọc to ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Đọc và làm bài tập 1.
Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.
Đọc bài tập 2.
Làm bài, gọi 2 học sinh lên bảng chữa.
a. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b. Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c. Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
Học sinh viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ngữ liệu.
(Sgk).
2. Nhận xét.
- Câu a.
+ Anh 1: đứng trước chủ ngữ
+ Anh 2: là chủ ngữ
=> Anh đứng trước CN, không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.
- Câu b.
+ Chủ ngữ: Tôi
+ Giàu đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.
- Câu c.
+ Chủ ngữ: Chúng ta.
+ Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng trước CN -> Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước các từ in đậm có thêm các quan hệ từ: còn, đối với, về…
3. Kết luận.
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN và nêu lên đề tài nói đến trong câu.
* Ghi nhớ.
(Sgk T8).
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Các khởi ngữ:
a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình.
2. Bài tập 2.
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
->Về làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b.Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
->Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng tôi chưa giải được.
3. Bài tập bổ trợ.
Trả lời:
a. Mà y
b. Cái khăn vuông
c. Nhà, ruộng
4. Bài tập 4.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Gv dùng bảng phụ cho Hs làm bài trắc nghiệm hệ thống toàn bài.
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài.
+ Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp.
________________________________________
Ngày soạn: 04/01/2013
Giảng:
TIẾT 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh hiểu và vận dụng các phép phân tích, tổng hợp khi làm bài văn nghị luận.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa 2 phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Tác dụng của 2 phép lập luận phân tích, tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Vận dụng 2 phép lập luận này khi tạo lập và đọc, hiểu văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp :Tìm hiểu ví dụ, nêu, giải quyết vấn đề, luyện tập.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Hãy giải nghĩa của 2 từ sau: Phân tích, tổng hợp.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc văn bản “Trang phục” trong Sgk.
Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
- Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
Để xác lập luận điểm trên, tác giả lập luận như thế nào?
Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?
Để xác lập luận điểm 2, tác giả lập luận như thế nào?
Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong câu?
=>Vai trò:
+ Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc.
Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp?
Lưu ý: Tuy 2 phép lập luận này đối lập nhưng không tách rời nhau. phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới tổng hợp được.
Học sinh đọc to ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Hoạt động nhóm.
Nhóm 1, 3 làm bài tập 1.
Nhóm 2, 4 làm bài tập 2.
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
Gv chốt chữa.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ngữ liệu.
Văn bản: Trang phục.
2. Nhận xét.
-Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề, cụ thể là sự đồng bộ, hài hòa trong trang phục.
a. Luận điểm 1: “Ăn cho mình, mặc cho người ”.
- Cô gái một mình trong hang sâu…
chắc không đỏ chót móng chân,móng tay.
- Anh thanh niên đi tát nước…chắc không sơ mi phẳng tăp.
- Đi đám cưới…chân lấm tay bùn.
- Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.
=> Phép lập luận phân tích -> Đầu đoạn.
b. Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức”.
- Dù mặc đẹp đến đâu…làm mình tự xấu đi mà thôi.
- Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,nhất là phù hợp với môi trường.
-> Các phân tích trên làm rõ nhận định của tác giả là: "Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội".
=>Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết….là trang phục đẹp".
3. Kết luận.
- Phân tích:Trình bày từng bộ phận, tong phương diện của một vấn đề chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Tổng hợp: Rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
* Ghi nhớ.
(Sgk T10).
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Phân tích:
- Học vấn là thành quả tích lũy…đời sau.
- Bất kì ai muốn phát triển học thuật……
- Đọc sách là hưởng thụ….
2. Bài tập 2.
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nào…chọn sách mà đọc.
- Phải chọn những cuốn sách "đích thực, cơ bản"
- Đọc sách cũng như đánh trận…
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
+ Hệ thống toàn bài, nhấn mạnh trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài.
+ Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
_________________________________________
Ngày soạn: 04/01/2013
Giảng:
TIẾT 95:LUYỆN TẬP
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh có kỹ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
1. Kiến thức:
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích, tổng hợp.
2. Kỹ năng:
- Nhận dạng rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng phép lập luận phân tíchvà tổng hợp thuần thục hơn khi đọc, hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp :Tìm hiểu ví dụ, nêu, giải quyết vấn đề, luyện tập.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
- Thế nào là phép phân tích tổng hợp?
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Nội dung.
Đặc điểm, sự khác nhau giữa 2 phép lập luận, công dụng của chúng trong các văn bản nghị luận.
Hoạt động theo nhóm.
- Nhóm 1, 2: a.
- Nhóm 3, 4: b.
Đại diện các nhóm trình bày, các thành viên trong lớp nhận xét, bổ xung ý kiến.
Giáo viên kết luận.
-Thế nào là học qua loa, đối phó?
Nêu những biểu hiện của học qua loa, đối phó ?
Phân tích bản chất của lối học đối phó?
Nêu tác hại của lối học đối phó?
Dựa vào văn bản “Bàn về đọc sách” để lập dàn ý.
Viết đoạn văn theo yêu cầu.
1. Bài tập 1.
Đoạn a.
- Luận điểm: "Thơ hay cả hồn lẫn xác…”.
- Trình tự phân tích:
+ Thứ nhất: Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh.
+ Thứ hai: Cái hay thể hiện ở các cử động…
+ Thứ ba: Cái hay thể hiện ở các vần thơ…
Đoạn b.
Luận điểm và trình tự phân tích
- Luận điểm"Mấu chốt của thành đạt là ở đâu"
- Trình tự phân tích:
+ Do nguyên nhân khách quan (Đây là điều kiện cần): Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú.
+ Do nguyên nhân chủ quan (Đây là điều kiện đủ): Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
2. Bài tập 2.
Thực hành phân tích một vấn đề.
+ Học qua loa có những biểu hiện sau:
- Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn,cái gì cũng biết một tí…
- Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ, bằng kia…
+ Học đối phó có những biểu hiện sau:
- Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt.
- Kiến thức phiến diện nông cạn…
+ Bản chất:
- Có hình thức học tập như: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp.
- Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch…
+ Tác hại.
- Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt.
- Đối với bản thân: Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập.
3. Bài tập 3.
Thực hành phân tích một văn bản.
- Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại-Vì vậy, bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
- Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông.
=>Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
4. Bài tập 4.
Thực hành tổng hợp.
Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách".
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố :
+ Nhận xét giờ học, nhấn mạnh trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Làm lại các bài tập vừa phân tích vào vở.
+ Đọc soạn trước bài: Tiếng nói của văn nghệ.
___________________________________
Ngày 07 tháng 01 năm 2013
Tổ chuyên môn kí duyệt tuần 19.
Nguyễn Thị Kim Yến.
Ngày soạn: 11/01/2013
Giảng:
Tuần 21
TIẾT 96. TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
___ Nguyễn Đình Thi____
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
1. Kiến thức.
- Nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ trong đời sống con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Cần chọn sách và đọc sách như thế nào?
3. Bài mới.
Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Người nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”- văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm.
Giới thiệu những nét chính về tác giả.
Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Chú ý các chú thích 1,2,3,4,6,11.
Xác định kiểu văn bản.
VB được chia làm mấy phần, nêu luận điểm của từng phần.
Nhận xét về bố cục, hệ thống luận điểm của văn bản.
-> Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được tiếp xúc tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
Theo dõi văn bản phần 1.
Nhắc lại luận điểm trong phần 1 của văn bản.
Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào.
Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào.
Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
Thảo luận: Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận?
(Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc)
- Tiếp tục theo dõi phần (đoạn văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”)
Theo tác giả, lời gửi của nghệ thuật, ta cần hiểu như thế nào cho đúng?
Để thuyết phục người đọc người nghe, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào.
Vậy lời gửi của nghệ thuật, hiểu một cách ngắn gọn nhất là gì.
Như vậy nội dung của văn nghệ là gì.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Qua bài viết em lấy dẫn chứng ở một tác phẩm VH để làm sáng tỏ nội dung phản ánh của văn nghệ.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả. Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình…
- Năm 1996 Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm.
- Viết năm 1948- Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp.
- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(XB năm 1956).
c. Từ khó.
3. Thể loại và bố cục.
- Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.
- Bố cục: 2 phần
P1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.
Trình bày luận điểm: Nội dung của văn nghệ.
P2: Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Nội dung của văn nghệ.
* Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
- “Tác phẩm nghệ thuật …góp vào đời sống xung quanh”
- Đưa ra 2 dẫn chứng:
+ Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình..
+ Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi – na.
-> Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.
(Chọn lọc đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ 2 tác phẩm nổi tiếng của 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc).
* Lời gửi của nghệ thuật.
- Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích…”
- Đưa ra 2 dẫn chứng:
+ Truyện Kiều”của Nguyễn Du.
+ Tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na của L.Tônx tôi.
-> Tác phẩm văn nghệ mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
=> Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ, là dung cảm là nhận thức của người tiếp nhận .Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người xem.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
- Khắc sâu: nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
+ Soạn bài, nội dung cò lại để tiết sau học tiếp.
_______________________________________________
Ngày soạn: 11/01/2013
Giảng:
TIẾP 97: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ(TIẾP)
___ Nguyễn Đình Thi ___
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
1. Kiến thức.
- Nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ trong đời sống con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
Nội dung của văn nghệ thể hiện điều gì? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
3. Bài mới.
Tiết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản , để thấy được sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Để hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết phải lý giải được vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
(Chú ý đoạn văn “ chúng ta nhận của những nghệ sĩ….cách sống của tâm hồn”).
Lấy VD từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và
File đính kèm:
- VĂN 9 KY II _12-13.doc